intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản trị trường đại học thông minh theo định hướng chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung trình bày làm rõ hơn những yếu tố quan trọng tạo nên trường đại học thông minh và vai trò của quản trị nhà trường đối với nhà trường theo định hướng chuyển đổi số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản trị trường đại học thông minh theo định hướng chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

  1. International Conference on Smart Schools 2022 QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÔNG MINH THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 SMART UNIVERSITY ADMINISTRATION BY DIGITAL TRANSFORMATION IN THE CONCERN OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 TS. Phạm Hữu Lộc Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. HCM Email: phamhuuloc@lttc.edu.vn; Từ khóa: TÓM TẮT: Công nghiệp 4.0, Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những sự chuyển đổi toàn chuyển đổi số, trường đại diện trên mọi mặt của nền kinh tế, chính trị, xã hội và trường đại học thông học thông minh, quản trị nhà minh là mô hình giáo dục thông minh, hoạt động trên nền tảng công nghệ tiên trường. tiến của thời đại 4.0 như trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, mô hình thực tế ảo, thực tế tăng cường, mô phỏng,…được áp dụng chương trình đào tạo giúp nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng thông minh, sáng tạo. Trong bài viết này, tác giả tập trung trình bày làm rõ hơn những yếu tố quan trọng tạo nên trường đại học thông minh và vai trò của quản trị nhà trường đối với nhà trường theo định hướng chuyển đổi số. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm định hướng xây dựng, phát triển và nâng cao năng lực quản trị nhà trường đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ trong xu thế: công nghệ sản xuất mới, chuyển đổi số, công nghiệp công nghệ số, đô thị thông minh và chính phủ số. Keywords: ABSTRACT: Industry 4.0, digital The industrial revolution 4.0 is creating comprehensive transformations transformation, smart in all aspects of the economy, politics, society and smart university is a smart university, school educational model, operating on the foundation of advanced technology of the administration. 4.0 era such as artificial intelligence, connection of things, big data, cloud computing, virtual reality models, augmented reality, simulations, etc., are applied to training programs to help improve quality training in the direction of intelligence and creativity. In this article, the author focuses on clarifying the important factors that make up a smart university and the role of school governance in digital transformation-oriented schools. From there, the author gives specific solutions to orient the construction, development and improvement of school administration capacity to meet the requirements and tasks in the trend: new production technology, transformation. digital industry, digital technology industry, smart city and digital government. 1. Mở đầu Cách mạng công nghiệp 4.0 với những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực: internet, mạng xã hội, dữ liệu khổng lồ, di động, trí thông minh nhân tạo, điện toán đám mây và robot… đã tạo ra những thay đổi vô cùng lớn trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, làm thay đổi cuộc sống rất nhiều về cuộc sống chúng ta. Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động nhanh hơn cả bởi chính giáo dục và đào tạo cũng sẽ nhân tố chính tham gia và tạo ra những phiên bản mới của các cuộc Cách mạng công nghiệp 5.0, 6.0 tiếp theo. Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04 tháng 5 năm 2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã nêu: “Chúng ta cần nghiên cứu thực hiện giải pháp nhằm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, kết nối cộng đồng khoa học và công nghệ, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, đô thị thông minh”. Đặt ra cho chúng ta một đòi hỏi là phải xây dựng và phát triển một trường đại học thông minh, quản trị nhà nước về giáo dục và đào tạo cũng phải thông minh nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với quá trình giáo dục và đào tạo, hình thành hành vi hoạt động của các tổ chức và cá nhân tham gia trong chuỗi quá trình do hệ thống cơ quan nhà nước kiểm tra, giám sát, điều hành nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội 4.0. Do đó, việc phát triển mô hình trường đại học thông minh theo định 35
  2. International Conference on Smart Schools 2022 hướng chuyển đổi số trong giai đoạn này là cần thiết, bởi nó không chỉ đáp ứng nhu cầu quản lý của nhà nước đối với xã hội và đối với nền giáo dục và đào tạo 4.0. Với những lý do đó, việc nghiên cứu các xu hướng thay đổi của quản trị trường đại học thông minh ở các nước trên thế giới đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay có một vai trò, ý nghĩa nhất định đối với quá trình cải cách chất lượng giáo dục và đào tạo theo định hướng ứng dụng và số hóa. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng Quản trị trường đại học hiện nay Ở nước ta hiện nay, chuyển đổi số đã và đang là một định hướng phát triển chiến lược ở tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội nhằm đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến. Khuyến khích xã hội hóa công tác chuyển đổi số và phát triển nhà trường thông minh: “Khuyến khích, thúc đẩy các tập đoàn công nghệ trong nước đầu tư xây dựng viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo chất lượng cao về trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu; đầu tư cho một số trường đại học triển khai đào tạo một số ngành đào tạo đại học, sau đại học về trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu”(Chính phủ, 2021). Chủ trương, chính sách nhà nước đã quá rõ về chuyển đổi số trong giáo dục: “tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Việt Nam sẽ tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo trong vài năm tới, nhằm đổi mới và số hóa ngành, góp phần phát triển chính phủ số, nền kinh tế và xã hội”(Chính phủ, 2022), “Chiến lược Quốc gia nghiên cứu phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030”(Chính phủ, 2021) và “Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Chính phủ, 2021). Như vậy: “Công cuộc chuyển đổi số để xây dựng một thế giới số không phải của riêng một quốc gia, tổ chức, cá nhân nào. Đây là vấn đề toàn cầu nên cần phải có cách tiếp cận toàn cầu, góp sức toàn cầu”(Giang phạm, 2021). Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách rất thuận lợi và tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển các mô hình giáo dục thông minh, tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận những thực trạng đang tồn tại đối với mô hình quản trị trường đại học truyền thống như sau: cách thức tổ chức và hoạt động bản chất chủ yếu thiên về tính thực thi, mệnh lệnh, phương thức hoạt động dựa trên cơ sở thi hành các quy định một cách cứng nhắc, lấy tổ chức thứ bậc chặt chẽ, trình tự, thủ tục và việc thực hiện nghiêm ngặt các thủ tục đó làm biện pháp tối ưu mà ít quan tâm đến kết quả hoạt động của nhà trường. Lãnh đạo, quản lý thực hiện việc giám sát và giải quyết công việc theo quy chế thủ tục; những quy định, điều kiện để người lãnh đạo quản lý thực thi công vụ theo một hệ thống thứ bậc rất chặt chẽ, cứng nhắc theo quy định; thời gian làm việc của người lãnh đạo quản lý được quy định chặt chẽ. Chất lượng dịch vụ trong các trường đại học truyền thống hiện còn thấp; loại hình trường đại học kém đa dạng và phong phú; ứng dụng công nghệ thông minh trong quản trị còn kém hiệu quả; ứng dụng số hóa trong công tác quản lý giáo dục và đào tạo còn chưa thực sự cao. Ban Giám hiệu của mô hình quản trị trường đại học truyền thống thực thi, giải quyết công việc theo pháp luật quy định, khá nặng về hành chính xã hội, trực tiếp tham gia các công việc công ích xã hội, thuần tuý mang tính hành chính không trực tiếp liên hệ đến thị trường. Thực tế cho thấy: “Ứng dụng các phần mềm để làm việc và quản lý trong cơ sở giáo dục như: phần mềm đào tạo quản lý học vụ, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự để tính lương,…Tuy nhiên, giải quyết triệt để hệ thống các công cụ vì đang khá rời rạc, chưa tối ưu hóa được cơ sở dữ liệu và chưa tối ưu hóa đa mục tiêu về quản lý”(Bộ Thông tin và Truyền thông, 2022). Nguyên nhân của sự tồn tại trên, phần lớn đến từ: nhận thức, quy trình quản trị, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, năng lực lãnh đạo và quản lý, chương trình đào tạo chưa thực sự thay đổi, số hóa, cập nhật, cải tiến theo định hướng thông minh và hiện đại mà nền giáo dục 4.0 đặt ra. Qua đây, tác giả sẽ đề cập đến nhứng giải pháp góp phần nâng cao năng lực quản trị trường đại học thông minh theo định hướng chuyển đổi số. 2.2. Giải pháp quản trị trường đại học thông minh 2.2.1. Chuyển đổi mô hình quản trị trường đại học thông minh Ngành giáo dục và đào tạo đã và đang chuyển mình thay đổi rất quyết liệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0, trong đó: “Chuyển đổi số trong giáo dục là một thay đổi trong đó áp dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm số hóa, mô hình hóa các hoạt động thực tế để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng, hiệu quả đào tạo, gắn liền với thực tế của xã hội; tạo ra một môi trường học tập nơi mà mọi thứ được kết nối, số hóa” (Lê Thanh Bình, 2022). Từ đó dẫn đến sự xuất hiện mô hình quản trị trường đại học thông minh theo định hướng ứng dụng, như chủ trương của chính phủ đã xác định rõ: “Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số” (Chính phủ, 2020). Mặt khác, khi tác giả nói đến Quản trị trường đại học thông minh là nói đến Mô hình nhà trường đại học thông minh theo các tiêu chí hiện đại, chủ động, năng động, nhạy bén, thích nghi cao và có tính ứng dụng vào thực tiễn nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa trong các điều kiện kinh tế thị truờng phát triển mạnh mẽ và những quan hệ quốc tế ngày càng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau. Quản trị cơ sở giáo dục và đào tạo là quản trị vì mục tiêu của nhà trường, muốn quản trị trường đại học thông minh thì vấn đề cấp bách hiện nay được các nhà quản trị quan 36
  3. International Conference on Smart Schools 2022 tâm và đầu tư nghiên cứu là cải cách quản lý hành chính theo xu hướng chuyển đổi số. Xu hướng dân chủ hoá, số hóa đời sống xã hội do trình độ dân trí được nâng cao; tình thế chung buộc nhà giáo dục và đào tạo phải một mặt xã hội hoá, tư nhân hoá, chấp nhận sự tham gia của công chúng vào công việc quản trị nhà trường, đồng thời phải số hóa trong cải tiến mô hình quản trị trường đại học để nâng cao chất lượng dịch và hiệu suất trong giáo dục và đào tạo. Đó cũng chính là cơ chế quản trị trường đại học thông minh theo xu thế mới nhằm thích ứng được cơ chế quản lý hành chính nhà nước nói chung và nền giáo dục và đào tạo 4.0 nói riêng. Trách nhiệm của người đứng đầu là bảo đảm thực hiện mục đích, đạt kết quả tối ưu, hiệu quả cao; những quy định, điều kiện để nhà lãnh đạo quản lý thực thi nhiệm vụ có hình thức linh hoạt, mềm dẻo hơn; thời gian làm việc của nhà lãnh đạo quản lý có thể linh hoạt và khoa học hơn, họ làm việc trong một thời gian nhất định, có thể làm chính thức hoặc hợp đồng (có một phần thời gian làm công vụ tại nhà hoặc có thể nói phi thời gian, không gian giải quyết các công việc cơ quan). Ban Giám hiệu của mô hình quản trị trường đại học thông minh biết cách liên hệ chặt chẽ với thị trường lao động, doanh nghiệp, xã hội, tham gia trực tiếp các dịch vụ công cộng và thông qua việc xã hội hoá các dịch vụ đó để quản lý và chịu đối mặt với những thách thức của thị trường và linh hoạt thay đổi, cập nhật công nghệ, tư duy quản lý tùy theo sự thay đổi, đòi hỏi của xã hội thông minh. Trong đó, mô hình quản trị trường đại học thông minh quan tâm, chia sẻ, gánh vác với nghĩa vụ chung đối với những vấn đề của loài người như nghèo đói, dịch bệnh, môi truờng, ma tuý, tội phạm và từ đó sáng tạo ra nhiều cách tiếp cận trong giáo dục và đào tạo để thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh thay đổi của môi trường, xã hội. Về bản chất, quản trị trường đại học truyền thống và quản trị trường đại học thông minh đều là đối tượng nghiên cứu của khoa học quản lý hành chính được xây dựng bởi một hệ thống các khái niệm, hệ thống lý thuyết quản lý hành chính với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Sự khác nhau cơ bản ở đây là “mô hình”, mỗi “mô hình” có những thế mạnh và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định của các nền giáo dục. Đi sâu vào nghiên cứu hai “mô hình” dựa trên một số tiêu thức chúng ta nhận thấy những điểm khác nhau cơ bản sau đây: Quản trị trường đại học truyền thống là bảo đảm đúng chu trình, đúng quy tắc, thủ tục hành chính (đầu vào); đánh giá việc quản lý hành chính thông qua xem xét mức độ thực thi các quy tắc, thủ tục hành chính. Trong khi đó, mục tiêu của quản trị trường đại học thông minh là: Bảo đảm kết quả tốt nhất, hiệu quả cao nhất (đầu ra); dùng các tiêu chí cụ thể để đánh giá tối ưu kết quả quản lý hành chính. Nếu như trong mô hình giáo dục trước đây việc giảng dạy một chiều là rất phổ biến thì trong giai đoạn ngày nay, việc dạy học không chỉ là sự tương tác hai chiều, mà là sự tương tác nhiều chiều thông qua kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo, intenet, thực tế ảo, lớp học ảo, thí nghiệp ảo, thực hành ảo, mô hình ảo, số hóa và hàng loạt các công nghệ thông minh đã được sử dụng. Với các đặc tính của mô hình quản trị trường đại học thông minh là: số hóa hiệu quả hoạt động quản lý, phi quy chế hoá, phân quyền hóa, áp dụng một số yếu tố của cơ chế thi trường, gắn với chính trị, tư nhân hoá một phần hoạt động của nhà trường, vận dụng nhiều phương pháp quản lý doanh nghiệp, xu hướng quốc tế hoá, xu thế số hóa, công nghệ hóa. Mô hình trường đại học thông minh được gắn với mô hình quản trị trường đại học thông minh xuất hiện nhằm khắc phục những yếu kém không phù hợp của mô hình và cách quản trị trường đại học truyền thống nhằm phù hợp với chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ: “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Chính phủ, 2020) và “Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Chính phủ, 2021). Trên cơ sở: “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; nâng cao vị thế quốc gia về khoa học và công nghệ trong khu vực và thế giới” (Luật Khoa học và Công nghệ năm, 2018). 2.2.2. Thay đổi tầm nhìn và nhận thức toàn bộ nguồn nhân lực Chuyển đổi số: “là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi tổng thể và toàn diện cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất của cá nhân, tổ chức. Ta cũng có thể hiểu theo cách khác: là quá trình chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình số bằng cách ứng dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud computing)… và các phần mềm công nghệ để thay đổi phương thức quản lý, điều hành, thay đổi quy trình, phương thức làm việc và thay đổi văn hóa tổ chức”(Chính phủ, 2021). Từ sự xuất hiện của một làn sóng công nghiệp mới, làm cho việc tổ chức sản xuất và xã hội sẽ thay đổi cơ bản, đến sự xuất hiện của con người cá nhân với hành vi và lối sống hoàn toàn khác trước. Thay vì tập trung giáo dục và đào tạo con người tiếp nhận các kiến thức, tri thức và làm việc theo những hiểu biết đã có, cần phải chuyển sang giáo dục và đào tạo những con người tự do, sáng tạo, có khả năng lãnh đạo bản thân, làm chủ cuộc sống, có tính kết nối cao với thế giới xung quanh, phù hợp với công nghệ được số hóa, vận hành công nghệ và kết nối công nghệ. Như chúng ta đã biết, để thay đổi một hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo trước hết chúng ta phải quyết tâm thay đổi về hệ tư tưởng, một khi tư tưởng thay đổi thì mới dẫn đến hành động thay đổi theo. Đặc biệt, chúng ta cần có những triết lý, quan niệm, mục tiêu đặt ra cho nền giáo dục và đào tạo một cách rõ ràng về việc xây dựng và phát triển một trường đại học thông minh theo định hướng ứng dụng. Còn về mô hình, hệ thống giáo dục và đào tạo hiện thời cần xác lập một mô hình giáo dục và đào tạo chủ đạo thông minh, có khả năng hiện thực hóa triết lý giáo dục và đào tạo về việc đào tạo những con người tự do, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu: “Chiến lược Quốc gia nghiên cứu phát triển và ứng 37
  4. International Conference on Smart Schools 2022 dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030” (Chính phủ, 2021) và “nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập; làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời” (Thảo Anh, 2021). Trong đó, nhằm hiện thực hóa Thông tư 127/QĐ- TTg, các hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ bao gồm: ứng dụng AI Chatbot giảng dạy thí nghiệm thực hành từ xa, dạy học trải nghiệm trên môi trường số, xây dựng mô hình Đại học thông minh theo định hướng ứng dụng là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay. Mục tiêu của công tác cán bộ là xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, có năng lực đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số; cải cách tổ chức bộ máy, kỷ luật trong quản lý hành chính trường đại học thông minh. Cụ thể, chúng ta cần được tập trung vào những nguyên tắc sau: Tập trung vào người học và việc học; hướng vào chất lượng giáo dục, trong đó nguyên tắc này đòi nhà quản lý giáo dục khắc phục những yếu tố hành chính quan liêu và hình thức trong cơ chế, thủ tục và phong cách quản lý trên cơ sở xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng của nhà trường. Yếu tố cốt lõi của văn hóa chất lượng là sự hiểu biết, thừa nhận và cam kết công khai về các mục tiêu chất lượng chung của nhà trường và trong từng công việc; hướng vào các giá trị nhân văn; tiếp cận văn hóa tổ chức trong quản lý giáo dục không chỉ liên quan đến cơ sở giáo dục mà cần thấm đượm trong toàn bộ nền giáo dục. Mối quan hệ giữa văn hóa và giáo dục là cặp đôi hay liên minh nếu xét về mặt giá trị thì giáo dục còn là đứa con đẻ của nền văn hóa (từ triết lý, lí thuyết, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục cho đến hiệu quả giáo dục đều từ văn hóa mà ra); tự chủ và tự chịu trách nhiệm ở các cấp, các bộ phận trong trường; hợp đồng hay giảng việc công bằng, công khai, minh bạch; mạnh dạn trong thay đổi và phát triển, kết hợp những nhân tố mới và những giá trị truyền thống có thể là mạo hiểm, kể cả cấp quốc gia, cấp địa phương và cấp cơ sở; môi trường hợp tác và kỹ năng cộng tác. Để đáp ứng được yêu cầu đó, Mô hình quản trị trường đại học thông minh theo định hướng ứng dụng cần có những yêu cầu và đặc điểm sau: Tính hiệu quả, linh hoạt trong điều hành và quản lý; phân quyền quản lý tối ưu, trao quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc để quản lý và điều hành hiệu quả hơn, tăng tính cạnh tranh giữa các đơn vị; chuyển từ kiểm soát đầu vào sang kiểm soát đầu ra, nhấn mạnh đến kết quả hơn là quá trình, hình thức quản trị và thủ tục; hình thành được các chuẩn mực trong thực thi công việc, đánh giá thực thi công việc và đòi hỏi phải xác định rõ ràng mục tiêu hay kết quả cần phải đạt được của cá nhân và tổ chức; tăng cường quan tâm đến mục tiêu và quản lý theo định hướng kết quả hoặc theo mục tiêu; nhà quản trị được trao quyền tự chủ, linh hoạt để quản lý các công việc của tổ chức một cách có trách nhiệm và đòi hỏi nhiệm vụ rõ ràng và không lạm dụng quyền lực; bộ máy và công cụ quản lý được thiết kế, trang bị một cách thông minh, một cách sáng tạo. Theo quan điểm mới, vai trò của quản trị trường đại học chuyển từ “chèo thuyền” sang “lái thuyền”. Trong đó, Ban Giám hiệu của trường đại học thông minh không ôm mọi quyền hành quản lý theo kiểu cầm tay chỉ việc mà thực hiện dân chủ hoá gắn liền với phân quyền hóa, xã hội hoá, số hóa trong quản lý, mô phỏng hóa và tối ưu hóa công tác chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị của trường đại học thông minh. 2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực quản trị nhà trường Trong giáo dục và đào tạo thì nguồn lực lãnh đạo, quản lý là nhân tố then chốt, quyết định góp phần hình thành nên trường đại học theo định hướng ứng dụng thông minh. Đặc biệt, Lãnh đạo và quản lý nhà trường hay còn gọi là người đứng đầu, nhà quản trị cần có vai trò quan trọng trong việc truyền cảm hứng, thực hiện chia sẻ tầm nhìn và dẫn dắt, hỗ trợ cho các thành viên nhà trường chuyển đổi từ sư phạm truyền thống sang sư phạm thông minh. Trước hết, lãnh đạo nhà trường thông minh phải là nhà lãnh đạo chuyển đổi số: “là người đứng đầu tổ chức, có tầm nhìn, thiết lập được sứ mệnh cho tổ chức, có niềm tin là công nghệ số, chuyển đổi số giúp giải quyết những vấn đề nhức nhối của tổ chức mình và kiên định với mục tiêu đặt ra. Nhà lãnh đạo chuyển đổi số không nhất thiết và không cần phải hiểu về công nghệ số. Điều quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo là biết đặt ra bài toán. Nhà lãnh đạo chuyển đổi số là người có khát vọng thay đổi, là người dám chấp nhận cái mới và dám cho cái mới một cơ hội” (Bộ thông tin và Truyền thông, 2021). Nhà quản trị trường đại học thông minh phải là: “Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cam kết đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới vì mục tiêu phát triển bền vững, liên kết các thành phần khác nhau theo mô hình kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách” (Chính phủ, 2020). Căn cứ thực tế quy định về công tác quản trị trường đại học, hiệu trưởng (nhà quản trị) của nhà trường thông minh phải quản trị hiệu quả, tối ưu, thông minh đối với các nguồn lực chuyển đổi số (đội ngũ giảng viên, nhân viên…), hạ tầng số, cơ sở vật chất thông minh, trang thiết bị trường học thông minh, thời gian, thời lượng đào tạo, sử dụng nguồn tài chính linh hoạt và thông minh,… để hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường đạt kết quả tốt nhất, tạo ra một lực lượng lao động thông minh thông qua chất lượng đào tạo, chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Lãnh 38
  5. International Conference on Smart Schools 2022 đạo, quản lý nhà trường phải công nhận và sử dụng sức mạnh của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo để nâng cao hiệu quả quản lý giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên; đồng thời sử dụng thời gian, tài chính và nhân viên hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cần làm rõ chuẩn nhân cách của lãnh đạo, quản lý nhà trường thông minh; lập kế hoạch trong đó xác định cụ thể mục tiêu và lộ trình cụ thể cho đào tạo và bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý trong trường đại học thông minh. Hình thành bộ tiêu chí, tiêu chuẩn trong việc dùng để đánh giá một Lãnh đạo có phù hợp để với vị trí quản trị một trường đại học thông minh theo định hướng ứng dụng và chuyển đổi số. Lãnh đạo, quản lý của trường đại học thông minh cần phát triển hệ thống năng lực như: Năng lực lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo các giai đoạn của mô hình trường đại học thông minh; năng lực lãnh đạo, điều hành giảng viên tiếp cận với các nguồn lực để phát triển liên tục nghề nghiệp; năng lực kết nối và tạo lập mối liên hệ giữa các thành viên, tổ chức trong và ngoài nhà trường; năng lực hỗ trợ và cố vấn cho giảng viên, cán bộ nhà trường; năng lực thích ứng và sử dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và lãnh đạo nhà trường; năng lực huy động hiệu quả các nguồn lực để phát triển trường đại học thông minh; năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, hóa giải kịp thời những khó khăn phát sinh trong hoạt động của nhà trường; năng lực chia sẻ, tạo động lực tham gia hoạt động sư phạm thông minh cho các thành viên nhà trường. Các cán bộ lãnh đạo và quản lý nhà trường cần có nhận thức đúng đắn và xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho mình một cách kịp thời và phù hợp; thường xuyên cập nhật công nghệ, tạo sự kết nối chặt chẻ giữa thế thới thực và thế giới ảo; nâng cao năng lực số hóa và kết nối đồng bộ trong một thế giới đa chiều. 2.2.4. Xây dựng và phát triển hạ tầng số Trường đại học thông minh sẽ hoạt động trên nền tảng ứng dụng AI, IOT và chuyển đổi số trong việc quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động giáo dục, đồng thời xây dựng môi trường tương tác trên không gian mạng giữa nhà trường - sinh viên - gia đình - xã hội. Để xây dựng thành công mô hình quản trị trường đại học học thông minh chúng ta cần xây dựng thành công mô hình trường học thông minh, hạ tầng số thông minh, chương trình đào tạo thông minh và đó là căn cứ quan trọng để định hướng hệ thống giáo dục và đào tạo và cộng đồng xã hội quan tâm tích cực và ưu tiên thích đáng cho mô hình này. Qua đó thu hút sự quan tâm đầu tư về tài chính, chuẩn bị các điều kiện sư phạm cần thiết cho một nhà trường đại học thông minh. Từ đó, thống nhất ý chí, niềm tin, định hướng và thúc đẩy hành vi cho các nhà lãnh đạo quản lí, giảng viên, sinh viên, phụ huynh và cộng đồng đối với mô hình trường đại học thông minh theo định hướng ứng dụng đã được lựa chọn. Theo đề án: “Tăng cường Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Việt Nam sẽ tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo trong vài năm tới, nhằm đổi mới và số hóa ngành, góp phần phát triển chính phủ số, nền kinh tế và xã hội” (Chính phủ, 2022). Chúng ta cần: “Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT); xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng phải có nội dung nghiên cứu, phân tích để xem xét, bổ sung hạng mục ứng dụng, kết nối mạng IoT, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số. Các nội dung phát triển hạ tầng IoT phải bảo đảm hiệu quả, phát triển các hạ tầng dùng chung, tránh đầu tư trùng lặp” (Chính phủ, 2020). Phát triển Hạ tầng số phù hợp: “Hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, phủ sóng 5G, mỗi người một máy điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường Internet cáp quang, nền tảng điện toán đám mây, nền tảng danh tính số và các nền tảng về phần mềm, mạng vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, an toàn, an ninh mạng để cung cấp như một dịch vụ” (Giang phạm, 2021). Cơ sở hạ tầng trường đại học thông minh cần có: Hệ thống công nghệ thông tin; phòng học tiên tiến, thông minh; phòng tin học, ngoại ngữ, thi trắc nghiệm; thiết bị thực hành thí nghiệm; thư viện thông minh; các phòng học theo phương pháp STEM, đào tạo trực tuyến... Đây là các yếu tố điều kiện quan trọng, ảnh hưởng đến việc triển khai hoạt động sư phạm thông minh, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên, học sinh cũng như công tác quản lý nhà trường. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông minh phục vụ hoạt động sư phạm thông minh của nhà trường cần được nghiên cứu, kế hoạch hóa hoạt động đầu tư, xác định và lựa chọn các hạng mục đầu tư để đảm bảo các yếu tố đồng bộ, chất lượng, hiệu quả, bền vững. Hệ thống máy tính có nối mạng Internet, bảng tương tác, bục giảng thông minh, máy tính bảng cá nhân cho học sinh, hệ thống băng thông rộng chất lượng cao, hệ thống các phần mềm dạy và học, hệ thống các phần mềm quản lý, hệ thống camera giám sát và điều khiển các hoạt động của nhà trường là những hạng mục cần được xem xét để đầu tư cho nhà trường. 2.2.5. Xác định vai trò trung tâm của nguồn nhân lực số Trường đại học thông minh vận hành dựa trên nền tảng của AI, IOT, Bigdata, điện toán đám mây,…tạo nên một sự kết nối hoàn mỹ giữa thế giới thực và thế giới ảo thông qua sự điều khiển của nguồn nhân lực số giúp cho việc giáo dục và đào tạo trở nên hiệu quả hơn, thông minh và sáng tạo hơn. Do đó, có thể nói nguồn nhân lực số là yếu tố trung tâm cho mọi hoạt động chuyển đổi số và góp phần tạo ra những cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và 39
  6. International Conference on Smart Schools 2022 tiếp theo. Trong đó, cần xác định rõ: “Công cuộc chuyển đổi số để xây dựng một thế giới số không phải của riêng một quốc gia, tổ chức, cá nhân nào. Đây là vấn đề toàn cầu nên cần phải có cách tiếp cận toàn cầu, góp sức toàn cầu. Chuyển đổi số phải lấy người dân là trung tâm và phải hướng tới mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, thế giới số phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo chủ quyền số và an toàn, an ninh mạng” (Giang phạm, 2021). Phải xác định toàn thể Cán bộ, giảng viên, nhân viên khi tham gia vận hành trường học thông minh thì họ phải là những công dân số: “Chín yếu tố cấu thành công dân số là khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hóa trên mạng, chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số, quyền và trách nhiệm của công dân trong môi trường số, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số” (Chính phủ, 2021). Để dạy học hiệu quả trong lớp học thông minh, giảng viên cần phải: năng lực số hóa, có chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm hiện đại, năng lực công nghệ để sử dụng, phối hợp các thiết bị thông minh trong giảng dạy và hỗ trợ sinh viên học tập. Bên cạnh đó, giảng viên phải xây dựng các chiến lược giảng dạy và hỗ trợ học tập phù hợp với từng đối tượng học sinh để các em có thể được học theo tốc độ và nhu cầu phù hợp với các hình thức và môi trường học tập rộng mở, linh hoạt, đa chiều, đa kết nối. Giảng viên cần có phương pháp giảng dạy đa dạng, ưu tiên các phương pháp dạy học tăng tính trải nghiệm, khám phá và mang tính sáng tạo cho sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên cần có ý tưởng sáng tạo và luôn khuyến khích sinh viên sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm và truyền thông tốt. Đặc biệt là có khả năng thúc đẩy và thu hút sinh viên phấn đấu để học hỏi, khám phá và sáng tạo. Và như thế, giảng viên phải có ý thức và không ngừng phát triển nghề nghiệp liên tục. Năng lực nghiên cứu khoa học cũng đóng một vai trò quyết định nâng cao năng lực nguồn nhân lực tham gia vào quá trình vận hành trường đại học, sự hòa quyện giữa trình độ trí tuệ của nhà nghiên cứu khoa học với nhà giáo dục là nền tảng để người giảng viên trụ vững trong tương lai. Tham gia vào trường đại học thông minh, giảng viên viên sẽ sử dụng thành thạo các mô hình thực tế ảo thông minh và vận hành các thiết bị, công cụ, đồ dùng giảng dạy thông minh. Việc tổ chức thi, kiểm tra được thực hiện trên máy tính hoặc thiết bị cầm tay cá nhân... Trong đó, để người học thích nghi được trong quy trình quản trị thông minh, giảng viên thông minh, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng thông minh thì việc trang bị cho học sinh cấp II, cấp III những kiến thức, kỷ năng, thái độ liên quan đến công nghệ thông minh ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường trung học phổ thông là rất cần thiết. Ngoài ra, sinh viên cần biết cách học trong môi trường trực tuyến, sử dụng sách giáo khao điện tử và tương tác, nhận được sự trợ giúp của giảng viên, bạn bè xung quanh thông qua các công nghệ truyền thông từ xa và mọi lúc mọi nơi. Hơn thế nữa phải làm cho sinh viên biết làm chủ công nghệ, bởi vì sản phẩm của nền giáo dục 4.0 hướng đến việc không phải chỉ đào tạo ra những lao động lành nghề, công nhân trí thức, mà nền giáo dục đó phải đào tạo ra những người sáng tạo, sáng nghiệp và làm chủ tương lai trong thời đại công nghiệp 4.0 và là thế hệ tương lai tiếp theo sẽ tạo ra một thời đại công nghiệp mới. Sinh viên của trường đại học thông minh cần phải có máy tính bảng để phục vụ việc học tập, học trong môi trường trực tuyến, có sách giáo khoa điện tử và tương tác, nhận được sự trợ giúp của giảng viên, bạn học, sẽ có thời gian hình thành và rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng công nghệ, kỹ năng số hóa, kỹ năng kết nối vạn vật và vận hành trí tuệ nhân tạo để có thể trở thành công dân toàn cầu, công dân số trong tương lai. 2.2.6. Hình thành chương trình đào tạo thông minh Chương trình đào tạo cần được đổi mới sáng tạo: “là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa” (Luật Khoa học và Công nghệ năm, 2018). Nội dung chương trình đào tạo cần đáp ứng yêu cầu cung cấp kiến thức nền tảng, phát triển năng lực người học đáp ứng yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại với bối cảnh ứng dụng sâu rộng công nghệ hiện đại. Chương trình đào tạo phải được xây dựng theo hướng làm tăng hứng thú học tập, cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, tăng khả năng và môi trường học tập cho người học, tăng tính kết nối công nghệ. Trên cơ sở đó, trường đại học thông minh sẽ tạo ra môi trường học tập tích cực, người học có thể học với các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu và tùy theo tốc độ phát triển của từng cá nhân. Gia tăng ứng dụng: AI, công nghệ OTT và AI chatbot giúp giảng viên và sinh viên sớm đạt được mục tiêu trở thành công dân toàn cầu, góp phần làm thay đổi bản chất phương tiện dạy học trong môi trường Đại học thông minh. Trong đó ứng dụng các công nghệ như: AI chatbot thu thập thông tin sinh viên thông qua các phần mềm Skype, YouTube, Zalo, Facebook, Messenger….trang web cá nhân, dịch vụ nhắn tin tức thời, Skype, YouTube. . . từ đó phân tích số liệu để biết sở thích, thói quen và phương pháp học của từng sinh viên. Qua đó, Giảng viên có cơ sở để điều chỉnh nội dung trao đổi hướng dẫn bài dạy và giao bài tập online phù hợp cho từng sinh viên. Chúng ta cần: “Triển khai các chương trình đào tạo STEAM cho thanh thiếu niên; triển khai đại trà các chương trình phổ cập kỹ năng xây dựng dữ liệu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho thanh thiếu niên; thúc đẩy các chương trình đào tạo chính quy về trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu; thúc đẩy đưa các môn học về phân tích dữ liệu, về ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào chương trình đào tạo của các ngành học khác nhau trong các trường đại học và cao 40
  7. International Conference on Smart Schools 2022 đẳng”(Chính phủ, 2021). Thực hiện số hóa quá trình quản lý, giảng dạy, học tập trong trường đại học thông minh theo định hướng số hóa như: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa.100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học” (Chính phủ, 2020). Chương trình đào tạo cần định hướng giáo dục dựa trên năng lực như sau: “Giáo dục dựa trên năng lực được định nghĩa như là một hướng tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra của người học (outcome - based education), kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức giảng dạy và hình thức đánh giá được thiết kế nhằm đánh giá việc học của học sinh thông qua việc thể hiện kiến thức, thái độ, giá trị, kỹ năng và hành vi của chúng đối với yêu cầu đề ra ở mỗi trình độ” (Trần Khánh Đức, 2020). 3. Kết luận Cần sớm xây dựng cho mình một mô hình trường đại học thông minh gắn với hạ tầng số, chương trình đào tạo thông minh trên cơ sở quản trị được số hóa thông qua nguồn nhân lực số trên nền tảng của trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, khoa học dữ liệu lớn. Trong đó, quyết tâm nâng cao nhận thức về vai trò của chuyển đổi số, xem nhân lực số là nhân tố trung tâm và yếu tố quyết định tham gia vào chuỗi hoạt động quản trị giáo dục và đào tạo của nhà trường thông minh, phát huy vai trò nguồn nhân lực quản trị, hình thành hạ tầng số, xây dựng thành công chương trình đào tạo thông minh thích ứng và phát triển nguồn nhân lực số đủ mạnh và toàn diện góp phần thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi mô hình trường đại học thông minh theo định hướng ứng dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thảo Anh(2021). Thúc đẩy hợp tác trong chuyển đổi số giữa Bộ TT&TT và Ngân hàng ADB. Bộ thông tin và Truyền thông. Bộ Thông tin và Truyền thông(2021). Cảm nang chuyển đổi số. Bộ Thông tin và Truyền thôn. Lê Thanh Bình (2022). Thúc đẩy hợp tác để tăng cường tiềm lực Khoa học-Công nghệ Quốc gia. Tạp chí Cộng sản. Chính phủ (2020). Quyết định 749/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 06 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt: “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chính phủ (2021). Quyết định số 127/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về: “Chiến lược Quốc gia nghiên cứu phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030”. Chính phủ (2021). Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chính phủ(2022). Quyết định số 131/QD-TTg, ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án: “Tăng cường Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Trần Khánh Đức (2020). Lý luận và phương pháp dạy học phát triển năng lực và tư duy sáng tạo. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội. Giang phạm(2021). Hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số trên quy mô toàn cầu. Bộ Thông tin và Truyền thông. Luật Khoa học và Công nghệ năm (2018) (Sửa đổi). 41
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2