Quản lý nhân sự
lượt xem 15
download
Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý nhân sự
- Quản lý nhân sự là gì? Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức. Quản lý nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả. Quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không riêng gì trong sản xuất kinh doanh. ( Nghề Quản lý nhân sự Thứ sáu, 25 Tháng 2 2011 12:49 hutech.edu.vn ) Quản lý nhân sự hay là Quản lý nguồn nhân lực là công tác quản lý các lực lượng lao động của một tổ chức, công ty, xã hội, nguồn nhân lực. Chịu trách nhiệm thu hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, và tưởng thưởng người lao động, đồng thời giám sát lãnh đạo và văn hóa của tổ chức, và bảo đảm phù hợp với luật lao động và việc làm. Quản lý nhân sự là lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất (năng lượng, thần kinh, bắp thịt,...) giữa con người và các yếu tố vật chất của tự nhiên (công cụ, đối tượng lao động, năng lượng,...) trong quá trình tạo của cải vật chất, tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của con người nhằm duy trì, bảo vệ, sử dụng và phát triển tiềm năng vô hạn của con người. Không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản lý nhân sự. Hay nói cách khác, mục tiêu của bất kỳ tổ chức nào cũng là nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nhân sự của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra. Tầm quan trọng
- Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với nhau. Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Con người, với khả năng sáng tạo, lao động cần cù siêng năng của mình, đã phát minh ra những dụng cụ từ ban đầu là thô sơ cho đến phát triển công nghệ cao, khoa học kỹ thuật cao như ngày nay đã phục vụ được nhu cầu bản thân và phát triển xã hội. Quản trị nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung đều đi đến một mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm ra. Quản trị nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân sự. Quản trị nhân sự là một thành tố quan trọng của chức năng quản trị, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi tổ chức. Quản trị nhân sự hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản trị nhân sự. Cung cách quản trị nhân sự tạo ra bầu không khí văn hoá cho một doanh nghiệp . Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp . ( Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ) Quản lý rủi ro Quản lý rủi ro là gì? - Quản lý rủi ro là khả năng xác định rủi ro, đánh giá nó và kiểm soát, làm giảm thiểu nó. Tất cả các nhà quản lý có nhiệm vụ phải giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức của họ. Nó thường là một nhiệm vụ không xác định, nhưng là một nhu cầu rõ ràng trong thế giới chúng ta ngày hôm nay. Nhất là sự kinh doanh ngày
- nay không đơn giản, khả năng gặp rủi ro và thất bại là khó tránh khỏi. Chính vì vậy, cơ hội cho những nhà quản lý rủi ro ngày càng cao. Mặc dù có nhiều định nghĩa về quản lý rủi ro, nhưng nhìn chung, quản lý rủi ro có thuộc tính phổ biến là hướng tới việc quản lý hiệu quả các cơ hội tiềm năng cũng như xác định, đánh giá các tác dụng phụ, các phản ứng nguy hiểm cho một mục tiêu cụ thể như: • Xác định các nguồn rủi ro, các sự kiện rủi ro, và hậu quả tiềm năng của nó. Tăng cường các quy trình quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ. Xây dựng mô hình quản lý rủi ro ứng dụng tại doanh nghiệp, phù hợp với cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động của đơn vị. • Phân tích nguyên nhân và nguồn gốc của các rủi ro và khả năng sẽ xảy ra. Phân tích những khía cạnh cơ bản của rủi ro và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ hiện nay. • Đánh giá rủi ro, xem xét các rủi ro cần phải được giải quyết và xử lý. Đo lường các rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản, đánh giá bảng tổng kết tài sản, và dự báo thu nhập ròng (Quản lý tài sản nợ, tài sản có)… • Xử lý rủi ro, xác định chiến lược và chiến thuật để giảm thiểu hoặc kiểm soát rủi ro từ môi trường kinh tế, môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh Nghi Quân tổng hợp (Hieuhoc.com) QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Chất lượng không tự sinh ra; chất lượng không phải là một kết qủa ngẫu nhiên, nó là kết qủa của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. Phải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về quản lý chất lượng mới giải quyết tốt bài toán chất lượng. Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp,
- không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình công ty, qui mô lớn đến qui mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho công ty làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng. Nếu các công ty muốn cạnh tranh trên thị trường quốc tế, phải tìm hiểu và áp dụng các khái niệm về quản lý chất lượng có hiệu quả. Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng thường bao gồm lập chính sách, mục tiêu, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng. ( Nguyễn Dũng - Chatluong.vn ) Vậy quản lý chất lượng là gì? Theo tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế, Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng. Việc định hướng được thể hiện thông qua tầm nhìn, chiến lược, chính sách và mục tiêu chất lượng. Hoạt động kiểm soát được thực hiện thông qua: yếu tố hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng. Nguyên lý, khi doanh nghiệp thực hiện công tác quản lý chất lượng tốt sẽ tạo ra được những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt. Các chức năng Quản lý chất lượng: QLCL được tiến hành bao quát quá trình sản xuất-dịch vụ theo một trình tự: nghiên cứu nhu cầu-thiết kế-thi công-lưu thông-sử dụng, không bỏ sót hoặc xem nhẹ một khâu nào. Nó có những chức năng sau: i) Chức năng quy định chất lượng: thể hiện ở các khâu điều tra, nghiên cứu, thiết kế, đề xuất mức chất lượng; quy định những điều
- kiện, những tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể mà các bộ phận trong quá trình sản xuất phải đạt được, sao cho phù hợp với quy định của cơ quan quản lý, với yêu cầu của khách hàng về chất lượng, thời gian... Với các tổ chức hành chính-dịch vụ, thể hiện trên các phương hướng, mục tiêu, chính sách, chuẩn mực về chất lượng ii) Chức năng quản lý chất lượng: bao gồm các khâu của quá trình sản xuất- lưu thông, tiêu dùng. Chức năng này không phải chỉ do những người lãnh đạo phụ trách, quản lý mà dưới sự điều khiển, dẫn dắt của họ, nó được thực hiện ở tất cả thành viên của tổ chức, những người trực tiếp gắn bó với mọi công đoạn của quá trình. iii) Chức năng đánh giá chất lượng: Bao gồm việc đánh giá chất lượng từng phần và đánh giá chất lượng toàn phần của sản phẩm. Đánh giá chất lượng từng phần của sản phẩm, về bản chất, là xem xét quan hệ giữa chất lượng hiện có của sản phẩm ở mỗi công đoạn dưới ảnh hưởng của chất lượng thiết kế và chuẩn chất lượng. Đánh giá chất lượng toàn phần là sự đánh giá tổng quát chất lượng sản phẩm được dựa vào những chỉ tiêu, chuẩn mực; những quy định về chất lượng hoặc dựa vào yêu cầu của người sử dụng. Đánh giá chất lượng lại bao gồm 2 phương thức: đánh giá trong của tổ chức và đánh giá ngoài (còn gọi là kiểm định) của một cơ quan bên ngoài tổ chức. TÌM HIỂU VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (Phạm Quang Huân) (Đã đăng trên tạp chí Giáo dục (7/2003) và tạp chí Thông tin Quản lý giáo dục- Học viện QLGD tháng 9/2006 Quản lý mua sắm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Biểu mẫu: Quy trình quản lý nhân sự
16 p | 2310 | 1005
-
Phần mềm quản lý nhân sự eHR
5 p | 856 | 374
-
Phần mềm quản lý nhân sự F.PMS
13 p | 644 | 323
-
Quy trình quản lý nhân sự và chiến lược phát triển nguồn nguồn nhân lực
17 p | 838 | 265
-
Quản lý nhân sự vớ một số phương pháp và kỹ năng: Phần 1
222 p | 732 | 238
-
Quản lý nhân sự trong thế giới số
5 p | 452 | 225
-
Quản lý nhân sự vớ một số phương pháp và kỹ năng: Phần 2
274 p | 396 | 173
-
Bài giảng Nâng cao năng lực quản lý nhân sự trường phổ thông
72 p | 312 | 45
-
Bài giảng Quản lý nhân sự - ThS. Trần Phi Hoàng
53 p | 181 | 32
-
Quy trình quản lý nhân sự tiền lương
2 p | 220 | 19
-
Quản lý nhân sự và tài chính: Phần 2
264 p | 55 | 12
-
Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO
5 p | 134 | 10
-
Tầm quan trọng của quản lý nhân sự
8 p | 77 | 5
-
Mô tả công việc Nhân viên quản lý nhân sự
1 p | 115 | 5
-
Khái niệm quy trình quản lý nhân sự
2 p | 98 | 4
-
Hệ thống quy định quản lý nhân sự
12 p | 64 | 4
-
Xây dựng quy trình quản lý nhân sự
3 p | 78 | 4
-
Phương pháp quản lý nhân sự hiệu quả nên biết!
2 p | 55 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn