Phương pháp Gây mê
lượt xem 11
download
Bác sĩ gây mê: Bác sĩ chuyên khoa gây mê có nhiệm vụ: • Đánh giá sức khoẻ của bệnh nhân, thảo luận với bệnh nhân về phương thức gây mê giảm đau cho từng trường hợp phẫu thuật cụ thể. • Thảo luận về những nguy cơ của phương thức gây mê đã được chọn lựa. • Đồng thuận với bệnh nhân về một phương án gây mê và kiểm soát đau. • Chịu trách nhiệm gây mê kiểm soát đau cho bệnh nhân, theo dõi chăm sóc bệnh nhân trong phẫu thuật và ngay sau phẫu thuật. Bác...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp Gây mê
- Gây mê A. Bác sĩ gây mê: Bác sĩ chuyên khoa gây mê có nhiệm vụ: • Đánh giá sức khoẻ của bệnh nhân, thảo luận với bệnh nhân về phương thức gây mê giảm đau cho từng trường hợp phẫu thuật cụ thể. • Thảo luận về những nguy cơ của phương thức gây mê đã được chọn lựa. • Đồng thuận với bệnh nhân về một phương án gây mê và kiểm soát đau. • Chịu trách nhiệm gây mê kiểm soát đau cho bệnh nhân, theo dõi chăm sóc bệnh nhân trong phẫu thuật và ngay sau phẫu thuật.
- Bác sĩ gây mê phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên khoa gây mê hồi sức hợp lệ. Bác sĩ gây mê hồi sức B. Các thể loại gây tê, gây mê 1- Tiền mê Tiền mê (khởi mê) là thuốc dùng cho bệnh nhân trước khi gây mê để giải lo âu. Chúng không thường xuyên được sử dụng. Bệnh nhân có thể được gây mê toàn thân, gây tê tại chỗ, gây tê từng vùng hoặc gây tê, mê phối hợp. a- Gây mê toàn thân
- Chuyên viên gây mê hồi sức Gây mê toàn thân là phối hợp nhiều loại thuốc giúp bệnh nhân ngủ mê và không đau đớn trong suốt thời gian phẫu thuật. Các thuốc được tiêm vào tĩnh mạch hoặc hít vào phổi dưới dạng khí. Một ống thở (nội khí quản) được đặt vào khí quản để giúp bệnh nhân thở trong khi mê. Ống này sẽ được rút ra khi bệnh nhân hồi tỉnh sau cuộc phẫu thuật.
- Ống nội khí quản Bác sĩ gây mê đang đặt ống nội khí quản
- Máy gây mê toàn thân b- Gây tê tại chỗ
- Gây tê tại chỗ Gây tê tại chỗ được dùng để gây tê một phần nhỏ trên cơ thể bệnh nhân. Nó được dùng khi các dây thần kinh được tiếp cận dễ dàng bằng thuốc nhỏ giọt, thuốc xịt, thuốc gel thoa hoặc thuốc tiêm. c- Gây tê vùng Khi gây tê một vùng rộng lớn của cơ thể, ví dụ: gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tuỷ sống. Các kỹ thuật này được dùng để chặn đứng cơn đau trong khi phẫu thuật. Bệnh nhân có thể tỉnh hoặc ngủ (do d ùng thêm thuốc an thần hoặc thuốc mê toàn thân) trong suốt cuộc phẫu thuật khi gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ.
- Phong bế đám rối thần kinh cổ C. Các nguy cơ của gây mê? Gây mê hiện đại thường rất an toàn. Tuy nhiên mỗi phương pháp gây mê đều có những nguy cơ tác dụng phụ hoặc biến chứng của nó. Một số biến chứng chỉ là tạm thời, trong khi một số khác có thể để lại những di chứng lâu dài.
- Nguy cơ gây mê tuỳ thuộc vào: • Các bệnh khác đi kèm • Các yếu tố cá nhân, như hút thuốc hoặc thừa cân • Phẫu thuật đơn giản hoặc phức tạp • Thời gian cuộc phẫu thuật ngắn hay kéo dài • Phẫu thuật chương trình hay cấp cứu. a- Tác dụng phụ và biến chứng thường gặp khi gây mê • Buồn nôn hoặc nôn • Nhức đầu • Đau hoặc bầm ở vị trí tiêm chích • Khô hoặc lở môi hoặc họng • Nhìn mờ, nhìn đôi hoặc chóng mặt • Tiểu khó. b- Tác dụng phụ và biến chứng ít gặp hơn khi gây mê • Đau nhức cơ • Yêú mệt • Phản ứng dị ứng nhẹ, sẩn ngứa
- • Tổn thương thần kinh tạm thời. c- Tác dụng phụ và biến chứng hiếm gặp khi gây mê • Tỉnh dậy trong lúc đang gây mê toàn thân • Tổn thương răng và răng giả • Tổn thương thanh quản và dây thanh, có thể gây khàn tiếng tạm thời • Phản ứng dị ứng và hen suyễn • Cục máu đông (huyết khối) ở chi dưới • Cơn co giật động kinh • Nhiễm trùng hô hấp (thường xảy ra ở người hút thuốc lá) • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn do kim đâm khi tiêm hoặc do đè ép lên thần kinh trong khi phẫu thuật • Làm xấu đi một tình trạng bệnh lý sẵn có. d- Nguy cơ hiếm gặp có thể gây tử vong • Dị ứng nặng hoặc sốc • Sốt cao độ • Đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim • Sặc hít (viêm phổi) • Liệt
- • Huyết khối trong phổi • Tổn thương não. Stephanie Kuleba tử vong do biến chứng tăng nhiệt ác tính sau gây mê để phẫu thuật thẩm mỹ ngực e- Nguy cơ tăng cao Nguy cơ tăng cao khi; − bệnh nhân lớn tuổi − hút thuốc lá − thừa cân − đang bị cảm cúm nặng, hen suyễn hoặc các bệnh lý phổi khác − đái tháo đường
- − bệnh tim − bệnh thận − tăng huyết áp − các tình trạng bệnh lý nặng khác Olivia Goldsmith tử vong do biến chứng tim mạch khi gây mê để phẫu thuật thẩm mỹ
- Các biến chứng thường gặp nhất trong gây mê: Tử vong (32%), chấn thương đường thở (6%), tổn thương dây thần kinh (16%), tổn thương não (12%), nguyên nhân khác (36%) f- Các nguy cơ của gây mê từng vùng
- Sơ đồ các vùng cảm giác trên cơ thể dùng để gây tê vùng + Hiếm gặp tổn thương các tổ chức chung quanh (ví dụ mạch máu, phổi) + Tổn thương thần kinh, do xuất huyết, nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân khác.
- Tổn thương thần kinh gây yếu, tê vùng cơ thể do thần kinh đó chi phối. Biến chứng này thường nhẹ và có thể phục hồi lại sau một thời gian ngắn. Tổn thương thần kinh rất hiếm khi nặng hoặc để lại di chứng vĩnh viễn. Đối với gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tuỷ sống, tổn thương có thể gây liệt nửa người dưới của cơ thể (paraplegia) hoặc toàn bộ cơ thể (quadriplegia). Gây tê ngoài màng cứng dùng cho thủ thuật sản khoa Các nguy cơ khác của gây tê tuỷ sống hoặc gây tê ngoài màng cứng là: • Nhức đầu. Thường chỉ là tạm thời nhưng có thể nghiêm trọng và kéo dài nhiều ngày. • Đau lưng. Thường chỉ là tạm thời do tổn thương ở vị trí tiêm thuốc. Ít khi là biến chứng lâu dài.
- • Tiểu khó. Thường chỉ là tạm thời, nhưng đối với một số đàn ông có thể cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tiết niệu. Gây tê ngoài màng cứng Gây tê ngoài màng cứng
- Gây tê tuỷ sống D. Trách nhiệm của bệnh nhân trước khi gây mê để phẫu thuật Bệnh nhân sẽ ít có nguy cơ tai biến do gây mê khi thực hiện các điều sau đây: + Giảm cân trước phẫu thuật để cải thiện chức năng tuần hoàn và hô hấp. Nếu thừa cân, giảm một số cân sẽ giảm đáng kể các nguy cơ khi gây mê. + Bỏ hút thuốc lá ít nhất 6 tuần trước phẫu thuật để tạo cơ hội cho phổi và tim cải thiện hoạt động. Hút thuốc làm giảm lượng oxygen trong máu và làm tăng các vấn đề về hô hấp trong và sau phẫu thuật.
- + Nên mang theo đến bệnh viện tất cả các thuốc đang dùng, các thuốc tự mua dùng không có chỉ định của bác sĩ, các loại thuốc thảo dược và đưa chúng cho bác sĩ gây mê kiểm tra. Báo cho bác sĩ gây mê tất cả các lần dị ứng và phản ứng phụ của thuốc mà bạn đã gặp phải. + Giảm uống rượu vì rượu có thể làm giảm tác dụng của thuốc gây mê. Tuyệt đối không được uống rượu trong vòng 24 giờ trước phẫu thuật. + Báo cho bác sĩ gây mê biết nếu có dùng các thuốc gây nghiện. + Nếu đang dùng Aspirin, Warfarin, Persantin, Clopidogrel (Plavix và Iscover) hoặc Asasantin, hãy hỏi các bác sĩ phẫu thuật và gây mê xe m có cần ngưng thuốc trước phẫu thuật hay không vì chúng có thể ảnh hưởng đến vấn đề đông máu. Không được tự ý ngưng các loại thuốc kể trên nếu chưa có ý kiến của các bác sĩ. + Báo cho bác sĩ phẫu thuật và gây mê biết nếu bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai. + Bạn cần báo cho các bác sĩ ở bệnh viện và bác sĩ gây mê biết nếu có những vấn đề sau đây: Các vấn đề về sức khoẻ Các bệnh lây nhiễm Các lần phẫu thuật trước
- Các bệnh nặng đã hoặc đang mắc Răng giả, mão răng, răng lung lay hoặc các vấn đề khác về răng hàm mặt Các bệnh mãn tính cần điều trị lâu dài bao gồm đái tháo đường, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn, tăng huyết áp. Dị ứng hoặc bất dung nạp thuốc các loại. + Tuyệt đối không được ăn, uống, nhai sing gum hoặc ngậm kẹo trước khi phẫu thuật. Bệnh nhân cần thông báo cho bệnh viện biết về lần ăn uống sau cùng của mình. Nếu mới ăn uống trong vòng từ 6 đến 8 giờ, cuộc mổ có thể bị trì hoãn hoặc đình chỉ. Điều này để đảm bảo dạ dày của bệnh nhân trống, không bị sặc hít trong khi gây mê, thức ăn từ dạ dày trào ngược vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp. E. Phục hồi sau phẫu thuật + Sau phẫu thuật, các điều dưỡng trong phòng hồi sức sẽ theo dõi sát cho đến khi bệnh nhân hồi tỉnh hoàn toàn. + Sau đó bệnh nhân sẽ được đưa trả về trại bệnh hoặc khu Phẫu Thuật Trong Ngày để nghỉ ngơi cho đến khi phục hồi hẳn rồi về nhà.
- + Bệnh nhân cần báo cho điều dưỡng nếu có các tác dụng phụ của thuốc mê, như nhức đầu, buồn nôn, hoặc nôn. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng một số thuốc để giảm bớt triệu chứng. + Bác sĩ gây mê hồi sức sẽ dùng thuốc giảm đau sau mổ, các thuốc khác và dịch truyền nếu cần thiết. Một số phương thức giảm đau sau mổ là: • Thuốc viên giảm đau – dùng cho tất cả các loại đau. Cần ăn uống được mới được dùng thuốc uống. Các thuốc này phải ít nhất ½ giờ mới phát huy tác dụng. • Thuốc tiêm – thường được dùng nhiều nhất để giảm đau. Tiêm bắp tác dụng sau 20 phút. Tiêm tĩnh mạch, tác dụng giảm đau sau vài phút. • Thuốc nhét hậu môn – viên thuốc nhỏ dùng nhét vào trực tràng để giảm đau. • Giảm đau bằng cách gây tê vùng và tại chỗ - đã được nói đến ở phần trên. • Nếu bệnh nhân đã được gây mê toàn thân, phẫu thuật viên thường tiêm thêm thuốc gây tê tại chỗ vào vết mổ khi bệnh nhân còn đang mê; động tác này có thể giúp giảm đau được thêm 4 – 6 giờ sau khi thuốc mê tan hẳn. F. Những điều cần tránh sau khi gây mê toàn phần
- Gây mê toàn thân sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của bệnh nhân trong thời gian 24 giờ. Để đảm bảo an toàn; Không điều khiển tất cả các loại xe cộ. Không vận hành tất cả các loại máy móc, kể cả các dụng cụ nấu nướng. Không đưa ra những quyết định quan trọng hay ký vào những văn bản có tính pháp lý. Không uống rượu, không dùng các chất có thể ảnh hưởng đến tâm thần, không hút thuốc lá. Chúng có thể phản ứng với các thuốc gây mê còn tồn đọng trong cơ thể. Nên có người lớn chăm sóc trong đêm đầu tiên sau gây mê phẫu thuật. BS ĐỒNG NGỌC KHANH
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Gây mê - Hồi sức cơ sở - ĐH Y dược Huế
145 p | 1070 | 240
-
Các phương pháp gây mê gây tê – triệu chứng gây mê và các biến chứng gây mê gây tê
28 p | 340 | 104
-
Các phương pháp gây mê gây tê
28 p | 250 | 71
-
Các phương pháp gây mê gây tê - triệu chứng gây mê và các biến chứng gây mê gây tê
57 p | 180 | 50
-
Bài giảng Các phương pháp gây mê – gây tê - BS. Tạ Ngân Giang
44 p | 151 | 22
-
Phương thức Gây mê
35 p | 123 | 9
-
Tài liệu về gây mê hồi sức
565 p | 21 | 6
-
Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây mê bằng sevoflurane và không sử dụng thuốc giãn cơ trong phẫu thuật nội soi cắt tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ
8 p | 99 | 4
-
Nghiên cứu phương pháp gây mê không sử dụng thuốc giãn cơ có đặt ống Univent cho phẫu thuật nội soi cắt tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ
9 p | 27 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp gây mê hồi sức để lấy tạng ghép ở bệnh nhân chết não hiến tạng
6 p | 69 | 3
-
Đánh giá sự thay đổi huyết động, tác dụng không mong muốn của phương pháp gây mê tĩnh mạch có kiểm soát nồng độ đích cho nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng tại Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội
6 p | 8 | 3
-
Bài giảng Đặt nội khí quản trong gây mê cho bệnh nhân có hội chứng Pierre Robin: Kinh nghiệm qua các ca bệnh - Ths.Bs. Nguyễn Thị Thu Hằng
26 p | 34 | 3
-
Bài giảng Đánh giá hiệu quả phương pháp gây mê Mask thanh quản trong thông tim và can thiệp tim bẩm sinh tại Trung tâm tim mạch – Bệnh viện E
18 p | 30 | 2
-
Hiệu quả của phương pháp gây mê không đặt ống nội khí quản cho phẫu thuật lồng ngực có nội soi hỗ trợ
5 p | 19 | 2
-
Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích trong phẫu thuật thay van hai lá
10 p | 70 | 2
-
So sánh phương pháp gây mê có và không có kiểm soát nồng độ đích với propofol trong phẫu thuật cắt tuyến giáp
7 p | 77 | 2
-
So sánh mức độ thay đổi nồng độ glucose máu và lượng insulin tiêu thụ trong mổ tim mở giữa phương pháp gây mê dùng fentanyl với sufentanil
7 p | 71 | 2
-
Nghiên cứu mức tiêu thụ sevofluran khi gây mê dòng thấp 0,5 hoặc 1 lít phút trong phẫu thuật bụng ở người cao tuổi
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn