intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Qua một trường hợp bệnh nhân bị mệt & tức ngực trái

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

100
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rối loạn chức năng nút xoang gây hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm là một căn bệnh khó chẩn đoán lẫn điều trị, phải dùng tới máy kích thích tim qua thực quản và kiểm tra điện tâm đồ liên tục 24 giờ mới xác định được bệnh, nhưng khi dùng thuốc lại đáp ứng rất chậm hoặc không hiệu quả. Chúng tôi đã áp dụng laser bán dẫn nội tĩnh mạch, do Trường đại học bách khoa TP. HCM chế tạo để giải quyết căn bệnh này, kết quả bước đầu rất khả quan. Anh Trần Hữu Lực,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Qua một trường hợp bệnh nhân bị mệt & tức ngực trái

  1. Qua một trường hợp bệnh nhân bị mệt & tức ngực trái Rối loạn chức năng nút xoang gây hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm là một căn bệnh khó chẩn đoán lẫn điều trị, phải dùng tới máy kích thích tim qua thực quản và kiểm tra điện tâm đồ liên tục 24 giờ mới xác định được bệnh, nhưng khi dùng thuốc lại đáp ứng rất chậm hoặc không hiệu quả. Chúng tôi đã áp dụng laser bán dẫn nội tĩnh mạch, do Trường đại học bách khoa TP. HCM chế tạo để giải quyết căn bệnh này, kết quả bước đầu rất khả quan. Anh Trần Hữu Lực, 46 tuổi, nam, sinh sống tại Khánh Hòa, nông dân, đến điều trị tại khoa lão Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Khánh Hòa vì mệt và tức ngực trái. Bệnh phát hơn một năm nay, biểu hiện tự nhiên bị hồi hộp, trống ngực từng cơn bất kỳ lúc nào trong ngày, lúc mới bị cơn thưa nhưng thời gian gần đây cơn dày hơn, mỗi lần lên cơn gây đau tức ngực trái, cảm giác như sôi
  2. sục ở bên trong, nhưng cũng có lúc tim đập rất chậm gần như ngừng đập, gây choáng váng muốn ngất xỉu. Các cơn không liên quan tới gắng sức, không liên quan tới tác động tâm lý hoặc thay đổi thời tiết. Sau các cơn này không để lại di chứng gì và hầu như bệnh nhân trở lại sức khỏe bình thường, nhưng chính điều đó làm bệnh nhân hoang mang lo lắng, phải nghỉ việc ở nhà để đi chữa bệnh. Khi khám ở các bệnh viện trong tỉnh, bệnh nhân được đo ECG, xét nghiệm máu, chụp X - quang, kết quả bình thường. Các dấu hiệu lâm sàng cũng không có gì đặc biệt nên không xác định rõ bệnh. Cũng có khi đi khám gặp cơn mệt và được chẩn đoán: rối loạn thần kinh thực vật. Bệnh nhân uống thuốc có lúc cảm giác dễ chịu nhưng cũng có lúc bệnh lại càng nặng hơn! Bệnh nhân tự đi khám ở một số bệnh viện tại TP.HCM, cũng được làm các xét nghiệm máu, ECG thường, ECG gắng sức, siêu âm tim… kết quả đều bình thường, nên chỉ được điều trị với chẩn đoán: cơn đau ngực không rõ kiểu mạch vành. Sau những đợt uống thuốc, bệnh không thuyên giảm, được kết luận bệnh lý không thuộc hệ tim mạch và giới thiệu sang khám và điều trị tại chuyên khoa nội thần kinh. Tại đây xác định suy nhược thần kinh, rồi cho thuốc điều trị ngoại trú từng đợt, sau một thời gian uống thuốc, bệnh nhân không chịu nổi vì càng mệt và tức ngực nhiều hơn… các cơn xuất hiện dày và kéo dài hơn, sức khỏe suy sút trầm trọng. Tiền sử bệnh nhân khỏe mạnh, không bị bệnh mãn tính, gia đình không ai bị tương tự. Bệnh nhân đến Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Khánh
  3. Hòa, khám ghi nhận: tỉnh, lo lắng, thể trạng trung bình, da niêm hồng, không phù, không sốt, hạch ngoại vi không lớn, không dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú. Khi khám bệnh nhận thấy: tim đều, rõ, huyết áp 120/70 mmHg, nhịp thở 18 lần/ph. Phổi trong, gan lách trong giới hạn bình thường, các cơ quan khác không có dấu hiệu bệnh lý. Các xét nghiệm huyết học, sinh hóa, nước tiểu, X - quang không có gì đặc biệt. Đo ECG: nhịp xoang chậm. Chẩn đoán ban đầu: rối loạn nhịp chậm. Trong những ngày chờ kết quả xét nghiệm, bệnh nhân liên tục xuất hiện các cơn như trước, đêm ngủ không yên hay giật mình gặp ác mộng. Bệnh nhân được hội chẩn, cho đặt điện cực tạo nhịp qua thực quản, kích thích tim bằng máy Pacemaker - NMP 1096 với tần số tăng dần từng bậc từ 70 lần/ph đến 170 lần/ph, kết hợp đo thời gian dẫn truyền trong xoang nhĩ. Bệnh nhân được mang máy Holter ECG theo dõi 24 giờ, từ đó xác định chính xác thời gian xuất hiện các kiểu cơn loạn nhịp nhanh, loạn nhịp chậm trong ngày. Các bác sĩ chẩn đoán xác định: đây là hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm, rối loạn chức năng nút xoang, bệnh hai nút. Loạn nhịp tim Loạn nhịp luôn là vấn đề phức tạp trong tim mạch học cả ở giai đoạn chẩn đoán và điều trị. Nhiều căn bệnh đến nay chưa thực sự biết rõ và có loại loạn nhịp vẫn chưa tìm được phương thức điều trị nào cho thích hợp. Rối loạn chức năng nút xoang gây hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm là một trong những căn bệnh như vậy.
  4. Nút xoang nằm phía trên bên phải của tâm nhĩ phải, với kích thước rất nhỏ, có chức năng quan trọng là làm chủ nhịp điều khiển trái tim hoạt động đều đặn trong suốt cuộc sống của con người. Ở đó luôn phát ra những xung điện, kết quả của quá trình trao đổi nhiều ion phức tạp gọi là điện thế hoạt động. Điện thế hoạt động bắt đầu từ nút xoang lan ra khử cực ở nhĩ phải rồi nhĩ trái tạo sóng P, xung động dẫn truyền xuống theo ba đường liên nút: trước (bó backmann), giữa (bó wenckeback) và sau (bó thorel). Nút nhĩ - thất chủ yếu làm nhiệm vụ dẫn truyền, xung động tiếp tục được truyền xuống dưới thân chung bó his rồi tách ra nhánh phải và nhánh trái, lan tỏa theo mạng purkinje, gây khử cực ở thất theo trình tự từ nội tâm mạc ra ngoại tâm mạc. Sau đó là quá trình tái cực từ nội tâm mạc ra ngoại tâm mạc. Nhưng đúng vào lúc này cơ tim co bóp mạnh nhất, chèn ép lớp nội mạc làm quá trình tái cực xảy ra từ ngoài vào trong. Khi có một nguyên nhân về xơ hóa, thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, chấn thương… sẽ gây ra mất điều hòa của nút xoang làm tính tự động đều đặn của nó bị rối loạn. Các triệu chứng chính: ngất, choáng váng là triệu chứng thường gặp. Cũng có thể gặp mệt mỏi, đau ngực và ngộp thở. Một số bệnh nhân lớn tuổi có khi rối loạn tiêu hóa hoặc thay đổi tinh thần. Những bệnh nhân có hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm đôi khi chỉ bị hồi hộp hoặc biến chứng thuyên tắc. Điều trị bằng laser công suất thấp
  5. Do triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu kèm nhiều kiểu rối loạn nhịp khác nhau, nên điều trị phải được cân nhắc theo từng bệnh nhân cụ thể. Điều trị bằng phương pháp thông thường: bác sĩ cho dùng thuốc chống loạn nhịp hoặc đặt máy tạo nhịp. Đối với bệnh nhân có hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm, dùng thuốc thường không hiệu quả vì đây là loại loạn nhịp hai chiều. Khi đã xác định được căn nguyên bệnh lý nhưng điều trị cũng gặp khó khăn, vì kiểu loạn nhịp hai hướng đối nghịch nhau, khó có loại thuốc nào tác động được cả hai chiều, bởi vậy thuốc uống rất thận trọng, tránh cho bệnh nhân phải chịu những cơn nhịp quá nhanh hoặc quá chậm. Điều trị bằng laser công suất thấp: điều trị laser nội mạch, có tác dụng làm tuần hoàn lưu thông tốt, nâng cao được tính hòa tan của các vật chất trong nội mô. Từ đó làm giảm độ đông dính của các albumin và độ kết dính tiểu cầu, vi tuần hoàn được lưu thông tốt. Sử dụng tác dụng của laser khi đặt nội mạch để điều trị làm tăng khả năng biến dạng của hồng cầu, tạo điều kiện trao đổi chất và oxy, tăng cường oxy cho tổ chức. Vì vậy nó phục hồi chức năng cơ tim do thiếu oxy. Đồng thời các tế bào máu hấp thụ quang tử, chuyển quang tử thành năng lượng cho tế bào sống. Một mặt hệ thống chất xúc tác cũng được kích hoạt thúc đẩy thay thế chất hữu cơ, giúp cho việc hồi phục các cơ bị tổn thương. Laser có thể điều chỉnh trao đổi các hormon nội tiết tố, giảm phản ứng oxy hóa, tăng tốc độ thanh trừ gốc tự do giúp sự phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương, kích thích chuyển hóa năng
  6. lượng trong cơ tim và chức năng của hệ dẫn truyền. Đây là cơ sở để chúng tôi có thể ứng dụng laser nội mạch điều trị căn bệnh này. Phương pháp chẩn đoán các bệnh nhân thực hiện trong nghiên cứu này: bệnh nhân được dùng máy kích thích tâm nhĩ qua thực quản để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây rối loạn chức năng nút xoang. Đây là một phương pháp thăm dò chuyên sâu có độ tin cậy cao. Tiếp theo họ được mang máy Holter điện tâm đồ 24 giờ để xác định chính xác các cơn rối loạn nhịp trong ngày. Tổng số có 5 bệnh nhân, thời gian điều trị trung bình: 20 - 30 ngày, trung bình một lần điều trị: 30 - 40 phút. Kết quả: cả 5 bệnh nhân sau ba lần điều trị bằng laser, nhịp tim đều trở lại mức ổn định, độ dao động nhịp tim không còn như trước. Quay lại với bệnh nhân trên, ban đầu được điều trị bằng thuốc để cải thiện chức năng. Sau đó, bệnh nhân được điều trị bằng laser nội tĩnh mạch. Sau ba lần, bệnh nhân cải thiện triệu chứng nhanh và ổn định, không còn cơn mệt ngực, không còn choáng váng, nhịp tim ổn định dần, các cơn loạn nhịp thưa hơn. Sau một tuần, bệnh nhân khỏe hơn, đêm ngủ ngon, không còn lên cơn nhịp nhanh, nhịp chậm, được xuất viện và theo dõi ngoại trú. Một căn bệnh khó chẩn đoán và chữa trị Bệnh phát một cách từ từ, lúc đầu cảm giác khó chịu không rõ ràng nên dễ bỏ qua, bệnh nhân không đi khám vì bản thân cũng không thể mô tả chính xác mình bị rối loạn như thế nào. Khi bệnh có chiều hướng nặng hơn thì chỉ một mình
  7. bệnh nhân cảm nhận sự khác thường này. Khi khám lúc đầu khó xác định bệnh bởi những lúc khám các dấu hiệu lâm sàng hầu như không biểu hiện, bệnh nhân ở trạng thái bình thường, nếu bệnh nhân đau tức ngực dễ nhầm đau ngực do mạch vành, nhưng các xét nghiệm thông thường cũng như chuyên sâu đặc trưng khảo sát về mạch vành đều bình thường. Khi bắt được cơn nhịp chậm có thể nhầm với tình trạng cường phó giao cảm quá mức bệnh lý của tuyến giáp, hay một bệnh lý nội khoa nào đó. Tuy nhiên khác biệt ở chỗ không phải lúc nào nhịp tim cũng chậm. Nếu bắt được cơn nhịp nhanh có thể cho rằng cơn nhịp nhanh cường giao cảm… Khi đã xác định được căn nguyên bệnh lý nhưng điều trị cũng gặp khó khăn, vì kiểu loạn nhịp hai hướng đối nghịch nhau, khó có loại thuốc nào tác động được cả hai chiều, bởi vậy giai đoạn đầu thuốc uống rất thận trọng tránh cho bệnh nhân phải chịu những cơn nhịp quá nhanh hoặc quá chậm, kết quả cải thiện không đáng khả quan. Trái lại, điều trị laser nội mạch có nhiều ưu điểm như đã nói ở trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2