Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
PHẪU THUẬT BẮT CẦU ĐỘNG MẠCH NÃO<br />
ĐIỀU TRỊ BỆNH MOYAMOYA<br />
Trần Minh Trí*, Trần Quang Vinh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Trình bày một số trường hợp bệnh nhân bệnh Moyamoya được điều trị, và chi tiết dịch tễ học,<br />
đặc điểm lâm sàng, và kết quả lâm sàng theo dõi lâu dài.<br />
Phương pháp nghiên cứu: 12 trường hợp Moyamoya được phẫu thuật từ 01/2009 đến 06/2012. Nghiên<br />
cứu tiền cứu đặc điểm lâm sàng, dich tể học liên quan đến đánh giá, theo dõi các dấu thần kinh sau phẫu thuật.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình 40 tuổi (thay đổi từ 24 – 53 tuổi). Tất cả các bệnh nhân đều có cải thiện về mặt<br />
lâm sàng các triệu chứng: đau đầu, dấu thần kinh khu trú, cơn thiếu máu não thoáng qua. Có 1 trường hợp tử<br />
vong 1 tháng sau trường hợp phẫu thuật, do vỡ động mạch xuyên vỏ não gây máu tụ dưới màng cứng cấp tính.<br />
Kết luận: Phẫu thuật bắt cầu động mạch não ở bệnh lý moyamoya với tỉ lệ tai biến thấp, có hiệu quả trong<br />
việc ngăn chặn nguy cơ nhồi máu não tái phát, cũng như giảm nguy cơ xuất huyết não và cải thiện chất lượng<br />
cuộc sống. Bệnh nhân bị bệnh Moyamoya có biển hiện lâm sàng nặng nên được đặt vấn đề phẫu thuật bắt cầu<br />
động mạch.<br />
Từ khóa: bắc cầu động mạch, nhồi máu não<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EC-IC BYPASS FOR MOYAMOYA DISEASE<br />
Tran Minh Tri, Tran Quang Vinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 215 - 219<br />
Objective: Moyamoya disease (MMD) is a rare cerebrovascular disease mainly described in the Asian<br />
literature. To address a lack of data on clinical characteristics and long-term outcomes in the treatment of MMD<br />
in Vietnam. The authors analyzed their experience at Cho Ray hospital, Hochiminh city, Vietnam. They report on<br />
a consecutive series of patients treated for MMD and detail their demographics, clinical characteristics, and longterm surgical outcomes.<br />
Methods: Data obtained in consecutive series of 16 patients with MMD treated microsurgical between Jan<br />
2009 and October 2012 were analyzed. Demographic, clinical, and surgical data were prospectively gathered and<br />
neurological outcomes assessed in postoperative follow-up.<br />
Results: Average age is 40 (range from 24 to 53). All of patients have been improved clinical symptoms and<br />
signs: headache, neurological deficits, TIA. There was one patients dead because of broken bridging arteries caused<br />
acute subdural hematoma a month after surgery.<br />
Conclusion: Revascularization surgery in patients with MMD carries a low risk, is effective at preventing<br />
future ischemic events, as well as future strokes and improves quality of life. Patients in whom symptomatic<br />
MMD is diagnosed should be offered revascularization surgery.<br />
Key words: bypass, ischemia<br />
<br />
*Khoa Ngoại thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy, ** Khoa Hồi sức Ngoại thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Tác giả liên lạc: ThS BS Trần Minh Trí<br />
ĐT: 0908908224<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
215<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh Moya Moya là bệnh lý tắt nghẽn tiến<br />
triển đoạn cuối của động mạch cảnh trong liên<br />
quan tới hẹp thứ phát của đa giác Willis. Những<br />
búi mạch tuần hoàn bàng hệ hình thành ở sàn sọ<br />
có thể thấy được trên ảnh chụp mạch máu xóa<br />
nền những hình ảnh “ khói thuốc “ hoặc<br />
Moyamoya theo tiếng Nhật. Lần đầu tiên được<br />
tác giả Takeuchi và Shimizu mô tả năm 1957(1,2,3),<br />
trước đây bệnh được xem như bệnh dịch chỉ có<br />
ở Nhật và các nước châu Á. Tuy nhiên bệnh vẫn<br />
xuất hiện ở Châu âu và các nước phương tây,<br />
mặc dù tỉ lệ có thấp hơn. Triệu chứng ở trẻ em<br />
thường biểu hiện triệu chứng thiếu máu não do<br />
những hoạt động dẫn đến tăng thông khí quá<br />
mức như khóc, chạy, hoặc ngay cả ăn thức ăn<br />
nóng, ngược lại ở người lớn khoảng 50% bệnh<br />
nhân biểu hiện với xuất huyết cạnh não thất,<br />
xuất huyết não thất do vỡ những mạch máu<br />
tăng sinh bất thường ở hạch nền hay còn gọi<br />
mạch máu moyamoya. Nguyên nhân chính xác<br />
của bệnh lý moyamoya chưa được xác định.<br />
Hơn nữa, bệnh lý mạch máu mãn tính có<br />
khuynh hướng không đáp ứng với điều trị nội<br />
khoa.<br />
Năm 1967, sau những phát minh những<br />
dụng cụ vi phẫu thuật, Yasargil và Donaghy<br />
thực hiện ca phẫu thuật bắt cầu động mạch não<br />
trong và ngoài sọ điều trị thiếu máu não. Năm<br />
1973, Kikuchi và Karasawa(6) dùng kỹ thuật bắt<br />
cầu động mạch não điều trị bệnh Moyamoya.<br />
Kỹ thuật bắt cầu động mạch trực tiếp và<br />
gián tiếp được thực hiện với mục đích tạo nên<br />
tuần hoàn mới, làm giảm sự hình thành tuần<br />
hoàn bàng hệ, và phục hồi áp lực tưới máu não.<br />
Phẫu thuật bắt cầu động mạch não trực tiếp có<br />
thể điều chỉnh ngay sự cung cấp máu cũng như<br />
tái tạo tuần hoành mới. Nhìn chung đáp với<br />
điều trị phẫu thuật rất rõ ràng, đặc biệt làm giảm<br />
nguy cơ thiếu máu não tái phát hoặc tái xuất<br />
huyết não. Qua bài báo này chúng tôi đưa ra<br />
những đánh giá kết quả nghiên cứu ban đầu về<br />
điều trị phẫu thuật bắt cầu động mạch cho bệnh<br />
lý Moyamoya tại bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
216<br />
<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện 6<br />
trường hợp phẫu thuật trên 6 bệnh nhân, và<br />
phân tích yếu tố dịch tể học, lâm sàng, hình ảnh<br />
học, kết quả theo dõi sau phẫu thuật.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tại khoa Ngoại thần kinh, bệnh viện Chợ<br />
rẫy, từ năm 2009 đến 2012 nay chúng tôi thực<br />
hiện 12 trường hợp phẫu thuật trên 12 bệnh<br />
nhân bị bệnh moyamoya, tất cả dữ liệu được<br />
nghiên cứu tiền cứu bước đầu ghi nhận những<br />
kết quả khả quan sau phẫu thuật.<br />
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán dựa trên<br />
biểu hiện lâm sàng, hình ảnh học MRI, CT não,<br />
Xạ hình tưới máu não (spect scan) có Diamox<br />
test, chụp mạch máu não xóa nền 4 động mạch<br />
não và 2 động mạch cảnh ngoài. Tiêu chuẩn<br />
chẩn đoán bệnh Moyamoya dựa trên guidline<br />
của Bộ y tế và phúc lợi Nhật Bản.<br />
<br />
Chỉ định phẫu thuật<br />
Bệnh Moyamoya (hình 1) được chẩn đoán<br />
theo guidline Bộ y tế và phúc lợi Nhật Bản (4)<br />
Đánh giá tình trạng xuất huyết não trên CT<br />
Scan, nhũn não trên MRI<br />
Triệu chứng thiếu máu não nặng, tái phát,<br />
không đáp ứng với triều trị nội khoa<br />
Có bằng chứng suy giảm tưới máu não trên<br />
hình ảnh xạ hình có Diamox test (hình 2).<br />
<br />
Kỹ thuật phẫu thuật<br />
Đối với bệnh Moyamoya 2 bên. Chúng tôi<br />
chọn lựa phẫu thuật bên có biểu hiện lâm sàng<br />
nặng hơn (thiếu máu não thoáng qua hoặc xuất<br />
huyết não). Trong trường lâm sàng không có<br />
biểu hiện rõ dấu thần kinh khu trú bên nào,<br />
chúng tôi sẽ phẫu thuật bên bán cầu não không<br />
ưu thế trước. Riêng phía bên còn lại sẽ được<br />
phẫu thuật sau 1 đến 3 tháng tùy theo sự đáp<br />
ứng, và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.<br />
Phẫu thuật bắt cầu động mạch não trực tiếp<br />
gồm cầu nối giữa động mạch thái dương nông<br />
và động mạch não giữa. Kích thước của nhánh<br />
trán và đính của động mạch thái dương nông<br />
được xác định dựa trên hình ảnh chụp DSA.<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
Quyết định nối nhánh nào tùy thuộc vào đường<br />
kính mạch máu (đường kính trung bình từ 1 1,2 mm), chúng tôi luôn thực hiện 2 cầu nối cả<br />
nhánh trán và đính với động mạch não giữa, trừ<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trường hợp nhánh còn lại có đường kính quá<br />
nhỏ