intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan hệ thương mại giữa Nhật Bản với Philippin từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết bàn về chính sách “một cổ hai tròng”, thuộc địa của Tây Ban Nha và sau đó là Mỹ, nhưng mối quan hệ giao thương giữa Nhật Bản và Philippin từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX cũng diễn ra tương đối sôi động và có nhiều điểm sáng, tạo tiền đề và sợi dây kết nối cho mối quan hệ hai bên cũng như trong khu vực trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan hệ thương mại giữa Nhật Bản với Philippin từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX

  1. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA NHẬT BẢN VỚI PHILIPPIN TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NHỮNG NĂM 30 CỦA THẾ KỶ XX Trần Thị Kiều Oanh Khoa Nhật Bản học, Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam TÓM TẮT Cuối thế kỷ XIX sau “cải cách Minh Trị” thành công, Nhật Bản ra sức phát triển thƣơng nghiệp, để hỗ trợ cho phát triển công nghiệp và lƣu thông hàng hóa. Philippin vốn là một nƣớc gần Nhật Bản về địa lý và có quan hệ với Nhật Bản từ lâu, lại là nƣớc có tiềm năng về nông lâm thủy sản nên đã nhanh chóng tạo mối quan hệ giao thƣơng trở lại. Tuy phải chịu chính sách “một cổ hai tròng”, thuộc địa của Tây Ban Nha và sau đó là Mỹ, nhƣng mối quan hệ giao thƣơng giữa Nhật Bản và Philippin từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX cũng diễn ra tƣơng đối sôi động và có nhiều điểm sáng, tạo tiền đề và sợi dây kết nối cho mối quan hệ hai bên cũng nhƣ trong khu vực trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo. Từ khóa: Nhật Bản, Philippin, thƣơng mại, quan hệ thƣơng mại, xuất nhập khẩu. 1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA NHẬT BẢN VÀ PHILIPPIN 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Philippin là đảo quốc thuộc khu vực Đông Nam Á. Diện tích 300,000 km2. Hai hòn đảo lớn nhất là Luzon và Mindanao chiếm hơn 2/3 diện tích của Philippin, nằm ở hai đầu Bắc và Nam, xen giữa là nhiều đảo nhỏ. Hệ thống núi và cao nguyên phức tạp. Đồng bằng nhỏ hẹp, nằm giữa các dãy núi hoặc ven biển. Rừng chiếm diện tích một nửa quần đảo. Đất nông nghiệp chiếm khoảng 20% diện tích, nhƣng có lƣợng nƣớc tự nhiên dồi dào, điều kiện thổ nhƣỡng và thời tiết tƣơng đối thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Philippin có tài nguyên khoáng sản phong phú: vàng có trữ lƣợng đứng thứ hai trên thế giới, đồng, sắt, mangan, croom,... 1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Năm 1571 Tây Ban Nha chiếm Manila, và những năm sau đó họ thiết lập quyền kiểm soát ở Philipin. Trong hơn 4 thế kỷ xây dựng và duy trì ách thống trị, thực dân Tây Ban Nha thiết lập và phát triển Manila nhƣ một trung tâm thƣơng mại, cảng biển quốc tế và chế độ đồn điền ở khắp Philippin. Các loại cây công nghiệp nhƣ cao su, mía, thuốc lá, gai,... để cung cấp cho chính quốc và xuất khẩu. Bên cạnh đó, thực dân Tây Ban Nha cũng đẩy mạnh khai thác khoáng sản. Cùng với quá trình thực dân hóa của mình, Tây Ban Nha cũng tăng cƣờng truyền giáo tại Philippin. Dƣới chế độ thực dân Tây Ban Nha đa số ngƣời dân Philippin đã theo đạo Thiên Chúa. Năm 1898, Mỹ đã thay thế Tây Ban Nha, xây dựng chủ nghĩa thực dân kiểu mới của mình trên đất nƣớc này. Dựa trên chính sách “hợp để trị” của Tây Ban Nha trƣớc đó, Mỹ đã cho thành lập nhà nƣớc “Cộng hòa Philippin” theo hình thức “tam quyền phân lập” mà trên thực tế là dƣới sự điều khiển của một viên toàn quyền Mỹ. Mỹ đã dùng sức mạnh quân sự, kinh tế của mình để điều khiển nhà nƣớc Philippin, mục đích chính cũng là khai thác thuộc địa và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa, xây dựng vùng đệm để 1186
  2. tiến xuất các quốc gia Đông Nam Á khác. Mỹ đã xây dựng một chế độ tự do quan thuế ở Philippin, tạo điều kiện cho phát triển thƣơng mại, nhƣng Mỹ với vai trò mẫu quốc vẫn đƣợc ƣu tiên nhất. Với địa hình đảo quốc, bờ biển dài, nhiều eo biển nhỏ, Philippin phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản. 2. PHÂN TÍCH QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA NHẬT BẢN VÀ PHILIPPIN Các nƣớc Đông Nam Á nói chung và Philippin nói riêng đƣợc coi là nơi nhiều tiềm năng về thƣơng mại, nhân công và khai thác tài nguyên. So với các nƣớc Đông Nam Á còn lại, Philippin có vị trí địa lý gần với Nhật Bản hơn nên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên phát triển quan hệ. Về đối ngoại, sau thời gian “tỏa quốc”, Nhật Bản mở rộng quan hệ đối ngoại, đặc biệt là về quan hệ thƣơng mại, nhằm giải quyết vấn đề nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Nhật Bản tiến hành đầu tƣ ở Philippin trên nhiều lĩnh vực nhằm giải quyết những nhu cầu cấp thiết này. 2.1. Về kim ngạch xuất nhập khẩu Biểu đồ: Giá trị xuất nhập khẩu của Philippin với Nhật Bản [7, p.127] ----giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản _ giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản Quan hệ thƣơng mại giữa Nhật Bản với Philippin trong giai đoạn này là quan hệ mang tính song phƣơng, hai chiều. Qua biểu đồ cho thấy giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu tăng từ đầu thế kỷ và đạt mốc trên dƣới 20,000,000 yên vào năm 1920. Trong nƣớc, giai đoạn này nền kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng. Tại hội nghị Versailles (Paris) tháng 1/1919, Nhật tham dự với tƣ cách là một trong năm cƣờng quốc [4, p.185]. Do ảnh hƣởng của tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng 1918-1923, quan hệ thƣơng mại giữa hai bên có những biến đổi về kim ngạch xuất nhập khẩu, tuy nhiên không đáng kể và trên thực tế Nhật đã tranh thủ đƣợc thời cơ đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng sợi, dệt vào Philippin. Từ những năm 1924, bƣớc vào giai đoạn ổn định trở lại, giá trị xuất nhập khẩu tăng trở lại. Trong giai đoạn từ những năm 1920 đến 1940, tỷ trọng thƣơng mại cho thấy cán cân có sự chênh lệch, tổng kim ngạch xuất khẩu luôn thấp hơn tổng kim ngạch nhập khẩu, trong giai đoạn này hai nƣớc cũng chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế năm 1929- 1933, tuy nhiên sau đó nền kinh tế đƣợc phục hồi trở lại. Điều này cho thấy chính sách thông thoáng về 1187
  3. thƣơng mại của chính quyền thuộc địa Mỹ và nhu cầu về nguyên liệu cao của Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa của mình. Và ngƣợc lại, Philipin cũng trở thành một thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa tƣơng đối lớn của Nhật. Trong cán cân thƣơng mại giữa hai bên, Nhật Bản luôn là bạn hàng lớn của Philippin, chỉ đứng sau Mỹ. Kim ngạch thƣơng mại trong năm 1939, nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 24,740,000 yên, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 49,120,000 yên. Kim ngạch xuất khẩu vƣợt gấp đôi kim ngạch nhập khẩu [8, p.145]. 2.2. Về dân số thƣơng mại Nhật Bản tại Philippin Bảng 1: Dân số thƣơng mại Nhật Bản tại Philippin [7, p.128] (đơn vị: số ngƣời) Năm Tổng số Thƣơng nhân Nhân viên công ngƣời nói chung ty, ngân hàng 1907 76 67 9 1908 80 71 9 1909 96 89 7 1910 156 138 18 1915 538 340 145 1920 668 162 496 1925 761 179 565 1930 1152 300 838 1935 2173 517 1649 1940 2531 556 1945 Năm 1903, Mỹ cho xây dựng đƣờng Benguet nối từ Manila đến Baguio, một khu vực nghỉ dƣỡng tránh nóng cho ngƣời Mỹ. Để hoàn thành con đƣờng này, ngƣời Mỹ đã sử dụng nhân công ngƣời địa phƣơng, ngoài ra còn tuyển dụng nhân công Trung Quốc và Nhật Bản. Sau khi hoàn thành con đƣờng, nhiều ngƣời Nhật do không nhận đƣợc kinh phí hỗ trợ đi lại nên đã ở lại sinh sống tại Philippin, họ đến sống tại Davao và hoạt động trong ngành nông nghiệp, chủ yếu trồng cây gai, ngoài ra một số ngƣời hoạt động trong thƣơng nghiệp với qui mô nhỏ, họ đã góp phần tạo nền tảng cho ngƣời Nhật nói chung và thƣơng nhân Nhật đến Philippin những năm sau đó. Trong quá trình phát triển ngành công nghiệp sản xuất tơ sợi của mình, Nhật Bản cần có nguồn nguyên liệu khổng lồ mà nguồn cung trong nƣớc không đủ. Công ty Nhật Bản đầu tiên trong ngành sản xuất và kinh doanh cây gai thành lập ở Philippin là Oota Kougyou (太田興 業), công ty này hoạt động cả về lĩnh vực nông nghiệp lẫn thƣơng nghiệp. Ngoài ra còn có các công ty nhƣ Furukawa Takushoku (古河拓殖), Dainichi Boueki (大日貿易),... Trong đó, bên cạnh đầu tƣ cho trồng trọt, các công ty còn xây dựng kho bãi tạo thành một vòng khép kín cho sản phẩm gai, từ trồng trọt, chế biến thô, lƣu kho, xuất khẩu,... điều này cho thấy sự chuyên nghiệp hóa cao của các công ty, xí nghiệp Nhật Bản. Trong những năm 1917, 1918, 1924-1939 số lƣợng ngƣời Nhật đến Philippin, đặc biệt là trực tiếp đến Dabao tăng đáng kể để trồng gai. Nhƣ vậy, có thể nhận định rằng nguồn nguyên liệu thô sản xuất tại Philippin, sau đó xuất sang Nhật, ngƣợc lại sẽ nhập khẩu từ Nhật vải, sợi và các sản phẩm may mặc. 1188
  4. Số lƣợng ngƣời Nhật đến Philippin làm ăn sinh sống chiếm số lƣợng đông ở khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn bài nghiên cứu, luôn chiến tỷ lệ từ 30 -50%. Trong đó, đáng kể nhất là sự gia tăng thƣơng nhân đến Philippin giai đoạn kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất. Dân số thuộc lĩnh vực thƣơng mại (không bao gồm gái mại dâm) vào năm 1918 là 1.540 ngƣời, trong đó có 324 ngƣời thuộc nhóm công ty và nhân viên ngân hàng, và 283 thuộc nhóm nhân viên cửa hàng và nhân viên bán hàng; chiếm 34 phần trăm là các thƣơng nhân nói chung, họ hoạt động xuất nhập khẩu, cũng nhƣ bán buôn bán lẻ [7, p.127]. Con số này cũng tỷ lệ thuận với giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Nhật Bản và Philippin tăng mạnh trong khoảng thời gian từ 1918-1920. Giai đoạn trong và sau chiến tranh thế giới thứ I là giai đoạn thuận lợi để Nhật Bản xây dựng vị thế của mình trong khu vực, cũng nhƣ xuất tiến thƣơng mại trong khi các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây đang bận tham chiến. Thành phần cƣ dân thƣơng mại Nhật Bản tại Philippin cũng khá ổn định về mặt cƣ trú, khác với Malaya, khi có biến động về tình hình kinh tế thì những cƣ dân này chấp nhận rủi ro và ở lại đối mặt với khó khăn. Điều này một phần đƣợc lý giải do mặt hàng thƣơng mại giữa hai bên không bị ảnh hƣởng nhiều từ thƣơng mại thế giới nhƣ cao su ở Malaya, nên nó có tính ổn định hơn. Số nhân viên công ty, ngân hàng theo thời gian tăng dần, điều này có nghĩa là hoạt động thƣơng mại của ngƣời Nhật tại Philippin tăng nhanh, đặc biệt là các công ty - doanh nghiệp của Nhật Bản làm ăn có hiệu quả. Đồng thời chứng minh sự lớn mạnh của nền kinh tế Nhật Bản. Ngƣời Nhật tại Philippin chủ yếu định cƣ tại Manila và Dabao. Theo số liệu thống kê năm 1935, tại Dabao có 13,984 ngƣời Nhật sinh sống, chiếm số lƣợng ngƣời Nhật đông nhất trong số những vùng, khu vực khác trong chính sách “hƣớng Nam” của Nhật [8, p.217]. Theo số liệu thống kê của bộ nông thƣơng Philippin, năm 1937 tỷ lệ ngƣời Nhật đầu tƣ vào nông nghiệp ở Dabao chiếm 20,74%, đứng vị trí số 1 về đầu tƣ nƣớc ngoài ở khu vực này. Theo thống kê năm 1938, tổng lƣợng kim ngạch do mặt hàng đay đem lại trên toàn Philippin là 1,150,000, trong đó riêng Dabao chiếm hơn 50% [8, p.202]. 2.3. Về hàng hóa và giao lƣu hàng hóa Hoạt động thƣơng mại của ngƣời Nhật ở Philippin tƣơng đối đa dạng ngành nghề từ dịch vụ giải trí, nhà hàng, nông lâm thủy hải sản, khoáng sản, báo chí, thuốc, quán nƣớc, tiệm chụp hình, tạp hóa... Trong đó, đặc biệt là mặt hàng bông sợi, vải, than đá nhập khẩu từ Nhật chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, còn có các mặt hàng nhƣ: thủy tinh, giấy,... Philippin vốn là nƣớc nông ngƣ nghiệp, nên các mặt hàng xuất khẩu của Philippin có nguồn gốc nông ngƣ nghiệp chiếm chủ yếu nhƣ: đƣờng, gai, dầu dừa, dừa khô, thuốc lá, thủy hải sản,... Các công ty thƣơng nghiệp của Nhật trong giai đoạn này nhƣ là: Mitsui bussan (三井物産)、Oosaka Boueki (大阪貿易)、Hijima Mokusai (比島木材)、Daidou Boueki (大同貿易),... Về ngân hàng có chi nhánh của ngân hàng Đài Loan (台湾銀行). Về cảng biển có công ty Ishihara Shougyou (石原産業), Sumitomo Shoukai (住友商会),... Từ năm 1910 đến năm 1920, Philippin đã nhập than đá và các mặt hàng vải vóc, bông với giá trị tổng mặt hàng khoảng 10,000,000 yên. Ngƣợc lại, Philippin cũng đã xuất khẩu sang Nhật Bản trong cùng giai đoạn các mặt hàng nhƣ dầu gai, sợi đay và đƣờng cũng thu về giá trị tƣơng đƣơng. [7, p.130 tác giả biên soạn lại]. Hoạt động thƣơng mại của Nhật Bản tại Philippin sôi nổi vào đầu những năm 20, tuy nhiên các mặt hàng xuất nhập khẩu với tỷ lệ và giá trị có sự thay đổi. Than đá, từ vị trí đứng đầu trong danh mục hàng nhập khẩu từ Nhật Bản trong nhiều năm, thì giá trị nhập khẩu của nó giảm nhanh chóng. Bông, vải sợi, các sản phẩm từ vải sợi luôn chiếm giá trị cao trong hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản. Các mặt hàng xuất khẩu 1189
  5. sang Nhật Bản, ngoài những mặt hàng trƣớc đó, có sự mở rộng thêm với các mặt hàng nhƣ lá thuốc lá, nhƣng sau đó bị chững lại do chịu ảnh hƣởng của biến động kinh tế hai bên, cũng nhƣ kinh tế thế giới. Tuy nhên, hoạt động này sôi nổi trở lại vào những năm 30, do quan hệ thƣơng mại giữa hai bên ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển. Để thực hiện mục tiêu “phú quốc cƣờng binh”, Nhật Bản không những ƣu tiên phát triển về công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mà còn đầu tƣ cho công nghiệp sản xuất vũ khí, quân trang, quân dụng. Từ năm 1934, Nhật Bản bắt đầu nhập khẩu kim loại từ Philippin với sản lƣợng tăng lên theo từng năm. Việc Nhật Bản tăng cƣờng nhập khẩu kim loại từ đầu thập niên 30 cho thấy cơ cấu ngành công nghiệp Nhật Bản có sự chuyển biến nhanh chóng, từ phát triển công nghiệp nhẹ, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn phát triển công nghiệp nặng, bao gồm cả công nghiệp sản xuất vũ khí, quân dụng. 4 Bảng 2: Số lƣợng quặng sắt nhập khẩu từ Philippin [9, p.26] (đơn vị 1,000 tấn) Năm Số lƣợng Tỷ lệ phần trăm so với tổng lƣợng nhập khẩu của Nhật 1934 7 0,3% 1935 291 8,0% 1946 570 14,2% 1937 321 9,7% 1938 562 17,5% 1939 1,328 26,8% 3. KẾT LUẬN Quan hệ thƣơng mại giữa Nhật Bản và Philippin trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ là 20 diễn ra tƣơng đối mạnh mẽ và có tính chất hai chiều, tƣơng đối phát triển so với một số nƣớc Đông Nam Á còn lại. Philipppin về một mức độ nào đó trở thành một nƣớc cung cấp nguồn nguyên liệu cho Nhật Bản trong quá trình phát triển công nghiệp hóa và cũng trở thành một thị trƣờng tích cực tiêu thụ hàng hóa của Nhật Bản. Philippin cũng là trở thành một môi trƣờng thích hợp cho chính sách di dân của Nhật trong giai đoạn này. Về kinh tế, việc quan hệ giao thƣơng giữa hai bên diễn ra theo hƣớng phát triển và lâu dài đã đem lại cho Philippin một nguồn thu ngoại tệ đáng kể. Tạo tiền đề cho Philippin có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực ngành nghề, đặc biệt là kinh nghiệm kinh doanh của ngƣời Nhật. Bên cạnh đó còn kích thích sản xuất phát triển, tạo sự cạnh tranh và góp phần ra đời một số ngành nghề mới, giai cấp mới trong xã hội. Giai đoạn này Nhật Bản đƣợc xem là một tấm gƣơng sáng trong “đổi mới”, giữ vững chủ quyền đất nƣớc trƣớc thực dân và phát triển mạnh trong kinh tế đã trở thành tấm gƣơng sáng cho nhiều nƣớc noi theo. Nhờ hoạt động đa dạng, bao gồm cả ngành báo chí, và thông qua con đƣờng thƣơng mại nhiều kiến thức mới, tƣ tƣởng tiến bộ cũng nhanh chóng đến đƣợc với Philippin. 4 Tác giả biên tập lại 1190
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lƣơng Ninh (chủ biên) 2018, Đông Nam Á lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay, NXB Chính trị quốc gia sự thật [2] Nguyễn Tiến Lực 2013, Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời cận đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội [3] Phan Huy Xu, Mai Phú Thanh 2005, Địa lý Đông Nam Á: những vấn đề kinh tế -xã hội, NXB Giáo dục (tái bản lần thứ 7) [4] Vĩnh Sính (1991), Nhật Bản Cận Đại, NXB Lao Động [5] Vũ Dƣơng Ninh (chủ biên, 1991), Các nước Asean, NXB Thông tin lý luận - Ban KHXH thành ủy Tp.HCM [6] Vũ Dƣơng Ninh và Nguyễn Văn Hồng (2006), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục [7] Hiroshi Hashiya (1993), “Mô hình quá trình xâm nhập kinh tế của ngƣời Nhật ở Philippin thời tiền chiến”, Người Nhật ở thuộc địa Đông Nam Á, Đại học Cornell, quyển 3, (Hiroshi Hashiya 1993, “The pattern of Japanese Economic Penetration of Prewar Philippines”, The Japanese in colonial Southeast Asia, Cornell University, volume III,). [8] Tanno Isao (2017), Chiến lược và căn bản của quá trình xuất tiến Đông Nam á của các xí nghiệp Nhật Bản, NXB Doubunkan (丹野勲2017、日本企業の東南アジア進出のルーツと戦略、同文 館出版) [9] Adachi Hiroaki (2002), Nhật Bản và Đông Nam Á giai đoạn trƣớc chiến tranh - Nhìn từ quan điểm khai thác tài nguyên, NXB Yoshikawa Kobunkan (安達宏明 (2002)、戦前期日本とアジアー資 料獲得の視点からー、吉川弘分館) 1191
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0