Quản trị khoản phải thu!
lượt xem 41
download
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản trị khoản phải thu!
- Quản trị khoản phải thu! Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp.
- Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính. Giám đốc tài chính có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên giám đốc tài
- chính cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này. Liên quan đến chính sách bán chịu, chúng ta sẽ lần lượt xem xét các vấn đề như tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản bán chịu, rủi ro bán chịu, và chính sách và quy trình thu nợ. 1. Tiêu chuẩn bán chịu Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng đê được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hóa và dịch vụ. Tiêu chuẩn bán chịu là một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp đều thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chính thức hoặc không chính thức.
- Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp. Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này, thì nổ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu. Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu, như là kết quả của chính sách bán chịu, vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu. Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm, do hạ
- thấp tiêu chuẩn bán chịu. Vấn đề đặt ra là khi nào doanh nghiệp nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và khi nào doanh nghiệp không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu? Chúng ta xem xét một số mô hình ra quyết định trong quản trị các khoản phải thu. MH1 - Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu
- MH2 - Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu 2. Điều khoản bán chịu Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phieps. Ví dụ điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách
- hàng được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hóa đơn được phát hành và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng được trả chậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn. Chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu như vừa xem xét mà còn liên quan đến điều khoản bán chịu. Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên quan đến thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu - Thay đổi thời hạn bán chịu
- MH3 - Mô hình mở rộng thời hạn bán chịu MH4 - Mô hình rút ngắn thời hạn bán chịu
- - Thay đổi tỷ lệ chiết khấu Điều khoản chiết khấu liên quan đến hai vấn đề: thời hạn chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu. Thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian mà nếu người mua thanh toán trước hoặc trong thời gian đó thì người mua sẽ được nhận tỷ lệ chiết khấu. Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừ nếu người mua trả tiền
- trong thời hạn chiết khấu. Thay đổi tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu. Nhưng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm giảm doanh thu ròng, do đó, giảm lợi nhuận. Liệu giảm chi phí đầu tư khoản phải thu có đủ bù đắp thiệt hại do giảm lợi nhuận hay không. MH5 - Mô hình Tăng tỷ lệ chiết khấu
- MH6 - Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu Cần lưu ý rằng chính sách tăng tỷ lệ chiết khấu hay bất kỳ chính sách bán chịu nào cũng cần được xem xét thường xuyên xem có phù hợp với tình hình thực tiễn hay không. Sau khi thực hiện chính sách gia tăng tỷ lệ chiết khấu, do tình hình thay đổi, nếu tiết kiệm chi phí không đủ bù đắp cho lợi nhuận giảm, khi ấy công ty cần thay đổi chính sách
- chiết khấu. Nếu công ty muốn xem xét có nên quyết định giảm tỷ lệ chiết khấu lại hay không thì tiến hành phân tích mô hình. 3. Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu Trong các tình huống đã phân tích trên đây, chúng ta đều ngầm giả định rằng không có tổn thất do nợ không thể thu hồi. Thật ra chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tăng hoặc giảm khoản phải thu mà còn liên quan đến khả năng thu hồi khoản phải thu. Trong phần này chúng ta sẽ phân tích xem rủi ro bán chịu ảnh hưởng như thế nào qua xem xét mô hình sau đây:
- MH7 - Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu có xét đến ảnh hưởng của rủi ro từ bán chịu Trên đây là một số tình huống giúp giám đốc tài chính có cơ sở quyết định chính sách khoản phải thu. Tuy nhiên, do quản trị khoản phải thu phải đối mặt với nhiều tình huống phức tạp và khó mô hình hóa nên nhìn chung mô
- hình quyết định trong quản lý khoản phải thu có thể mô tả tóm tắt như sau: MHTQ - Mô hình tổng quát để ra quyết định quản trị khoản phải thu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị khoản phải thu
42 p | 718 | 214
-
Quản trị khoản phải thu!
7 p | 629 | 190
-
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐÔṆG CỦA DOANH NGHIỆP
31 p | 537 | 181
-
Quản trị khoản phải thu!
8 p | 469 | 146
-
Quản trị khoản phải thu!
5 p | 317 | 127
-
Quản trị khoản phải thu
8 p | 486 | 98
-
Bài giảng Quản trị khoản phải thu và tồn kho - TS Ngô Quang Huân
41 p | 524 | 65
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Bài 7 (tt) - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiềuisions
41 p | 240 | 62
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 6: Quản trị các khoản phải thu và tồn kho
38 p | 649 | 51
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 10: Quản trị tài sản ngắn hạn (ĐH Công nghiệp TP. HCM)
98 p | 334 | 36
-
Bài giảng Bài 7 (tt): Quyết định và quản trị khoản phải thu
41 p | 200 | 20
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Th.S Bùi Ngọc Mai Phương
22 p | 67 | 13
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 10 - Đoàn Thị Thu Trang
98 p | 118 | 11
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 7: Quản trị nợ phải thu
34 p | 21 | 7
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2: Chương 10 - ThS. Đoàn Thị Thu Trang
35 p | 96 | 5
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 4 - ĐH Thương Mại
14 p | 51 | 4
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - ThS. Đoàn Thị Thu Trang
38 p | 66 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn