TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Để đánh giá, đưa ra các giải pháp khắc phục được những tồn tại, bất cập; đồng thời<br />
đáp ứng được yêu cầu về quản lý NSX trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện<br />
nay, tôi lựa chọn đề tài luận văn “Giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách cấp<br />
xã trong công cuộc xây dựng NTM tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015”.<br />
2. Mục tiêu, đối tương và phương pháp nghiên cứu của đề tài<br />
- Mục tiêu: Đề ra phương hướng và giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách<br />
xã nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội nông thôn tỉnh Nam Định.<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý NSX trên địa tỉnh Nam Định.<br />
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thông tin thứ cấp được khai thác trên cơ sở<br />
các văn bản, báo cáo quyết toán, dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, báo cáo tổng kết<br />
qua các năm, các công trình nghiên cứu về ngân sách nhà nước, ngân sách xã...<br />
3. Nội dung chính của Luận văn<br />
<br />
3.1. Cơ sở lý luận chung về NSX và Chương trình xây dựng NTM:<br />
Ngân sách xã là một cấp ngân sách, là bộ phận cấu thành của Ngân sách nhà nước,<br />
là một bộ phận của bộ máy chính quyền cấp xã. Xây dựng nông thôn mới là biểu hiện cụ<br />
thể của phát triển nông thôn nhằm tạo ra một nông thôn có kinh tế phát triển, có đời sống<br />
về vật chất văn hoá và tinh thần tốt, có bộ mặt nông thôn hiện đại, bao gồm cả cơ sở hạ<br />
tầng phục vụ tốt cho sản xuất, phục vụ tốt cho đời sống và văn hóa của người dân.<br />
3.2. Thực trạng công tác quản lý NSX tại tỉnh Nam Định<br />
a) Những thành tựu đạt được: NSX đã có những chuyển biến tích cực, có sự thay<br />
đổi, phát triển nhanh về quy mô và chất lượng. Nguồn thu ngân sách xã cơ bản đảm bảo<br />
hoạt động của Đảng, chính quyền, đoàn thể, an sinh xã hội và một phần dành cho đầu tư<br />
phát triển, đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở địa<br />
phương. Công tác quản lý, điều hành ngân sách xã được nâng cao về chất lượng góp phần<br />
thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị và an ninh nông thôn.<br />
<br />
1<br />
<br />
b) Hạn chế, tồn tại: Ngân sách xã chưa thực sự là một cấp ngân sách hoàn chỉnh,<br />
quy mô còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; Quản lý thu ngân sách ở nhiều<br />
địa phương chưa tốt, còn để thất thu, nợ đọng nhiều; Công tác quản lý chi ngân sách chưa<br />
thực sự tiết kiệm và hiệu quả.<br />
3.3. Giải pháp nâng cao công tác quản lý NSX trong công cuộc xây dựng NTM<br />
- Thực hiện tốt quy trình quản lý NSX đảm bảo đúng Luật Ngân sách; Đổi mới cơ<br />
chế tổ chức thực hiện dân chủ, công khai trong quá trình quản lý NSX; Bổ sung, sửa đổi<br />
một số cơ chế, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn quản lý NSX.<br />
- Hoàn thiện cơ chế quản lý NSX phù hợp với cơ chế huy động và quản lý các<br />
nguồn vốn thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng NTM; Đẩy mạnh việc phân cấp<br />
nguồn thu và nhiệm vụ chi NSX. Tăng cường công tác đầu tư phát triển nguồn thu ngân<br />
sách xã và huy động sức dân hợp lý cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; Cần có<br />
cơ chế xử lý nợ ngân sách xã cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương;<br />
- Cơ quan thuế và chính quyền cấp cơ sở phải có sự phối hợp để tổ chức thu đúng,<br />
thu đủ, thu kịp thời các nguồn thu. Không ngừng tổ chức đào tạo, đào tạo lại cán bộ quản<br />
lý tài chính NSX để đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý;<br />
4. Kết luận: Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận<br />
về ngân sách nhà nước, ngân sách xã và chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới<br />
qua đó đã giúp ta hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về công tác quản lý ngân sách xã của nước ta<br />
nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng.<br />
Luận văn đã phản ánh thực trạng cơ chế quản lý ngân sách xã, phân tích được<br />
những ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại trong quản lý ngân sách xã để từ đó đề ra phương<br />
hướng và các giải pháp cơ bản hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trong giai đoạn<br />
hiện nay nhằm phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn, cũng như thực hiện thắng<br />
lợi Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015.<br />
Bên cạnh đó luận văn còn gợi mở một số những vấn đề đòi hỏi cần phải tiếp tục<br />
nghiên cứu bổ sung như cơ chế uỷ nhiệm thu cho chính quyền xã; vấn đề nâng cấp NSX<br />
thành cấp ngân sách hoàn chỉnh.<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />