intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUẢN LÝ ĐẤT VÀ DINH DƯỠNG NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT HỒ TIÊU

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

174
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Mở đầu Trong sản xuất hồ tiêu, sâu bệnh hại là vấn đề quyết định sự bền vững, ổn định của vườn tiêu. Các loại sâu bệnh hại sinh ra từ đất đặc biệt nguy hiểm vì có thể gây nên sự hủy diệt vườn tiêu. Do vậy muốn giữ vững sự bền vững, ổn định của vườn tiêu cần áp dụng các biện pháp tổng hợp ngăn ngừa sự xâm nhiễm của các loại sâu bệnh sinh ra từ đất. Các loại sâu bệnh có ở trong đất rất nguy hiểm đối với hồ tiêu là: rệp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUẢN LÝ ĐẤT VÀ DINH DƯỠNG NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT HỒ TIÊU

  1. QUẢN LÝ ĐẤT VÀ DINH DƯỠNG NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT HỒ TIÊU 1. Mở đầu Trong sản xuất hồ tiêu, sâu bệnh hại là vấn đề quyết định sự bền vững, ổn định của vườn tiêu. Các loại sâu bệnh hại sinh ra từ đất đặc biệt nguy hiểm vì có thể gây nên sự hủy diệt vườn tiêu. Do vậy muốn giữ vững sự bền vững, ổn định của vườn tiêu cần áp dụng các biện pháp tổng hợp ngăn ngừa sự xâm nhiễm của các loại sâu bệnh sinh ra từ đất. Các loại sâu bệnh có ở trong đất rất nguy hiểm đối với hồ tiêu là: rệp sáp hại rễ hồ tiêu(Pseudococcus citri), bệnh vàng lá chết chậm mà nguyên nhân do tuyến trùng Meloidogyne incognita kết hợp nấmFusarium solani gây hại rễ, bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora. Bệnh do Phytophthora làm cho cây tiêu có thể chết rất nhanh sau 7-10 ngày nếu nấm bệnh tấn công vào cổ rễ (héo chết nhanh), cũng có thể làm cây tiêu có triệu chứng giống bệnh vàng lá
  2. chết chậm nếu nấm bệnh tấn công vào hệ thống rễ hút. Các loại sâu bệnh vừa kể trên rất nguy hiểm là vì chúng tấn công hệ thống rễ cây tiêu làm giảm hoặc mất khả năng hút nước, hút dinh dưỡng của rễ, cây vàng lá dần và có thể chết. Bệnh có thể lây lan nhanh trong đất nên rất khó phòng trừ. Trong thực tế sản xuất, nguyên nhân gây ra hội chứng vàng lá, rụng lá, rụng đốt thân trên cây tiêu thường rất phức tạp, trong nhiều trường hợp đó là sự gây hại tổng hợp của rệp sáp, tuyến trùng và các loại nấm bệnh. Do vậy cần áp dụng tổng hợp đồng bộ các biện pháp như: biện pháp chọn giống, biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học để khống chế nguồn sâu bệnh hại dưới ngưỡng gây hại, bảo vệ được thiên địch, giữ cân bằng về mặt sinh học, không gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến các kỹ thuật quản lý đất và dinh dưỡng cho vườn tiêu, giúp vào việc phòng trừ các loại sâu bệnh sinh ra từ đất từ đó giúp cho vườn tiêu có thể phát triển bền vững. 1. Chọn đất trồng tiêu
  3. Để làm giảm bớt nguy cơ phát sinh phát triển của các dịch bệnh sinh ra từ đất trước hết phải chọn lựa đất trồng tiêu phù hợp. Hồ tiêu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ phát triển trên đá bazan, đất đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch, diệp thạch, đất cát xám trên đá granit, đất phù sa, đất sét pha cát, đất có sỏi cơm .... miễn là đạt các yêu cầu cơ bản sau: - Đất dễ thoát nước, có độ dốc dưới 200, không bị úng ngập. Đất dốc thoai thoải từ 5- 100 tốt hơn đất bằng phẳng vì thuận lợi cho thoát nước. - Tầng canh tác dày trên 70cm, mạch nước ngầm sâu hơn 2m. - Đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, pHKCl từ 5 - 6. Tránh lập lại vườn tiêu trên các vùng trồng tiêu đã bị các loại sâu bệnh hại trong đất phá hoại. Nếu nhất thiết phải trồng tiêu lại trên các vùng này, cần có thời gian cách ly và cải tạo đất từ 3-4 năm để cắt đứt nguồn sâu bệnh. Tương tự như vậy nếu trồng tiêu trên đất vườn cao su, ca cao đã hết chu kỳ khai thác (vì nấmPhytophthora cũng là loại nấm gây hại phổ biến trên cao su, ca cao). Cần phải áp dụng các biện pháp khai hoang, cày bừa, rà rễ
  4. và đốt. Rải vôi bột khi bừa với liều lượng 200- 300kg/1000m2 để cải tạo độ chua đất. Gieo trồng cây phân xanh họ đậu từ 3-4 vụ, cày vùi cây phân xanh vào đất để tăng lượng hữu cơ cho đất. 2. Quản lý đất trồng tiêu - Trồng theo đường đồng mức: trên đất dốc các hàng tiêu cần được trồng theo đường đồng mức để chống xói mòn. - Thiết lập hệ thống thoát nước cho vườn tiêu, đặc biệt là các vườn tiêu trồng trên vùng đất bằng phẳng. Tránh để nước đọng trong gốc tiêu - Áp dụng hệ thống làm đất tối thiểu: tránh cày bừa, xới xáo nhiều trong vườn tiêu để giảm bớt sự xói mòn khi trồng tiêu trên đất dốc. Việc áp dụng làm đất tối thiểu còn giảm được sự xáo trộn, tổn thương bộ rễ tiêu vốn rất nhạy cảm với sự tấn công của sâu bệnh hại trong đất.
  5. - Trồng cây che phủ đất trong vườn tiêu: việc trồng cây che phủ đất giúp cho việc làm đất tối thiểu được thuận lợi nhờ cây che phủ hạn chế được sự phát triển của cỏ dại cỏ dại. Ngoài ra cây che phủ đất còn làm giảm sự xói mòn rửa trôi và cung cấp thêm chất hữu cơ cho vườn tiêu làm tăng độ tơi xốp của đất, cải thiện được tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất. Cây che phủ đất được đề nghị trồng vào tất cả các khoảng trống trong vườn tiêu, chỉ để lại khoảng trống dưới tán xung quanh gốc tiêu, cách gốc khoảng 60cm. Cỏ trong gốc được nhổ sạch bằng tay. Các loại cây phủ đất thích hợp trong vườn tiêu là: lạc dại (Arachis pintoi), đậu lông (Calopogonium mucunoides). 3. Quản lý dinh dưỡng cho vườn tiêu - Ưu tiên bón phân hữu cơ Cây tiêu rất thích phân hữu cơ. Trong phân hữu cơ ngoài các chất đa lượng, còn có các chất trung, vi lượng, có tác dụng cải thiện lý hóa tính đất, tăng khả năng thoát và giữ nước, hạn chế được sự phát triển của một số tuyến trùng và nấm bệnh trong đất thông qua việc thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật đối kháng. Các thí nghiệm bón phân chuồng ủ hoai cho tiêu tại Quảng Trị cho thấy các công thức bón
  6. phân hữu cơ đã làm giảm mật độ tuyến trùng Meloidogyne incognita so với đối chứng không bón phân hữu cơ. Phần lớn các thí nghiệm về phân bón đều cho thấy bón phân hữu cơ làm tiêu ít bị bệnh vàng lá, tăng năng suất và có hiệu quả kinh tế cao so với chỉ bón phân hóa học. - Tăng cường sử dụng phân bón lá Phân bón lá đặc biệt có ý nghĩa đối với hồ tiêu là loại cây trồng có bộ rễ ít phát triển và dễ bị các loại nấm bệnh, tuyến trùng, rệp sáp gây tổn hại. Ngoài các chất đa lượng thì phân bón lá giúp vào việc cung cấp các chất vi lượng cho cây trồng rất có hiệu quả. Khi vườn tiêu bị sâu bệnh hại từ đất tấn công làm tổn thương bộ rễ, bộ rễ không hút được dinh dưỡng một cách bình thường thì phun phân bón lá cho tiêu đặc biệt cần thiết giúp cho cây có đủ dinh dưỡng từ đó có thể phục hồi, tái tạo bộ rễ. - Bón phân hóa học cân đối và hợp lý Kết quả điều tra trong sản xuất ở các vùng trồng tiêu trọng điểm như Dak Lak, Gia Lai, Bình Phước cho thấy người trồng tiêu có khuynh hướng bón rất nhiều phân hóa học cho vườn tiêu và số hộ bón phân mất cân đối giữa các yếu tố NPK cũng rất cao.
  7. Các loại phân hoá học sử dụng cho cây tiêu bao gồm phân đơn và phân hỗn hợp NPK. Phân hỗn hợp NPK được nông dân trồng tiêu ưa dùng hơn các loại phân đơn như Urê, lân, kali. Các loại phân NPK thường được nông dân sử dụng cho tiêu có công thức 16-16-8, 16-8-16, 14-7-21. Lượng P205 nguyên chất bón cho tiêu kinh doanh ở nhiều vùng rất cao, có chiều hướng dư thừa, như ở Gia Lai lượng bón lên đến 400 kg P205/ha. Đó là do thói quen sử dụng phân NPK hỗn hợp có công thức 16-16-8 và sau đó bón bổ sung các loại phân khác như lân Văn điển, DAP v.v…. Công thức phân 16-8-16 hoặc 14-7-21 là các công thức phù hợp với tiêu kinh doanh hơn nhưng ít được nông dân sử dụng do thiếu thông tin và do thói quen khó thay đổi của nông dân. Bón phân rất cao trong điều kiện tưới nước đầy đủ và hoàn toàn không có cây che bóng đã cho phép nhiều nông hộ đạt năng suất tới 8tấn tiêu khô/ha ở năm thứ 7, thứ 8 sau khi trồng. Bên cạnh thành tích năng suất cao là nguy cơ về tính bất ổn của các vườn tiêu khi mà các loại sâu bệnh nguy hiểm sinh ra từ đất có thể tấn công vườn tiêu vào bất cứ lúc nào. Thực tế đã có nhiều vườn đang rất tốt do được chăm bón đầy đủ sau khi bị sâu bệnh phá hại đã không chữa được và phải hủy bỏ hoàn toàn.
  8. - Phương pháp bón phân Khi nghiên cứu về phưiưng pháp bón phân cho tiêu, các nhà nghiên cứu người Indonesia cho rằng phương pháp bón phân truyền thống cho tiêu ở Indonesia (xới xáo bón phân) có thể thúc đẩy khả năng nhiễm bệnh khi gây ra các vết thương ở rễ tiêu. Chất dịch tiết từ các vết thương này có thể hấp dẫn các loại nấm bệnh nhưPhytophthora. Do vậy để hạn chế sự gây hại rễ tiêu các tác giả này đã đề nghị bón phân vào 6 - 8 lỗ sâu 10cm chung quanh gốc tiêu và cách gốc tiêu 15cm. Biện pháp bón phân chuồng, phân hữu cơ cho tiêu cũng được đề nghị là bón trên mặt đất chung quanh gốc tiêu, tránh đào rãnh sâu làm tổn hại tới rễ tiêu. Để phân hữu cơ có hiệu quả tốt, tránh được sự mất mát khi bón rải trên mặt đất cần dùng rơm rạ hay cỏ rác tủ lên trên. Phương pháp bón phân hóa học tốt nhất trong điều kiện vùng Tây Nguyên là rải phân khi đất đủ ẩm, xung quanh tán, cách xa gốc tiêu 60- 70cm xăm xới nhẹ lấp phân vào đất, tránh xới sâu làm tổn thương rễ. Nếu có sẳn hệ thống tưới trong vườn tiêu thì sau khi rải phân không gặp mưa có thể tưới để phân ngấm vào đất càng tốt.
  9. Đề xuất bón phân cân đối hợp lý cho hồ tiêu đang giai đoạn kinh doanh: - Phân hữu cơ bón với liều lượng 10-15kg kg phân chuồng/trụ/năm. Có thể thay phân chuồng bằng 2-3 kg phân Compomix Đầu Trâu /trụ/năm. - Vôi: Nếu đất vườn có độ pH
  10. phòng trừ hiệu quả các bệnh này bao gồm việc sản xuất cây sạch bệnh trong vườn ươm, chọn đất trồng tiêu phù hợp, áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lý với cây tiêu như trồng tiêu trên cây trụ sống để cây tiêu được chiếu sáng thích hợp, điều chỉnh cây che bóng một cách thích hợp, thoát nước tốt cho vườn, hạn chế làm đất, quản lý dinh dưỡng tốt cho vườn tiêu. Biện pháp phòng trừ bằng hóa học chỉ được sử dụng như là biện pháp cuối cùng khi cần thiết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0