intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng chống biến chứng do bệnh trĩ

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng và rất phổ biến. Trĩ cũng có thể là hệ lụy của một số căn bệnh khác như lỵ, táo bón (bệnh nhân phải rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện); các bệnh trong ổ bụng gây tăng áp lực như u bướu, viêm… làm cản trở lưu thông các mạch máu và phát sinh trĩ như các khối u vùng hậu môn trực tràng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng lớn…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng chống biến chứng do bệnh trĩ

  1. Phòng chống biến chứng do bệnh trĩ Bệnh trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng và rất phổ biến. Trĩ cũng có thể là hệ lụy của một số căn bệnh khác như lỵ, táo bón (bệnh nhân phải rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện); các bệnh trong ổ bụng gây tăng áp lực như u bướu, viêm… làm cản trở lưu thông các mạch máu và phát sinh trĩ như các khối u vùng hậu môn trực tràng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng lớn… Bệnh trĩ có thể gặp ở mọi đối tượng và để lại những biến chứng nếu không kịp thời chữa trị. Dưới đây là một số chia sẻ của các bác sỹ phòng khám đa khoa Khương Trung về các phương pháp phòng biến chứng do trĩ gây ra. Cảm giác khó chịu, đau và ngứa ở hậu môn cũng là dấu hiệu bệnh trĩ. Nếu mới mắc bệnh, bạn có thể không đau hoặc đau ít. Đau càng nhiều khi có biến chứng sưng viêm nhiễm, tắc mạch ở búi trĩ và sa ra ngoài hoặc có nứt hậu môn. Thậm chí bạn có thể bị rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn. Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, búi trĩ sưng khá to, sờ thấy dễ dàng, bạn có thể bị sưng nề vùng hậu môn. Các bác sỹ phòng khám đa khoa Khương Trung khuyên rằng, đừng để cho các biến chứng xuất hiện. Trước hết, đó là biến chứng chảy máu: Trĩ là do giãn mạch máu nên rất
  2. dễ rách, dễ vỡ gây chảy máu nhiều, nếu để kéo dài sẽ rất nguy hiểm, gây thiếu máu trầm trọng, cần mổ cầm máu ngay. Hãy điều trị bệnh trĩ trước khi các biến chứng chảy máu, sa trĩ và tắc nghẽn xuất hiện Sa trĩ cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm. Lúc này, trĩ lòi ra ngoài thành búi hoặc thành vòng gây đau đớn khó chịu. Lúc đầu chỉ sa sau khi đi đại tiện và nhét lại được, sau đó thì sa luôn nằm hẳn ngoài hậu môn không đẩy vào được. Trĩ sa như thế sẽ sưng vù, chảy máu, bầm tím, nghẹt rất khó chịu. Trường hợp này cũng cần mổ sớm. Biến chứng thứ ba là trĩ bị tắc nghẽn. Đó là hiện tượng cục máu đông tụ lại, làm búi trĩ thình lình sưng to rất đau, căng bóng. Lúc này cần mổ lấy cục máu ngay. Nếu trĩ bị viêm nhiễm, bạn bị nóng rát ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn, khám thấy búi trĩ phù nề sưng to.
  3. Để phòng bệnh trĩ, cần hoạt động nhiều, không nên ngồi lâu. Tránh táo bón bằng cách ăn nhiều rau hoa quả có nhiều chất xơ, uống nhiều nước, bớt các chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, tiêu ớt… Cũng cần tránh gắng sức quá nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng. Cố gắng tạo thói quen đi đại tiện ngày một lần vào một giờ nhất định, tránh rặn mạnh rặn lâu khi đi đại tiện. Những bài tập vận động cho người mắc bệnh trĩ Bệnh Trĩ thường gây ra những phiền toái trong sinh hoạt cho người bệnh, bệnh trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sự bất tiện mà nó mang lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Mặc dù vậy, người bệnh cũng không nên quá lo lắng, căng thẳng sẽ làm bệnh trĩ nặng thêm. Để cải thiện bệnh trĩ, người bệnh có thể tham gia một số bài tập luyện nâng cơ hậu môn hàng ngày dưới đây: - Bài tập đi bộ : Thẳng người, hàm khép hờ, hai tay buông thõng tự nhiên, bàn tay nắm hờ, tập trung ý nghĩ vào vùng đan điền (vùng bụng dưới gần xương mu, là vùng tập trung khí của cơ thể). Các ngón chân cong gập bám chặt mặt đất. Vừa thót hậu môn vừa đi bộ từng bước nhẹ nhàng, thở đều. Ði bộ trong tư thế như vậy khoảng 3 – 5 phút. Sau đó giãn hậu môn về như cũ, thả lỏng các ngón chân, đi bộ đều khoảng 1 – 2 phút lại tiếp tục vừa
  4. đi bộ vừa thót hậu môn như trên. Mỗi lần tập khoảng 30 phút, ngày 1 – 2 lần. - Bài tập tăng cường tiêu hóa : Ðứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, các ngón chân bám chặt mặt đất, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ. Từ từ uốn cong gối như xuống tấn, lưng thẳng. Miệng khép, đưa lưỡi sát vòng quanh vòm miệng trên – dưới. Khi nước bọt tiết đầy miệng, hít sâu nhẹ nhàng, lưỡi đặt lên hàm trên, nuốt từ từ, đồng thời thót hậu môn lại, nín thở giữ tư thế đó vài giây. Thở ra, thư giãn để chuẩn bị lần tiếp theo. Làm như vậy khoảng 20 lần, kết thúc bài tập nên đi bách bộ trong 30 phút. Mỗi ngày tập hai lần. Bài tập này còn có tác dụng tăng cường, kích thích tiêu hóa, làm cho ăn uống ngon miệng hơn. - Bài tập vùng đan điền : Nằm ngửa trên giường, hai chân duỗi thẳng, khép vào nhau, hai tay xuôi dọc theo thân mình. Mắt nhắm hờ tập trung ý nghĩ về vùng đan điền (vùng bụng dưới). Hít vào từ từ đồng thời thót hậu môn, siết chặt hai bàn tay, cắn chặt hai hàm răng, cong gập hết cỡ các ngón chân lên phía đầu. Giữ tư thế này khoảng 3 – 5 giây, thở ra từ từ thả lỏng toàn bộ cơ bắp. Làm khoảng 5 – 10 phút. Mỗi ngày tập 2 – 3 lần. - Bài tập nằm ngửa gắp đùi nâng hậu môn: Co gối, hai gót chân cố gắng đặt sát vào mông, hai mông phẳng với thân, chống đỡ bởi lòng bàn chân và vùng mông, nâng xương chậu ưỡn lên, đồng thời nhíu hậu môn, duy trì 5 lần, trở lại tư thế ban đầu, lặp lại 10-20 lần. - Bài tập co thắt hậu môn : Thả lỏng cơ bắp toàn thân, tập trung tinh thần về vùng bụng dưới. Hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về bình thường, lưỡi đưa xuống. Làm khoảng 20 – 30 lần, mỗi ngày tập 2 – 3 lần. - Bài tập đứng nhón gót co hậu môn : 2 tay chống eo, 2 chân đan chéo, nhón gót, đồng thời nâng hậu môn (nhíu hậu môn lại), duy trì trong 5 giây, trở về ban đầu, lặp lại 10-20 lần, thở bình thường. - Bài tập ngồi đứng dậy nâng cơ hậu môn : 2 chân đan chéo, sau đó 2 tay chống eo và
  5. đứng dậy, đồng thời nhíu hậu môn lên, duy trì trong 5 giây, rồi thả lỏng ngồi xuống, lặp lại 10-20 lần. - Bài tập nằm ngửa khép chân nhíu hậu môn : 2 chân đan chéo, vùng mông và đùi dùng sức kẹp chắc, dùng sức nâng hậu môn lên, duy trì khoảng 5 giây, lặp lại 10-20 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2