intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nguồn nhân lực số để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phát triển nguồn nhân lực số là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế số của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người”. Bài viết tập trung làm rõ đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực số, phân tích thực trạng nguồn nhân lực số ở Việt Nam hiện nay, từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực số ở nước ta trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nguồn nhân lực số để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam hiện nay

  1. KINH TEÁ, TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Kỳ 2 tháng 11 (số 252) - 2023 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC SỐ ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Nguyễn Đức Toàn* Phát triển nguồn nhân lực số là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế số của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người”. Bài viết tập trung làm rõ đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực số, phân tích thực trạng nguồn nhân lực số ở Việt Nam hiện nay, từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực số ở nước ta trong thời gian tới. • Từ khóa: kinh tế số, nguồn nhân lực, quản trị kinh doanh. 1. Đặc điểm và vai trò của nguồn nhân lực số Developing digital human resources is trong nền kinh tế số an important factor in the digital economic 1.1. Đặc điểm nguồn nhân lực số development strategies of countries around the world, including Vietnam. The 13th Party Nguồn nhân lực số là nguồn nhân lực trong nền Congress affirmed: "Promote the development kinh tế số, là lực lượng chủ yếu để đảm bảo triển of human resources, especially high-quality khai và hiện thực hóa nền kinh tế số. Vì vậy, đòi human resources, to meet the requirements of hỏi nguồn nhân lực số phải là nguồn nhân lực được the Fourth Industrial Revolution and international đào tạo bài bản, chắc về chuyên môn, vững về đạo integration. Develop a team of leading experts đức, có năng lực làm chủ công nghệ, có tính sáng and scientists; Focus on technical human tạo và khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi resources, digital human resources, technology của công nghệ trong nền kinh tế. management human resources, management human resources, and corporate governance; Từ quan điểm như trên, có thể nhận diện đặc human resources for social management, life điểm của nguồn nhân lực số thể hiện trên một số organization, and human care". The article tiêu chí: (1) Có năng lực làm chủ các thiết bị công focuses on clarifying the characteristics and nghệ số trong quá trình tương tác của các hoạt roles of digital human resources, analyzing the động kinh tế; (2) Có khả năng thích ứng trong current situation of digital human resources thời gian nhanh nhất với môi trường lao động và in Vietnam, from there, proposing solutions to với tiến bộ khoa học công nghệ mới; (3) Có tác develop digital human resources in our country phong kỷ luật và đạo đức trong công việc; (4) Có in the coming time. khả năng tư duy đột phá trong công việc, hay còn • Key words: digital economy, human resources, gọi là tính sáng tạo. Những tiêu chí trên được xem business administration. như điều kiện chủ yếu và là tiêu chí đặc trưng của JEL codes: M50, O15, O38 nguồn nhân lực số. Các phương diện trên phản ánh nội hàm nguồn nhân lực số, chúng ta có thể so sánh với khái niệm Ngày nhận bài: 12/8/2023 nguồn nhân lực chất lượng cao đang được sử dụng Ngày gửi phản biện: 18/8/2023 phổ biến hiện nay. Về cơ bản giữa nguồn nhân Ngày nhận kết quả phản biện: 30/9/2023 lực số và nguồn nhân lực chất lượng cao có đều Ngày chấp nhận đăng: 30/10/2023 sự đồng nhất trên nhiều phương diện trình độ, kỹ năng và phẩm chất, đạo đức. * Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; email: toanhcma@gmail.com 10 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
  2. Kỳ 2 tháng 11 (số 252) - 2023 KINH TEÁ, TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Vai trò của nguồn nhân lực số trong nền kinh tế, theo đó, nguồn nhân lực số ngày càng phát triển tế số chiếm vai trò chủ đạo trong tổng số lực lượng lao Theo C. Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động xã hội. Cho nên, việc phát triển nguồn nhân động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh lực số là tất yếu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người lao động ở Việt Nam hiện nay. đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi 2. Thực trạng nguồn nhân lực số cho nền khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”. Từ kinh tế số ở Việt Nam hiện nay quan niệm của C. Mác, chúng ta thấy tầm quan 2.1. Những kết quả đạt được trọng và vai trò của sức lao động, cũng như của Theo khảo sát của Bộ Thông tin và Truyền nhân lực trong quá trình sản xuất xã hội, có ý nghĩa thông năm 2021, ở Việt Nam, nguồn nhân lực liên vô cùng quan trọng để tạo ra của cải vật chất. Nó quan đến kinh tế số trong tổng số trường đại học bao gồm toàn bộ những năng lực (thể lực và trí có đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông lực) tồn tại trong một con người và được người đó trên cả nước giai đoạn 2020-2021 là 242 cơ sở và vận dụng vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm tỷ lệ thực tế tuyển sinh đại học về công nghệ thông nào đó. Vì vậy, đối với quá trình phát triển kinh tế tin, điện tử, viễn thông và an toàn thông tin chiếm số ngày nay, những năng lực của con người càng 84%. Nhân lực công nghệ thông tin năm 2020 đạt trở nên quan trọng trong quá trình tạo ra những giá 1.030.000 lao động. trị tài nguyên số, để phát triển nền kinh tế số. Trong những năm qua, nhân lực chất lượng cao V.I. Lênin cho rằng: Để xây dựng chủ nghĩa xã của Việt Nam đã không ngừng tăng lên cả về số hội, chủ nghĩa cộng sản, cần phải có những người lượng và chất lượng, một số ngành nghề, lĩnh vực cộng sản, những người “…biết làm giàu trí óc của đạt trình độ khu vực và quốc tế như: y tế, cơ khí, mình bằng sự hiểu biết tất cả những tri thức mà công nghệ, xây dựng. Theo xếp hạng năng lực cạnh nhân loại đã tạo ra”. tranh toàn cầu (GCI 4.0 - Global Competitiveness Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong một lần trả Index) năm 2019, năng lực cạnh tranh toàn cầu của lời phóng viên báo nước ngoài (năm 1946), Người Việt Nam ở vị trí 67/141 quốc gia trên thế giới và đã khẳng định những việc làm trước mắt của Chính đứng ở vị trí 7/9 quốc gia ASEAN. So với năm 2018, quyền cách mạng Việt Nam là: “Muốn xây dựng Việt Nam đã tăng 3,5 điểm tổng thể (từ 58 điểm lên chủ nghĩa xã hội phải phát triển kỹ nghệ”, tức là 61,5 điểm), cao hơn điểm trung bình toàn cầu (60,7 phát triển công nghiệp, khoa học, kỹ thuật”. Quan điểm) và tăng 10 bậc (từ vị trí 77 lên vị trí 67). điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có điểm số và thấy có những thành tố cơ bản của khoa học và thứ hạng tăng nhiều trên bảng xếp hạng GCI 4.0 công nghệ, cũng như vai trò của nhân lực có trình 2019. Sự thăng hạng này cho thấy năng lực cạnh độ khoa học và công nghệ đối trong những buổi tranh toàn cầu 4.0 của Việt Nam đã được đánh đầu của cách mạng nước ta, cũng như con đường giá là cải thiện vượt trội so với những lần đánh công nghiệp hóa và phát triển nền kinh tế ở nước giá trước đó. Chỉ số phát triển con người (Human ta hiện nay. Development Index - HDI) của Việt Nam được Tại Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xếp hạng ở vị trí 110/189 quốc gia được xếp hạng khẳng định: “Nâng cao tiềm lực khoa học và công và đứng thứ nhì trong khu vực Đông Nam Á, chỉ nghệ, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, tạo sau chỉ số HDI của Singaprore. cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhờ những nỗ lực khởi động chương trình phát triển kinh tế số”. Quan điểm này thể hiện rõ chuyển đổi số quốc gia, quy mô kinh tế số của Việt vai trò của nhân lực có trình độ cao trong quá trình Nam đã có những đóng góp với tỷ trọng ngày càng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cao cho tăng trưởng kinh tế. Việt Nam hiện là một và phát triển nền kinh tế số ở nước ta. trong top 20 nước có số người sử dụng Internet Để chuyển đổi thành công nền kinh tế Việt cao nhất thế giới, tỷ lệ người sử dụng Internet Nam sang nền kinh tế số, nhất thiết phải có nguồn đạt 68,7%, trong khi đó trung bình của thế giới nhân lực số. Hiện nay, song hành với sự chuyển là 51,4%. Hiện nay, tỷ lệ này chỉ thấp hơn các đổi nền kinh tế sang nền kinh tế số ở nước ta là quá nước phát triển (86,7%), các nước đang phát triển trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh (44,4%) và các nước châu Á - Thái Bình Dương Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn 11
  3. KINH TEÁ, TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Kỳ 2 tháng 11 (số 252) - 2023 (44,5%). 94% người dùng Internet Việt Nam lên Hai là, cơ cấu nhân lực số có sự chuyển biến mạng hàng ngày. nhưng còn chậm, không đồng đều giữa các lĩnh Việc các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Bưu vực kinh tế về tốc độ gia tăng cũng như tỷ trọng chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn nhân lực số. Nhân lực số phục vụ trực tiếp cho Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang được quan Viễn thông MobiFone đã đầu tư nâng cấp, phát tâm, đầu tư nhưng quy mô còn mỏng, đặc biệt còn triển mới cáp quang, trạm BTS để cung cấp dịch thiếu nhiều nhân lực trong các lĩnh vực như trí tuệ vụ với chất lượng cao, chuyển đổi mô hình quản nhân tạo (AI), điện toán đám mây... trị là rất cần thiết và việc làm chủ thiết bị 5G như Ba là, công tác đào tạo nhân lực có chuyển Viettel, Vingroup, VNPT... có ý nghĩa chiến lược biến nhưng chưa toàn diện và hiệu quả, chưa có quốc gia. nhiều cơ sở đào tạo có đủ năng lực, trang thiết bị, Có thể nói, chuyển đổi số gắn liền với phát triển phương pháp đào tạo đạt chuẩn quốc tế tham gia thương mại điện tử. Người tiêu dùng trong nước đào tạo nhân lực cho Cách mạng công nghiệp lần đang chuyển mạnh từ phương thức mua sắm trực thứ 4 (nguồn cung nhân lực khá hạn chế). tiếp truyền thống sang phương thức trực tuyến Bốn là, việc xây dựng, triển khai cơ chế, chính thông qua các nền tảng điện tử. Theo khảo sát của sách về thị trường lao động số còn nhiều bất cập, Bộ Công Thương cho thấy Việt Nam có 49,3 triệu nhiều rào cản trong thực thi cơ chế xã hội hóa, trao người mua sắm trực tuyến vào năm 2020, so với quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục - đào tạo dẫn 32,7 triệu vào năm 2016. Đây là điều kiện thuận đến việc thực thi các cơ chế nêu trên thời gian qua lợi, là tiền đề để nhân lực số phát triển. đạt hiệu quả chưa cao. Trên đây là những kết quả đạt được, là thành Năm là, việc thu hút vốn đầu tư từ nhiều chủ thể công bước đầu của Việt Nam trong phát triển kinh cho phát triển nhân lực số chưa thực sự hiệu quả. tế số, nhân lực số. Vì vậy, Việt Nam cần phát huy Hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nhân lực thế mạnh này để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong số chủ yếu đến phía Nhà nước, các chủ thể kinh tế chuyển dịch cơ cấu lao động, với mục tiêu lao khác còn chưa đầu tư thỏa đáng vào việc phát triển động số sẽ ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong lực lượng lao động xã hội. nhân lực số. 2.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu 2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu của nhân lực số phát triển kinh tế số tại Việt Nam Thứ nhất, nhận thức, quan niệm của các cấp, Mặc dù Việt Nam được đánh giá có rất nhiều ngành, xã hội và người dân về phát triển nhân lực lợi thế về nguồn nhân lực số do đang trong thời kỳ số, nhất là nhân lực đáp ứng yêu cầu trực tiếp của dân số vàng, nhiều người trẻ say mê công nghệ số, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chưa toàn sử dụng công nghệ số, tuy nhiên, nguồn nhân lực diện, chưa thực chất và chậm chạp so với yêu cầu số ở Việt Nam cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế đặt ra từ nhận thức của người học tới sự vào cuộc cần khắc phục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của các cơ sở giáo dục đào tạo. kinh tế số tại Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể Thứ hai, công tác thông tin, hướng nghiệp cho như sau: người dân trong việc lựa chọn, quyết định tham gia Một là, chất lượng nguồn nhân lực số mặc dù đào tạo nghề nghiệp chưa đáp ứng tốt yêu cầu của được cải thiện nhưng vẫn thiếu và yếu. Việt Nam thị trường lao động số. hiện đang thiếu các kỹ sư công nghệ có trình độ Thứ ba, công tác đào tạo nhân lực số chậm cao và năng lực quản lý có thể đáp ứng nhu cầu được đổi mới, cập nhật. Phần lớn các cơ sở đào tạo phát triển của các doanh nghiệp công nghệ hiện nhân lực số hiện chưa bắt kịp xu hướng của cách nay và trong tương lai. Theo Công ty dịch vụ việc mạng công nghiệp lần thứ tư, chưa đào tạo được làm trực tuyến VietnamWorks, ước tính hàng năm, đội ngũ nhân lực số đủ về số lượng, đạt chuẩn về Việt Nam thiếu khoảng 78.000 nhân viên công chất lượng cung ứng cho thị trường lao động. nghệ thông tin và tính đến năm 2020 thiếu khoảng Thứ tư, công tác sử dụng và đãi ngộ nguồn 500.000 nhân viên công nghệ thông tin, nghĩa là nhân lực số vẫn chưa thật sự hợp lý và thỏa đáng. chỉ đáp ứng được 22% nhu cầu thị trường. 12 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
  4. Kỳ 2 tháng 11 (số 252) - 2023 KINH TEÁ, TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Thứ năm, môi trường làm việc của nhân lực với cơ sở đào tạo đại học để dự báo được nhu cầu số, đặc biệt là môi trường mạng internet vẫn còn lao động của nền kinh tế số. không ít tồn tại, hạn chế gây ảnh hưởng đến chất Hai là, đẩy nhanh hoạt động chuyển đổi số quốc lượng nhân lực số. gia và thực hiện chế độ đãi ngộ tốt với nhân lực số. Thứ sáu, năng lực tự chủ trong đào tạo, đào tạo Trong điều kiện cạnh tranh nhân lực số ngày càng lại nhân lực số của các doanh nghiệp vẫn còn chưa gay gắt như hiện nay, việc phát hiện, thu hút và cao. trọng dụng nhân lực số là nhiệm vụ đặc biệt quan 3. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân trọng và phải trở thành “quốc sách”, thành chủ lực số ở Việt Nam trong thời gian tới trương, chính sách nhất quán, có hiệu quả cao để Để thực hiện tốt những chủ trương, định hướng tăng cường sức mạnh của đất nước. Chính vì vậy, của Đảng và Nhà nước, sự chung tay của cộng phải “…chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân đồng và sự tham gia vào cuộc mạnh mẽ hơn của lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản doanh nghiệp trong chuyển đổi về nhận thức nhằm lý… Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, triển nhân lực số trong từng ngành, từng lĩnh vực, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Việc từng địa phương và tiếp tục thực hiện những định thu hút nhân lực số chất lượng cao trở thành ưu hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, tại tiên hàng đầu đối với mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị. Đại hội XIII mà Đảng ta đã khẳng định: “Tạo đột Ba là, đổi mới công tác tuyển dụng, lựa chọn phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và nguồn nhân lực số theo tiêu chí “thực đức, thực tài” đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Thi tuyển là một cách thức tốt để lựa chọn được thu hút và trọng dụng nhân tài… chú trọng một số người tài tham gia vào nền kinh tế số. Công khai, ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế minh bạch trong thi tuyển sẽ giúp chọn ra người có để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc. bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so Ngược lại, nếu bất kỳ khâu nào trong quá trình thi với khu vực và thế giới”. Vì vậy, cần “Phát triển tuyển thiếu minh bạch, bị làm sai lệch vì lợi ích cá nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu nhân, lợi ích nhóm, thì việc thi tuyển sẽ thất bại. cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của cuộc cách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”. “Phải có nhận thức sâu sắc, dày công chăm lo cho Theo đó, phát triển nguồn nhân lực số, Việt Nam công tác này (công tác lựa chọn nhân sự, người có cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp “đức” và “tài”); trong quá trình tổ chức thực hiện, sau: cần thực hiện đúng nguyên tắc, quy định, quy chế, Một là, đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân, quy trình, tiến hành từng bước, từng việc, từng trong đó, cần chú trọng thực hiện gắn kết tốt các khâu một cách kỹ lưỡng, thận trọng, bảo đảm dân khâu của quá trình đào tạo và sử dụng để phát chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch, triển nguồn nhân lực số. Đổi mới hệ thống giáo làm đến đâu chắc đến đó”. dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, Nhìn lại lịch sử Việt Nam trong các triều đại chuẩn hóa, hiện đại hóa. Kết hợp nâng cao dân trí, phong kiến, tuy hệ thống giáo dục chưa toàn diện, đào tạo nhân lực với bồi dưỡng nhân tài, nhất là nhưng thông qua thi tuyển đã lựa chọn được rất tập trung đào tạo nhân lực số đáp ứng yêu cầu nhiều người tài giỏi, lưu danh sử sách. Việc tổ ngày càng cao của nền kinh tế số. Đào tạo nguồn chức thi tuyển cần có sự thống nhất giữa các cơ nhân lực số phải dựa trên nhu cầu của xã hội, xu quan, đơn vị, doanh nghiệp để bảo đảm công bằng hướng phát triển của nền kinh tế số đồng thời, hệ giữa các ứng viên với cùng yêu cầu về trình độ, vị thống giáo dục quốc dân cần được hoàn thiện theo trí việc làm. Nội dung đề thi cần sát với thực tế để hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và khai thác tối đa trình độ, kỹ năng ứng dụng công xây dựng xã hội học tập. nghệ thông tin của ứng viên. Một đề thi mang tính Cần xây dựng chiến lược giáo dục và đào tạo khoa học không chỉ đánh giá năng lực người học phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của nền kỹ thuật mà còn là cơ sở điều chỉnh quá trình dạy và học. số. Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp chặt chẽ hơn Việc kiểm tra, giám sát trong quá trình thi tuyển nữa với các bộ, ngành cụ thể, giữa doanh nghiệp cũng cần được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc để Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn 13
  5. KINH TEÁ, TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Kỳ 2 tháng 11 (số 252) - 2023 tránh những gian lận, bảo đảm dân chủ, công khai, Mỗi doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận được minh bạch. Chỉ khi có đủ tính cạnh tranh và công các công nghệ mới tiên tiến nhất trên thế giới để khai, minh bạch mới có được sự sàng lọc giữa các áp dụng vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. ứng viên, thông qua đó phát hiện và chọn được cán Doanh nghiệp cũng cần đầu tư đào tạo nguồn bộ phù hợp. nhân lực số giúp họ nắm bắt được những thay Bốn là, tăng cường đầu tư cho phát triển nhân đổi về công nghệ để bắt kịp với xu thế phát triển lực số, chú trọng đầu tư cho việc đào tạo các kinh tế số. chuyên gia đầu ngành Tóm lại, phát triển nhân lực số để đáp ứng yêu Đầu tư nhiều hơn cho việc đào tạo lại nhằm cập cầu của kinh tế số là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết, bởi nhật kiến thức, bổ sung kỹ năng, nâng cao trình độ kinh tế số ngày càng đóng vai trò quan trọng, có chuyên môn và phương pháp công tác cho nhân khả năng mang lại giá trị gia tăng cao cho phát triển lực số. Đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn này kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, mang tính thường xuyên, liên tục và đòi hỏi sự chủ quán triệt và vận dụng quan điểm mới của Đảng động, tự giác của nhân lực số. Các lớp đào tạo, về phát triển nguồn nhân lực số nhằm thống nhất bồi dưỡng giúp gợi mở, cung cấp thông tin mới, nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, phương pháp để người học nâng cao kiến thức, kỹ các tầng lớp nhân dân trong triển khai thực hiện. năng. Bên cạnh đó, cần tăng cường hội nhập quốc Mặt khác, cần coi trọng việc đẩy mạnh xây dựng, tế để liên kết, hợp tác sâu rộng hơn nữa trong đào phát triển nguồn nhân lực số chất lượng cao phục tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực số. Trong bối cảnh vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt hiện nay, cần chú trọng hình thức đào tạo vừa học, Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa Nghị quyết vừa làm với các đối tượng nghiên cứu chuyên sâu, Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống./. hướng tới hình thành đội ngũ nhân lực số là chuyên gia trong các lĩnh vực, khắc phục tình trạng thiếu Tài liệu tham khảo: hụt chuyên gia đầu ngành như hiện nay. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. Năm là, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia sáng tạo, nền nếp, kỷ cương, tôn trọng cá nhân, Sự thật, Hà Nội, tr.251. đồng thời, chống chủ nghĩa cá nhân. Sau khi tuyển VI. Lênin, Toàn tập, Tập 25, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1980, dụng được nhân lực số chất lượng cao, cần tạo môi tr.375. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 13, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà trường làm việc năng động, sáng tạo, dân chủ để Nội, tr. 260 họ yên tâm công tác, phát triển và cống hiến. Một Bộ Thông tin và Truyền thông, Phát triển nguồn nhân lực trong xây môi trường dân chủ là môi trường để người tài dựng kinh tế số ở Việt Nam, https://mic.gov.vn, truy cập ngày 12/10/2023. được trọng dụng và cống hiến. Môi trường thiếu Bích Ngọc, Việt Nam: Mức độ sẵn sàng tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Con số và Sự kiện, http://consosukien.vn, ngày dân chủ sẽ là mảnh đất cho chủ nghĩa cá nhân sinh 23/9/2019. sôi nảy nở, với những hành vi tham ô, lãng phí… Vietnam Works, Ngành Công nghệ thông tin Việt Nam thiếu hụt số lượng nhân sự khổng lồ, http://www.vietnamworks.com, ngày 27/11/2015. Sáu là, xây dựng văn hóa lao động cho nhân Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội lực số. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức đại hội đại biểu các cấp tạo cho mỗi người trong xã hội khả năng tiếp nhận nhiệm kỳ 2020 - 2025, https://moha.gov.vn, ngày 19/11/2020. Thanh Đồng, Phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số, https:// thông tin một cách nhanh chóng, nhưng không baodongkhoi.vn, ngày 16/8/2021. phải thông tin nào cũng chính xác và bổ ích. Do Nguyễn Thị Huế, Nhân lực để thực hiện chuyển đổi số trong phát triển đó, cần xây dựng môi trường làm việc văn hóa, đặc kinh tế ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sỹ ngành Kinh tế biệt là cần quản lý chặt chẽ hơn nữa những thông chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2023. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 tin đăng tải trên môi trường mạng internet nhằm về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định tạo điều kiện cho nhân lực số phát triển bền vững. hướng đến năm 2030, Hà Nội, 2020. Thủ tướng Chính phủ, Đề án “Nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng Bảy là, tăng cường nỗ lực từ phía các doanh và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định nghiệp về bảo đảm chuyển đổi số, phát triển nhân hướng đến năm 2030, Hà Nội, 2020. lực số: Các doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm hỗ Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 30/8/2021, phê duyệt chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn trợ về vốn, về công nghệ, về nhân lực… thì việc nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, tiếp cận các công nghệ mới sẽ không còn là bài Hà Nội, 2021. toán khó giải với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 14 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0