intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương hướng và giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty cà phê Việt nam

Chia sẻ: Thanh Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

55
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Đó không phải là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương hướng và giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty cà phê Việt nam

  1. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, khi nước ta đang cố gắng tập trung sức lực để vượt qua những khó khăn của một nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu, vươn lên phát triển tới nền kinh tế công nghiệp hiện đại, hơn lúc nào hết hoạt động kinh tế đối ngoại, giao lưu buôn bán trao đổi với nước ngoài, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu có vai trò rất quan trọng trong chiến lược đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước. Chỉ thông qua hoạt động xuất khẩu mới khai thác hết được tiềm năng phong phú trong nứơc, tạo ra được cơ hội để tiếp xúc, tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm quý báu về khoa học công nghệ cũng như về phát triển kinh tế của các nước khác. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế hướng về xuất khẩu là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý. Hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty cà phê Việt nam (VINACAFE) không nằm ngoài ý nghĩa đó. Tuy hàng năm sự đóng góp về giá trị kim nghạch xuất khẩu so với cả nước không lớn, nhưng đối với VINACAFE hoạt động xuất khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi vì chỉ thông qua hoạt động xuất khẩu mới có thể tiêu thụ được sản phẩm, khuyến khích phát triển sản xuất trồng trọt, tạo ra nhiều công ăn việc làm tăng thu nhập cho nhân dân, đặc biệt là ổn định, phát triển và khai thác các tiềm năng quý báu ở vùng cao và phát triển ổn định vùng núi, điều đó có ý nghĩa kinh tế, xã hội rất to lớn. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của VINACAFE. Qua thời gian thực tập ở VINACAFE tôi quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng và những giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tổng công ty trong thời gian tới “. Với mục đích nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty trong thời gian qua, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thành công và những tồn tại chủ yếu cần khắc phục. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh xuất khẩu ở Tổng công ty. Nội dung gồm các phần chủ yếu sau: Phần I: Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước Phần II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt nam Phần III: Phương hướng và giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty cà phê Việt nam Th­¬ng m¹i K3A - 08 -1-
  2. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung PHẦN I TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI CỦA ĐẤT NƯỚC I. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU: 1. Khái niệm: Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Đó không phải là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Hoạt động xuất khẩu là buôn bán hàng hoá, dịch vụ cho người nước ngoài nhằm thu ngoại tệ ( theo nguyên tắc trong thương mại đó là lợi ích từ lợi thế so sánh) nhằm tăng tích luỹ cho Ngân sách nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh, khai thác những ưu thế tiềm năng của đất nước. Đây là một trong những hình thức kinh doanh quốc tế quan trọng nhất. Nó phản ánh quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá vượt qua biên giới của một quốc gia và giữa thị trường nội địa và các khu chế xuất. Các quốc gia khác nhau khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu phải tuân theo những tập quán, pháp luật, thông lệ quốc tế cũng như của các địa phương. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh tế quốc tế cơ bản đối với tất cả các quốc gia trên thế giới hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, phản ánh mối quan hệ xã hội và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giưã những người sản xuất hang hoá riêng biệt ở mỗi quốc gia. Hoạt động xuất khẩu cũng chính là một trong những hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp và cũng là chiếc chìa khoá mở ra những con đường Th­¬ng m¹i K3A - 08 -2-
  3. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung thâm nhập và phát triển thị trường của một quốc gia trên thương trường quốc tế. 2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu: Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ (là ngoại tệ đối với một nước hoặc cả hai nước) làm phương tiện thanh toán. Công tác tổ chức hoạt động xuất khẩu tương đối phức tạp vì hoạt động xuất khẩu có thể thay đổi theo mỗi loại hình hàng hoá xuất khẩu. Nhưng nhìn chung lại thì nội dung chính của hoạt động xuất khẩu bao gồm: 2.1. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu: Đây là một trong những nội dung ban đầu, cơ bản những cũng rất quan trọng và cần thiết để có thể tiến hành được hoạt động xuất khẩu. Khi doanh nghiệp có ý định tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp trước tiên là cần phải tìm ra những mặt hàng chủ lực và tìm ra những mặt hàng thị trường cần. Qua đó doanh nghiệp sẽ xác định mặt hàng nào mình cần kinh doanh. 2.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu: Sau khi lựa chọn được mặt hàng xuất khẩu, tức là doanh nghiệp đã đi sâu nghiên cứu về thị trường xuất khẩu của mặt hàng đó. Nhưng trên thực tế không phải thị trường xuất khẩu nào cần là doanh nghiệp cũng có thể đáp ứng được. Do phải chịu nhiều ảnh hưởng về các yếu tố khách quan cũng như chủ quan, có khi cả một thị trường rộng lớn doanh nghiệp chỉ cần chiếm lĩnh và phát huy hiệu quả ở một khúc, hay một đoạn ngắn nào đó cũng có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao. 2.3. Lựa chọn đối tác giao dịch: Th­¬ng m¹i K3A - 08 -3-
  4. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung Sau khi chọn được thị trường để xuất khẩu, việc lựa chọn đối tác giao dịch phù hợp để tránh cho doanh nghiệp những phiền toái , mất mát, những rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh trên thị trường quốc tế, đồng thời có điều kiện thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Đối tác giao dịch chính, là bạn hàng trực tiếp sẽ mua những mặt hàng của mình và cũng chính là thị trường tiềm năng sau này của doanh nghiệp. Do vậy, đối tác giao dịch thích hợp sẽ tạo cho doanh nghiệp độ tin tưởng cao và từng bước nâng cao uy tín trong quan hệ làm ăn của doanh nghiệp. 2.4. Lựa chọn phương thức giao dịch Phương thức giao dịch là cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình trên thị trường. Những phương thức này qui định những thủ tục cần thiết để tiến hành các điều kiện giao dịch, các thao tác cũng như các chứng từ cần thiết trong quan hệ kinh doanh. có rất nhiều các phương thức giao dịch khác nhau như : Giao dịch thông thường, giao dịch qua khâu trung gian, giao dịch tại hội chợ triểm lãm, giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá, gia công quốc tế, đấu thầu và đấu giá quốc tế. Tuy nhiên hiện nay phổ biến là giao dịch thông thường, đó là hình thức giao dịch mà người mua và người bán bàn bạc, thoả thuận trực tiếp hoặc thông qua thư từ, điện tín về hàng hoá, giá cả, và các điều kiện giao dịch khách hàng. 2.5. Đàm phán ký kết hợp đồng: Đàm phán ký kết hợp đồng là một trong những khâu quan trọng của hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định đến khả năng bán hàng, giao hàng và những công đoạn trước đó và sau mà doanh nghiệp cố gắng tìm kiếm. Việc đàm phán ký kết hợp đồng dựa trên cơ sở, những nguyên tắc cơ bản là: căn cứ vào nhu cầu của thị trường, chất lượng của sản phẩm, vào đối tác, đối thủ cạnh tranh và vào khả năng của doanh nghiệp cũng như mục tiêu, chiến lược Th­¬ng m¹i K3A - 08 -4-
  5. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung của doanh nghiệp và vào vị thế, mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài những nguyên tắc này, sự thành công của việc đàm phán, ký kết hợp đồng còn phụ thuộc rất lớn vào nghệ thuật đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh của doanh nghiệp. 2.6. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê: Sau khi đã ký kết hợp đồng, các bên sẽ thực hiện các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng. Với tư cách là nhà xuất khẩu, doạnh nghiệp phải thực hiện các công việc trong quá trình thực hiện hợp đồng như sau: Giục mở Xin giấy Chuẩn bị uỷ thác Kiểm định L/C và kiểm phép XNK hàng XK thuê hàng hoá Giải quyết Làm thủ Giao Làm Mua bảo tranh chấp(Nc) tục thanh hàng lên thủ tục hiểm HH(Nc) tàu Sau khi hoàn tất một hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp cần phải thường xuyên liên lạc và gặp gỡ bạn hàng, thông qua đó tạo ra những mối quan hệ mật thiết giữa doanh nghiệp với bạn hàng, giúp cho việc thực hiện các hợp đồng sau này được thuận lợi hơn. II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU: 1. Các nhân tố của môi trường vĩ mô 1.1. Các nhân tố pháp luật Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những bộ luật khác nhau và đặc điểm tính chất của hệ thống pháp luật từng nước lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh tế, văn hoá cũng như truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc riêng của từng nước. Các yếu tố pháp luật chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động của nền kinh tế, xã hội đang tồn tại và phát triển trong nước đó. Đối với Th­¬ng m¹i K3A - 08 -5-
  6. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung hoạt động xuất khẩu nói riêng nhân tố pháp luật cũng tác động mạnh mẽ đến các mặt sau: - Các qui định về thuế, giá cả, chủng loại, khối lượng của từng mặt hàng. - Các qui định về qui chế sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm phúc lợi. - Các qui định về giao dịch hợp đồng, bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu. - Các qui định về cạnh tranh độc quyền. - Các qui định về tự do mậu dịch, hay xây dựng nên các hàng rào thuế quan chặt chẽ. - Các qui định về chất lượng, về quảng cáo, vệ sinh môi trường, các tiêu chuẩn về sức khoẻ. 1.2. Các yếu tố văn hoá, xã hội : Các yếu tố này tạo nên các hình thức khác nhau của nhu cầu thị trường đồng thời nó cũng là nền tảng của thị hiếu tiêu dùng, sự yêu thích trong tiêu dùng hay nói cách khác nó chính là nhân tố quyết định đến đặc điểm của nhu cầu, qua đó thể hiện trình độ văn hoá, đặc điểm trong tiêu dùng và phong tục tập quán trong tiêu dùng (hoạt động xuất khẩu chịu sự ảnh hưởng của nhân tố này là ở những lý do mà người tiêu dùng có chấp nhận hàng hoá đó hay không). 1.3. Các yếu tố về kinh tế: Các yếu tố về kinh tế sẽ là nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động xuất khẩu, trên bình diện môi trường vĩ mô .Các nhân tố này là chính sách kinh tế, Th­¬ng m¹i K3A - 08 -6-
  7. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung các hiệp định ngoại giao, sự can thiệp thay đổi về tỷ giá giữa các đồng tiền cũng sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu thuận lợi hay khó khăn hơn. Nhân tố thu nhập, mức sống của nhân dân sẽ quyết định đến khối lượng, chất lượng hay qui mô thị trường hàng hoá của hoạt động xuất khẩu trong hiện tại và tương lai. Nhân tố nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất , ảnh hưởng đến giá cả và quyết định sự tồn tại, phát triển lâu dài của doanh nghiệp cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Sự ổn định của đồng tiền nội tệ là nhân tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của các doanh nghiệp xuất khẩu. 1.4. Các yếu tố khoa học công nghệ: Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng làm cho tốc độ hoạt động của nền kinh tế tiến đến những bước cao hơn. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển cũng làm cho sự giao lưu trao đổi giữa các đối tác ngày càng thuận lợi hơn, khoảng cách về không gian cũng như thời gian không còn là trở ngại lớn, do vậy sự tiết kiệm về chi phí từ khâu sản xuất cho đến tiêu dùng ngày càng nhiều. Sự phát triển của khoa học công nghệ đẩy mạnh sự phân công hoá và hợp tác lao động quốc tế mở rộng quan hệ giữa các quốc gia cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. 1.5. Các nhân tố chính trị: Các nhân tố chính trị có thể ảnh hưởng tới việc mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung lượng của thị trường, ngòai ra còn mở rộng ra nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn trên thị trường quốc tế. Song mặt khác nó cũng có thể Th­¬ng m¹i K3A - 08 -7-
  8. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung trở thành một hàng rào cản trở quyết liệt, hạn chế khả năng hoạt động của các doanh nghiệp, làm tắc nghẽn hoạt động xuất khẩu trong nước và thế giơí bên ngoài. 1.6. Các nhân tố về cạnh tranh quốc tế: Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế rất lớn mạnh và quyết liệt. Hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển ngoài đối phó với các nhân tố khác thì đối đầu với các đối thủ cạnh tranh là thác thức và là bước rào cản nguy hiểm nhất. 2. Ảnh hưởng của các nhân tố vi mô (thuộc doanh nghiệp) Các nhân tố thuộc môi trường vi mô có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu bao gồm: - Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp - Ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân lao động trong toàn doanh nghiệp. Trình độ quản lý của ban lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng, khi doanh nghiệp có một định hướng, chiến lược phát triển đúng dắn và được sự chỉ đạo có hiệu quả thì nhất định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ngày càng được nâng cao và ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công nhân, cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp nói chung và trong bộ phận xuất khẩu nói riêng cũng có vai trò hết sức quan trọng. Đây chính là nguồn năng lực chủ yếu của doanh nhgiệp, cũng chính là sức mạnh, đòn bẩy và là nhân tố quyết định đến sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp. III. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP: 1. Đối với nền kinh tế: Th­¬ng m¹i K3A - 08 -8-
  9. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong điều kiện toàn cầu hoá hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò hết sức to lớn và không thể thiếu được trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước: - Thông qua hoạt động xuất khẩu, chúng ta sẽ có khả năng phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng triệt để các nguồn lực, có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cũng như tiếp cận được với các thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới - Tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động từ đó kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội. - Tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước, từ đó mới có nguồn lực để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Thông qua hoạt động xuất khẩu chúng ta có thể tăng cường hợp tác, nâng cao uy tín của Việt nam trên thị trường quốc tế. 2. Đối với doanh nghiệp: Đầu tiên có lẽ hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa nhất đối với doanh nghiệp là việc tìm ra được cho doanh nghiệp thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng nhất vì sản phẩm có tiêu thụ được mới thu được vốn, có lợi nhuận để tái sản xuất và mở rộng sản xuất, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Hoạt động xuất khẩu thông qua việc tiêu thụ sản phẩm sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều thuận lợi hơn sản xuất mà bán trong nuức nhờ lợi thế so sánh. Có như vậy mới tạo thêm nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đào tạo cán bộ, đổi mới công nghệ từ đó có thể khai thác hết được những tiềm năng của đất nước và tạo ra nhiều thu nhập và công việc làm cho công nhân. Cũng thông qua hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, tiếp xúc và học hỏi nhiều kinh nghiệm kiến thức kinh doanh, cũng như khoa Th­¬ng m¹i K3A - 08 -9-
  10. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung học kỹ thuật mới giúp cho việc trao đổi công nghệ ngày càng tiên tiến, đào tạo đội ngũ cán bộ ngày càng tiến bộ và phát triển nhằm cho ra dời những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng và phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Tóm lại hoạt động xuất khẩu ngày càng có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế cũng như doanh nghiệp khi xu hướng quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và hoà nhập thì hoạt động xuất khẩu sẽ là con đường để chúng ta phát huy và tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và ưu thế trong nước, cũng như tạo cơ hội nhanh nhất và hiệu quả nhất để đất nước có thể hoà nhập và tạo uy tiến, lợi thế trên thị trường quốc tế. PHẦN II MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 1. Sự hình thành: Tổng công ty cà phê Việt nam có tên giao dịch quốc tế là Viet nam National Coffee Corporation ( Viết tắt là VINACAFE ) được thành lập theo quyết định 251/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động trên cơ sở Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số : 44 – CP ngày 15/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Tổng công ty là Liên hiệp các Xí nghiệp cà phê Việt Nam thành lập ngày 13/10/1982 theo quyết định 174/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính phủ ) 2. Quá trình phát triển: Tổng công ty cà phê Việt nam là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Chính phủ, có trụ sở tại số 5 - Ông Ích Khiêm – Quận Ba Đình – Hà Nội. Hiện nay, Tổng công ty có 65 đơn vị thành viên, trong đó có 61 đơn vị Th­¬ng m¹i K3A - 08 - 10 -
  11. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung sản xuất kinh doanh và 4 đơn vị sự nghiệp đứng chân trên địa bàn 14 tỉnh thành phố. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn bao gồm các đơn vị hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng vật tư, thiết bị, dịch vụ, chế biến, nghiên cứu…. Hoạt động sản xuúat, kinh doanh, xuất nhập khẩu nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng công ty : Cơ cấu tố chức bộ máy Tổng công ty hiện nay được bố trí như sau : 3.1. Hôi đồng quản trị và Ban kiểm soát : - Hội đồng quản trị : gồm 5 thành viên do Thủ tưởng Chính phủ ra quyết định bổ nhiệm, miễm nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ. Hội đồng quản trị gồm một số thành viên chuyên trách, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị, 1 thành viên là Tổng giám đốc, 1 thành viên là trưởng ban Kiểm soát, và 2 thành viên kiêm nhiệm chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, pháp luật. - Ban kiểm soát : có 5 thành viên, trong đó có 1 thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng ban theo phân công của Hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, là chuyên viên kế toán, đại diện công nhân viên chức, đại diện Bộ quản lý và đại diện Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. 3.2. Ban Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc : - Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễm nhiệm do Họi đồng quản trị đề nghị, Bộ trưởng Bộ quản lý nghành và Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ trình. Tổng giám đốc là đại diện pháp Th­¬ng m¹i K3A - 08 - 11 -
  12. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung nhân của Tổng công ty trước Hội đồng quản trị, Chíng phủ và pháp luật Nhà nước, là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty. - Các Phó Tông giám đốc giúp việc Tổng giám đốc điểu hành một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ Tổng giám đốc phân công thực hiện. - Bộ máy giúp việc : gồm Văn phòng Tổng công ty, các ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc. Hiện tại, có Văn phòng và các ban : Kế hoạch - đầu tư, Tài chình kế toán, Tổ chức – thanh tra, Kinh doanh tổng hợp, Điều hành dự án AFD 3.3. Các đơn vị thành viên : Các đơn vị thành viên là những doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, những đơn vị hạch toán phụ thuộc và những đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng, có điều lệ và tổ chức hoạt độn riêng do Hội đồng quản trị phê duyệt phù hợp với Điều lệ Tổng công ty. Hình 1. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TR BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Th­¬ng m¹i K3A - 08 - 12 -
  13. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung BỘ MÁY CÁC ĐƠN VỊ GIÚP VIỆC THÀNH VIÊN 4. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty: Với mục đích thành lập của Tổng công ty cà phê Việt nam là nhằm xây dựng một ngành kinh tế có qui mô, tổ chức lớn mạnh để có đủ khả năng khai thác, sử dụng và phát huy có hiệu quả những tiền năng của đất nước trong giai đoạn mới. Tổng công ty cà phê Việt nam được coi là đơn vị nòng cốt của nghành cà phê Việt nam. Do đó Tổng công ty có những chức năng nhiệm vụ sau: - Tổng công ty trực tiếp nhận vốn của Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước. Tổ chức phân bổ vốn và giao vốn cho các đơn vị thành viên - Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty, xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm của Tổng công ty. - Tổ chức, chỉ huy, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường cung ứng tiêu thụ, xuất nhập khẩu giữa các thành viên trong Tổng công ty nhằm đạt được mục tiêu chiến lược chung của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên : + Tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm cà phê, nông sản, nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho ngành. + Phân bố thị trường cung ứng hay tiêu thụ cho các đơn vị thành viên trên cơ sở đạt được những lợi ích cao nhất. Th­¬ng m¹i K3A - 08 - 13 -
  14. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung + Quản lý và phân bố chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, chỉ tiêu xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng công ty cho các đơn vị thành viên trên nguyên tắc bình đẳng và có chiếu cố thích đáng các đơn vị gặp rủi ro, khó khăn trong sản xuất kinh doanh. + Tổ chức cung cấp kịp thời chính xác về thông tin thị trường, giá cả trong cả nước và thế giới cho các đơn vị thành viên. + Quản lý giá xuất, giá nhập khẩu của Tổng công ty và công bố giá xuất khẩu cà phê và giá trần nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành ở từng thời điểm thích hợp để các đơn vị thành viên thực hiện, khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán. + Giúp các đơn vị thành viên giải quyết khó khăn về vốn và các khó khăn trong sản xuất, kinh doanh mà các đơn vị thành viên tự mình không thể giải quyết được. + Tạo điều kiện giúp nông dân phát triển sản xuất , tiêu thụ sản phẩm cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác. - Nhận kế hoạch của Nhà nước giao (nếu có) hoặc tham gia đấu thầu trong và ngoài nước để giao lại cho các đơn vị thành viên, phân công chuyên môn hoá sản xuất giữa các đơn vị thành viên. - Thực hiện điều hoà phân phối vốn do Tổng công ty quản lý tập trung. - Thông qua phương án đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng tận các đơn vị thành viên, thực hiện đầu tư thành lập các đơn vị thành viên mới của Tổng công ty (theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước, cấp phát quyền cho thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động theo qui định của bộ luật lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và các quyền khác của người sử dụng lao động theo qui định của bộ luật lao động và các qui định của pháp luật) Th­¬ng m¹i K3A - 08 - 14 -
  15. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung - Được mời và tiếp các đối tác kinh doanh nước ngoài của Tổng công ty ở Việt nam, quyết định cử đại diện Tổng công ty ra nước ngoài công tác, học tập, tham gia khảo sát, đối với chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc phải được thủ tướng chính phủ cho phép. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH XUẤT KHẨU Ở TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM (VINACAFE) 1. Những kết quả về sản xuất và kinh doanh xuất khẩu : 1.1.Về sản xuất : Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/1995, VINACAFE có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê. Qua gần 9 năm hoạt động, VINACAFE đã khẳng định được vai trò nòng cốt của mình trong ngành cà phê Việt Nam. Diện tích và sản lượng không ngừng tăng lên. Bảng 1 : DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ CỦA VINACAFE Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 2000 2001 2002 Diện tích Ha 25.040 26.640 28.000 29.050 30.200 Sản lượng Tấn 39.370 40.000 44.000 48.680 52.140 Nguồn : VINACAFE Hình 2. BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG VÀ DIỆN TÍCH CÀ PHÊ CỦA VINACAFE NĂM 1998 – 2002 Sản lượng : 1000 ha Diện tích Diện tích : 1000 tấn Sản lượng Th­¬ng m¹i K3A - 08 - 15 -
  16. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung 60 50 40 30 20 10 1998 1999 2000 2001 2002 Nguồn : VINACAFE Theo bảng trên cho thấy : năm 2002 so với năm 1998, diện tích tăng 20,6% nhưng sản lượng tăng 32,4%. Có được kết quả như vậy là do VINACAFE dã có chính sách đầu tư thích hợp cho thâm canh, xây dựng mới và cải tạo hệ thống tưói tiêu cho cà phê, nâg cấp và đầu tư mới cho các dây chuyền chế biến cà phê nhân. Hiện nay hầu hết các Công ty, Nông trường của VINACAFE đều có hệ thống chế biến và sân phơi cà phê. Chính nhờ có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và VINACAFE từng bước đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội, đời sống của các bộ phận dân cư phần lớn là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng căn cứ cách mạng. Những nơi hẻo lánh, xa xôi này đã trở thành những vùng kinh tế trù phú, đời sống dân sinh, dân trí được cải thiện, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, giữ gìn an ninh xã hội trên địa bàn…Đó là hiệu quả lớn nhất của ngành cà phê và VINACAFE. 1.2. Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam(VINACAFE) hiện nay: Mặc dù Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới nhưng nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa rất ít, khoảng 3 – 5% tổng sản lượng còn chủ yếu là xuất khẩu. Hiên nay, VINACAFE đã xuất khẩu sang hơn 30 nước mà chủ yếu là các nước như : Thuỵ Sĩ, Mỹ, Nhật, Singapo, Hà Lan, Đức, Ý, Pháp. Th­¬ng m¹i K3A - 08 - 16 -
  17. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung 10 10 16 Hµ Lan §øc Singapore 30 Thôy SÜ Mü C¸c n­íc kh¸c 12 22 Hình 3.Thị phần của các nước đối với VINACAFE năm 2002 Th­¬ng m¹i K3A - 08 - 17 -
  18. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung Bảng 2 : CÁC THỊ TRƯỜNG CHÍNH CỦA VINACAFE Năm 1998 Năm 1999 Năm2000 Năm2001 Năm 2002 Thị Sản Tỷ Sản Tỷ Sản Tỷ Sản Tỷ Sản Tỷ trường lượng trọng lượng trọng lượng trọng lượng trọng lượng trọng (tấn) (%) (tấn) (%) (tấn) (%) (tấn) (%) (tấn) (%) Mỹ 19.478 25.5 14.750 20.3 44.331 25.9 49.520 30.3 52.355 30.1 Thuỵ Sĩ 8.373 11.0 18.700 25.7 36.970 21.6 35.250 21.8 38.242 22.0 Nhật 8.075 10.5 4.100 5.6 4.566 2.7 5.500 3.4 5.925 3.4 Singapo 6.296 8.2 11.00 15.1 17.969 10.5 20.352 12.4 21.262 12.2 Pháp 8.303 10.9 1.680 2.3 4.719 2.8 6.520 4.0 7.021 4.0 Đức 5.580 7.3 4.780 6.5 24.610 14.4 26.510 16.2 28.531 16.4 Hà Lan 6.561 8.6 6.100 8.4 15.278 8.9 16.332 10.0 17.224 9.9 Anh 4.075 5.3 1.850 2.5 1.650 1.0 1.520 0.9 1.622 0.9 Thái Lan 3.686 4.8 1.950 2.7 1.963 1.2 1.853 1.1 1.521 0.9 Nguồn : VICOFA Thông qua số liệu các năm gần đây, ta thấy xu thế chung là thị trường của VINACAFE chủ yếu tập trung ở các nước công nghiệp phát triển, nơi mà cà phê là một loại đồ uống không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Có thể nói thị trường của VINANAFE rất ổn định và không ngừng được mở rộng, Hiện Mỹ đang là bạn hàng lớn nhất của VINACAFE. Th­¬ng m¹i K3A - 08 - 18 -
  19. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung Trong khối thị trường chung Châu Âu nổi lên một thị trường lớn là Thuỵ Sĩ. Đây là quốc gia Bắc Âu có nền kinh tế phát triển và là nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến đồ uống. Tiếp đó là các thị trường khá ổn định như Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha… Khối thị trường Châu á và Singapo là hai thị trường nhập khẩu lớn của VINACAFE. Nhật Bản là thị trường chỉ chấp nhận cà phê có chất lượng cao. Tuy vậy, khối lượng xuất khẩu của VINANAFE sang Nhật Bản luôn luôn chiếm tỷ trọng đáng kể, chứng tỏ chất lượng cà phê của VINANAFE đang ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường. Singapo cũng chiếm một thị phần đáng kể, về thực chất đây là thị trường trung chuyển. Cho đến nay, Singapo vẫn là thị trường trung chuyển lớn nhất của cà phê Việt Nam. Ngoài ra Thái Lan, mặc dù là một nước sản xuất cà phê nhưng cũng nhập khẩu hằng năm từ VINANAFE khoảng 2.000 tấn. Như vậy chỉ trong thời gian không dài, VINANAFE dã đạtđược những thành tựu đáng kể trong việc duy trì và mở rộng thị trường, đặc biệtlà những thị trường được coi là khó tính nhất với khối lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên để có thể phát huy thế mạnh của mình, VINANAFE cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác nghiên cứu thị trường nhằm ổn dịnh, giữ vững các thị trường truyền thống và mở rộng việc tìm kiếm các thị trường mới nổi lên như Trung Quốc, Hàn Quốc… 1.3. Kết quả xuất khẩu : Năm 1995, khi mới thành lập VINANAFE xuất khẩu với số lượng là 39.966 tấn cà phê, kim ngạch đạt 99 triệu USD, giá bình quân 2.477 USD/tấn, đến năm 1998 xuất khẩu đạt số lượng 76.443 tấn, kim ngạch đạt 121 triệu USD, giá bình quân 1.583USD/tấn thì năm 2000 số lượng xuất khẩu đạt tới 171.333 tấn, kim ngạch chỉ đạt 106 triệu USD, giá bình quân còn 619.1 USD/ tấn. Đặc biệt năm 2001 giá cà phê trên thị trường đã giảm xuống mức thấp Th­¬ng m¹i K3A - 08 - 19 -
  20. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn kim Dung nhất trong vòng 30 năm qua chỉ còn 445 USD/tấn, năm 2002 giá cà phê có nhích lên nhưng chỉ đạt 37,4% so với năm 1998. Bảng 3 : KẾT QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VINACAFE 1997 - 2002 Tốc độ phát triển liên Số tuyết đối hoàn(năm trước là 100%) Năm Số Giá bình Kim ngạch Số Giá bình Kim lượng quânUsd/tấn (Usd) lượng quânUsd/tấn ngạch (tấn) (tấn) (Usd) 1997 87.515 1.295 113.411.321 ….. ….. ….. 1998 76.463 1.583 121.070.738 87,4% 122.2% 106.7% 1999 72.785 1.194 86.904.218 83% 92.2% 76.6% 2000 171.333 619 106.014.395 195.8% 47.8% 93.5% 2001 192.826 445 85.807.570 220.3% 34.4% 75.7% 2002 215.624 592 127.649.400 246.4% 45.7% 112.6% Nguồn : VINACAFE Từ số liệu trên cho thấy : sự tăng giảm về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu liên quan mật thiết đến giá cà phê trên thị trường thế giới. Cà phê là một mặt hàng mang tính quốc tế nên giá cả của nó phụ thuộc rất lớn vào các nước xuất khẩu có thị phần quốc tế lớn, mà chủ yếu là Brazin và Côlômbia. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về cà phê, sự tích trữ cà phê của các nhà rang xay quốc tế, tình hình thời tiết các vùng sản xuất cà phê chủ yếu của thế giới và khối lượng tồn kho của các nước sản xuất và nhập khẩu cà phê. Đến nay, Việt Nam trở thành một nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới nhưng khả năng chi phối về giá hết sức hạn chế, giá xuất khẩu chủ yếu dựa vào giá thị trường Luân Đôn và NewYork. Mặt khác, Việt Nam chủ yếu sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta nên giá thấp hơn nhiều so với giá cà phê Arabica của các nước. Th­¬ng m¹i K3A - 08 - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2