Phỏng vấn trên báo chí: Những lỗi dễ gặp và khó chữa
lượt xem 94
download
Trong hoạt động báo chí, để có được cơ hội phỏng vấn đã khó khăn rồi, nhưng chỉ trong ít phút, biết tận dụng thời gian và có kế hoạch “khai phá” đối tượng mình phỏng vấn lại phải là người thực sự thông minh và có kiến thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phỏng vấn trên báo chí: Những lỗi dễ gặp và khó chữa
- Phỏng vấn trên báo chí: Những lỗi dễ gặp và khó chữa Trong hoạt động báo chí, để có được cơ hội phỏng vấn đã khó khăn rồi, nhưng chỉ trong ít phút, biết tận dụng thời gian và có kế hoạch “khai phá” đối tượng mình phỏng vấn lại phải là người thực sự thông minh và có kiến thức. Nhìn đội ngũ phóng viên trẻ đang hành nghề hiện nay, có một thực tế khiến ta không khỏi lo ngại, là nhiều người không tự tu dưỡng để chuyên sâu vào một mảng nào cả. Vì để “hỏi” được không phải là một điều đơn giản. Người am tường mà hỏi khác với người không biết cứ hỏi… lung tung. Mà hỏi lung tung, kết quả thu về có vớt vát được là bao? Ở đây cũng còn lý do, có cơ
- quan báo chí, khi cử phóng viên đi phỏng vấn một ai đó, đã không chọn ”đúng người đúng việc”. Bởi vậy mà đứng trước đối tượng mình cần phỏng vấn, những phóng viên này cứ như chim chích lạc rừng, loay hoay mãi cũng không hỏi trúng được vấn đề. Tất nhiên một cuộc phỏng vấn không đạt yêu cầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên do như đã nói ở trên. Nhưng căn bệnh dễ thấy nhất ở góc độ phóng viên có thể biểu hiện qua những tình huống sau đây: Hỏi những câu… đương nhiên:
- Đọc bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Đức Thiện trên một tờ tạp chí, tôi rất ngạc nhiên khi phóng viên liên tiếp đặt ra những câu hỏi mà thiết nghĩ, đến bạn đọc cũng biết chắc chắn nhà văn sẽ trả lời như thế nào. Ví dụ: “Mong muốn lớn nhất của nhà văn khi tác phẩm được công bố và đến với độc giả?”. Hiển nhiên, câu trả lời sẽ phải là: Mong được độc giả đón nhận. Ấy là tôi nghĩ vậy và quả y như rằng, cách đó một dòng, nhà văn Nguyễn Đức Thiện cũng đã trả lời: “Tất nhiên là mong có người đọc tác phẩm của mình”. Trên một tờ nhật báo, một phóng viên trẻ đã “hồn nhiên” đặt câu hỏi với nhà văn Lý Lan: “Để chạm tới rung cảm của người đọc, khi đặt bút viết, phần xúc cảm vẫn còn chi phối chị mạnh mẽ chứ?”. 1000 người viết, chắc chắn có tới 999 người trả lời câu hỏi này, đều chỉ có một câu trả lời. Và một người còn lại, nếu khác
- 999 người kia thì chỉ có thể khác ở chỗ, người đó sẽ im lặng bày tỏ thái độ không chấp nhận một câu hỏi mà người đó xem là vô duyên, thế thôi. Thử hỏi trên đời, có nhà văn nào lại nói với độc giả rằng, “để chạm tới rung cảm của người đọc”, phần cảm xúc trong tôi hiện… yếu lắm. Cũng trong bài viết nói trên, phóng viên nọ còn đặt câu hỏi: “có phải chị thích sống ở Việt Nam”. Đây cũng là một câu hỏi ngớ ngẩn. Bởi nếu người được hỏi có câu trả lời vẫn như ý người phỏng vấn, thì hẳn cả câu hỏi và câu trả lời khó có cơ xuất hiện trên mặt báo. Người trả lời còn biết vậy, lẽ nào người phỏng vấn lại quên? Theo tôi, người phỏng vấn giỏi phải là người luôn đưa ra được những câu hỏi có tính “gợi ý”, hoặc “bẫy đặt”, khiến đối tượng mình phỏng vấn có thể bộc lộ sự thông minh, dí dỏm, hoặc có thể lâm vào tình thế lúng túng (trường hợp phỏng vấn có tính chất
- vấn), chứ phỏng vấn mà như kiểu một phóng viên đã đặt ra câu hỏi với nhà văn Dạ Ngân: “Bà có lo lắng khi nghe các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra số liệu thất nghiệp của người lao động hiện nay không?” và “Bà có sẵn sàng chia sẻ với người dân và có ủng hộ những lời giải từ phía chính phủ và các cơ quan chức năng cho bài toán này không…” thì thật … bằng thừa. Trong câu hỏi đã có câu trả lời: Ấy là trường hợp một cây bút phỏng vấn nhà văn Đình Kính: “Cách viết tiểu thuyết hóa nội dung lịch sử của anh có gì đó gần với một số tác phẩm văn học Trung Quốc. Có gì đó tương đồng không thưa nhà văn?”. Đã nhận xét là “gần với” rồi, lại còn hỏi “có gì đó tương đồng không?”. Thật lạ!
- Còn đây là một trường hợp phóng viên đặt câu hỏi với nhà văn Võ Thị Xuân Hà nhân dịp chị được mời tham gia chương trình “Mùa xuân nước Pháp”: “Được biết, dịch giả - nhà phê bình trẻ Cao Việt Dũng đã được chị chọn mặt gởi vàng khi góp phần vào việc bình luận, giới thiệu tác phẩm của chị tới độc giả?”. Ô hay, đã “được biết” rồi, còn hỏi làm gì nữa? Giá như người phỏng vấn đổi hai chữ “được biết” bằng “nghe nói” (Nghe nói có thể là chưa chính xác, nên mới hỏi lại tác giả để xác minh) thì câu hỏi hợp lý hơn. Hỏi bất nhã, thiếu tế nhị… Trong một bài phỏng vấn nhà văn Lê Lựu, một phóng viên trẻ trong khi đang thao thao mạch chủ đề “nhà văn và những tác phẩm viết về nông thôn”, bỗng hỏi độp một câu xem ra chẳng liên quan gì đến chủ đề chính (trước đó, người này cũng chẳng có lấy
- một lời dẫn để độc giả khỏi thấy đột ngột): “Tại sao ông lại muốn giấu về việc mình đang nằm viện và chữa bệnh”. Cứ như là hỏi… lấy cung vậy. Có lẽ nhà văn Lê Lựu cực chẳng đã mới phải trả lời câu hỏi này. Trong bài phỏng vấn nhà thơ Phan Huyền Thư, một cây bút lứa đàn em cũng đã có những câu hỏi … thiếu tế nhị, nếu không muốn nói là sỗ sàng: “Lần nào gặp chị trong đám đông, tôi luôn thấy có chồng và hai cậu con trai bên cạnh. Đó là tự nhiên, hay do chị muốn mọi người nhìn thấy chị là người đàn bà hạnh phúc”. Hỏi thế này, hóa ra Phan Huyền Thư là người thích khoe mẽ, và những người thân của chị hoàn toàn bị chị “dắt dây” để phục vụ cho việc khoe mẽ ấy? Chưa hết, ngay tiếp đó, cây bút này còn hạ một câu: “Sự hạnh phúc này có phải trả giá nhiều không?”. Vô duyên hết mức. Chưa kể dưới đó là một câu hỏi vừa mòn sáo
- vừa chẳng giúp giải quyết được việc gì, hỏi như vậy thì không ai trả lời khác đâu: “Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống cá nhân chị?”. Cũng ở bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Đức Thiện đã được nhắc tới ở phần đầu bài viết, một vị phóng viên sau khi buông ra câu hỏi không được thuận tình cho lắm: “Nhà văn quan tâm nhiều hơn đến sự phản hồi “xuôi” hay “ngược” của độc giả dành cho cuốn sách của mình? Vì sao?”, khiến tác giả phải nói toạc móng heo là “Cho đến nay, những tác phẩm của tôi chưa có được mấy sự phản hồi nên bảo thích cái gì cũng khó”, đã lại bồi tiếp nhà văn bậc cha chú một câu ra chiều “dạy dỗ”: “Nhưng theo tôi nghĩ, phản hồi dù theo chiều hướng nào thì nhà văn cũng nên tiếp nhận, bởi biết đâu nó ít nhiều tác động - tác động tốt đến những
- cuốn sách về sau…”. Chung chung và … mênh mông Đọc các bài phỏng vấn trên báo chí hiện nay, chẳng khó khăn gì để ta bắt gặp những câu hỏi hết sức chung chung, kiểu như: “Xin ông cho biết tình hình của Bộ (hoặc ngành) trong năm qua?”, “ông có đánh giá gì về nền văn học hiện nay?”. Thông thường, trước những câu hỏi “chung chung” như thế, người được hỏi cảm thấy vừa “khó” lại vừa “dễ” trả lời. Khó, vì vấn đề đặt ra như vậy là quá mênh mông. Dễ, là vì câu hỏi chung chung thì cũng có thể trả lời chung chung (mà không ít vị nhà ta đã quá thông thạo trong cách trả lời này). Duy có điều, người đọc thấy chẳng có gì đáng phải lưu tâm trước những điều chỉ được đưa ra một cách chung chung như thế.
- Nhân nhắc tới vấn đề này, tôi lại nhớ tới một bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Khắc Trường sau thành công của cuốn tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của ông. Vị phóng viên nọ đã đặt cho ông những câu phải nói là quá chung chung (cũng là quá mênh mông): “Anh có nhận xét gì về văn xuôi hiện nay?”, và “Anh có tiên đoán gì về nền văn hóa của ta?”. Câu hỏi khiến nhà văn lúng túng , đành phải trả lời mà như… không trả lời: “Văn học của ta sẽ có những bước chuyển mạnh mẽ, nhưng cần phải có một số điều kiện nhất định”. Cũng vậy, nhân giải thưởng Hội Nhà văn 2008 được công bố, một phóng viên đã đặt câu hỏi với nhà thơ Thanh Thảo, thành viên Hội đồng xét giải: “Những tác phẩm (thơ và ngoài thơ) được trao giải sau đây mười năm có thể khác gì so với những tác phẩm được trao vào năm nay hoặc năm sau (nếu có)?” một câu hỏi quá
- mơ hồ, như “đánh đố” người trả lời. Nhà thơ Thanh Thảo hẳn không giấu được sự bực bội khi thốt lên: “Làm sao tôi biết được những tác phẩm được trao sau đây 10 năm sẽ như thế nào, khi hai năm nay không có tác phẩm thơ nào được trao giải”. Phỏng vấn không đúng người: Khi đời sống nảy sinh một vụ việc đáng chú ý nào đó, không hiếm phóng viên tỏ ra lúng túng trong việc tìm người có đủ tư cách và am tường sự việc để “hỏi chuyện”, trong khi công việc báo chí luôn đòi hỏi yếu tố “kịp thời”. Vậy là, không hiếm người đã “tiện đâu hỏi đấy”, không mấy chú ý tới việc người được phỏng vấn có thể cung cấp cho độc giả những tình tiết có cơ sở pháp lý nhằm gỡ rối (hoặc xác định bản chất vụ việc) không? Ví như, vừa rồi dư luận ồn lên việc ông Vũ Trọng Khanh (một việt
- kiều ở Mỹ) không dưng nhảy ra nhận mình là con trai nhà văn tài hoa bạc mệnh Vũ Trọng Phụng. Để xác minh thực hư điều này, có phóng viên lại đi phỏng vấn một vị trong ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Chắc họ nghĩ Hội nhà văn Việt Nam là nơi “quản lý” mọi vấn đề liên quan đến nhân thân của các nhà văn, không để ý rằng Vũ Trọng Phụng qua đời trước khi Hội nhà văn thành lập tới gần … ba chục năm. Chẳng hiểu vị lãnh đạo Hội nhà văn sinh sau văn sĩ họ Vũ tới cả ba chục năm có thể cung cấp điều gì quý giá giúp cho việc xác minh vụ việc này? Đúng ra, phóng viên phải hỏi chuyện những người cùng thời có liên quan mật thiết với gia đình Vũ Trọng Phụng (điều này khó, bởi những người này hẳn mất cả rồi), hoặc thân nhân hiện nay của Vũ Trọng Phụng chứ?.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phóng sự - Ký sự trên báo - Phần 1
0 p | 290 | 43
-
Sự can thiệp của nhà nước tư bản lên báo chí - Chương 5
26 p | 159 | 43
-
Trong ánh sáng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh: Phần 2
332 p | 125 | 25
-
Văn phòng báo chí có trách nhiệm:Chương trình Thông tin Quốc tế - Phần 1
8 p | 168 | 20
-
Phỏng vấn trên báo chí: Những lỗi dễ gặp và khó chữa
3 p | 138 | 16
-
Bài giảng Vận động bầu cử thông qua báo chí - TS. Nguyễn Sĩ Dũng
17 p | 122 | 11
-
Tổng hợp thuật ngữ báo chí: Phần 1
284 p | 16 | 8
-
Tuyển chọn những bài viết trên báo nhân dân: Bình luận - Phê phán - Phần 2
462 p | 35 | 7
-
Quan điểm của Phan Khôi về lịch sử trên báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX
8 p | 9 | 6
-
Đặc điểm hội thoại của phỏng vấn báo chí
8 p | 17 | 5
-
Đặc trưng ngôn ngữ trong văn bản Nga xung quanh cuộc chiến Nga-Gru-dia
8 p | 70 | 4
-
Hồi ký chân dung báo chí Việt buổi ban đầu đến 1945 - Đằng sau mặt báo: Phần 1
115 p | 10 | 4
-
Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ
17 p | 32 | 4
-
Vấn đề đoàn kết quốc tế trên một số tờ báo cách mạng ở Bắc kỳ giai đoạn 1939-1945
8 p | 18 | 4
-
Chủ đề cải cách thôn quê – nhìn từ góc độ giải pháp thực tiễn của nhóm tự lực văn đoàn trên báo Phong hóa, Ngày nay
6 p | 51 | 3
-
Nước Nhật qua báo chí người Việt đầu thế kỷ XX: Phần 1
351 p | 9 | 3
-
Vấn đề giáo dục phụ nữ trên Nam Phong tạp chí (1917-1934)
6 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn