Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
QUAN ĐIỂM VỀ ĐỒNG TÍNH CỦA SINH VIÊN Y TẾ CÔNG CỘNG<br />
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010<br />
Tô Minh Ngọc*, Trương Phi Hùng**, Phạm Hằng Hà***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Tại Việt Nam, việc kỳ thị và xa lánh người đồng tính (NĐT) vẫn còn nặng nề. Để cải thiện<br />
vấn đề kỳ thị trong xã hội, nhân viên y tế công cộng hơn ai hết cần có thái độ và kiến thức đúng đắn đối với<br />
đồng tính (ĐT). Điều đó thúc đẩy việc tiến hành một nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu quan điểm về<br />
đồng tính của sinh viên Y Tế Công Cộng (SVYTCC).<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chính là tìm hiểu quan điểm về ĐT (kiến thức,<br />
thái độ, nguyên nhân kỳ thị ĐT), mục tiêu phụ là tìm hiểu trải nghiệm chứng kiến sự kỳ thị và giải pháp<br />
cải thiện sự kỳ thị ĐT của SVYTTC. Từ đó, có cái nhìn khoa học và nền tảng cơ bản để thực hiện những<br />
nghiên cứu sâu hơn về đề tài quan điểm của nhân viên y tế đối với ĐT.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Mẫu được<br />
chọn theo phương pháp thuận tiện và quả bóng tuyết.<br />
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy sự thiết sót trầm trọng kiến thức khoa học về ĐT , cũng như thái độ ác<br />
cảm đối với NĐT trong SVYTCC. Nguyên nhân gây nên sự kỳ thị ĐT đến từ nhiều phía, gia đình - bạn bè<br />
- thầy cô - xã hội. Hầu hết SV đã gặp NĐT và chứng kiến sự kỳ thị ĐT xảy ra trong xã hội. Vì vậy họ đều<br />
thống nhất rằng xã hội cần nhanh chóng có giải pháp để cải thiện sự kỳ thị đó, những giải pháp được đưa<br />
ra cần sự phối hợp từ các ngành như giáo dục, truyền thông, pháp luật.<br />
Kết luận: Để cải thiện sự kỳ thị ĐT trong xã hội hiện nay, cần có những giải pháp liên ngành trong<br />
xã hội, cũng như nhiều nghiên cứu đi sâu hơn về đề tài ĐT. Trong đó, SVYTCC là đối tượng chủ chốt góp<br />
phần quan trọng trong việc cải thiện sự kỳ thị ĐT.<br />
Từ khóa: Nghiên cứu định tính, quan điểm về đồng tính, sinh viên Y Tế Công Cộng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE OPION ABOUT HOMESEXUAL IN PUBLIC HEALTH STUDENTS AT UNIVERSITY<br />
OF MEDICAL AND PHARMACY OF HO CHI MINH CITY, 2010<br />
To Minh Ngoc, Truong Phi Hung, Pham Hang Ha<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 93 - 97<br />
Background: In VietNam, the discrimination in homosexual has been still a serious problem. Solving<br />
this problem, public health officers, more over must have the right knowledge and attitude of homosexual. It<br />
is made motivation to lead us to work on a quanlitative research the opinion about homosexual in public<br />
health students.<br />
Objectives: The main objective is students’s opinion about homosexual (knowledge, attitude,<br />
discrimination causes). The secondary objective is the experiences of seeing real homosexual discriminated<br />
<br />
*<br />
<br />
Cử nhân Y tế Công cộng niên khóa 2006-2010<br />
Bộ môn Tổ chức- Quản lý y tế, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh<br />
***<br />
Trung tâm thực hành cộng đồng, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh<br />
Địa chỉ liên hệ: CN. Tô Minh Ngọc<br />
ĐT: 0908088210<br />
Email : minototo@ytecongcong.com<br />
**<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
93<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
situations and the solution to reduce the discrimination in homosexual. When we get the scientific and basic<br />
foundation, we can develop the research deeply about the health officer’s opinion about homosexual.<br />
Method: In this qualitative study, in-depth interview and group discussion, patterns were used to get<br />
the informations. These interviewees were recruited by convenient and snowball methods of sampling.<br />
Results: The research showed a grave lack of scientific informations about homosexual of public health<br />
students, as well as their enmity against homosexual. The reasons caused that discrimination come from<br />
many sources, family – friends – teachers – society. Most students have seen homosexual and also the<br />
discriminated situations in society. Hence, all of them agree that we need the solution to reduce that<br />
discrimination as soon as possible, the solutions are required the coordination from many fields such as<br />
education, communication and laws.<br />
Conclusion: In order to reduce the discrimination to homosexual, comprehensive intervention<br />
programmes which are relevant to many objects and many fields, should be considered together with<br />
proceeding deeper well-conducted reseaches about this problems. Among of them, public health students<br />
have a important role of the movement.<br />
Key words: Qualitative study, opinion about homosexual, public health student.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam,<br />
chương trình điều tra quốc gia năm 2009 đã<br />
công bố tỷ lệ NĐT trong vị thành niên và<br />
thanh niên chiếm từ 2 – 5%. Mặc dù vậy, việc<br />
kỳ thị và xa lánh họ tại Việt Nam vẫn còn<br />
nặng nề, mà hậu quả của sự kỳ thị không chỉ<br />
dừng lại ở mức độ gây thiệt hại tinh thần cho<br />
nạn nhân mà còn dẫn đến những tác hại nặng<br />
nề cho NĐT như bị xa lánh, coi thường, và khi<br />
không chịu nổi sức ép từ gia đình và xã hội,<br />
họ sẽ có những hành động dại dột, thậm chí<br />
là tự sát.(3)<br />
<br />
Đây là một nghiên cứu định tính – hiện<br />
tượng học, thực hiện việc tìm hiểu và mô tả<br />
thực trạng kỳ thị ĐT trong sinh viên YTCC<br />
ĐHYD TP.HCM. Số liệu được thu thập bằng<br />
phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận<br />
nhóm, với kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc và<br />
câu hỏi mở. Nghiên cứu được tiến hành tại<br />
khoa YTCC ĐHYD TP.HCM từ tháng 5 – 7<br />
năm 2010, với đối tượng đích là SVYTCC<br />
chính quy và đối tượng liên quan là giảng<br />
viên chủ nhiệm tại khoa.<br />
<br />
Điều đó đã thúc đẩy thực hiện một nghiên<br />
cứu về đề tài đồng tính, cụ thể hơn là nghiên<br />
cứu quan điểm về ĐT của SVYTCC. Bởi vì<br />
hơn ai hết, chính những nhân viên y tế tương<br />
lai này sẽ góp một phần không nhỏ trong việc<br />
tác động đến định hướng của cộng đồng qua<br />
công tác truyền thông, lập kế hoạch y tế.<br />
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu<br />
chính là tìm hiểu quan điểm về đồng tính,<br />
mục tiêu phụ là trải nghiệm chứng kiến sự kỳ<br />
thị và giải pháp cải thiện sự kỳ thị của<br />
SVYTCC ĐHYD TP.HCM năm 2010.<br />
<br />
94<br />
<br />
Các buổi phỏng vấn được ghi nhận với hai<br />
hình thức: thu âm và ghi chép. Công cụ được<br />
sử dụng trong các buổi phỏng vấn là bộ câu<br />
hỏi hướng dẫn phỏng vấn. Sau phỏng vấn,<br />
nội dung ghi âm được chuyển thành dạng văn<br />
bản và được phân tích theo mục tiêu nghiên<br />
cứu đã đề ra. Nghiên cứu được tiến hành<br />
không vi phạm các vấn đề y đức. Các cuộc<br />
phỏng vấn được tiến hành trên cơ sở tự<br />
nguyện, có sự đồng ý tham gia của người<br />
được phỏng vấn. Các dữ liệu được giữ bí mật<br />
và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu đã thực hiện 8 buổi phỏng<br />
vấn sâu (5 buổi đối với sinh viên và 3 buổi đối<br />
với giảng viên), 4 buổi thảo luận nhóm (mỗi<br />
buổi 6 sinh viên).<br />
<br />
Thái độ và kiến thức về ĐT<br />
Ý kiến phản đối lấn át những câu trả lời,<br />
với những cái nhìn rất đa dạng. Dù hầu hết<br />
sinh viên đều hiểu ĐT là tình cảm giữa hai<br />
người cùng giới, nhưng đối với một vài sinh<br />
viên, khái niệm này là một căn bệnh. Nguyên<br />
nhân gây bệnh thì rất đa dạng, như người mẹ<br />
mang thai gặp chuyện buồn, biến động hooc<br />
môn tâm lý, một bệnh như viêm gan, lao…<br />
Tất cả sinh viên đều cho biết không được học<br />
kiến thức khoa học về ĐT trong trường học.<br />
<br />
Nguyên nhân kỳ thị ĐT<br />
Về phía gia đình, điều phổ biến nhất mà<br />
người lớn nói với con mình về ĐT là tránh xa<br />
họ ra, gây nên một ảnh hưởng rõ rệt đến suy<br />
nghĩ của các sinh viên. Về phía bạn bè, nếu cả<br />
nhóm hay bạn bè xung quanh kỳ thị thì sự<br />
ảnh hưởng của đám đông có thể tác động đến<br />
từng cá nhân. Về phía thầy cô, dù không được<br />
trực tiếp nghe thầy cô chia sẻ nhưng nhiều<br />
bạn sinh viên có cảm giác suy nghĩ của thầy<br />
cô nghiêng về phần ác cảm hơn.<br />
Về phía xã hội, sự khác biệt văn hóa Đông<br />
Tây được đề cập đến rất nhiều, như phong<br />
tục, tập quán, truyền thống. Suy nghĩ đóng<br />
khung, quan niệm cổ điền về tình dục phải là<br />
2 người khác giới. Do đó, con người thường<br />
cảm thấy sợ hãi thậm chí ghê tởm với những<br />
gì khác mình, dẫn đến ý muốn trừ khử ĐT ra<br />
khỏi cuộc sống. Khá nhiều bạn có cùng quan<br />
điểm là tâm lý hùa theo đám đông, nên xã hội<br />
không cách nào tiếp cận được NĐT.<br />
<br />
Những trải nghiệm chứng kiến sự kỳ<br />
thị ĐT<br />
Ấn tượng của sinh viên về NĐT là những<br />
người có những hành vi thái quá nơi công<br />
cộng. Tuy thiểu số, nhưng cái nhìn tốt đẹp,<br />
bình thường đối với người đồng tính vẫn hiện<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
diện. Những tình huống NĐT bị kỳ thị xảy ra<br />
trong cuộc sống hằng ngày, được các sinh<br />
viên chia sẻ, như NĐT bị bạo lực thể chất, bị<br />
hăm dọa, sỉ nhục bằng miệng, bị trêu ghẹo, bị<br />
lánh xa cô lập. Những tình huống khác: Ánh<br />
mắt thù hằn, khinh bỉ hay cấm kết hôn đồng<br />
tính cũng được xem các sinh viên xem như kỳ<br />
thị NĐT.<br />
<br />
Giải pháp cải thiện sự kỳ thị ĐT<br />
Về mặt truyền thông, thực hiện một phim<br />
phóng sự do chính NĐT thực hiện để cải<br />
thiện xu hướng khép kín của họ hiện nay. Về<br />
mặt giáo dục, đưa kiến thức ĐT vào trường<br />
học như học kỹ năng sống, giáo dục sức khỏe<br />
hay giáo dục giới tính. Giáo dục trong học<br />
đường, qua góc truyền thông của bác sĩ, tư<br />
vấn qua điện thoại là những giải pháp khác.<br />
Về mặt luật pháp, không nên cấm người đồng<br />
tính kết hôn, cho phép chuyển đổi giới.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Hầu hết sinh viên trả lời phỏng vấn đều<br />
hiểu ĐT là tình cảm giữa hai người cùng giới.<br />
Những câu trả lời rành mạch về ĐT cho thấy<br />
khái niệm ĐT hiện nay không còn là một điều<br />
quá xa lạ với họ. Tuy nhiên điều đó chưa nói<br />
lên được là sinh viên YTCC có một nền tảng<br />
kiến thức khoa học vững chắc và đúng đắn về<br />
đồng tính. Ý kiến phản đối hầu như lấn át<br />
trong những câu trả lời, với những cái nhìn<br />
rất đa dạng. Không thích, không dám đến<br />
gần, rất ghét, rất ghê tởm… là những câu trả<br />
lời theo khuynh hướng ác cảm của sinh viên<br />
YTCC. Vấn đề giới trẻ chạy theo trào lưu<br />
đồng tính gặp thái độ phản đối kịch liệt. Và<br />
đó cũng là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất,<br />
thường xuyên nhất trong những buổi phỏng<br />
vấn. Có thể nói chính trào lưu đồng tính này<br />
đã gây sóng gió một thời gian trong xã hội ta,<br />
khi mà hàng loạt những bài báo đồng loạt<br />
đăng tải rất nhiều thông tin về đời sống ĐT.<br />
Vô hình trung đã tạo nên những ấn tượng rất<br />
không tốt đẹp về hai chữ “đồng tính” trong<br />
tiềm thức của xã hội, và càng khiến cho cán<br />
<br />
95<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
cân đồng tình – chống đối đối với NĐT lệch<br />
về phía tiêu cực. (2)<br />
Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quan<br />
điểm về ĐT có rất nhiều hướng. Từ gia đình<br />
cho đến xã hội, mỗi một cá nhân, mỗi hành<br />
động đều có thể tác động đến suy nghĩ của<br />
các bạn sinh viên. Qua kết quả thu được, điều<br />
phổ biến nhất mà người lớn nói với con mình<br />
về NĐT là tránh xa họ ra. Thái độ ác cảm từ<br />
phía gia đình hầu như chiếm gần hết các câu<br />
trả lời. Những điều đó gây nên một ảnh<br />
hưởng rõ rệt đến suy nghĩ của các sinh viên<br />
đối với NĐT. Đối với sinh viên thì sự ảnh<br />
hưởng từ bạn bè là gần gũi nhất. Điều này cho<br />
thấy một hướng tiếp cận mới trong truyền<br />
thông cải thiện thái độ kỳ thị đối với ĐT là<br />
thông qua nhóm bạn bè. Suy nghĩ hay cách<br />
ứng xử của thầy cô cũng có tầm ảnh hưởng<br />
nhất định đến học trò. Điều này được các bạn<br />
sinh viên khẳng định. Tuy nhiên qua phỏng<br />
vấn, hầu hết sinh viên cho biết chưa từng<br />
nghe giảng viên chia sẻ về vấn đề này, cũng<br />
như chưa hề có buổi thảo luận nào về ĐT.<br />
Trong những ảnh hưởng từ phía xã hội, có<br />
thể nói cốt yếu xoay quanh vấn đề truyền<br />
thông trong xã hội. Xét mặt tích cực, việc các<br />
báo liên tục đăng tải vấn đề này đã cung cấp<br />
cho bạn đọc hiểu biết nhất định về NĐT. Tuy<br />
nhiên, vẫn còn cả những thông tin chưa thực<br />
chuẩn xác, ảnh hưởng đến cái nhìn về NĐT<br />
cũng như cộng đồng của họ. Trước tiên phải<br />
xác định đây là vấn đề khoa học, xã hội, sau<br />
đó là truyền thông.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu<br />
được những vấn đề sau:<br />
Mục tiêu<br />
<br />
Kết luận<br />
<br />
Thái độ Khái niệm về Hầu hết SV đều có hiểu biết về<br />
và kiến<br />
ĐT<br />
khái niệm ĐT<br />
thức Kiến thức về Thiếu trầm trọng kiến thức khoa<br />
ĐT<br />
học về ĐT<br />
Thái độ đối<br />
với ĐT<br />
<br />
96<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
Vấn đề ĐT<br />
SV kịch liệt phản đối ĐT theo mốt<br />
thật giả<br />
Từ gia đình<br />
<br />
Người lớn không chấp nhận ĐT<br />
<br />
Nam ác cảm với ĐT hơn nữ<br />
Chơi với NĐT bạn bè sẽ nghĩ<br />
mình bị ĐT<br />
Chưa được chia sẻ nhiều, sinh<br />
Nguyên Từ thầy cô<br />
viên không biết rõ<br />
nhân kỳ<br />
1/<br />
Văn<br />
hóa, truyền thống 2/<br />
thị<br />
Nguyên nhân gây Aids 3/ Xã hội<br />
không tiếp cận được NĐT 4/ Thiếu<br />
kiến thức về ĐT 5/ Tâm lý đám<br />
Từ xã hội<br />
đông kỳ thị 6/ Người lớn khó chấp<br />
nhận đồng tính 7/ Đồng tính là trái<br />
lẽ tự nhiên 8/ Một phần nhỏ NĐT<br />
có lối sống gây phản cảm<br />
Từ bạn bè<br />
<br />
Ấn tượng từ<br />
NĐT<br />
Những<br />
trải<br />
nghiệm Chứng kiến<br />
sự kỳ thị<br />
Giáo dục<br />
Giải<br />
pháp<br />
cải<br />
thiện<br />
<br />
Truyền<br />
thông<br />
Luật pháp<br />
<br />
Khác thường, phản cảm, hành<br />
động thái quá<br />
4 hình thức kỳ thị đều có<br />
Diễn ra trong đời sống thường<br />
ngày<br />
Đưa kiến thức ĐT vào giảng dạy<br />
trong nhà trường<br />
Dùng phim ảnh tác động<br />
Báo chí đăng tin khách quan về<br />
NĐT<br />
Quy định pháp luật bảo vệ NĐT<br />
khỏi sự kỳ thị<br />
Cho phép kết hôn cùng giới<br />
<br />
Qua đó có thể nêu ra các đề xuất nhằm cải<br />
thiện sự kỳ thị ĐT, có thể áp dụng tại trường<br />
học và cho cộng đồng. Cần đưa kiến thức<br />
khoa học về ĐT vào giáo dục nhà trường.<br />
Tránh việc truyền thông kêu gọi hãy cảm<br />
thông và xem đó như một căn bệnh. Tách rời<br />
sự kết nối ĐT khỏi tệ nạn xã hội bằng cách<br />
tránh những thông tin giật gân tiêu cực về<br />
NĐT. Bên cạnh đó, việc thực hiện những<br />
nghiên cứu nhằm phân tích sâu hơn về chủ đề<br />
này là hết sức cần thiết.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Kỳ thị, ác cảm chiếm đa số<br />
<br />
Kết luận<br />
<br />
Deirdre Conner.2009. Discrimination against GLBT<br />
individuals widespread in Jacksonville. Jacksonville.com.<br />
http://www.jcci.org/jcciwebsite/ pages/studiesbyyear.html<br />
(21 tháng 5 năm 2010)<br />
Daniel J. Marcelle.2005. The Center for Advanced Research<br />
in Phenomenology. http://www.phenomenologycenter.org/<br />
(22 tháng 5 năm 2010)<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
3.<br />
<br />
Viện iSEE.2009.Bài viết nghiên cứu mới nhất về người đồng<br />
tính<br />
của<br />
viện<br />
nghiên<br />
cứu<br />
iSee.Devilicious<br />
Magazine.http://www.facebook.com/note.php?note_id=205<br />
388363812 (21 tháng 5 năm 2010)<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
4.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Vương Văn Việt.2009. Thay đổi cách nhìn về người đồng<br />
tính.Người<br />
lao<br />
động.<br />
http://www.laodong.com.vn/Home/Thay-doi-cach-nhin-venguoi-dong-tinh/20096/141495.laodong<br />
(19<br />
tháng<br />
5<br />
năm 2010.<br />
<br />
97<br />
<br />