JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 54-65<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0069<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH<br />
THÔNG QUA CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP<br />
HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH VÀ MƯA AXIT<br />
Vũ Thị Hiền1 và Trần Trung Ninh2,<br />
1 Trường<br />
<br />
Trung học Phổ thông Bắc Đông Quan, Đông Hưng, Thái Bình<br />
2 Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm hiện đại đã được nhiều nước trên thế<br />
giới áp dụng vì đây là một phương thức hiệu quả nhằm phát triển năng lực cho học sinh.<br />
Tuy nhiên việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp khoa học tự nhiên ở Việt<br />
Nam vẫn còn nhiều khó khăn cho giáo viên. Trong bài báo này, việc thiết kế và tổ chức dạy<br />
học chủ đề tích hợp “Hợp chất của lưu huỳnh và mưa axit” nhằm phát triển năng lực giải<br />
quyết vấn đề cho học sinh Trung học phổ thông sẽ được giới thiệu.<br />
Từ khóa: Dạy học tích hợp; Hợp chất của lưu huỳnh; Năng lực giải quyết vấn đề; Chủ đề<br />
mưa axit, Học sinh Trung học phổ thông.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Dạy học tích hợp (DHTH) là một trong những quan điểm dạy học hiện đại giúp xác định<br />
nội dung dạy học ở trường phổ thông và góp phần xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước<br />
trên thế giới. DHTH được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và<br />
quá trình dạy học. DHTH là phương thức hiệu quả nhằm phát triển năng lực học sinh và làm cho<br />
việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn, giúp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển<br />
bền vững của đất nước. Tuy nhiên, việc thiết kế và tổ chức DHTH còn là một khó khăn không nhỏ<br />
đối với nhiều giáo viên. Đã có một số tác giả quan tâm đến dạy học tích hợp như Đặng Thị Thuận<br />
An [1], Đỗ Hương Trà và cộng sự [2], Nguyễn Văn Biên [3]. Bài viết này sẽ giới thiệu việc thiết<br />
kế và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “Hợp chất của lưu huỳnh và mưa axit”.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Tổng quan về dạy học tích hợp<br />
<br />
2.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp<br />
• Có nhiều tác giả đưa ra các khái niệm khác nhau về DHTH. Trong bài báo này, chúng tôi<br />
thống nhất theo quan điểm được đưa ra trong tài liệu [2] đó là: DHTH là một quan điểm sư phạm,<br />
ở đó người học cần huy động (mọi) nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp - có vấn đề<br />
Ngày nhận bài: 15/2/2016. Ngày nhận đăng: 10/6/2016<br />
Tác giả liên lạc: Vũ Thị Hiền, địa chỉ e-mail: vuhienk23@gmail.com<br />
<br />
54<br />
<br />
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua chủ đề dạy học tích hợp...<br />
<br />
nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân. Theo UNESCO, DHTH là "một cách trình<br />
bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa<br />
học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”.<br />
<br />
2.1.2.<br />
<br />
Các mức độ tích hợp<br />
<br />
Theo [2] có các mức độ tích hợp trong dạy học như sau:<br />
- Lồng ghép/liên hệ:<br />
Ở mức độ này, các môn học vẫn dạy riêng rẽ. Tuy nhiên, GV có thể tìm thấy mối quan hệ<br />
giữa kiến thức của môn học mình đảm nhận với nội dung của các môn học khác và thực hiện lồng<br />
ghép các kiến thức đó ở những thời điểm thích hợp. Ví dụ, dạy học hóa học bài oxi liên hệ việc<br />
bảo vệ môi trường không khí trong lành, chống ô nhiễm.<br />
- Vận dụng kiến thức liên môn:<br />
Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung quanh các chủ đề, ở đó người học cần vận dụng<br />
kiến thức nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra. Có hai cách thực hiện mức độ tích hợp này:<br />
Cách 1: Các môn học vẫn được dạy riêng rẽ nhưng đến cuối học kì, cuối năm hoặc cuối cấp<br />
học có một phần, một chương về những vấn đề chung và các thành tựu ứng dụng thực tiễn nhằm<br />
giúp HS xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức đã được lĩnh hội.<br />
Cách 2: Những ứng dụng chung cho các môn học khác nhau thực hiện ở những thời điểm<br />
đều đặn trong năm học. Nói cách khác, sẽ bố trí xen một số nội dung tích hợp liên môn vào thời<br />
điểm thích hợp nhằm làm cho học sinh quen dần với việc sử dụng kiến thức của những môn học<br />
gần gũi với nhau.<br />
- Hòa trộn (Tích hợp xuyên môn):<br />
Đây là mức độ cao nhất của DHTH. Ở mức độ này, tiến trình dạy học là tiến trình “không<br />
môn học”, nghĩa là nội dung kiến thức trong bài học không thuộc riêng về một môn học mà thuộc<br />
về nhiều môn học khác nhau, do đó, các nội dung thuộc chủ đề tích hợp sẽ không cần dạy ở các<br />
môn học riêng rẽ. Mức độ tích hợp này dẫn đến sự hợp nhất kiến thức của hai hay nhiều môn học.<br />
<br />
2.1.3. Tích hợp liên môn trong dạy học Hoá học<br />
a. Nguyên tắc (NT) lựa chọn chủ đề tích hợp liên môn<br />
- Nội dung chủ đề tích hợp phải phù hợp với mục tiêu dạy học.<br />
- Nội dung chủ đề tích hợp phải chính xác, khoa học.<br />
- Nội dung chủ đề tích hợp phải có tính liên môn cao.<br />
- Nội dung chủ đề tích hợp có tính thực tiễn, gắn với điều kiện địa phương.<br />
- Nội dung chủ đề tích hợp phải vừa sức và tạo hứng thú học tập cho người học<br />
b. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn<br />
Bước 1: Chọn chủ đề<br />
Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề<br />
Bước 3: Xác định kiến thức các môn học cần thiết để giải quyết vấn đề<br />
Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề<br />
Bước 5: Xây dựng nội dung hoạt động dạy học của chủ đề.<br />
Bước 6: Lập kế hoạch dạy học chủ đề.<br />
Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá.<br />
<br />
55<br />
<br />
Vũ Thị Hiền và Trần Trung Ninh<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Năng lực giải quyết vấn đề<br />
<br />
2.2.1. Khái niệm<br />
Có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực GQVĐ. Ở đây, chúng tôi thống nhất theo cách<br />
hiểu: Năng lực GQVĐ là năng lực phát hiện và làm rõ vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đề<br />
xuất và lựa chọn giải pháp giải quyết phù hợp, thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ.<br />
<br />
2.2.2. Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề<br />
Để phát triển năng lực GQVĐ cần phải xác định các biểu hiện của năng lực đó, theo chúng<br />
tôi các biểu hiện đó như sau:<br />
- Biết phát hiện một vấn đề, tìm hiểu một vấn đề.<br />
- Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề.<br />
- Đề xuất được các giả thuyết khoa học khác nhau.<br />
- Lập được kế hoạch để GQVĐ đặt ra và thực hiện kế hoạch một cách độc lập, sáng tạo, hợp<br />
lý.<br />
- Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ; suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ để<br />
điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới.<br />
<br />
2.2.3. Đánh giá năng lực GQVĐ thông qua DHTH<br />
a. Tiêu chí đánh giá<br />
Với quan điểm DHTH GV có thể áp dụng nhiều PPDH khác nhau trong quá trình dạy học.<br />
Mỗi PPDH khác nhau sẽ có những tiêu chí cụ thể để đánh giá năng lực GQVĐ của HS. Trong chủ<br />
đề này, chúng tôi sử dụng PPDH dự án; vì vậy việc đánh giá năng lực GQVĐ của HS trong DHTH<br />
liên môn với chủ đề này sẽ được đánh giá như sau:<br />
Bảng 1. Tiêu chí đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ<br />
của HS trong dạy học dự án<br />
STT<br />
Mức độ<br />
Tiêu chí phát triển năng lực<br />
giải quyết vấn đề của học sinh<br />
Chưa đạt<br />
Đạt<br />
1.<br />
Nhận biết tình huống có vấn đề<br />
Giải thích, xác định các thông tin liên quan đến tình<br />
2.<br />
huống<br />
3.<br />
Đề xuất câu hỏi định hướng nghiên cứu cho DA.<br />
Lập kế hoạch thực hiện DA - đề xuất phương án<br />
4.<br />
GQVĐ đặt ra trong DA.<br />
Thực hiện kế hoạch: tiến hành các hoạt động tìm tòi<br />
5.<br />
nghiên cứu để thu thập dữ liệu cho DA.<br />
Phân tích, chọn lọc, sắp xếp dữ liệu vào việc xây dựng<br />
6.<br />
sản phẩm DA.<br />
Tham gia có hiệu quả vào xây dựng sản phẩm DA của<br />
7.<br />
nhóm.<br />
Trình bày sản phẩm DA/ báo cáo kết quả nghiên cứu<br />
8.<br />
của nhóm.<br />
56<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua chủ đề dạy học tích hợp...<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
Ứng dụng CNTT&TT trong việc thu thập, xử lý thông<br />
tin và viết báo cáo<br />
Đánh giá các kết quả thu được từ việc thực hiện dự án<br />
<br />
b. Các công cụ đánh giá<br />
Trong đánh giá năng lực nói chung và năng lực GQVĐ nói riêng, ngoài phương pháp đánh<br />
giá truyền thống như đánh giá chuyên gia (GV đánh giá HS), đánh giá định kì bằng bài kiểm tra<br />
thì giáo viên cần chú ý các hình thức đánh giá không truyền thống như:<br />
– Đánh giá bằng quan sát<br />
– Đánh giá bằng phỏng vấn sâu (vấn đáp)<br />
– Đánh giá bằng hồ sơ học tập<br />
– Đánh giá bằng sản phẩm học tập (PowerPoint, tập san,...)<br />
– Đánh giá bằng phiếu hỏi học sinh<br />
– Sử dụng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.<br />
Tuy nhiên, tất cả các phương pháp đánh giá trên đều phải chú trọng đánh giá khả năng vận<br />
dụng kiến thức để giải quyết tình huống học tập (hoặc tình huống thực tế) và chú trọng đánh giá<br />
năng lực GQVĐ của học sinh.<br />
<br />
2.3.<br />
2.3.1.<br />
<br />
Chủ đề “Hợp chất của lưu huỳnh và mưa axit”<br />
Lí do chọn chủ đề<br />
<br />
Lưu huỳnh là nguyên tố phi kim thứ hai được phát hiện ra (chỉ sau cacbon). Thời trung cổ,<br />
con người đã biết dùng lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh để điều chế mĩ phẩm và chữa bệnh<br />
ngoài da. Các hợp chất của lưu huỳnh còn có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Việc<br />
tiêu thụ axit sunfuric được coi như một trong các chỉ số tốt nhất về sự phát triển công nghiệp của<br />
một quốc gia. Tuy nhiên, khí hiđro sunfua, khí sunfurơ còn là mối nguy hại môi trường, trong đó<br />
có hiện tượng mưa axit.<br />
Để giúp học sinh hiểu về thành phần và tính chất một số hợp chất của lưu huỳnh; đồng thời<br />
hiểu thêm về mưa axit, để từ đó có những biện pháp để nhằm hạn chế tác hại, tận dụng được lợi<br />
ích mà mưa axit mang lại và qua đó có ý thức bảo vệ môi trường, chúng tôi đã tiến hành xây dựng<br />
chủ đề: "Hợp chất của lưu huỳnh và mưa axit".<br />
<br />
2.3.2.<br />
<br />
Mục tiêu chủ đề<br />
<br />
a. Kiến thức<br />
Sau khi học xong chủ đề này, HS có thể nêu được:<br />
- Tính chất vật lí, ứng dụng của H2 S, SO2 , SO3 , H2 SO4 .<br />
- Khái niệm mưa axit và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách bảo vệ<br />
tài nguyên và môi trường<br />
Trình bày được:<br />
- Tính chất hóa học của H2 S, SO2 , SO3 . Phân biệt H2 S, SO2 với khí khác đã biết.<br />
- Tính chất hóa học của H2 SO4 loãng và đặc, tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.<br />
- Phương pháp điều chế H2 S, SO2 , SO3 , H2 SO4<br />
- Thực trạng mưa axit ở Việt Nam hiện nay; các giải pháp phòng ngừa và khắc phục.<br />
57<br />
<br />
Vũ Thị Hiền và Trần Trung Ninh<br />
<br />
- Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển và phát triển.<br />
- Nguyên nhân gây xói mòn đất, biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn.<br />
Giải thích được:<br />
- Điểm giống và khác nhau về tính chất giữa axit loãng và đặc.<br />
- Nguyên nhân gây ra mưa axit, quá trình tạo mưa axit, lợi ích và tác hại của mưa axit.<br />
b. Kĩ năng<br />
- Tiến hành được một số thí nghiệm đơn giản, quan sát thí nghiệm, hình ảnh,... rút ra được<br />
nhận xét về tính chất và điều chế.<br />
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế các hợp chất của lưu huỳnh.<br />
- Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với các axit và muối khác.<br />
- Tính nồng độ, khối lượng, thể tích,...<br />
- Sử dụng lược đồ tư duy, kĩ thuật 5W1H, các phần mềm Word, PowerPoint, chèn hình ảnh,<br />
âm thanh, tạo video clip,. . . tạo nên sản phẩm báo cáo kết quả dự án học tập.<br />
- Thu thập, lưu giữ và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và rút ra kết luận.<br />
- Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng hợp tác, giao tiếp và thuyết trình trước đám<br />
đông.<br />
c. Thái độ<br />
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.<br />
- Tạo hứng thú, say mê nghiên cứu và học tập môn Hóa học.<br />
d. Năng lực<br />
Chủ đề này giúp phát triển ở học sinh các năng lực:<br />
- Năng lực GQVĐ (chủ yếu).<br />
- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào cuộc sống.<br />
- Năng lực giao tiếp.<br />
- Năng lực hợp tác.<br />
- Năng lực sử dụng CNTT&TT.<br />
<br />
2.3.3. Nội dung bài học liên quan<br />
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong dự án học tập, học sinh cần học tập và vận dụng các<br />
kiến thức liên môn như sau:<br />
<br />
MÔN<br />
HOÁ<br />
HỌC<br />
<br />
58<br />
<br />
Bảng 2. Các nội dung liên quan đến chủ đề "hợp chất của lưu huỳnh<br />
và mưa axit" trong chương trình, sách giáo khoa hiện hành [5–8]<br />
LỚP CHƯƠNG<br />
BÀI<br />
NỘI DUNG<br />
Chương 6: Bài 32: Hiđro sunfua – Tính chất vật lí, tính chất hoá<br />
Oxi – Lưu Lưu huỳnh đioxit – Lưu học, điều chế và ứng dụng của<br />
10<br />
huỳnh<br />
huỳnh trioxit<br />
H2 S, SO2 , SO3 .<br />
– Tính chất vật lí, tính chất hoá<br />
học, sản xuất và ứng dụng của<br />
Bài 33: Axit sunfuric –<br />
H2 SO4 .<br />
Muối sunfat<br />
– Tính chất muối sunfat và nhận<br />
biết ion sunfat.<br />
<br />