intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tại tỉnh Sơn La năm 2012

Chia sẻ: Văng Thị Bảo Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

65
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô tả quy trình sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán và chuyển tuyến điều trị lao cho bệnh nhân HIV tại các phòng khám ngoại trú (OPC) để cung cấp bằng chứng cho các nhà lập định chính sách trong việc tăng cường quản lý đồng nhiễm Lao/HIV,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tại tỉnh Sơn La năm 2012

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> QUẢN LÝ BỆNH NHÂN NHIỄM HIV ĐỒNG NHIỄM LAO<br /> TẠI 9 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI TỈNH SƠN LA NĂM 2012<br /> Đào Thị Minh An1, Trần Minh Như Nguyện2, Phan Trọng Lân3, Bùi Hồng Ngọc1,<br /> Vũ Toàn Thịnh1, Keith Sabin2, Kato Masaya2, Nguyễn Thanh Long4<br /> <br /> ¹Trường Đại học Y Hà Nội; ²Tổ chức Y tế Thế giới; 3Cục y tế dự phòng; 4Bộ Y tế<br /> Mô tả quy trình sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán và chuyển tuyến điều trị lao cho bệnh nhân HIV tại các<br /> phòng khám ngoại trú (OPC) để cung cấp bằng chứng cho các nhà lập định chính sách trong việc tăng<br /> cường quản lý đồng nhiễm Lao/HIV. Trong 653 bệnh nhân HIV, có 11 (1,7%) bệnh nhân được phát hiện lao<br /> từ trước khi đăng ký tại OPC. Trong lần đầu đăng ký tại OPC, tỷ lệ bệnh nhân HIV được sàng lọc lâm sàng<br /> lao là cao (92,5%) và dao động từ 96,3% đến 100% qua các lần tái khám. Trong những người có sàng lọc<br /> lâm sàng (+) (có một trong bốn triệu chứng: đang ho, đang sốt, vã mồ hôi vào ban đêm, sụt cân), tỉ lệ được<br /> chỉ định xét nghiệm đờm hoặc chụp x - quang là thấp và không ổn định qua 15 lần tái khám, lần lượt dao<br /> động từ 0% đến 29,4% và 28,6% đến 100%. Trong 416 bệnh nhân có kết quả sàng lọc lâm sàng lao (+),<br /> 29,1% được xét nghiệm đờm và 75,5% được chụp x - quang, 3,4% được chuyển đến các cơ sở lao nhưng<br /> tất cả các bệnh nhân này đều không có thông tin về điều trị lao. Đặc biệt có 52/416 (12,5%) bệnh nhân có<br /> sàng lọc lâm sàng lao (+) nhưng không được xét nghiệm đờm hoặc chụp x - quang hoặc chuyển tuyến và<br /> trong số 62 bệnh nhân có sàng lọc lâm sàng lao (+), xét nghiệm đờm (-) và chụp x - quang (-) cần được<br /> chuyển đến bệnh viện lao tỉnh Sơn La thì chỉ có 6 (9,7%) được chuyển tuyến thành công.<br /> Từ khóa: bệnh nhân Lao/HIV, quản lý Lao/HIV, Sơn La<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> năm 2011 khoảng 3,2 triệu người sống chung<br /> <br /> Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới<br /> (WHO) giai đoạn 2008 - 2011, ít nhất 1/3 số<br /> <br /> với HIV được sàng lọc lao [4]. Tỷ lệ được<br /> sàng lọc lao ở bệnh nhân HIV tăng gấp 12 lần<br /> <br /> người nhiễm HIV có đồng nhiễm lao. Theo<br /> <br /> trong giai đoạn 2005 - 2010 từ 200 nghìn<br /> người lên 2,3 triệu và tính đến năm 2012, 910<br /> <br /> ước tính số người chết vì lao có liên quan đến<br /> HIV tăng đáng kể từ 350.000 người năm 2010<br /> <br /> nghìn người đồng nhiễm Lao/HIV đã được<br /> cứu sống [5]. Tuy nhiên, công tác sàng lọc<br /> <br /> lên 430.000 người năm 2011 [1]. Nguy cơ tiến<br /> triển lao từ thể ẩn sang thể hoạt động cao hơn<br /> <br /> lâm sàng lao, xét nghiệm đờm và chụp X-<br /> <br /> gấp nhiều lần trong nhóm người nhiễm HIV so<br /> với nhóm không nhiễm HIV (21 - 34 lần theo<br /> <br /> quang còn nhiều thiết sót đặc biệt trong nhóm<br /> bệnh nhân HIV/AIDS [6]. Theo nhận định của<br /> <br /> báo cáo của WHO 2011 [1] và từ 20 - 37 lần<br /> <br /> Bộ Y tế, sự phối hợp giữa hai chương trình<br /> quản lý lao và HIV còn nhiều hạn chế; hệ<br /> <br /> theo báo cáo của Bộ Y tế (MOH) 2012 [2]). Vì<br /> vậy WHO đã ra hướng dẫn về giám sát, đánh<br /> giá hoạt động phối hợp trong quản lý các<br /> trường hợp đồng nhiễm lao/HIV năm 2009 [3].<br /> <br /> thống văn bản hướng dẫn về chuyên môn và<br /> quản lý chưa hoàn thiện [2].<br /> Tại Việt Nam có tổng số 204,019 trường<br /> <br /> Theo báo cáo của tổ chức UNAIDS, trong<br /> <br /> hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống tới thời<br /> điểm tháng 6/2012 [7]. Dịch HIV/AIDS hiện<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Đào Thị Minh An, Viện Đào tạo Y học và Y<br /> tế Công cộng, trường Đại học Y Hà Nội<br /> Email: daothiminhan@yahoo.com<br /> Ngày nhận: 05/02/2013<br /> Ngày được chấp thuận: 20/6/2013<br /> <br /> nay còn đang ở mức cao và khó kiểm soát,<br /> nhất là các tỉnh miền núi phía bắc [8]. Tính<br /> <br /> TCNCYH 83 (3) - 2013<br /> <br /> đến 31/12/2005, cả nước đã có 55/64 tỉnh<br /> thành có bệnh nhân đồng nhiễm Lao/HIV. Tỷ<br /> 179<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> lệ đồng nhiễm lao ở bệnh nhân HIV có sự khác<br /> <br /> 3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu<br /> <br /> nhau giữa các tỉnh/thành phố: cao nhất là An<br /> Giang với 23,1%; Hải Phòng là 10,6%; Quảng<br /> <br /> Chọn mẫu toàn bộ các hồ sơ bệnh án của<br /> bệnh nhân HIV đăng ký khám và điều trị tại<br /> <br /> Ninh là 7,6%; Hà Nội là 7,1%; thành phố Hồ Chí<br /> Minh là 6,5% và Đồng Tháp là 5,5% [9].<br /> <br /> các phòng khám ngoại trú từ 01/01/2012 đến<br /> <br /> Sơn La là tỉnh đứng vị trí thứ 5 trong cả<br /> nước về số lượng người nhiễm HIV còn sống<br /> (6.294 trường hợp) [7]. Theo ước tính, có<br /> khoảng 10% bệnh nhân HIV có nhiễm Lao<br /> [10], trong khi đó theo số liệu báo cáo từ trung<br /> <br /> 31/10/2012.<br /> 3.3. Phương pháp và công cụ thu thập<br /> thông tin<br /> Toàn bộ các biến số nghiên cứu được phát<br /> triển dựa trên khảo sát thực tế hoạt động của<br /> các phòng phòng khám ngoại trú tại Sơn La và<br /> <br /> tâm AIDS tỉnh Sơn La thì tỷ lệ này được phát<br /> hiện rất thấp (2%). Vì vậy, câu hỏi được đặt ra<br /> <br /> theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới<br /> <br /> là số liệu báo cáo này đã ước tính đúng được<br /> tỷ lệ mắc lao trong HIV chưa và vấn đề này<br /> <br /> (2009) và Bộ Y tế (2007) về quy trình phối hợp<br /> trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân<br /> <br /> liên quan trực tiếp đến quy trình sàng lọc, phát<br /> <br /> Lao/HIV. Các biến số và chỉ số sau khi phát<br /> triển đã được các chuyên gia của WHO góp ý<br /> <br /> hiện, chẩn đoán, chuyển tuyến và điều trị lao<br /> (quản lý lao) ở bệnh nhân HIV tại Sơn La như<br /> <br /> để chỉnh sửa hoàn thiện.<br /> <br /> thế nào? Vì vậy đề tài này nhằm mục tiêu:<br /> Mô tả công tác sàng lọc, phát hiện, chẩn<br /> <br /> Các biến số được đưa vào bảng thu thập<br /> thông tin được thiết kế trên phần mềm Epi info<br /> <br /> đoán, chuyển tuyến điều trị lao cho bệnh nhân<br /> HIV tại các cơ sở OPC tỉnh Sơn La năm 2012.<br /> <br /> 7.0 và 9 điều tra viên đã trực tiếp nhập liệu từ<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> hồ sơ bệnh án vào bảng thu thập thông tin<br /> trên phần mềm Epi info 7.0 tại thực địa.<br /> 4. Biến số, chỉ số nghiên cứu<br /> <br /> 1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:<br /> Nghiên cứu được tiến hành tại 9 phòng khám<br /> ngoại trú thuộc 9 huyện/thành phố trên địa bàn<br /> tỉnh Sơn La trong khoảng thời gian từ tháng<br /> 01/2012 đến tháng 12/2012.<br /> 2. Đối tượng: Bệnh nhân đăng kí khám và<br /> điều trị tại phòng khám ngoại trú từ 01/01/2012<br /> đến 31/10/2012 trong đó hồ sơ bệnh án của<br /> các bệnh nhân này được lấy làm đơn vị mẫu.<br /> 3. Phương pháp<br /> 3.1. Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu điều tra cắt ngang sử dụng kỹ<br /> thuật hồi cứu thu thập thông tin từ bệnh án<br /> của bệnh nhân HIV đăng ký khám chữa bệnh<br /> tại các phòng khám ngoại trú Sơn La từ<br /> 01/01/2012 đến 31/10/2012.<br /> <br /> 180<br /> <br /> Thu thập số liệu theo các biến số về đặc<br /> điểm nhân khẩu học, đăng ký khám và điều trị<br /> tại phòng khám ngoại trú, sàng lọc và chẩn<br /> đoán lao, giới thiệu chuyển tuyến và điều trị.<br /> 5. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu<br /> được nhập trên phần mềm Epi Info 7 sau đó<br /> được lọc sạch và phân tích trên phần mềm<br /> Stata/Se 10. Phân tích mô tả: tỷ lệ phần trăm.<br /> 6. Đạo đức nghiên cứu<br /> Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng<br /> đạo đức tại Trường Đại học Y tế Công cộng.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> 1. Đặc điểm chung của đối tượng<br /> Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam<br /> 71,3% (466/653), độ tuổi trung bình là 33 ± 8<br /> <br /> TCNCYH 83 (3) - 2013<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> (từ 1 đến 68); nghề nghiệp chính là nông dân<br /> <br /> đăng ký tại các OPC khá đồng đều giữa các<br /> <br /> 96,52% (610/632). Số lượng bệnh nhân HIV<br /> <br /> tháng, thấp nhất là tháng 1 với 5,4% (35/650).<br /> <br /> 2. Thực trạng quản lý bệnh nhân HIV nhiễm lao tại 9 phòng khám ngoại trú tỉnh Sơn La<br /> từ ngày 1/1/2012 đến ngày 31/10/2012<br /> Tổng số bệnh nhân đăng kí khám và điều trị tại phòng<br /> khám ngoại trú từ 1/1/2012 đến 31/10/2012<br /> (n = 653)<br /> <br /> Bệnh nhân được chẩn đoán lao (+) tại<br /> thời điểm đăng kí tại OPC<br /> (n = 11)<br /> <br /> Bệnh nhân chưa được chẩn đoán lao (+)<br /> tại thời điểm đăng kí tại OPC<br /> (n = 642)<br /> <br /> Được SLLSL<br /> (n = 11)<br /> <br /> Được SLLSL<br /> <br /> SLLSL (+)<br /> <br /> Không được SLLSL<br /> (n = 0)<br /> <br /> SLLSL(-)<br /> <br /> XNĐ<br /> n=4+121=125<br /> <br /> XNĐ(+)<br /> <br /> SLLSL(+)<br /> <br /> Không làm gì<br /> n = 1+ 52 = 53<br /> <br /> XNĐ(-)<br /> <br /> Không được SLLSL<br /> <br /> SLLSL(-)<br /> <br /> CXQ<br /> n = 6 + 314 = 320<br /> <br /> CXQ(-)<br /> <br /> CXQ(+)<br /> <br /> Số BN cần được chuyển tuyến tới bệnh viện Lao tỉnh Sơn La<br /> (SLLSL(+), CXQ(-), XNĐ(-))<br /> (n = 62)<br /> Số bệnh nhân không<br /> được chuyển tuyến<br /> (n = 48)<br /> <br /> Số bệnh nhân được giới<br /> thiệu chuyển tuyến<br /> (n=14)<br /> Số bệnh nhân được chuyển thành công<br /> (n = 6)<br /> <br /> Thông tin điều trị tại các cơ sở điều trị lao<br /> <br /> Sơ đồ 1. Thực trạng quản lý bệnh nhân HIV nhiễm lao tại 9 cơ sở phòng khám ngoại trú<br /> tỉnh Sơn La từ ngày 1/1/2012 đến ngày 31/10/2012<br /> TCNCYH 83 (3) - 2013<br /> <br /> 181<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> * SLLSL: sàng lọc lâm sàng lao; XNĐ: xét nghiệm đờm; CXQ: chụp X-quang<br /> Sơ đồ 1 cho thấy công tác quản lý lao trên bệnh nhân HIV đăng ký tại OPC Sơn La đã được<br /> thực hiện qua 4 bước: sàng lọc lâm sàng lao phát hiện các bệnh nhân nghi ngờ; chỉ định xét<br /> nghiệm đờm và chụp X-quang; chuyển tuyến và điều trị. Tuy nhiên qui trình này chưa được thực<br /> hiện đồng bộ. Vẫn còn các trường hợp có sàng lọc lâm sàng lao (+) nhưng không được xét<br /> nghiệm đờm, chụp X-quang. Có những trường hợp có sàng lọc lâm sàng lao (+), xét nghiệm đờm<br /> (-) và chụp X-quang (-) nhưng không được chuyển tuyến tới bệnh viện lao tỉnh Sơn La để khẳng<br /> định lao. Một điểm đáng quan tâm là toàn bộ hồ sơ của bệnh nhân được chuyển tuyến hoặc<br /> chuyển tuyến thành công hoàn toàn không có thông tin về ngày điều trị và phác đồ điều trị lao.<br /> 3. Sàng lọc lâm sàng, xét nghiệm đờm, chụp X-quang<br /> <br /> Biểu đồ 1. Tỷ lệ sàng lọc lâm sàng và tỉ lệ có dấu hiệu lâm sàng (+) trong 15 lần tái khám<br /> Tỷ lệ sàng lọc lâm sàng lao cao qua 15 lần tái khám dao động từ 92,5% đến 100%. Tuy nhiên<br /> tỷ lệ có sàng lọc lâm sàng lao (+) không cao từ 0% - 17,3% trừ lần đầu tiên là 64,1%.<br /> <br /> Biểu đồ 2. Tỷ lệ chụp X-quang và xét nghiệm đờm trong số bệnh nhân có kết quả<br /> sàng lọc lâm sàng lao (+)<br /> <br /> 182<br /> <br /> TCNCYH 83 (3) - 2013<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Tỷ lệ được chỉ định xét nghiệm đờm hoặc chụp X-quang trong số bệnh nhân có kết quả sàng<br /> lọc lâm sàng lao (+) là thấp và không ổn định ở 15 lần tái khám, dao động từ 0% đến 29,4% đối<br /> với xét nghiệm đờm và từ 78,7% đến 100% đối với chỉ định chụp X-quang.<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> Tỷ lệ sàng lọc lâm sàng<br /> Công tác sàng lọc lâm sàng lao cho bệnh<br /> nhân HIV đã được thực hiện ở nhiều quốc gia<br /> trên thế giới. Tỷ lệ sàng lọc lâm sàng lao cho<br /> bệnh nhân HIV tại Ethiopia năm 2010 là 94%<br /> [11], tại Nam Phi năm 2001 là 40,8 % [12]. Tại<br /> Việt Nam, theo quyết định số 3116/QĐ-BYT,<br /> tất cả các bệnh nhân HIV phải được sàng lọc<br /> lâm sàng lao [13]. Theo báo cáo của thành<br /> phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ sàng lọc lâm sàng lao<br /> tại phòng khám ngoại trú quận 5 năm 2011 là<br /> 42% [14]. Nghiên cứu này chỉ ra công tác<br /> <br /> tỉnh Sơn La (của dự án Life Gap và Quỹ toàn<br /> cầu) đều được Chương trình AIDS của Đại<br /> học Y Harvard tại Việt Nam (HAIVN) tập huấn<br /> về kỹ năng sàng lọc lao. Do đó tập huấn sàng<br /> lọc lao cho cán bộ điều trị tại các phòng khám<br /> ngoại trú theo mô hình của HAIVN hỗ trợ các<br /> phòng khám ngoại trú Sơn La cho các tỉnh<br /> chưa được hỗ trợ là cần thiết.<br /> Chỉ định xét nghiệm đờm, chụp X-quang<br /> và chuyển tuyến trong số bệnh nhân có kết<br /> quả sàng lọc lâm sàng lao dương tính<br /> Theo qui định của Bộ Y tế về quy trình phối<br /> <br /> sàng lọc lâm sàng lao tại các phòng khám<br /> <br /> hợp trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh<br /> nhân Lao/HIV năm 2007 [13], 100% trường<br /> <br /> ngoại trú tỉnh Sơn La được thực hiện khá tốt<br /> với tỷ lệ sàng lọc lâm sàng lao qua các lần tái<br /> <br /> hợp bệnh nhân có sàng lọc lâm sàng lao (+)<br /> cần được chỉ định chụp X-quang và xét<br /> <br /> khám từ 92,5% đến 100%.<br /> Tỷ lệ mắc lao trong nhóm người nhiễm HIV<br /> <br /> nghiệm đờm. Nhưng kết quả của nghiên cứu<br /> này cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có sàng lọc lâm<br /> <br /> tại Việt Nam theo các báo cáo từ các tỉnh dao<br /> động xung quanh mức 10% [10]. Tỷ lệ này ở<br /> <br /> sàng lao (+) được chỉ định xét nghiệm đờm<br /> <br /> Hải Phòng là 10,6%, thành phố Hồ Chí Minh<br /> <br /> hoặc chụp X-quang còn thấp và không ổn định<br /> giữa các lần tái khám. Tỷ lệ bệnh nhân có<br /> <br /> là 6,5%, Đồng Tháp là 5,5 %, Hà Nội là 7,1 %<br /> và An Giang là 23,1% [9]. Nghiên cứu này chỉ<br /> <br /> sàng lọc lâm sàng lao (+) được xét nghiệm<br /> đờm chỉ từ 0% đến 29,4% và tỷ lệ được chụp<br /> <br /> ra toàn bộ hồ sơ bệnh nhân HIV đăng ký tại<br /> các phòng khám ngoại trú Sơn La không ghi<br /> <br /> X-quang trong nhóm bệnh nhân này từ 28,6%<br /> đến 100%. Tỷ lệ chụp X-quang cao hơn hẳn<br /> <br /> nhận thông tin khẳng định chẩn đoán lao (+)<br /> nên không ước tính được tỷ lệ mắc lao trong<br /> <br /> xét nghiệm đờm có thể do chụp X-quang đơn<br /> <br /> nhóm HIV. Tuy nhiên dựa vào tỷ lệ 17,2%<br /> <br /> giản và dễ làm hơn xét nghiệm đờm. So sánh<br /> hoạt động này với một số nước trên thế giới<br /> <br /> bệnh nhân HIV được sàng lọc lâm sàng lao<br /> (+) tại các phòng khám ngoại trú Sơn La thì có<br /> <br /> phần nào cho thấy kỹ năng chỉ định chụp<br /> X-quang và xét nghiệm đờm tại các phòng<br /> <br /> thể thấy tỷ lệ này ở mức cao hơn so với tỷ lệ<br /> mắc lao trên nhóm người HIV ở hầu hết các<br /> <br /> khám ngoại trú tỉnh Sơn La là chưa tốt. Tại<br /> Kenya năm 2010 tỷ lệ bệnh nhân HIV có lâm<br /> <br /> tỉnh thành trừ An Giang. Điều này phần nào có<br /> thể gián tiếp nhận thấy rằng kỹ năng sàng lọc<br /> <br /> sàng lao (+) được chỉ định chụp X-quang là<br /> <br /> lâm sàng lao tại các phòng khám ngoại trú tỉnh<br /> <br /> 68,4% trong khi đó tỉ lệ này ở phòng khám<br /> ngoại trú Sơn La là 66,4%; tỷ lệ chỉ định xét<br /> <br /> Sơn La là khá tốt. Trên thực tế, hiện nay các<br /> cán bộ làm việc tại các phòng khám ngoại trú<br /> <br /> nghiệm đờm tại Kenya là 55,3% so với 22,9%<br /> tại phòng khám ngoại trú Sơn La [15].<br /> <br /> TCNCYH 83 (3) - 2013<br /> <br /> 183<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2