intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, tác giả muốn đề cập về sự cần thiết và thực trạng trong việc quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở quy định của pháp luật, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật trong việc quản lý an toàn thực phẩm hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay

  1. QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Võ Đăng Khoa, Hồ Tùng Lâm*, Trƣơng Ngọc Lĩnh Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, HUTECH Email: hotunglam9946@gmail.com TÓM TẮT “An toàn thực phẩm” đã và đang trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, người sản xuất chế biến, người quản lý và các cấp chính quyền. “An toàn thực phẩm” không phải là vấn đề chuyên môn sức khỏe thuần túy mà còn liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội, hợp tác quốc tế, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Vấn đề này cần phải được xây dựng một nguồn lực tương xứng với yêu cầu thực tiễn, phải được coi là nhu cầu tất yếu cho sự phát triển bền vững, an toàn và an sinh xã hội mà trước hết phải chú trọng xây dựng hoàn thiện các chính sách, pháp luật mới là cơ sở đảm bảo tính thượng tôn pháp luật. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả muốn đề cập về sự cần thiết và thực trạng trong việc quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở quy định của pháp luật, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật trong việc quản lý an toàn thực phẩm hiện nay. Từ khóa: Ngộ độc thực phẩm, quản lý an toàn thực phẩm; pháp luật, các chính sách hoàn thiện. 1. SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN CƠ SỞ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT An toàn thực phẩm (Food safety) là khái niệm chỉ ra thực phẩm sẽ không gây nguy hại cho người tiêu 64 dùng khi được chế biến và dùng theo đúng mục đích sử dụng dự kiến. Theo Luật An toàn thực phẩm 2010: “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại 65 đến sức khỏe, tính mạng con người.” Trong những năm gần đây, tình trạng mất an toàn thực phẩm đã trở thành vấn đề rất lớn, gây bức xúc, lo lắng cho toàn xã hội, là nguy cơ nghiêm trọng hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, an toàn tính mạng của người từng người dân. Nhưng công tác quản lý an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều bất cập cả về thể chế và thực thi pháp luật, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin không chính xác, thiếu căn cứ khoa học, tác động rất tiêu cực công đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của người dân về an toàn thực phẩm. Vì vậy, việc quản lý an toàn thực phẩm là một vấn đề thực sự rất cần thiết trong tác đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay. 1.1 Tình hình an toàn thực phẩm trên thế giới Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization-WHO), hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm. Đối với các quốc gia đang phát triển, tình trạng này đang trở nên rất trầm trọng, hàng năm gây tử vong hơn 2,2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em. Điển hình là cuộc khủng hoảng vào năm 2006 ở Châu Âu là 1.500 trang trại sử dụng cỏ khô bị nhiễm Dioxin gây nên tình trạng tồn dư chất độc này trong sản phẩm thịt gia súc được lưu hành ở nhiều lục địa. Việc lan tỏa thịt và bột xương từ những con bò điên (BSE) trên khắp thế giới làm nổi lên sự 64 Một số khái niệm dùng trong ngành thực phẩm, Viện nghiên cứu quản trị kinh doanh UCI, ngày 30/3/2016. https://uci.vn/mot-so-khai-niem-dung-trong-nganh-thuc-pham-b218.php 65 Khoản 1, Điều 2, Luật An toàn thực phẩm 2010 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 206
  2. quan ngại của nhiều quốc gia. Cũng theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2006 dịch cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện ở 44 quốc gia ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Trung Đông gây tổn thất nghiêm trọng về kinh tế. Ở Pháp, 40 nước đã từ chối không nhập khẩu sản phẩm thịt gà từ Pháp gây thiệt hại 48 triệu USD/tháng. Tại Đức, thiệt hại vì cúm gia cầm đã lên tới 140 triệu Euro. Tại Ý đã phải chi 100 triệu Euro cho phòng chống cúm gia cầm. Tại Mỹ phải chi 3,8 tỷ USD để chống bệnh này. Các vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng ngày càng tăng. Nước Mỹ hiện tại mỗi năm vẫn có 76 triệu ca ngộ độc thực phẩm với 325.000 người phải vào viện và 5.000 người chết. Trung bình cứ 1.000 dân có 175 người bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm và chi phí cho 1 ca ngộ độc thực phẩm mất 1.531 đôla Mỹ (US - FDA 2006). Nước Úc có Luật thực phẩm từ năm 1908 nhưng hiện nay mỗi năm vẫn có khoảng 4,2 triệu ca bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, trung bình mỗi ngày có 11.500 ca mắc bệnh cấp tính do ăn uống gây ra và chi phí cho 1 ca NĐTP mất 1.679 đôla Úc. Ở Anh cứ 1.000 dân có 190 ca bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm và chi phí cho 1 ca NĐTP mất 789 bảng Anh. Tại Nhật Bản, vụ ngộ độc thực phẩm do sữa tươi giảm béo bị ô nhiễm tụ cầu trùng vàng tháng 7/2000 đã làm cho 14.000 người ở 6 tỉnh bị ngộ độc thực phẩm. Công ty sữa SNOW BRAND phải bồi thường cho 4.000 nạn nhân mỗi người mỗi ngày 20.000 yên và Tổng giám đốc phải cách chức. Bệnh bò điên (BSE) ở Châu Âu (năm 2001) nước Đức phải chi 1 triệu USD, Pháp chi 6 tỷ France, toàn EU chi 1 tỷ USD cho biện pháp phòng chống bệnh lở mồm long móng (2001), các nước EU chi cho 2 biện pháp “giết bỏ” và “cấm nhập” hết 500 triệu USD. Tại Trung Quốc, vào ngày 7/4/2006 đã xẩy ra vụ ngộ độc thực phẩm ở trường học Thiểm Tây với hơn 500 học sinh bị, ngày 19/9/2006 vụ ngộ độc thực phẩm ở Thượng Hải với 336 người bị do ăn phải thịt lợn bị tồn dư hormone Clenbutanol. Tại Nga, mỗi năm trung bình có 42.000 chết do ngộ độc rượu. Tại Hàn 66 Quốc, tháng 6 năm 2006 có 3.000 học sinh ở 36 trường học bị ngộ độc thực phẩm. Điển hình là vào năm 2008, cả thế giới rúng động vì thị trường sữa Trung Quốc đối mặt với vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử. Sữa bột trẻ em bị phát hiện nhiễm Melamine – một loại hóa chất chỉ được dùng trong ngành công nghiệp. Malamine được đưa vào sữa nhằm mục đích làm tăng hàm lượng đạm giả. Hiện tượng sữa nhiễm Melamine đã bị phát hiện tại 22 công ty ở Trung Quốc. Vụ bê bối này đã làm hơn 300.000 trẻ em bị ảnh hưởng, trong đó có 6 trường hợp tử vong do uống phải loại sữa nhiễm bẩn này. Ít 67 nhất 11 quốc gia đã ngừng nhập khẩu sản phẩm sữa từ Trung Quốc . Ngành thực phẩm Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề. Tháng 8/2014, Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã niêm phong 614 hộp ngũ cốc của Hãng H.J.Heiz của Mỹ vì bị nhiễm quá nhiều chì. Trong một tuyên bố vào ngày 15/8/2014, hãng Heiz đã lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng và cho biết tổng số sản phẩm bị nhiễm chì là 1.472 hộp ở Chiết Giang. Hay vụ mì tôm nhiễm chì ở Ấn Độ vào năm 2015, chính quyền Ấn Độ đã kiểm tra bao bì sản phẩm mì ăn liền của hãng Nestle India (Nestle chi nhánh tại Ấn Độ) trên toàn quốc sau khi phát hiện lượng chì ở mức cao trong bao bì, ngày 5/6/2015, Cục tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) đã ra lệnh thu hồi mỳ Maggi của Nestle, công ty Nestle đã huy động khoảng 10.000 xe tải để chở 27.000 tấn mỳ đến điểm tiêu hủy trong 40 ngày. Làm ảnh hưởng đến gần 3,5 triệu nhà bán lẻ, 6 bang tại Ấn Độ 68 cấm bán mỳ Maggi . Gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế của Ấn Độ. Trong năm 2017, tiếp tục xảy ra vụ trứng gà nhiễm chất độc Fipronil gây rúng động ở Châu Âu, việc này đã gây ra một cuộc khủng hoảng trứng khiến người dân các quốc gia Châu Âu hoang mang bởi con số quốc gia phát hiện trường hợp trứng bị nhiễm độc gia tăng nhanh chóng. “ Đến tháng 9/2017, 40 nước 66 Bộ Y tế, Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 ( dự thảo 9), Hà Nội, tháng 3/2011,tr9. 67 Bảo Linh, Sữa Trung Quốc bật bãi khỏi thị trường Việt Nam như thế nào?, VTCNews, ngày 10/6/2014. (https://vtc.vn/sua-trung-quoc-bat-bai-khoi-thi-truong-viet-the-nao-d159584.html) 68 Những vụ bê bối thực phẩm nhiễm chì rúng động thế giới, Báo điện tử gia đình và xã hội, ngày 2/6/2016. (http://giadinh.net.vn/bon-phuong/nhung-vu-be-boi-thuc-pham-nhiem-chi-rung-dong-the-gioi- 20160602093449235.htm) 207
  3. trên thế giới, trong đó 24 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), thông báo có trứng bị nhiễm độc. Hàng 69 chục triệu quả trứng bị loại khỏi các hệ thống bán lẻ của siêu thị và bị tiêu hủy, gây ra thiệt hại khổng lồ ”. Qua đó, có thể thấy, tình hình ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm đã xảy ra ở quy mô rộng rãi, lan tỏa khắp các quốc gia trên thế giới, cùng với đó việc phòng ngừa và xử lý các vấn đề này ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn. 1.2 Tình hình an toàn thực phẩm tại Việt Nam Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng tràn ngập các bài viết về an toàn thực phẩm, thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay: thịt có chất tạo nạc, thủy sản có kháng sinh vượt ngưỡng, cá được ủ ướp phân urê, rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, trái cây "tắm" trong hóa chất độc hại… Người tiêu dùng bị khủng hoảng niềm tin khi liên tiếp tiếp nhận thông tin về những lần cơ quan chức năng phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm ngâm tẩm hóa chất, thực phẩm nhập lậu. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước có 81.115 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, có 7.546 cơ sở đã bị xử lý, 299 cơ sở bị đình chỉ hoạt động; 303 loại thực phẩm bị đình chỉ lưu hành; 659 cơ sở có nhãn phải khắc phục; 3.749 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm với 4.175 loại thực phẩm bị tiêu hủy do không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Toàn quốc ghi nhận 70 73 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1.592 người mắc, 1.483 người đi viện và 16 trường hợp tử vong. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết dù số vụ ngộ độc thực phẩm trong năm 2017 giảm nhưng số trường hợp tử vong lại tăng gấp đôi. Cụ thể, năm 2017, cả nước ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869 người mắc giảm 27 vụ và 438 người mắc so với năm 2016. Số người tử vong do ngộ độc thực phẩm là 24 người, tăng 12 người so với năm 2016, trong đó có 11 người ngộ độc methanol trong 71 rượu, 10 người do độc tố tự nhiên (cá nóc, cóc…), 3 trường hợp chưa xác định nguyên nhân. Theo thống kê của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm, trong 06 tháng đầu năm 2018 đã phát hiện hơn 70.000 cơ sở trên toàn quốc vi phạm an toàn thực phẩm; hơn 13.000 cơ sở trong số đó bị phạt hành chính với tổng số tiền là 35 tỷ đồng; sau thanh, kiểm tra, đình chỉ lưu hành sản phẩm của 167 cơ sở, 330 cơ sở có nhãn phải khắc phục, tiêu hủy sản phẩm của 2.822 cơ sở, tiêu hủy 3.121 loại thực phẩm do không bảo đảm an toàn... Về phía sức khỏe của người tiêu dùng, nửa đầu năm 2018, toàn quốc ghi nhận 53 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 1.300 người bị ngộ độc, hơn 1.000 người phải đi 72 viện và 11 trường hợp tử vong. Tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng gia tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm cơ bản vẫn còn rất nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nên việc kiểm tra kiểm soát an toàn thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn, công tác quản lý an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém, bất cập, nhiều hạn chế về nguồn lực và kinh phí, chưa đáp ứng được các nhu cầu của thực tiễn. Xuất phát từ thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý lĩnh vực này để đảm bảo chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội. Một trong những vấn đề cần phải được chú trọng đó là các quy định của pháp luật điều chỉnh nhằm quản lý vấn đề an toàn thực phẩm. 69 Hoàng Phi, Những scandal nhiễm độc thực phẩm trên thế giới: Vụ nhiễm độc trứng gây rúng động châu Âu, Nông nghiệp Việt Nam, ngày 25/3/2019. (https://nongnghiep.vn/nhung-scandal-nhiem-doc-thuc-pham-tren-the-gioi-vu- nhiem-doc-trung-gay-rung-dong-chau-au-post238924.html) 70 Nhức nhối thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay, Đời sống Việt Nam, ngày 10/10/2017. https://doisongvietnam.vn/bai-viet-ve-an-toan-thuc-pham-nhuc-nhoi-thuc-trang-thuc-pham-ban-hien-nay-30167-8.html 71 Năm 2017, phát hiện 123.914 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, Tạp chí Tài chính – cơ quan thông tin của Bộ Tài chính, ngày 15/12/2017. http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/phap-luat-kinh-doanh/nam-2017-phat- hien-123914-co-so-vi-pham-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-130265.html 72 Trúc Linh, Nữa đầu năm 2018: ghi nhận 53 vụ ngộ độc thực phẩm, hơn 1.300 người bị ngộ độc, Tạp chí bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngày 2/8/2018. http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/nua-dau-nam-2018-ghi-nhan-53-vu-ngo- doc-thuc-pham-hon-1-300-nguoi-bi-ngo-doc-19528 208
  4. 2. THỰC TRẠNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM 2.1 Những thành tựu đạt đƣợc trong việc quản lý an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật Một là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm ở Việt Nam tương đối toàn diện và phong phú, đã được luật hóa nhiều quy định quan trọng, bao gồm các lĩnh vực như an toàn sức khoẻ cộng đồng, quy định về kiểm dịch động thực vật, hệ thống quy định về kinh doanh, xuất khẩu và nhập khẩu thực phẩm. Trong đó, Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010 là văn bản pháp lý cao nhất quy định nội dung quản lý, thực hiện quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm. Cùng với các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, nhiều văn bản luật, pháp lệnh, văn bản dưới luật có liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm cũng đã được ban hành, điển hình như Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005, Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2012, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015, Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2004, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ban hành ngày 4 tháng 9 năm 2018,… Các văn bản nói trên đã tạo hành lang pháp lý cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Hai là, pháp luật điều chỉnh vể vấn đề an toàn thực phẩm nói chung đã có một bước tiến vượt bậc trong việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ ngành đối với hoạt động quản lý an toàn thực phẩm trên thị trường. Trên cơ sở phân công phân cấp cho các lực lượng chức năng, ban ngành, tạo được sức mạnh tổng hợp trong đảm bảo an toàn thực phẩm. 2.2 Những bất cập trong việc quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở quy định của pháp luật Bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở quy định của pháp luật còn một số bất cập như là: Một là, hệ thống các quy định về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm quá nhiều gây khó khăn, phức tạp hóa khi áp dụng giải quyết các trường hợp trên thực tế. Trong các văn bản quy phạm pháp luật còn có những quy định mâu thuẫn, chồng chéo nhau, chưa phân định rành mạch, rõ ràng. Luật An toàn thực phẩm năm 2010 với việc giao cho 03, đó là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Bộ Công Thương, đã hình thành hệ thống tổ chức quản lý an toàn thực phẩm từ trung ương tới tỉnh, huyện và xã/phường/thị trấn. Tuy nhiên, trên thực tế một số ngành hàng đang có sự đan xen và chồng chéo thẩm quyền, không phân định rõ Bộ nào chịu trách nhiệm quản lý về ngành hàng đó. Chẳng hạn, việc quản lý chất lượng bún đang được cả 03 Bộ chịu trách nhiệm như: nguyên liệu là bột gạo ướt để làm bún thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; sản phẩm tinh bột thuộc về Bộ Công Thương. Việc kiểm soát sản phẩm bún trên thị trường có chứa chất Tinopal gây ngộ độc cho người tiêu dùng lại liên quan tới Bộ Y tế. Bộ Y tế chỉ quản lý thực phẩm khi đã đến tay người tiêu dùng. Tương tự với chiếc bánh trung thu, nhãn bánh và bao bì do Bộ Công Thương quản lý; nhân bánh là trứng thì thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông còn các chất phụ gia là của Bộ Y tế. Khi kiểm tra nếu trong trường hợp không bảo đảm chất lượng vệ sinh thì Bộ Y tế chỉ thu được mẫu thực phẩm. Điều này gây nên tình trạng, chồng lấn thẩm quyền giải quyết, không thống nhất được ý kiến để giải quyết, gây mâu thuẫn nội bộ. Sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm đang là một thực tế tồn tại từ lâu nhưng việc giải quyết vẫn chưa dứt điểm, đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Chẳng hạn, cùng một chủ thể kinh doanh 03 nhãn hàng thuộc về trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm của cả ba ngành Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế thì một năm sẽ phải lần lượt chịu sự thanh kiểm tra của cả 3 cơ quan trên. Gây ra sự phiền phức, phức tạp trong công tác 209
  5. đánh giá, quản lý, kiểm tra giữa các cơ quan chức năng thuộc các bộ, đặc biệt là vấn đề chồng chéo về thẩm quyền. Từ đó có thể thấy , các quy định này còn chưa phù hợp trong quản lý các sản phẩm “giao thoa” giữa các bộ hoặc giữa các bộ và địa phương, một số nội dung còn thiếu rõ ràng; một số lĩnh vực quản lý còn thiếu hướng dẫn cụ thể. Hai là, tính ổn định của một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm chưa cao. Có những văn bản được các cơ quan chức năng ban hành chỉ trong một thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Sự thiếu ổn định của các văn bản quy phạm pháp luật đó đã gây khó khăn cho các chủ thể kinh doanh thực phẩm cũng như công tác quản lý an toàn thực phẩm của các cơ quan nhà nước. Ba là, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm hiện còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là đối với những thực phẩm truyền thống (các loại mắm, nem chua, tương…) và một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được ban hành cũng đã lạc hậu nhưng chưa được sửa đổi. Chính vì sự bất cập này mà hiện nay, nhiều doanh nghiệp thực phẩm ghi lên nhãn hàng hoá của mình các số liệu khác xa với thực tế sản xuất mà không có một chế tài kiểm soát nào. Gây ra hậu quả mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn tại hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng tới sự tin cậy của người tiêu dùng. 2.3 Nguyên nhân của những bất cập trong việc quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở quy định của pháp luật Những hạn chế của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm tại Việt Nam thời gian qua là do nguyên nhân sau: Một là, hoạt động ban hành các văn bản dưới luật của các cơ quan quản lý còn chậm trễ, gây khó khăn cho công tác thực thi, các vấn đề cơ bản của công tác quản lý lại chưa được đầu tư nghiên cứu sâu để có lộ trình giải quyết; sự hợp tác, phối hợp giữa các bộ trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vấn đề “xung đột” lại né tránh, không quy định cụ thể nên việc thực hiện pháp luật còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, kinh phí đầu tư cho hoạt động xây dựng pháp luật về an toàn thực phẩm nói chung và quản lý an toàn thực phẩm còn thấp. Hai là, vẫn còn tình trạng ở một số địa phương chưa thực nghiêm túc trong việc xử lý vi phạm, còn “giơ cao đánh khẽ”, không có tác dụng hiệu quả trong răn đe, cảnh cáo; việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất nông sản, thủy sản, sử dụng thuốc, phụ gia thực phẩm trong chế biến thực phẩm, giết mổ không đảm bảo an toàn thực phẩm còn phổ biến nhưng chưa được kiểm tra, quản lý chặt chẽ. Điển hình vào ngày 17/1/2019 thực hiện Kế hoạch số 230/KH-UBND TP Hà Nội, quận Thanh Xuân đã xây dựng kế hoạch, thành lập 14 đoàn liên ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Kết quả, trong tổng số 322 cơ sở được thanh tra, kiểm tra trong nữa đầu tháng 1/2019,phát hiện 64 cơ sở vi phạm. Mặc dù vậy, cơ quan chức năng liên ngành của quận chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với 16 cơ sở, với tổng số tiền phạt là 42,25 triệu đồng. Với 48 cơ sở còn lại có vi phạm (chiếm tỷ lệ 75%) chỉ bị nhắc nhở. Tỷ lệ này thấp hơn khá nhiều so với mức xử phạt vi phạm chung 73 của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố. Ba là, một bộ phận người tiêu dùng chưa thực sự có ý thức về bảo đảm an toàn thực phẩm, chưa có thói quen chọn lựa sử dụng thực phẩm sạch, với người cung cấp lại vì lợi nhuận mà sẵn sàng bán những sản phẩm bẩn nhiễm vi sinh gây nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. 73 Xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm: Giơ cao đánh khẽ, Daklak 24h, ngày 24/1/2019. https://daklak24h.com.vn/tin-kinh-te/42041/xu-ly-vi-pham-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-gio-cao- danh-khe.html 210
  6. 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM 3.1 Các cơ quan chức năng cần tăng cƣờng rà soát các quy định về quản lý an toàn thực phẩm Công tác rà soát pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng để đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn, bất cập, vướng mắc trong việc thực thực thi. Việc rà soát pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm cần thực hiện những vấn đề sau: Rà soát và bổ sung quy chế quản lý nhập khẩu hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, các phụ gia thực phẩm, các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chống di nhập các loại sinh vật lạ lây lan mầm bệnh, làm biến đổi gen. Loại bỏ những điểm chồng chéo giữa các văn bản của các bộ ngành khác nhau, những quy định không hoặc ít có tính khả. Rà soát lại các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm tươi sống và chế biến, quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm tiêu thụ tại Việt Nam, các quy định về ghi nhãn chi tiết đối với thực phẩm bao gói sẵn để có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế và chuẩn quốc tế. Trước mắt, ban hành các quy định cụ thể đối với từng loại hình dịch vụ kinh doanh ăn uống, chợ và siêu thị. Xây dựng quy trình ghi nhãn rộng rãi và chặt chẽ hơn. Rà soát lại các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng của hàng thực phẩm xuất khẩu để hoàn thiện theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, ở mức hình phạt bổ sung ở điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm : “Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng” là chưa hoàn toàn hợp lý, chưa đủ sức răn đe đối hành vi vi phạm. Vì vậy, đối với mức hình phạt bổ sung này cần phải thay đổi, điều chỉnh với mức hợp lệ là “Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm lên thời hạn 1 năm”. Cùng với đó cần phải thay đổi hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm ở Điều 25 Luật An toàn thực phẩm 2010: “Vi phạm quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm và thực hiện các giải pháp hạn chế nguy cơ mất an toàn thực phẩm” từ hình thức xử lý vi phạm hành chính sang truy cứu trách nhiệm hình sự ở vấn đề này, vì nếu vi phạm về hành vi này sẽ gây ảnh hưởng cực lớn ở một phạm vi rộng đối với vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, mà cụ thể là ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người dân. Từ đó, làm cơ sở để bắt buộc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh gia đình phải thực hiện nghiêm chỉnh các vấn đề liên quan tới việc đảm bảo an toàn thực phẩm. 3.2 Cần thành lập một cơ quan chuyên về quản lý an toàn thực phẩm cấp quốc gia và cần sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Luật An toàn thực phẩm 2010 Cần thành lập một cơ quan chuyên về quản lý an toàn thực phẩm cấp quốc gia như Ủy ban quản lý an toàn thực phẩm quốc gia, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia về quản lý an toàn thực phẩm và triển khai các giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trong phạm vi Việt Nam. Sửa đổi một số điều của Luật An toàn thực phẩm 2010 về hoạt động quản lý an toàn thực phẩm, cụ thể là “Điều 25 Vi phạm quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm và thực hiện các giải pháp hạn chế nguy cơ mất an toàn thực phẩm” và “các điều thuộc Chương X quy định Quản lý nhà nước về an oàn thực phẩm”, để làm cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất khi thực hiện pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm cụ thể như các quy định về điều kiện để bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm. Đặc biệt, cần hợp nhất thẩm quyền quản lý an toàn thực phẩm của ba bộ ngành bao gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và giao cho một cơ quan chuyên về quản lý an toàn thực phẩm như Ủy ban an toàn 211
  7. thực phẩm quốc gia để tránh đi sự chồng chéo thẩm quyền của các bộ, ngành liên quan cũng như dễ dàng thống nhất được sự quản lý trong vấn đề an toàn thực phẩm. Hợp lý hoá các văn bản luật, chính sách và quy định về an toàn thực phẩm để nâng cao tính thực thi của chúng như ban hành các quy định chi tiết, xuất bản các sách hướng dẫn thi hành. Nghiên cứu xây dựng và ban hành các tiêu chí về văn minh thương mại trong kinh doanh thực phẩm. Trên cơ sở đó kiểm tra khả năng đáp ứng của các cơ sở kinh doanh thực phẩm để cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận này là một hình thức quảng bá hình ảnh của các cơ sở kinh doanh thực phẩm (chẳng hạn như cửa hàng rau sạch, chè không có dư lượng độc tố, thịt chăn nuôi theo quy trình sạch…) 3.3 Hoàn thiện các quy định nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn thực phẩm Xây dựng, ban hành các quy định về kế hoạch hành động an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật theo nguyên tắc tiếp cận hệ thống toàn bộ ở tất cả các khâu trong chu trình thực phẩm, từ đó phân nhóm hành động theo chức năng và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức thực hiện, thanh tra, giám sát, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cùng chịu trách nhiệm về các vấn đề an toàn thực phẩm. Tiếp tục ban hành các quy định pháp lý để làm căn cứ cho việc kiểm soát thực phẩm của các hiệp hội ngành hàng, khu vực tư nhân cùng với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội khác./ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [2] Nghị định số 115/2018/NĐ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm ban hành ngày 4 tháng 9 năm 2018. [3] Bộ Y tế, Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 ( dự thảo 9), Hà Nội, tháng 3/2011. [4] Bảo Linh, Sữa Trung Quốc bật bãi khỏi thị trường Việt Nam như thế nào?, VTCNews, ngày 10/6/2014. https://vtc.vn/sua-trung-quoc-bat-bai-khoi-thi-truong-viet-the-nao-d159584.html [5] Hoàng Phi, Những scandal nhiễm độc thực phẩm trên thế giới: Vụ nhiễm độc trứng gây rúng động châu Âu, Nông nghiệp Việt Nam, ngày 25/3/2019. https://nongnghiep.vn/nhung-scandal-nhiem-doc-thuc-pham-tren-the-gioi-vu-nhiem-doc-trung-gay- rung-dong-chau-au-post238924.html [6] Một số khái niệm dùng trong ngành thực phẩm, Viện nghiên cứu quản trị kinh doanh UCI, ngày 30/3/2016. https://uci.vn/mot-so-khai-niem-dung-trong-nganh-thuc-pham-b218.php [7] Năm 2017, phát hiện 123.914 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, Tạp chí Tài chính – cơ quan thông tin của Bộ Tài chính, ngày 15/12/2017. (http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap- luat/phap-luat-kinh-doanh/nam-2017-phat-hien-123914-co-so-vi-pham-ve-sinh-an-toan-thuc-pham- 130265.html) [8] Nhức nhối thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay, Đời sống Việt Nam, ngày 10/10/2017. (https://doisongvietnam.vn/bai-viet-ve-an-toan-thuc-pham-nhuc-nhoi-thuc-trang-thuc-pham-ban- hien-nay-30167-8.html) [9] Những vụ bê bối thực phẩm nhiễm chì rúng động thế giới, Báo điện tử gia đình và xã hội, ngày 2/6/2016. http://giadinh.net.vn/bon-phuong/nhung-vu-be-boi-thuc-pham-nhiem-chi-rung-dong-the- gioi-20160602093449235.htm 212
  8. [10] Trúc Linh, Nữa đầu năm 2018: ghi nhận 53 vụ ngộ độc thực phẩm, hơn 1.300 người bị ngộ độc, Tạp chí bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngày 2/8/2018. http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/nua- dau-nam-2018-ghi-nhan-53-vu-ngo-doc-thuc-pham-hon-1-300-nguoi-bi-ngo-doc-19528 [11] Xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm: Giơ cao đánh khẽ, Daklak 24h, ngày 24/1/2019. https://daklak24h.com.vn/tin-kinh-te/42041/xu-ly-vi-pham-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-gio-cao-danh- khe.html 213
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2