Nghiên cứu nhận biết của sinh viên trường đại học Giao thông vận tải về thương hiệu doanh nghiệp viễn thông, áp dụng trường hợp thương hiệu Viettel
lượt xem 3
download
Nghiên cứu đã đưa ra được kết luận về sự nhận diện thương hiệu Viettel của các bạn sinh viên trường Đại học giao thông vận tải. Từ đó đề xuất ra các biện pháp để cải thiện và nâng cao sự nhận biết thương hiệu Viettel đối với các bạn sinh viên. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu nhận biết của sinh viên trường đại học Giao thông vận tải về thương hiệu doanh nghiệp viễn thông, áp dụng trường hợp thương hiệu Viettel
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGHIÊN CỨU NHẬN BIẾT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI VỀ THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG, ÁP DỤNG TRƯỜNG HỢP THƯƠNG HIỆU VIETTEL Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Khoa Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Nguyễn Thị Ánh Lớp: Kinh tế BCVT K59 Tóm tắt: Thương hiệu chính là giá trị vô hình, là phần hồn của doanh nghiệp và luôn nằm trong tiềm thức của khách hàng vì vậy để khách hàng nhận biết được thương hiệu là 1 điều vô cùng quan trọng. So với các doanh nghiệp khác thì hoạt động của doanh nghiệp viễn thông Viettel có những nét đặc thù riêng và để đánh giá mức độ nhận biết của sinh viên trường đại học Giao thông vận tải với thương hiệu Viettel, nhóm nghiên cứu đã dựa trên lý thuyết về thương hiệu để thiết lập những câu hỏi trực tiếp cho sinh viên tại trường. Từ những thông tin thu thập được của các bạn sinh viên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được kết luận về sự nhận diện thương hiệu Viettel của các bạn sinh viên trường Đại học giao thông vận tải. Từ đó đề xuất ra các biện pháp để cải thiện và nâng cao sự nhận biết thương hiệu Viettel đối với các bạn sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bối cảnh hội nhập của xã hội kéo theo đó là sự phát triển kinh tế, hàng loạt các doanh nghiệp mới nổi lên với tài chính và nhân lực vượt trội, để có thể tồn tại vững vàng trên thị trường đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình 1 thương hiệu riêng không nhầm lẫn với ai, thương hiệu đó phải phải luôn gắn liền với các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và được khách hàng chấp nhận, đó là 1 phần không thể thiếu để khẳng định doanh nghiệp trên thị trường. Viettel là 1 doanh nghiệp đã có sẵn vị thế trong tay, chỉ cần đưa ra các chỉ tiêu sẽ mang thương hiệu mình vượt lên hàng đầu về linh vực công nghệ số. Dù Viettel có sức ảnh hưởng rất lớn nhưng không phải ai cũng quan tâm và tìm hiểu về nó, đặc biệt là các bạn sinh viên. Vì vậy nhận thấy sự quan trọng và cần thiết của việc nhận diện thương hiệu, nhóm đã lựa chọn “Nghiên cứu nhận biết của sinh viên trường đại học giao thông vận tải về thương hiệu Viettel” là đề tài nghiên cứu của nhóm. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 121
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH A. Giới thiệu thương hiệu Viettel - Tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội Viettel là một tập đoàn lớn ở Việt Nam với các ngành nghề kinh doanh chính: + Ngành dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin + Ngành nghiên cứu sản xuất và thiết bị điện tử viễn thông + Ngành công nghiệp quốc phòng + Ngành công nghiệp an ninh mạng + Ngành cung cấp dịch vụ số B. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế bảng hỏi gồm 16 câu hỏi và đưa đến sinh viên trường đại học giao thông vận tải khảo sát qua hình thức online. Số lượng phát hành bản câu hỏi là 210 bản. Sau khi thu thập, làm sạch thì số hồi đáp hợp lệ là 198, chiếm 94,3% trên tổng số bản hỏi, được xem là một tỷ lệ chấp nhận được, rất phù hợp với cách chọn mẫu ban đầu và có thể đáp ứng được các yêu cầu cho các phân tích tiếp theo. Mẫu và thu tập dữ liệu: 1. Cơ cấu mẫu theo giới tính Bảng 1. Cơ cấu mẫu theo giới tính Biểu đồ 1: cơ cấu theo giới tính Giới tính Số lượng Tỷ lệ Nam 91 46% Nữ 107 54% Tổng 198 100% Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ nam nữ gần như là tương đương nhau, nam chiếm 46% (91 hồi đáp), nữ chiếm 54% (107 hồi đáp). 2. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi Bảng 0. Cơ cấu mẫu theo khóa học Biểu đồ 2 Cơ cấu mẫu theo khóa học Khóa Số lượng Tỷ lệ Đihọc làm 1 0,5% 57 7 3,5% 58 33 16,7% 59 98 49,5% 60 40 20,2% 61 19 9,6% Tổng 198 100% Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 122
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Qua biểu đồ trên ta thấy nhóm khóa 59 chiếm tỷ lệ cao nhất (49,5%), còn lại phân bố rải rác ở các khóa khác như khóa 58, khóa 60,…. 3. Cơ cấu mẫu theo ngành học Bảng 1. Cơ cấu mẫu theo ngành học Biểu đồ 3. Cơ cấu mẫu theo ngành học Ngành học Số lượng Tỷ lệ Công trình 9 4,5% Vận tải – kinh tế 110 55,6% Cơ khí 29 14,6% Quản lí xây dựng 7 3,5% Điện – điện tử 14 7,1% Công nghệ thông 19 9,6% MT tin và AT giao 8 4% Kĩ thuật xây dựng thông 1 0,55% Đi làm 1 0,55% Tổng 198 100% Tất cả các sinh viên thuộc các ngành học khác nhau trong trường đều tham gia khảo sát và khoa vận tải kinh tế chiếm tỉ lệ lớn nhất (55,6%) a. Phân tích thống kê mô tả 1. Các yếu tố nhận biết doanh nghiệp viễn thông Biểu đồ 4. Mức độ nhận biết doanh nghiệp viễn thông Qua biểu đồ có thể thấy số ượng sinh viến biết đến các doanh nghiệp viễn thông trên thị trường chiếm tỉ lệ rất lớn, đặc biệt là Viettel chiếm tỉ lệ cao nhất, đứng thứ 2 là Vinaphone và thứ 3 là Mobifone. 2. Phương tiện nhận dạng thương hiệu * Phương tiện nhận dạng thương hiệu. Biểu đồ 5. Phương tiện nhận dạng thương hiệu Ta có thể thấy tất cả các phương tiện mà doanh nghiệp viễn thông lựa chọn đều dễ dàng giúp các bạn sinh viên nhận diện được thương hiệu của mình. Đặc biệt là quảng cáo và khuyến mãi, Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 123
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI gây tò mò thị giác người xem nên tỉ lệ nhận diện qua hai hình thức này đạt rất lớn. • Mức độ quan tâm đến các phương tiện nhận dạng thương hiệu Biểu đồ 6 Mức độ quan tâm đến các phương tiện nhận dạng thương hiệu Số lượng sinh viên chọn thích và rất thích chiếm tỉ lệ rất lớn. Đặc biệt là ở phương tiện quảng cáo và khuyến mãi. Còn số lượng sinh viên đánh giá không thích hay không quan tâm đến chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ < 10%. • Các yếu tố phân biệt doanh nghiệp viễn thông Biểu đồ 7 Các yếu tố phân biệt doanh nghiệp viễn thông Tỉ lệ sinh viên phân biệt các doanh nghiệp viễn thông qua các yếu tố logo, khẩu hiệu hay đồng phục nhân viên chiếm tỷ lệ rất lớn và dựa vào các yếu tố khác thì chỉ chiếm 1 phần nhỏ không đáng kể. b. Đánh giá của sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải về mức độ nhận biết các thành phần thương hiệu Viettel 1. Sinh viên sử dụng dịch vụ của Viettel Biểu đồ 8 Sinh viên sử dụng dịch vụ của Viettel Biểu đồ cho thấy có đến 94,9% sinh viên sử dụng dịch vụ của Viettel trên 198 người được khảo sát chủ yếu là sử dụng dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ thoại, thu hộ chi hộ. Còn lại chỉ có 5,1% sinh viên sử dụng dịch vụ viễn thông của các nhà mạng khác. Bảng 4. Nhận xét về các phương diện tiếp cận của doanh nghiệp viễn thông Viettel Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 124
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Tương đối Bình Rất tốt Tốt Phương tiện tốt thường Không tốt SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Thông tin quảng cáo 76 38,4 51 25,8 53 26,8 15 7,6% 3 1,4% % % % Chương trình khuyến mãi 57 28,9 67 33,8 50 25,2 19 9,6% 5 2,5% Thái độ nhân viên % % % 54 27,2 63 31,8 57 28,9 19 9,6% 5 2,5% Dịch vụ khách hàng 54 % 27,2 64 % 32,3 50 25,2% 24 12% 6 3,3% Thời gian giao dịch % % % 55 27,7 66 33,3 51 25,8 11 5,6% 15 7,6% % % % Các bạn sinh viên trường đại học Giao thông vận tải rất quan tâm đến Viettel và các phương diện của Viettel khi tiếp cận đến với sinh viên được đánh giá rất cao, số lượng sinh viên đánh giá không tốt chỉ chiếm 1 lượng rất nhỏ (
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Bảng 7. Nhận biết Slogan Viettel Số lượng Tỷ lệ Biết 191 96,4% Không biết 7 3,6% Theo số liệu thống kê cho thấy phần lớn các bạn sinh viên giao thông đều biết đến slogan của Viettel, trong số 96,4% sinh viên biết đến slogan của Viettel thì có tới 13,6% sinh viên đã biết tới slogan mới của Viettel, con số này đã tăng hơn nhiều so với nhận biết bằng logo. • Nhận biết qua đồng phục nhân viên Viettel Bảng 8. Nhận biết đồng phục nhân viên Viettel Nhận biết đồng phục Số lượng Tỷ lệ Đỏ 18 9,1% Xanh da trời 62 31,3% Xanh lá 113 57,1% Vàng 4 2,0% Khác 1 0,5% Đồng phục của nhân viên Viettel đã được thay đổi từ xanh da trời sang đỏ. Về mức độ nhận biết đồng phục nhân viên Viettel thì đa số các bạn sinh viên của Giao thông chưa biết đến nhiều, có sự nhầm lẫn rất nhiều, số sinh viên biết đến chỉ chiếm 40,4% trong đó thì chỉ có 9,1% số biết tới đồng phục mới của nhân viên Viettel. c. Giải pháp nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu Viettel đối với sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải - Viettel cần nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là các gói dịch vụ dành cho sinh viên - Mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo thêm nhiều các khuyến mãi dành cho sinh viên - Thiết kế logo, slogan mới đính kèm với các chứng từ đồ dùng văn phòng để làm tăng khả năng nhận biết - Dùng phương tiện quảng cáo để quảng bá hình ảnh mới như: Dùng banner, tài trợ cho sinh viên UTC, tiếp thị sản phẩm mới tại trường,… - Tạo chương trình khuyến mãi cho sinh viên UTC với tên như: Chào tân UTC, khuyến mãi dịch vụ UTC,…. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 126
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 3. KẾT LUẬN Sinh viên của Trường Đại học Giao thông vận tải thích tìm hiểu doanh nghiệp viễn thông bằng phương tiện quảng cáo, chương trình khuyến mãi. Về các yếu tố này, Viettel được sinh viên trong trường Đại học Giao thông Vận tải, phân bố đều ở các khoa và các ngành nhận biết ở mức độ tương đối cao. Nhìn chung, mức độ nhận biết về thương hiệu Viettel thông qua các yếu tố logo, slogan và đồng phục nhân viên còn ở mức trung bình. Sự nhận diện của Viettel thì tương đối dễ dàng nhưng do một số thay đổi về hình ảnh khiến các bạn sinh viên cảm thấy chưa quen thuộc và nhiều bạn chưa tìm hiểu đến. Tài liệu tham khảo [1]. TS. Trần Đức Thung, ThS Nguyễn Văn Quảng. Bài giảng + Tài liệu Marketing dịch vụ bưu chính viễn thông – bộ môn Kinh tế bưu chính viễn thông - trường Đại học giao thông vận tải. [2]. ThS. Nguyễn Văn Khoa. Bài giảng Quản trị thương hiệu – bộ môn Kinh tế bưu chính viễn thông – trường Đại học giao thông vận tải. [3]. ThS. Nguyễn Văn Khoa. Bài giảng Mạng và dịch vụ bưu chính viễn thông – bộ môn Kinh tế bưu chính viễn thông – trường Đại học giao thông vận tải. [4]. TS. Trần Đức Thung, ThS. Nguyễn Văn Quảng, TS. Dương Hữu Tuyến, ThS. Vũ Ngọc Tú. Bài giảng + Tài liệu Kinh tế bưu chính viễn thông – bộ môn Kinh tế bưu chính viễn thông – trường Đại học giao thông vận tải. [5].https://news.timviec.com.vn/tap-doan-viettel-la-gi-lich-su-phat-trien-cua-trum-vien- thong-viet-nam-65983.html [6]. https://vietteltelecom.vn/gioi-thieu-viettel Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 127
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: dự án quán cafe ‘Charming Coffee’ - ĐH Mở Tp. HCM
35 p | 541 | 187
-
Bài thuyết trình Kế hoạch PR: Sản phẩm nước tinh khiết nhãn hiệu Dasani của công ty Coca - Cola Việt Nam
28 p | 820 | 121
-
Quản Trị Marketing - Báo cáo bài tập nhóm " NHẬN DIỆN PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA SẢN PHẨM KEM ĐÁNH RĂNG P/S ( CÔNG TY UNILEVER VIETNAM )"
13 p | 589 | 90
-
Bài giảng Hành vi tổ chức: Chương 2 - ThS. Phan Quốc Tuấn
22 p | 727 | 38
-
Bài giảng Hành vi tổ chức: Chương 3 - ThS. Phan Quốc Tuấn
21 p | 762 | 29
-
CHƯƠNG XI: QUẢN LÍ NHÓM LÀM VIỆC
8 p | 139 | 17
-
Bài giảng Giới thiệu môn học Hành vi tổ chức - ThS. Nguyễn Văn Chương
7 p | 123 | 14
-
Nghiên cứu mô hình bán hàng trong thực tế (Tái bản lần thứ 2): Phần 2
140 p | 37 | 14
-
Tranh chấp lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hưng Yên hiện nay (nghiên cứu trường hợp Công ty may Cjunionvina – Công ty may Minh Anh)
3 p | 51 | 5
-
Marketing bền vững của các doanh nghiệp: Lý luận, những vấn đề chiến lược và các giải pháp ứng dụng để góp phần phát triển bền vững tại Việt Nam
16 p | 69 | 5
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu biết và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng thời kỳ chuyển đổi số
10 p | 65 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam: So sánh sự khác biệt giới tính và khối ngành
12 p | 22 | 4
-
Phương pháp đánh giá hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động cấp doanh nghiệp: Áp dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích
9 p | 61 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao năng lực phục vụ của Bộ phận Banquet tại Khách sạn Caravelle Sài Gòn
4 p | 21 | 3
-
Thực trạng mua sắm online của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 27 | 1
-
Trà chanh - Mô hình kinh doanh lâu dài hay xu thế?
2 p | 9 | 1
-
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của người dẫn dắt dư luận đến hình ảnh thương hiệu mỹ phẩm: Trường hợp sinh viên tại thành phố Đà Nẵng
9 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn