QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH LÀ GÌ? TỔNG QUAN VỀ <br />
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Quản trị tài chính nghe qua có vẻ đơn giản là quản lý dòng tiền vào ra nhưng sự thực, hầu <br />
hết các giám đốc đều chưa biết cách quản lý tài chính hiệu quả.<br />
<br />
<br />
I. Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?<br />
<br />
Quản trị tài chính doanh nghiệp (Financial Management) trong kinh tế học là việc lập kế <br />
hoạch, tổ chức và chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động tài chính ví dụ như: mua sắm, sử dụng <br />
các quỹ tài chính của doanh nghiệp vào các hoạt động cần thiết.<br />
Quản trị tài chính doanh nghiệp từ xưa đã gắn bó liền với tài chính kế toán. Nó được thể <br />
hiện trong việc quản lý các báo cáo tài chính. Việc quản trị tài chính trong doanh nghiệp cần <br />
phải áp dụng các nguyên tắc quản lý chung cho các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.<br />
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một trong những công việc quan trọng của người quản lý <br />
doanh nghiệp bởi quản trị tài chính tốt không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà <br />
còn đưa doanh nghiệp vượt đà phát triển.<br />
II. Mục tiêu của quản lý tài chính<br />
<br />
Quản trị tài chính nghĩ rộng ra là việc kiểm soát dòng tiền vào ra của doanh nghiệp và việc <br />
phân bổ các nguồn tài chính sao cho phù hợp. Mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu khác <br />
nhau trong từng thời kỳ phát triển. Dưới góc độ các nhà kinh tế hiện nay thì người ta thường <br />
đề ra hai mục tiêu cơ bản.<br />
– Tối đa hóa chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng để đánh <br />
giá hoạt động kinh doanh của công ty có lãi hay không? Tuy nhiên, nếu chỉ có mục tiêu tối đa <br />
hóa lợi nhuận sau thuế thì chưa hẳn đánh giá được giá trị của cổ đông doanh nghiệp, chỉ tiêu <br />
này không nói lên được doanh nghiệp phải bỏ ra những gì để có được lợi nhuận cực đại. <br />
Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu nhằm tăng thêm vốn góp rồi dùng số tiền <br />
huy động được để đầu tư vào trái phiếu thu lợi nhuận, lợi nhuận sẽ gia tăng tuy nhiên lợi <br />
nhuận trên vốn cổ phần giảm vì số lượng cổ phần phát hành tăng. Do đó, cần bổ sung thêm <br />
chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần.<br />
– Tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần: Mục tiêu này có thể bổ sung hạn chế trên của mục <br />
tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế nhất định như không <br />
xét đến yếu tố thời giá tiền tệ và yếu tố rủi ro. Vì vậy mục tiêu tối đa hóa giá trị thị trường <br />
của cổ phiếu được xem là mục tiêu thích hợp nhất của quản trị tài chính công ty vì nó chú ý <br />
nhiều yếu tố như độ dài thời gian, rủi ro, chính sách cổ tức và những yếu tố khác ảnh hưởng <br />
đến giá cổ phiếu.<br />
<br />
<br />
III. 7 chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp<br />
<br />
Quản trị tài chính là 1 trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Chức năng <br />
quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong doanh nghiệp như: <br />
chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản trị nguồn nhân <br />
lực.<br />
Nếu xét riêng về chức năng của quản trị tài chính, có thể xét đến 7 chức năng sau:<br />
<br />
<br />
1. Ước tính các yêu cầu về vốn<br />
<br />
Người quản trị tài chính doanh nghiệp phải lập dự toán liên quan đến các yêu cầu về vốn <br />
của công ty. Điều này sẽ phụ thuộc vào chi phí và lợi nhuận dự kiến của các chương trình <br />
với chính sách trong tương lai. Các ước tính phải được thực hiện một cách đầy đủ để có thể <br />
tăng khả năng kiếm tiền của doanh nghiệp.<br />
<br />
<br />
2. Xác định thành phần vốn<br />
<br />
Khi dự toán đã được thực hiện, cơ cấu vốn phải được quyết định. Điều này liên quan đến <br />
phân tích nợ ngắn hạn và dài hạn. Điều này sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu của một <br />
công ty đang sở hữu và các quỹ bổ sung phải được huy động từ bên ngoài.<br />
<br />
<br />
3. Lựa chọn nguồn vốn<br />
<br />
Để có thể kiếm thêm lợi nhuận, một doanh nghiệp cần phải đưa ra nhiều lựa chọn như:<br />
• Phát hành cổ phiếu và trái phiếu<br />
• Các khoản cho vay được lấy từ ngân hàng và các tổ chức tài chính<br />
• Tiền gửi công khai được rút ra như hình thức trái phiếu<br />
Lựa chọn yếu tố sẽ phụ thuộc vào giá trị tương đối và mức độ thiệt hại của từng nguồn và <br />
thời gian tài trợ.<br />
<br />
<br />
4. Đầu tư của các quỹ<br />
<br />
Người quản lý phải quyết định phân bổ tiền vào các dự án có lợi nhuận, nghĩa là mang về <br />
doanh thu lớn để có sự an toàn về đầu tư và lợi nhuận thường xuyên của những người làm <br />
kinh tế.<br />
<br />
<br />
5. Quăng bỏ thặng dư<br />
<br />
Quyết định về lợi nhuận ròng phải được thực hiện bởi người quản trị tài chính. Điều này có <br />
thể được thực hiện theo 2 cách dưới đây:<br />
• Tuyên bố cổ tức: Bao gồm việc xác định tỷ lệ cổ tức và các lợi ích khác như tiền thưởng.<br />
• Lợi nhuận giữ lại: Phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng, đổi mới, đa dạng hóa của công ty.<br />
<br />
<br />
6. Quản lý tiền mặt<br />
<br />
Người chịu trách nhiệm quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định liên quan <br />
đến việc quản lý tiền mặt. Tiền mặt được yêu cầu cho nhiều mục đích như thanh toán tiền <br />
lương, tiền điện nước, thanh toán chủ nợ, đáp ứng các khoản nợ tới hạn, duy trì cổ phiếu, <br />
mua nguyên vật liệu…<br />
<br />
<br />
7. Kiểm soát tài chính<br />
<br />
Người quản lý tài chính doanh nghiệp không chỉ lập kế hoạch sử dụng quỹ tài chính mà còn <br />
phải kiểm soát tài chính kinh tế. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều kỹ thuật <br />
như phân tích tỷ lệ dự báo tài chính, chi phí và kiểm soát lợi nhuận…<br />
V. Các mức độ quản trị tài chính doanh nghiệp<br />
<br />
Quản trị tài chính có nhiều mức độ khác nhau tương ứng là nội dung quản lý, công cụ hỗ trợ <br />
cũng khác nhau.<br />
Mức thô sơ: Mục đích là để lập hóa đơn tài chính hoặc báo cáo thuế<br />
Mức căn bản: Đưa ra tất cả các báo cáo tài chính và quản trị theo yêu cầu kiểm toán đòi hỏi <br />
hoặc nhu cầu quản lý căn bản của doanh nghiệp liên quan đến tiền hàng.<br />
Mức nâng cao: Ra được các báo cáo phân tích tài chính và mô hình tài chính trên quy mô tổng <br />
hợp nhiều chi nhánh và truy cập mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị di động (điện toán đám mây/ di <br />
động). Có khả năng xử lý nhanh chóng khối lượng dữ liệu lớn và bảo vệ an toàn dữ liệu gần <br />
như tuyệt đối.<br />
Trong đó, công cụ excel có thể đáp ứng linh hoạt mức quản lý thô sơ và căn bản nhưng cũng <br />
tốn khá nhiều thời gian và công sức. Ở mức nâng cao, bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng <br />
đến các phần mềm kế toán độc lập hoặc được tích hợp trong phần mềm erp để làm việc <br />
hiệu quả hơn, nhanh chóng và chính xác hơn.<br />
<br />
<br />
VI. 4 vấn đề khó khăn khi quản trị tài chính doanh nghiệp<br />
<br />
Cũng giống với công việc quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính thực tế gặp phải không ít <br />
khó khăn từ việc dữ liệu không chính xác, thiếu nhân sự đến công cụ hạn chế…<br />
Theo khảo sát, có 4 khó khăn điển hình nhất trong công việc quản lý tài chính là:<br />
Quản lý nguồn thu, nguồn chi căn cứ trên ước lượng, dự đoán, thiếu phân tích <br />
nên không thấy hết nguồn thu, không cắt giảm được chi phí.<br />
<br />
Kiểm soát công nợ chưa thường xuyên, chặt chẽ, chưa có chính sách xử lý nợ <br />
rốt ráo dễ dẫn đến thiếu tiền.<br />
<br />
Kiểm soát không chặt chẽ vật tư hàng hóa, xuất nhập tồn kho, trên đường đi, <br />
hàng gửi làm lãng phí vốn.<br />
Không có kế hoạch tài chính, thậm chí không kiểm soát được dòng tiền, kế <br />
hoạch thu trả nợ.<br />
<br />
Những khó khăn này đều có thể giải quyết dễ dàng bằng phần mềm kế toán online có kết <br />
hợp quản lý thu chi nội bộ.<br />