Tham khảo tài liệu 'quản lý người tiêu dùng ảo - bước đột phá trong quảng cáo tiếp thị', kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Quản lý người tiêu dùng ảo - bước đột phá trong quảng cáo tiếp thị
- Quản lý người tiêu
dùng ảo - bước đột
phá trong quảng cáo
tiếp thị (phần cuối)
“Chào cậu! Công việc của cậu thế nào??? Tớ vừa mới đi Ai cập về hôm
qua:-) thích lắm! Chỉ tiếc là tớ không kịp đến xem kim tự tháp! Phải đi
xe những 6 tiếng đồng hồ chỉ để đến nơi nhìn ngó 2-3 tiếng trong cảnh
chen chúc với vài ngàn người. Với lại ở Ai cập gần như tuần nào cũng
có xe chở khách du lịch bị đổ vì người ở đây chẳng biết đi ô tô gì cả, mà
đèn báo với chỉ dẫn trên đường thì chẳng có. Nhưng mà ai cũng bấm còi
đến là to:-). À, hôm trước cậu hỏi tớ làm cách nào mà gầy nhanh thế
hả!!!??? Tuy là bí mật đấy:-), nhưng mà cậu thì tớ tiết lộ – tớ cho cậu
link này.. Họ có phương pháp làm gầy đi cực hiện đại đấy!!!...”
- Thế giới ảo
Sự ra đời của Internet đã đưa công nghệ quản lý dư luận lên một tầm
mới. Với Internet, việc phổ biến những thông tin riêng tư đến công
chúng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. “Internet về bản chất là ảo và nặc
danh, khi tiếp xúc với 1 người qua Internet, không bao giờ có thể khẳng
định được là người đó có thực. Mỗi người khi vào Inetrnet đều chấp
nhận luật chơi này, - Mikhail Maslov, đối tác của hãng “Maslov, Sokur
và các đối tác” nói. – Nếu như bản thân những người truy cập Internet
cũng tạo ra những nhân vật ảo, vậy tại sao doanh nghiệp lại không thể
làm vậy với mục đích thương mại?”
Những người nghĩ ra spam chính là những người sử dụng các nhân vật
ảo vào mục đích thương mai đầu tiên khi họ tìm cách tăng sức thu hút
của các thông điệp của mình. Một trong những ý tưởng là việc gửi
những “bức thư lạc” – một dạng product placement trong các thư điện tử
có tính riêng tư và có vẻ như đến sai địa chỉ. Ý tưởng xuất phát từ sự tin
tưởng vào tính tò mò của phần lớn mọi người, và vì vậy họ rất thích đọc
những bức thư riêng tình cờ lọt vào tay họ. Cuối những “bức thư lạc”
như vậy thường có một lời khuyến cáo rất mang tính “bạn bè” về một
mặt hàng nào đó mà người gửi đã mua.
Những trang Web cá nhân chính là sự phát triển lôgic của “thư lạc”.
Trên site có thể phác họa hình ảnh của nhân vật ảo gần với đời thực hơn,
- điều này càng làm tăng thêm độ tin cậy đối với nội dung thư. Trên trang
Web sẽ có thông tin ám chỉ về sản phẩm hay dịch vụ. Trang Web hoạt
động độc lập, thu hút một lượng người đến thăm không phụ thuộc vào
những bức thư kia. Mắt xích cuối cùng trong hệ thống quản lý người tiêu
dùng ảo là những cái tên giả dùng trong các diễn đàn và chat. Với sự
phát triển của Internet và sự gia tăng vai trò của các cộng đồng trực
tuyến, công việc này đã trở thành công việc quan trọng và hiệu quả nhất
trong chiến lược MVC.
Khâu quan trọng nhất trong quản lý người tiêu dùng ảo là người biên
tập, người duy trì hoạt động của các nhân vật ảo. Người này phải biết
viết lách tốt, hiểu về tâm lý và khá thạo Internet. Các công ty thường
tuyển vào chức vụ này những nhà báo ngoài 30 hoặc ít ra cũng phải là
sinh viên khoa ngôn ngữ hoặc tâm lý. Mỗi biên tập viên phụ trách
khoảng 2-3 nhân vật và mỗi ngày lại nhân danh họ để gửi đi các nơi
khoảng 10 thư khuyến cáo một loại sản phẩm nào đó.
Để các nhân vật được có vẻ thật hơn, người ta lập ra những trang Web
có nhật ký, ảnh, chuyện kể về những sở thích của người đó. Trên những
trang Web cố tình làm theo kiểu không chuyên đó, có thể có thông tin bổ
sung về sản phẩm, thường là ở dạng một câu chuyện kể về kinh nghiệm
sử dụng sản phẩm. Các trang này thường được đăng ký trên các hệ thống
tìm kiếm và catalogue. Đây là một công cụ phân tích rất tiện lợi vì số
lượng người đến trang Web đó theo đường link từ diễn đàn phản ánh
- tính hiệu quả của những thông điệp đã đăng.
Biên tập viên phải hành động hết sức thận trọng. Anh ta phải thực hiện
đơn đặt hàng, song lại phải làm điều đó một cách rất thận trọng để quảng
cáo không gây phản ứng không tốt của những người tham gia diễn đàn
và không vi phạm và những quy định của các cộng đồng mà phần lớn
đều có kiểm duyệt. Để chiếm được lòng tin của nhóm đối tượng mục
tiêu, nhiều khi phải mất hàng tuần, nhưng bù lại, chỉ cần một thông điệp
đúng sau đó có thể thu hút được ngay vài ngàn người đến với trang Web
đó.
Tuy nhiên, vài ngàn người đến thăm trang Web mới chỉ là những người
ghé qua xem mà thôi. Bao nhiêu người trong số đó tin vào trò này và
còn lại bao nhiêu phần trăm tiếp nhận thông tin về sản phẩm – còn là
một vấn đề. Rất ít khi chỉ ra được mối liên quan trực tiếp giữa doanh số
bán hàng và chiến dịch tiếp thị. “Chúng tôi mới chỉ chỉ ra được một lần
duy nhất khi mà hiệu quả của quá trình “cày” trên các diễn đàn được thể
hiện trên doanh số. – Liudmila Bulavkina nhớ lại. Đó là trong chiến dịch
quảng cáo tiếp thị cho một nhà sản xuất dược phẩm đắt tiền. Một chuỗi
thông điệp đã kéo được người ta đến một cửa hàng trên Internet. Sau đợt
tiếp thị thì doanh số của hiệu thuốc đó trên mạng Internet đã tăng gấp 3
lần”.
- Song thông thường thì không thể rút ra được mối tương quan giữa số
người xem trang Web và số thương vụ. Thị trường không biết đến những
ví dụ cụ thể về các chiến dịch tiếp thị thành công trong lĩnh vực này, bởi
lẽ các khách hàng chính là người chặn đứng những cố gắng của các hãng
trong việc tìm hiểu chân tướng sự việc. Chính vì vậy, nhiều chuyên viên
tỏ ra khá nghi ngờ khái niệm quản lý khách hàng ảo. “Tôi cho rằng,
công cụ hữu hiệu duy nhất trong phương pháp này là việc tham gia vào
các diễn đàn, - Elena Molchanova, giám đốc marketing của công ty
Promo Interactive nói. – “Những bức thư lạc” từ lâu đã bị coi như một
dạng spam, còn những trang Web cá nhân thì ít người biết tới. Vì vậy, sử
dụng phương pháp này phải hết sức thận trọng. Hơn nữa, lĩnh vực áp
dụng phương pháp này khá hẹp - nó chỉ thích hợp cho các sản phẩm mà
người ta thường hỏi ý kiến người khác khi mua. Tiếp thi xà phòng giặt
bằng cách này thì còn đắt hơn bình thường.
Một tuần hay 1 năm?
Các chuyên gia về MVC khẳng định rằng với chiến lược quản lý người
tiêu dùng ảo, chỉ cần dùng khỏang 10 nhân vật ảo, tức là cần khoảng 3
biên tập viên để duy trì hoạt động của chúng là có thể bao trùm được
phần lớn thị trường đại chúng. Khách hàng chỉ cần trả cho hãng thù lao
trên cơ sở mức lương theo giờ của các biên tập viên làm việc cho hãng
PR ($30-60/giờ). Tạo một trang Web cá nhân hết khoảng từ $3000 -
- 15000, phụ thuộc vào độ phức tạp của nó. Hãng còn lấy tiền công nghĩ
ra concept và tổ chức công việc. Tổng cộng, một chương trình PR MVC
quy mô nhất do một hãng PR lớn tổ chức cũng chỉ có chi phí
$200,000/năm, trong khi số tiền này, nếu dùng để quảng cáo trên các
kênh truyền hình trung ương ở Nga chẳng hạn, thì có khi không đủ cho 1
tuần phát sóng.
(Theo Secret Firmy)