Hoàng Thị Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
133(03)/1: 33 - 38<br />
<br />
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI<br />
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM<br />
Hoàng Thị Thu*, Ngô Thị Thu Mai<br />
Trường Đại học Kinh tế &Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam (gọi tắt là MB) được thành lập năm 1994. Sau gần 20 năm<br />
hoạt động, MB đã mở rộng mạng lưới với tổng tài sản lên tới hơn 180.000 tỷ đồng và đang khẳng<br />
định vai trò của một trung gian tài chính vững mạnh. Cũng như các ngân hàng thương mại khác<br />
trong giai đoạn hiện nay, hoạt động tín dụng của MB đang phải đối mặt với vấn đề nợ xấu và cách<br />
giải quyết nợ xấu. Do vậy, quản lý rủi ro tín dụng là mục tiêu mà MB đang hướng đến với mong<br />
muốn có một hệ thống quản lý rủi ro tốt nhất và hiệu quả nhất theo chuẩn quốc tế để có thể kiểm<br />
soát và hạn chế rủi ro tín dụng, bảo đảm an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng và nâng cao hiệu<br />
quả hoạt động cũng như uy tín của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.<br />
Từ khóa: rủi ro tín dụng, quản lý, nợ xấu, dự phòng rủi ro, MB<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt<br />
Nam đã mở cửa kinh tế quốc tế trong lĩnh vực<br />
ngân hàng vào năm 2010. Theo đó, thị trường<br />
tài chính Việt Nam đã trở thành một phần của<br />
thị trường tài chính của khu vực và thế giới.<br />
Để hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)<br />
Việt Nam có thể tham gia tốt hơn vào quá<br />
trình quốc tế hóa, nâng cao năng lực cạnh<br />
tranh trong tiến trình hội nhập, lành mạnh hóa<br />
tài chính theo chuẩn mực quốc tế, các NHTM<br />
cần phải tuân thủ một số Điều ước quốc tế<br />
trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng. Đó<br />
cũng là cơ sở để so sánh, đánh giá và xếp<br />
hạng các NHTM Việt Nam với các NHTM<br />
nước ngoài.<br />
Một trong những điều ước quốc tế được các<br />
nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm<br />
chính là Hiệp ước quốc tế về giám sát hoạt<br />
động ngân hàng – Hiệp ước Basel. Ở Việt<br />
Nam, việc ứng dụng Basel trong quản lý rủi<br />
ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói<br />
riêng còn nhiều hạn chế, mới chỉ dừng lại ở<br />
việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản của<br />
Basel I để vận dụng, đồng thời chưa tiếp cận<br />
nhiều với Basel II và Basel III. Là một trong<br />
số những NHTMCP lớn mạnh hiện nay với<br />
mạng lưới rộng khắp, hoạt động trên 63 tỉnh<br />
thành trong cả nước, Ngân hàng Thương mại<br />
*<br />
<br />
Tel: 0989 910591<br />
<br />
Cổ phần Quân đội Việt Nam (MB) luôn đi<br />
đầu trong việc tiếp nhận và triển khai các dự<br />
án theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Việc<br />
áp dụng các chuẩn mực này không chỉ đáp<br />
ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước theo đề<br />
án tái cơ cấu ngành ngân hàng Việt Nam mà<br />
còn là điều kiện tiên quyết cho công cuộc hội<br />
nhập và mở rộng tầm ảnh hưởng của MB<br />
trong ngành ngân hàng tài chính toàn cầu.<br />
Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu vấn<br />
đề“Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
TMCP Quân đội Việt Nam” có ý nghĩa lý<br />
luận và thực tiễn cấp bách.<br />
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI<br />
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI GIAI<br />
ĐOẠN 2010 – 2013<br />
Cơ cấu tín dụng của MB theo thời hạn<br />
Kỳ hạn các khoản vay không chỉ ảnh hưởng<br />
đến khả năng thanh khoản mà còn ảnh hưởng<br />
đến chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng.<br />
Để đảm bảo an toàn tín dụng và khả năng<br />
thanh khoản, MB luôn chú trọng việc phát<br />
triển cân đối các khoản vay theo các kỳ hạn<br />
khác nhau. Các kỳ hạn cho vay được chia<br />
thành 03 loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.<br />
Những năm gần đây, cơ cấu cho vay theo kỳ<br />
hạn của MB có sự thay đổi. Cho vay ngắn hạn<br />
chiếm tỷ trọng trung bình trên 60% và có xu<br />
hướng tăng, cho vay trung hạn bình quân<br />
khoảng 20% và có xu hướng giảm, cho vay<br />
33<br />
<br />
Hoàng Thị Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
dài hạn bình quân 13%. Trong điều kiện nền<br />
kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh<br />
nghiệp rất cần vốn để thực hiện hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh, MB luôn tăng cường và đẩy<br />
mạnh phát triển các sản phẩm ưu đãi cho vay<br />
vốn lưu động, cho vay xuất khẩu để hỗ trợ<br />
vốn cho các doanh nghiệp trong quá trình<br />
kinh doanh. Theo đó, quy mô tín dụng tăng<br />
trưởng, đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu cơ cấu<br />
tín dụng được duy trì cân đối và ổn định.<br />
<br />
133(03)/1: 33 - 38<br />
<br />
Nợ xấu và nợ quá hạn<br />
Nợ xấu và nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản<br />
ánh rủi ro tín dụng. Tỷ lệ càng cao cho thấy<br />
khả năng ngân hàng bị tổn thất càng lớn (tổn<br />
thất do các chi phí phát sinh khi tìm kiếm<br />
nguồn thanh toán cho các khoản đến hạn, tổn<br />
thất do mất vốn, lãi cho vay…). Tỷ lệ nợ xấu<br />
và nợ quá hạn tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng<br />
của ngân hàng.<br />
<br />
Bảng 1: Cơ cấu tín dụng theo thời gian tại MB<br />
2010<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Giá trị<br />
(Tỷ đồng)<br />
<br />
Ngắn hạn<br />
Trung hạn<br />
Dài hạn<br />
Tổng dư nợ<br />
<br />
29.236<br />
10.102<br />
5.943<br />
45.282<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
2013<br />
Tỷ<br />
Tỷ<br />
Tỷ<br />
Giá trị<br />
Giá trị<br />
Giá trị<br />
trọng<br />
trọng<br />
trọng<br />
(Tỷ đồng)<br />
(Tỷ đồng)<br />
(Tỷ đồng)<br />
(%)<br />
(%)<br />
(%)<br />
38.929<br />
66,9<br />
53.085<br />
71.8<br />
63.665<br />
73<br />
11.641<br />
20,1<br />
12.263<br />
16.5<br />
12.397<br />
14,2<br />
7.538<br />
13<br />
8.565<br />
11.7<br />
11.216<br />
12,8<br />
58.108<br />
100<br />
73.912<br />
100<br />
87.278<br />
100<br />
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2010-2013)<br />
Bảng 2: Nợ xấu và nợ quá hạn tại MB<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
(%)<br />
64,7<br />
22,3<br />
13<br />
100<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
2012<br />
2013<br />
Tỷ<br />
Tỷ<br />
Tỷ<br />
Tỷ<br />
Chỉ tiêu<br />
Giá trị<br />
Giá trị<br />
Giá trị<br />
Giá trị<br />
trọng<br />
trọng<br />
trọng<br />
trọng<br />
(Tỷ đồng)<br />
(Tỷ đồng)<br />
(Tỷ đồng)<br />
(Tỷ đồng)<br />
(%)<br />
(%)<br />
(%)<br />
(%)<br />
Nợ nhóm 1<br />
44.043<br />
97,1<br />
54.766<br />
94,3<br />
69.511<br />
94,1<br />
81.233<br />
93,1<br />
Nợ quá hạn<br />
1.230<br />
2,87<br />
3.342<br />
5,68<br />
4.401<br />
5,9<br />
6.045<br />
6,9<br />
Nợ xấu<br />
613<br />
1,5<br />
938<br />
1,5<br />
1.372<br />
1,8<br />
2.146<br />
2,5<br />
Tổng dư nợ<br />
45.282<br />
100<br />
58.108<br />
100<br />
73.912<br />
100<br />
87.278<br />
100<br />
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất MB giai đoạn 2010-2013)<br />
Bảng 3: Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng tại MB<br />
Tiêu chí<br />
ĐVT<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
2013<br />
Tỷ đồng<br />
Số dư dự phòng RRTD đầu kỳ<br />
447<br />
738<br />
1.092<br />
1.313<br />
Số dự phòng trích lập trong năm<br />
Tỷ đồng<br />
520<br />
525<br />
1.658<br />
1.976<br />
Số dự phòng sử dụng để XLRR<br />
Tỷ đồng<br />
229<br />
171<br />
1.437<br />
1.519<br />
Tỷ đồng<br />
Số dư dự phòng RRTD cuối kỳ<br />
738<br />
1.092<br />
1.313 1.770<br />
Tổng dư nợ<br />
Tỷ đồng<br />
45.282<br />
58.108<br />
73.912<br />
87.278<br />
%<br />
Tỷ lệ trích lập dự phòng<br />
1,15<br />
0,9<br />
2,2<br />
2,3<br />
%<br />
Tỷ lệ XLRR/tổng dư nợ<br />
0,5<br />
0,3<br />
1,9<br />
2,0<br />
(Nguồn: Báo cáo thường niên của MB các năm 2010 - 2013)<br />
<br />
Theo dõi bảng số liệu về cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ củaMB trong giai đoạn 2010 – 2013 cho<br />
thấy: nhìn chung tỷ lệ nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của MB. Từ năm<br />
2010 đến năm 2013, tỷ lệ nợ nhóm 1 đều được duy trì ở mức trên 90% trên tổng dư nợ của MB.<br />
Tỷ lệ nợ xấu của MB luôn nằm trong giới hạn cho phép (dưới 3%)vàthấp hơn so với toàn hệ<br />
thống ngân hàng. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành là 4.08% thì MB là 1.4%, năm 2013 tỷ lệ<br />
nợ xấu toàn ngành ngân hàng là 3.79% thì tỷ lệ nợ xấu của MB ở mức 2.5% và luôn nằm ở trong<br />
giới hạn cho phép (dưới 3%). Tuy nhiên, nợ xấu của MB đang có chiều hướng gia tăng. Đây là<br />
tín hiệu đáng lo ngại trong vấn đề quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong vấn đề kiểm soát<br />
nguồn tín dụng cho vay.<br />
34<br />
<br />
Hoàng Thị Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng<br />
Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của<br />
ngân hàng khi khách hàng không thực hiện<br />
nghĩa vụ tín dụng theo cam kết. Dự phòng rủi ro<br />
bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.<br />
Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng<br />
điều đó ngân hàng đang gặp phải tình trạng<br />
rủi ro mất vốn, do đó, dự phòng rủi ro là một<br />
chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro mất vốn.<br />
Bảng số liệu trên cho thấy số dư trích lập dự<br />
phòng RRTD cuối kỳ tăng dần qua các năm,<br />
tương ứng với sự tăng lên của số dự phòng<br />
trích lập trong năm. Điều này cho thấy, khi<br />
tổng dư nợ tăng lên, ngân hàng cũng phải đối<br />
mặt với việc số dự phòng trích lập trong kỳ<br />
tăng tương ứng, bao gồm cả dự phòng chung<br />
và dự phòng riêng đối với từng nhóm nợ.<br />
Hàng năm, con số dự phòng RRTD được<br />
dùng để XLRR cũng có xu hướng tăng, tỷ lệ<br />
dự phòng được dùng để XLRR/Tổng dư nợ<br />
cũng có biến động mạnh, cá biệt năm 2012 và<br />
2013 tỷ lệ này là 1,9% và 2,0%, đây cũng là<br />
02 năm tỷ lệ nợ xấu của MB ở mức cao hơn<br />
so với những năm khác.<br />
Đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng<br />
tại MB giai đoạn 2010 - 2013<br />
Ưu điểm<br />
Về công tác nhận diện rủi ro tín dụng<br />
HĐQT và Ban điều hành MB đã ban hành<br />
nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối<br />
với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao<br />
gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định<br />
khách hàng, góp phần hỗ trợ CBTD trong<br />
công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng và<br />
nhận diện rủi ro tín dụng.<br />
Về công tác đo lường rủi ro tín dụng<br />
Sau nhiều năm nghiên cứu, triển khai thử<br />
nghiệm, năm 2010, MB đã chính thức triển<br />
khai hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng<br />
nội bộ (XHTDNB) trên toàn hệ thống để hỗ<br />
trợ cho công tác đo lường và lượng hóa rủi ro<br />
tín dụng. Hệ thống XHTDNB của MB đã đáp<br />
ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống<br />
XHTDNB của NHNN. Đây là một bước đi mới,<br />
nhằm tiếp cận từng bước với việc đo lường và<br />
tính toán rủi ro theo Hiệp ước Basel II.<br />
<br />
133(03)/1: 33 - 38<br />
<br />
Về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng<br />
Nhìn chung, quy trình cấp tín dụng của MB<br />
cho đến nay đã được thể chế hóa tương đối<br />
đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực<br />
trạng khách hàng cũng như cơ sở hạ tầng của<br />
nền kinh tế.<br />
Một trong những nguyên tắc quản lý rủi ro tín<br />
dụng theo Hiệp ước Basel II nhằm thực hiện<br />
quá trình cấp tín dụng lành mạnh là nguyên<br />
tắc phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ<br />
phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và<br />
bộ phận phê duyệt tín dụng. Đứng trên giác<br />
độ quản lý rủi ro tín dụng, có thể thấy mô<br />
hình tổ chức cấp tín dụng của MB có những<br />
bước tiến đáng kể. Hiện nay, MB đã chuyển<br />
đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong<br />
toàn hệ thống theo mô hình cấp tín dụng tập<br />
trung đảm bảo nguyên tắc phân tách độc lập<br />
giữa bộ phận quan hệ khách hàng với bộ phận<br />
thẩm định và bộ phận phê duyệt, quyết định<br />
cấp tín dụng; quản lý thống nhất từ cấp Trụ sở<br />
chính xuống Chi nhánh, giảm thấp mức ủy<br />
quyền phán quyết đối với các Chi nhánh. Đây<br />
là bước đi quan trọng để MB tiệm cận với mô<br />
hình hoạt động ngân hàng chuẩn mực, phù hợp<br />
thông lệ quốc tế, tạo dựng một khung quản lý<br />
rủi ro vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dự<br />
kiến và rủi ro có thể chấp nhận được.<br />
Về công tác dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng<br />
MB đã ban hành đầy đủ các quy định về trích<br />
lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trên cơ<br />
sở các quy định của NHNN, MB đã và đang<br />
hoàn thiện hệ thống chấm điểm XHTDNB để<br />
hướng tới phân loại nợ và trích lập dự phòng<br />
rủi ro tín dụng theo điều 7, Quyết định<br />
493//2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và<br />
trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng<br />
trong hoạt động của các TCTD.<br />
Hạn chế<br />
Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng chưa<br />
hiện đại<br />
Hiện nay, MB mới chỉ có hệ thống XHTDNB<br />
để đánh giá rủi ro của khách hàng. Hệ thống<br />
XHTDNB đang được sử dụng tại ngân hàng<br />
mới dừng lại ở việc đo lường rủi ro bằng<br />
phương pháp chuyên gia, chưa tính toán,<br />
lượng hóa được các cấu phần rủi ro PD (xác<br />
35<br />
<br />
Hoàng Thị Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
suất không trả được nợ), LGD (tổn thất do<br />
không trả nợ), EAD (điểm rủi ro tại điểm<br />
không trả được nợ).<br />
Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng chưa triệt để<br />
Mô hình cấp tín dụng mới nhất không có<br />
Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.<br />
Như vậy, nếu mức cấp tín dụng thuộc thẩm<br />
quyền phán quyết của Chi nhánh thì việc<br />
thẩm định tín dụng chỉ được thực hiện một<br />
tay, nghĩa là chỉ qua phòng khách hàng đề<br />
xuất và trình cấp thẩm quyền phê duyệt,<br />
không có sự phản biện, tái thẩm định của<br />
Phòng Quản lý rủi ro.<br />
Mô hình cấp tín dụng mới không phân định<br />
bộ phận tác nghiệp và bộ phận thẩm định<br />
riêng biệt<br />
Chưa có chuyên gia phê duyệt tín dụng: Tại<br />
chi nhánh tập trung vào giám đốc/PGĐ chi<br />
nhánh và HĐTD cơ sở, tại Trụ sở chính là<br />
TGĐ/PTGĐ và HĐTD, chưa có các cấp chuyên<br />
gia phê duyệt tín dụng để tăng cường trách<br />
nhiệm cá nhân và giải quyết phê duyệt nhanh.<br />
Các hồ sơ tín dụng từ Chi nhánh lên đến TSC<br />
phê duyệt phải qua nhiều bộ phận, nhiều cấp<br />
thẩm quyền dẫn đến thời gian giải quyết hồ sơ<br />
kéo dài. Trong khi đó, các nội dung thẩm định<br />
giữa bộ phận thẩm định gần như trùng lặp.<br />
Công tác dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng<br />
chưa hoàn thiện<br />
Hiện nay, như hầu hết các NHTM khác trong<br />
hệ thống NHTM Việt Nam, MB vẫn đang<br />
thực hiện phân loại nợ theo Điều 06 – Quyết<br />
định 493/2005/QĐ-NHNN. Theo đó, các<br />
khoản tín dụng được phân loại phụ thuộc<br />
vào số ngày quá hạn nợ thực tế của từng<br />
khoản nợ riêng lẻ, thiếu sự đánh giá kết hợp<br />
của yếu tố khác như tình hình tài chính, kết<br />
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,<br />
dẫn đến việc phản ánh chưa chính xác bản<br />
chất của khoản nợ.<br />
Nguyên nhân của hạn chế<br />
Hệ thống thanh tra, giám sát NHNN còn<br />
nhiều bất cập<br />
Mô hình tổ chức thanh tra, giám sát ngân<br />
hàng và hệ thống pháp luật về thanh tra giám<br />
sát ngân hàng còn nhiều bất cập so với các<br />
thông lệ và chuẩn mực quốc tế về giám sát<br />
36<br />
<br />
133(03)/1: 33 - 38<br />
<br />
ngân hàng, nhất là so với yêu cầu thanh tra,<br />
giám sát dựa trên cơ sở rủi ro. Phương pháp<br />
thanh tra giám sát chưa phù hợp với chuẩn<br />
mực quốc tế, vì hoạt động này vẫn dựa trên<br />
thanh tra giám sát tuân thủ, chưa áp dụng<br />
rộng rãi thanh tra giám sát rủi ro nên hiệu quả<br />
không cao.<br />
Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng chưa toàn diện<br />
Hạn chế của việc thiếu chiến lược khung định<br />
hướng rủi ro có thể khiến MB không chủ<br />
động trong hoạt động kinh doanh. Việc cấp<br />
tín dụng chủ yếu dựa trên lợi nhuận kỳ vọng<br />
hoặc tài sản bảo đảm mà không gắn liền với<br />
rủi ro, không quán triệt nguyên tắc đánh đổi<br />
giữa rủi ro và lợi nhuận. Điều này có thể<br />
khiến ngân hàng phải đương đầu với các vấn<br />
đề về chất lượng tín dụng cũng như lãng phí<br />
tài nguyên khi xử lý các khoản nợ xấu.<br />
Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ<br />
chưa hoàn thiện<br />
Việc đo lường rủi ro tại MB mới chỉ thực hiện<br />
thông qua phương pháp chấm điểm<br />
XHTDNB. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn<br />
một số hạn chế, gây khó khăn cho việc đo<br />
lường rủi ro tín dụng.<br />
Nền tảng công nghệ thông tin chưa thực sự<br />
hiện đại<br />
Nguồn nhân lực hạn chế cả về số lượng và<br />
chất lượng<br />
Thực tế cho thấy, nhiều Chi nhánh, nhất là<br />
các Chi nhánh trên địa bàn miền núi đang ở<br />
trong tình trạng thiếu đội ngũ cán bộ tín dụng,<br />
một phòng khách hàng doanh nghiệp chỉ có 3<br />
cán bộ tín dụng, 1 lãnh đạo. Do đó, một cán<br />
bộ tín dụng phải đảm đương khối lượng công<br />
việc lớn, từ khâu tiếp xúc, quan hệ khách<br />
hàng đến khâu lập tờ trình thẩm định trình cấp<br />
lãnh đạo phê duyệt, dẫn đến công việc quá tải,<br />
năng suất, hiệu suất không cao và chất lượng<br />
không tốt. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn<br />
đến rủi ro tín dụng.<br />
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI<br />
RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG<br />
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI<br />
Hoàn thiện chiến lược quản lý rủi ro tín dụng<br />
MB cần xây dựng chiến lược quản lý rủi ro<br />
tín dụng trong dài hạn, trong đó phải xác định<br />
<br />
Hoàng Thị Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
khẩu vị rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro, đánh<br />
giá chất lượng tín dụng, thu nhập và tăng<br />
trưởng trong mối tương quan qua lại, đồng<br />
thời tạo ra khuôn khổ để kiểm soát, điều<br />
chỉnh cơ cấu và chất lượng danh mục đầu tư<br />
tín dụng theo các mục tiêu đề ra. Để làm được<br />
điều đó, MB cần triển khai những nội dung<br />
sau: Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín<br />
dụng phù hợp với tiến trình phát triển, Kiện<br />
toàn tổ chức và nhân sự của Uỷ ban quản lý<br />
rủi ro; Tăng cường quản lý rủi ro ở cấp độ<br />
danh mục, ngành hàng; Chuyển đổi mô hình<br />
hoạt động kinh doanh để giảm thiểu rủi ro tín<br />
dụng; Xây dựng và triển khai hệ thống cảnh<br />
báo rủi ro tín dụng sớm<br />
Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống xếp<br />
hạng tín dụng nội bộ<br />
Để đảm bảo chức năng đo lường rủi ro tín<br />
dụng, HTXHTDNB phải được rà soát hàng<br />
năm và điều chỉnh các tiêu chí và trọng số<br />
đánh giá cho phù hợp với chính sách tín dụng<br />
và sự thay đổi của môi trường kinh tế.<br />
Để hướng tới quản lý rủi ro tín dụng theo<br />
Basel II, bên cạnh HTXHTDNB theo quan<br />
điểm chuyên gia đang được tiếp tục sử dụng<br />
và cải tiến, MB cần phải phát triển các mô<br />
hình đo lường rủi ro tín dụng theo phương<br />
pháp thống kê. Việc phát triển, kiểm định,<br />
phê duyệt mô hình và các ứng dụng của mô<br />
hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ vào<br />
hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro đều<br />
phải được xây dựng thành các quy định rõ<br />
ràng, trong đó các quy trình thu thập thông<br />
tin, xử lý dữ liệu để đảm bảo chất lượng và độ<br />
tin cậy của các dữ liệu đầu vào cho mô hình<br />
cần phải được lập thành văn bản.<br />
Giải pháp về công nghệ, thông tin<br />
MB cần đầu tư, hoàn thiện một hệ thống công<br />
nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có<br />
tính thống nhất – tích hợp - ổn định cao, xứng<br />
tầm khu vực và thế giới. Trong thời gian tới,<br />
MB cần tiếp tục, tích cực triển khai các dự án<br />
hiện đại hóa công nghệ thông tin sau:<br />
Dự án Corebanking. Đây là dự án được coi là<br />
giải pháp công nghệ tổng thể và tích hợp, cho<br />
phép ngân hàng linh hoạt đáp ứng các nhu<br />
cầu khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động,<br />
đáp ứng chiến lược phát triển trong dài hạn.<br />
<br />
133(03)/1: 33 - 38<br />
<br />
Dự án hoàn thiện cơ cấu tổ chức và xây dựng<br />
chiến lược phát triển nguồn nhân lực – ORP:<br />
Đưa công nghệ thông tin vào quản lý, khai<br />
thác hiệu quả toàn bộ nguồn nhân lực.<br />
Giải pháp về nhân lực<br />
Để nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng<br />
đối với đội ngũ lãnh đạo quản trị điều hành,<br />
MB cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng<br />
nâng cao trình độ quản trị hoạt động kinh<br />
doanh, quản lý dự án đầu tư, hiểu biết về pháp<br />
luật và các kiến thức về quản lý rủi ro tín<br />
dụng. Ngoài ra, MB cũng cần thuê các chuyên<br />
gia giỏi để đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ<br />
lãnh đạo quản trị, điều hành nhằm nâng cao<br />
trình độ,hiểu biết về những chuẩn mực quốc<br />
tế trong công tác quản lý rủi ro nói chung và<br />
quản lý rủi ro tín dụng nói riêng để đội ngũ<br />
này có thể trở thành lực lượng nòng cốt trong<br />
việc triển khai những dự án quản trị rủi ro tiếp<br />
cận các chuẩn mực quốc tế.<br />
Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng và quản lý rủi<br />
ro, để xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng và<br />
quản lý rủi ro giỏi, chuyên nghiệp, có năng<br />
lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng<br />
được yêu cầu công việc, ngân hàngcần có<br />
chính sách thu hút và tuyển dụng nguồn nhân<br />
lực mới để đáp ứng yêu cầu công việc, đồng<br />
thời cần phải thực hiện chuẩn hóa ngay từ<br />
khâu tuyển chọn cán bộ.<br />
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ<br />
Trong quá trình thực hiện cho vay, cần phải<br />
nâng cao công tác kiểm soát của cán bộ lãnh<br />
đạo phụ trách, từ đó kiểm soát được sự vận<br />
động của vốn vay trong suốt quá trình khách<br />
hàng còn dư nợ tại ngân hàng. Để làm được<br />
điều đó, bộ phận kiểm soát nội bộ tại các chi<br />
nhánh cần thường xuyên giám sát hoạt động,<br />
đánh giá việc chấp hành pháp luật, quy định,<br />
quy trình nội bộ do MB ban hành trong toàn<br />
hệ thống, nắm bắt và báo cáo, cảnh báo kịp<br />
thời các vụ việc, rủi ro tiềm ẩn phát sinh tại<br />
các đơn vị.<br />
Chứng khoán hóa các khoản vay<br />
Ngân hàng có thể lựa chọn một nhóm các tài<br />
sản đảm bảo cho các khoản vay mua nhà thế<br />
chấp hoặc vay tiêu dùng và bán ra thị trường<br />
những chứng khoán được phát hành trên<br />
37<br />
<br />