Tài liệu "Phẫu thuật nội soi tạo hình mỏm cùng vai" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật nội soi tạo hình mỏm cùng vai. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi tạo hình mỏm cùng vai
- PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠO HÌNH MỎM CÙNG VAI
ThS. Lưu Danh Huy, ThS. Nguyễn Minh Thắng
I. ĐẠI CƢƠNG
Khoang có gân cơ chóp xoay và các túi hoạt dịch có tác dụng bôi trơn khi
gân cơ chóp xoay di chuyển; Khi khoang này bị hẹp lại, thường do nguyên nhân
thoái hoá hoặc chấn thương, gân cơ chóp xoay và các túi hoạt dịch bị chèn ép, từ đó
sẽ dẫn đến viêm túi hoạt dịch, viêm gân chóp xoay; Nặng hơn sẽ dẫn đến rách chóp
xoay.
Đa phần người bệnh hẹp khoang dưới mỏm cùng vai được điều trị nội khoa
mang lại kết quả tốt: giảm đau, chống viêm, vật lý trị liệu. Nếu các biện pháp trên
không mang lại kết quả, có thể sử dụng corticoid tiêm vào khoang dưới mỏm cùng
vai, 1-3 mũi trong thời gian 6 tháng đến 1 năm.
II. CHỈ ĐỊNH
Phẫu thuật được chỉ định khi không có cải thiện nào sau 6 tháng đến 1 năm
điều trị bảo tồn
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai thứ phát, có nguyên nhân cụ thể
khác: gãy mấu động lớn xương cánh tay, kẹt vào khoang dưới mỏm cùng vai…..
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sỹ chuyên nghành Chấn thương chỉnh hình (CTCH) được
đào tạo về phẫu thuật nội soi.
2. Phương tiện: giàn máy nội soi, bào xương nội soi, đốt điện.
3. Người bệnh: được nghe giải thích đầy đủ về phẫu thuật, vệ sinh, thụt tháo theo
quy trình chuẩn bị mổ.
4. Hồ sơ bệnh án đầy đủ.
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 95
- 2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật:
- Người bệnh được vô cảm bằng gây mê có sử dụng hạ áp chỉ huy sao cho
huyết áp tâm thu quanh 100 mmHg.
- Vận động khớp vai tất cả các tư thế nhẹ nhàng sau khi gây mê.
- Tư thế: ngồi hoặc nằm nghiêng và treo tay(như hình).
Cách xác định các cổng vào:
- Cổng sau nằm vị trí 1,5cm phía dưới và 1cm phía trong so với góc sau
ngoài của mỏm cùng vai hoặc xác định bằng việc ấn tìm điểm ấn mềm lõm vào sâu
nhất vùng sau khớp vai.
- Cổng trước: nằm phía ngoài mỏm quạ, xác định bằng kỹ thuật từ
ngoài vào trong bằng cách đâm một cây kim từ ngoài đi vào khoảng tam giác được
giới hạn bởi đầu dài gân nhị đầu, gân dưới vai và bờ trước ổ chảo cánh tay nếu nhìn
ống soi từ đường vào phía sau.
- Cổng bên: từ điểm nối bờ sau xương đòn và gai vai kẻ đường vuông góc
với mỏm cùng vai và ra bờ ngoài mỏm cùng vai 2-3cm.
Các bước tiến hành
- Bước 1: Đánh giá các tổn thương trong khớp: sụn viền, sụn ổ chảo, sụn
khớp của chỏm xương cánh tay, dầu dài gân nhị đầu, hoạt dịch.
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 96
- - Bước 2: Qua cổng vào bên, thám sát khoang dưới mỏm cùng vai, đánh giá
từ bờ trong ra ngoài của mỏm cùng vai dọc theo dây chằng cùng- quạ. Dùng đốt
điện giải phóng dây chằng này tới tận cân cơ delta, tránh tổn thương cơ và chảy
máu.
- Bước 3: Tạo hình mỏm cùng vai
- Tạo hình bờ trước dưới: nhìn từ cổng vào phía sau, bào mặt dưới mỏm
cùng vai khoảng 5-8mm, bắt đầu từ góc trước ngoài vào trong.
- Tạo hình bờ sau: đổi vị trí camera và dụng cụ. Bào sạch mặt dưới của mỏm
cùng vai bắt đầu từ điểm thấp nhất, theo hướng từ trong ta ngoài và ra trước.
- Bộc lộ, cắt bao khớp phía dưới của khớp cùng vai-đòn, lấy tổ chức thoái
hóa.
VI. THEO DÕI
Tập phục hồi chức năng theo quy trình
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
Tổn thương mạch máu, thần kinh.
Nhiễm trùng.
Thoái hóa khớp cùng vai-đòn
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 97