QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CÔNG TY CỔ PHẦN
lượt xem 535
download
Quy chế hoạt động của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (BCH CĐCS) Công ty cổ phần XYZ (dưới đây gọi tắt là Công ty cổ phần XYZ) quy định : quyền và trách nhiệm của BCH CĐCS, tổ chức của CĐCS, quyền và trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên thuộc BCH CĐCS, chế độ làm việc của BCH CĐCS, chế độ chi tiêu tài chính và sử dụng tài sản của BCH CĐCS, và các mối quan hệ công tác của BCH CĐCS nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CĐCS được quy định tại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CÔNG TY CỔ PHẦN
- QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CÔNG TY CỔ PHẦN XYZ (Ban hành kèm theo Quyết định số ______/QĐ-CĐCS-2009 ngày __/12/2009 của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần XYZ khoá , nhiệm kỳ 2010-2012) CHƯƠNG I : QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 : Quy chế hoạt động của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (BCH CĐCS) Công ty cổ phần XYZ (dưới đây gọi tắt là Công ty cổ phần XYZ) quy định : quyền và trách nhiệm của BCH CĐCS, tổ chức của CĐCS, quyền và trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên thuộc BCH CĐCS, chế độ làm việc của BCH CĐCS, chế độ chi tiêu tài chính và sử dụng tài sản của BCH CĐCS, và các mối quan hệ công tác của BCH CĐCS nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CĐCS được quy định tại Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Điều 2 : BCH CĐCS thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tham gia phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty theo quy định của pháp luật. Điều 3 : BCH CĐCS làm việc theo nguyên tắc : tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; các Ủy viên BCH CĐCS chịu trách nhiệm về phần việc của mình được phân công và tất cả các Ủy viên BCH CĐCS cùng chịu trách nhiệm trước người lao động và trước Công đoàn cấp trên về các nghị quyết, quyết định của BCH CĐCS. CHƯƠNG II : CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 4 : Trách nhiệm và quyền của BCH CĐCS : 4.1.- Trách nhiệm của BCH CĐCS : 1. Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động làm việc tại Công ty; có trách nhiệm tham gia với Lãnh 1/10
- đạo Công ty phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở đó từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; 2. Thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty theo quy định của pháp luật; Thực hiện quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong phát huy dân chủ của người lao động như được quy định tại Điều 4 Quy chế thực hiện dân chủ ở Công ty cổ phần… ban hành kèm theo Nghị định số 87/2007 ngày 28/05/2007 của Thủ tường Chính Phủ; 3. Tuyên truyền, phổ biến và trang bị các kiến thức về pháp luật cho người lao động, đặc biệt là pháp luật lao động; 4.- Tham gia xây dựng các quy định, quy chế nội bộ của Công ty có liên quan đến người lao động và quan hệ lao động; 5.- Tổ chức để người lao động tham gia ý kiến đóng góp, xây dựng nội dung Thoả ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế nội bộ của Công ty; 6.- Đàm phán, thoả thuận với Lãnh đạo Công ty về nội dung Thoả ước lao động tập thể; phối hợp với Lãnh đạo Công ty chuẩn bị nội dung của hội nghị người lao động, chủ động xây dựng Thoả ước lao động tập thể, chủ trì tổ chức hội nghị người lao động trong Công ty; 7.- Tham gia tổ chức và đưa vào hoạt động Hội đồng hoà giải cơ sở; 8.- Kiểm tra việc thực hiện Thoả ước lao động tập thể nhằm thúc đẩy quá trình triển khai thực hiện, bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động, đồng thời ngăn ngừa, phát hiện và đề xuất xử lý kịp thời các vi phạm làm tổn hại đến quyền lợi của các bên. 9.- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để đủ sức đáp ứng yêu cầu công tác của Công ty. 4.2.- Quyền của BCH CĐCS : 1. Đại diện cho tập thể lao động để thương lượng và ký kết Thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, lưu giữ bản Thoả ước 2/10
- lao động tập thể đã ký kết, đề nghị sửa đổi, bổ sung Thoả ước lao động tập thể, hoặc thương lượng ký mới khi Thoả ước lao động tập thể hết hạn. Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật, khi Thoả ước lao động tập thể không được thực hiện hoặc bị vi phạm. 2. Đại diện tham gia xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động và quá trình giải quyết tranh chấp lao động. 3. Tham gia Hội đồng hoà giải lao động cơ sở để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tập thể. 4. Có quyền quyết định đình công theo quy định của pháp luật. 5. Quyền thoả thuận nhất trí. Quyền này được quy định cụ thể trong Luật Lao động như sau: - Được thoả thuận trước khi người sử dụng lao động khấu trừ lương của người lao động - Được thoả thuận về thời gian làm việc của cán bộ công đoàn bán chuyên trách và sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người là uỷ viên BCH CĐCS; - Người sử dụng lao động phải trao đổi nhất trí với BCH CĐCS khi đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động với người lao động; - Thoả thuận nhất trí trong hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. 6. Quyền được tham khảo ý kiến : Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, người sử dụng lao động cần tham khảo ý kiến BCH CĐCS trước khi công bố quyết định: - Lịch nghỉ hàng năm - Ban hành nội quy lao động - Tạm đình chỉ công việc của người lao động, khi vụ việc có tình tiết phức tạp 7. Quyền kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật Lao động ở cơ sở : 3/10
- Điều 5 : Tổ chức của Công đoàn cơ sở. Quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên BCH CĐCS 5.1.- Bộ máy tổ chức BCH CĐCS : 1.- BCH CĐCS Công ty cổ phần XYZ có 5 thành viên, do Đại hội CĐCS bầu ra với nhiệm kỳ là hai (2) năm và được Công đoàn cấp trên ra quyết định công nhận. 2.- BCH CĐCS gồm : Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 3 Ủy viên BCH. Chủ tịch và Phó Chủ tịch CĐCS do BCH CĐCS bầu ra tại cuộc họp đầu tiên của BCH sau Đại hội CĐCS. 5.2.- Quyền và trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên BCH CĐCS. 5.2.1.- Quyền và trách nhiệm chung của các thành viên BCH CĐCS Các thành viên BCH CĐCS có trách nhiệm và quyền sau : 1. Nắm vững nội dung chủ trương, chương trình công tác từng thời gian của BCH CĐCS Công ty; chủ động, thường xuyên phản ảnh, đề xuất với BCH CĐCS những vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh, đời sống, chế độ, chính sách, diễn biến tư tưởng của người lao động trong Công ty và hoạt động Công đoàn theo chuyên đề. 2. Trực tiếp phụ trách, theo dõi Tổ Công đoàn nơi công tác; tham gia chỉ đạo góp ý kiến với Tổ trưởng Tổ Công đoàn nơi đó nhằm thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chương trình công tác của BCH CĐCS và của Công đoàn cấp trên. Ngoài ra các thành viên BCH CĐCS sẽ được phân công tham gia các Ban quần chúng của Công đoàn Công ty (có văn bản phân công riêng) 3. Tham gia đầy đủ các cuộc họp của BCH CĐCS, được quyền phát biểu, thảo luận và biểu quyết tại các cuộc họp này. Trường hợp vắng mặt phải có lý do, được Chủ tịch CĐCS đồng ý và có thể gửi ý kiến của mình bằng văn bản cho Chủ tịch CĐCS trước khi diễn ra cuộc họp. 4. Được thông báo, thông tin thường xuyên về hoạt động của Công đoàn Công ty. 5. Thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao lý luận, kiến thức, nghiệp vụ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được phân công. 5.2.2.- Quyền và trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch CĐCS 5.2.2.1. Chủ tịch CĐCS có các quyền và trách nhiệm sau : - Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của BCH CĐCS, lãnh đạo CĐCS thực hiện các quyết định, nghị quyết của Công đoàn cấp trên, nghị quyết của Đại hội CĐCS và các quyết định, nghị quyết của BCH CĐCS. 4/10
- - Phụ trách chung các mặt công tác của CĐCS. Dự thảo chương trình hoạt động hàng quý, hàng năm của BCH CĐCS, bàn bạc, thống nhất ý kiến trong BCH; tổ chức triển khai thực hiện; tổng hợp kết quả thực hiện hàng quý, hàng năm để báo cáo Công đoàn cấp trên và thông báo cho các đoàn viên CĐ. Chủ trì các cuộc họp của BCH CĐCS. Ký các nghị quyết, quyết định và các văn bản của BCH CĐCS. Tham dự các cuộc họp của Công đoàn cấp trên, các cuộc họp giao ban hàng tuần của Công ty cùng các cuộc họp của các Ban, Hội đồng của Công ty mà Chủ tịch CĐCS được mời tham gia với tư cách thành viên. - Đại diện tập thể người lao động ký kết Thoả ước lao động tập thể; - Kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế thừa cho CĐCS. - Ủy quyền, phân công trách nhiệm cho Phó Chủ tịch và các Ủy viên BCH CĐCS. Quyết định những công việc đột xuất khi không họp được BCH CĐCS và báo cáo lại cho BCH CĐCS tại cuộc họp gần nhất. - Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức của CĐCS; phát triển đoàn viên công đoàn, quyết định cơ cấu các tổ công đoàn. - Ký quyết định khen thưởng phong trào thi đua, khen thưởng cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn có thành tích trong công tác công đoàn sau khi thống nhất ý kiến trong BCH CĐCS. - Là chủ tài khoản của CĐCS, chịu trách nhiệm ký duyệt các khoản thu, chi tài chính của CĐCS. Chủ tịch CĐCS chịu trách nhiệm trước Công đoàn cấp trên và trước tập thể người lao động trong Công ty trong việc thực hiện các quyền và trách nhiệm được giao. 5.2.2.2. Phó Chủ tịch CĐCS có các quyền và trách nhiệm sau : - Thay mặt Chủ tịch CĐCS giải quyết công việc của CĐCS theo văn bản ủy quyền của Chủ tịch. Giải quyết các công việc đột xuất khi Chủ tịch vắng mặt và có trách nhiệm báo cáo cho Chủ tịch biết trong thời gian sớm nhất có thể được. - Trực tiếp phụ trách công tác tuyên huấn, thi đua của Công đoàn, bao gồm các công việc sau : tổ chức giới thiệu các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến người lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về tổ chức công đoàn, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn kế thừa; tổ chức phát động hoặc hưởng ứng các đợt phát động phong trào thi đua của Công ty; tổ chức phong trào văn nghệ trong toàn Công ty và động viên đoàn viên công đoàn tích cực tham gia. 5/10
- - Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các tổ công đoàn thực hiện các nghị quyết của BCH CĐCS. Nghiên cứu, đề xuất với Chủ tịch các biện pháp thích hợp nhằm phong phú hoá các hoạt động của CĐCS. - Ký các văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách, hoặc được Chủ tịch CĐCS ủy quyền. Phó Chủ tịch CĐCS chịu trách nhiệm trước Chủ tịch CĐCS và BCH CĐCS trong việc thực hiện các quyền và trách nhiệm được phân công. 5.2.2.3. Ủy viên BCH CĐCS được phân công phụ trách công tác kiểm tra của CĐCS có trách nhiệm và quyền hạn như được quy định tại Chương V Điều lệ Công đoàn Việt Nam, cụ thể là : - Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn; - Kiểm tra việc giải quyết các khiếu tố, khiếu nại của người lao động; - Kiểm tra tài chính công đoàn (thực hiện ít nhất mỗi năm một lần) - Tổng hợp, lập báo cáo về công tác kiểm tra gởi cho Ủy ban kiểm tra cấp trên theo quy định của pháp luật. Ủy viên phụ trách công tác kiểm tra chịu trách nhiệm trước Chủ tịch CĐCS và BCH CĐCS trong việc thực hiện các quyền và trách nhiệm được phân công. 5.2.2.4. Ủy viên BCH CĐCS được phân công phụ trách công tác kế toán của CĐCS có trách nhiệm và quyền hạn : - Lập dự toán tài chính của CĐCS hàng năm; - Thực hiện thủ tục trích, nộp kinh phí, đoàn phí công đoàn theo định kỳ, phù hợp với quy định pháp luật hiện hành; - Thực hiện thủ tục thu, chi quỹ công đoàn theo sự phê duyệt của Chủ tịch CĐCS hoặc người được Chủ tịch CĐCS ủy quyền; - Lập báo cáo quyết toán tài chính công đoàn hàng quý, báo cáo cho Công đoàn cấp trên; lập báo cáo quyết toán tài chính công đoàn trong nhiệm kỳ để báo cáo trước Đại hội công đoàn cơ sở. Ủy viên phụ trách công tác kế toán của CĐCS chịu trách nhiệm trước Chủ tịch CĐCS và BCH CĐCS trong việc thực hiện các quyền và trách nhiệm được phân công. 5.2.2.5. Các Ủy viên BCH CĐCS được phân công phụ trách các công tác khác của CĐCS có trách nhiệm và quyền hạn tuỳ theo lãnh vực được Chủ tịch phân công. Những người này chịu trách nhiệm trước Chủ tịch CĐCS và BCH CĐCS trong việc thực hiện các quyền và trách nhiệm được phân công. 6/10
- Điều 6 : Chế độ làm việc của BCH CĐCS . 1.- BCH CĐCS họp định kỳ ba (3) tháng một (1) lần, khi cần thiết có thể họp bất thường. Nội dung các cuộc họp do Chủ tịch CĐCS chuẩn bị bằng văn bản, gởi trước cho các Ủy viên BCH CĐCS ít nhất hai (2) ngày làm việc trước ngày tiến hành cuộc họp. 2. Các quyết định tại các cuộc họp của BCH CĐCS chỉ có giá trị khi có ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên BCH CĐCS dự họp và tỷ lệ biểu quyết phải quá bán số Ủy viên BCH CĐCS dự họp thông qua. Trong trường hợp số phiếu biểu quyết ngang nhau, thì Chủ tịch CĐCS sẽ quyết định và chịu trách nhiệm trước BCH CĐCS. 3. Ủy viên BCH CĐCS được quyền bảo lưu ý kiến của mình và nếu cần thì có quyền đề nghị BCH CĐCS xem xét lại hoặc khiếu nại lên Công đoàn cấp trên. Trong thời gian chưa được xem xét và trả lời thì phải nghiêm chỉnh thực hiện nghị quyết, quyết định của BCH CĐCS 4. Ủy viên BCH CĐCS vắng mặt trong các cuộc họp BCH phải báo cáo cho Chủ tịch CĐCS biết lý do và có thể gửi ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận nhưng phải nắm vững những kết luận được đưa ra tại cuộc họp và có trách nhiệm thi hành các kết luận đó. 5.- Tất cả tài liệu chuẩn bị cho Đại hội CĐCS hoặc cuộc họp của BCH CĐCS đều phải được thông qua Chủ tịch CĐCS và phải được gửi trước cho những người được mời dự họp ít nhất là ba (3) ngày làm việc để những người này có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến tham gia phát biểu tại cuộc họp. 6.- Tại Đại hội CĐCS hợac cuộc họp của BCH CĐCS, những người có trách nhiệm hoặc được phân công sẽ không trình bày lại văn bản tài liệu đã gởi trước cho những người dự họp, mà chỉ trình bày tóm tắt những nội dung chính, những vấn đề cần tập trung thảo luận hoặc cần xin ý kiến quyết định. Các ý kiến phát biểu cần đi vào trọng tâm, vào nội dung chính của cuộc họp. 7. BCH CĐCS có trách nhiệm phân công người ghi biên bản tại Đai hội CĐCS cũng như tại các cuộc họp của BCH CĐCS và các cuộc họp đột xuất khác. Văn bản chính thức của Đại hội CĐCS và các cuộc họp của BCH CĐCS được phổ biến chậm nhất là 1 tuần sau ngày cuộc họp kết thức. 7/10
- Điều 7 : Chế độ chi tiêu tài chính và sử dụng tài sản của BCH CĐCS : 1. Việc chi tiêu tài chính, sử dụng tài sản của BCH CĐCS phải theo chế độ quy định của Nhà nước, của Công đoàn cấp trên và khả năng nguồn kinh phí cho phép nhưng trên tinh thần tiết kiệm, hợp lý. 2. Hàng năm Chủ tịch CĐCS có trách nhiệm chỉ đạo việc kiểm tra tài chính, kiểm kê và đánh giá tài sản theo chế độ, nguyên tắc quản lý đã quy định và báo cáo kết quả trước tập thể BCH CĐCS. Điều 8 : Các mối quan hệ công tác của BCH CĐCS : 8.1. Quan hệ giữa BCH CĐCS với Chi bộ Công ty. 1. BCH CĐCS chịu sự lãnh đạo toàn diện trực tiếp của Chi bộ Công ty, có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết, chương trình công tác của Chi bộ Công ty. 2. Định kỳ hàng quý, Chủ tịch CĐCS có trách nhiệm báo cáo với Bí thư Chi bộ Công ty về tình hình hoạt động của CĐCS, về tâm tư nguyện vọng của người lao động và chương trình công tác của CĐCS. 8.2. Quan hệ giữa BCH CĐCS với Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc Công ty : Là mối quan hệ phối hợp nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của Công ty và chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần xây dựng Công ty phát triển ngày càng lớn mạnh. 8.3. Quan hệ giữa BCH CĐCS với Công đoàn cấp trên : Là quan hệ giữa cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và cơ quan chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo. BCH CĐCS có trách nhiệm triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hoạt động của Công đoàn cấp trên . Định kỳ báo cáo phản ảnh kết quả hoạt động lên Công đoàn cấp trên. 8.4. Quan hệ giữa Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở với các Tổ công đoàn trực thuộc. 1. Các Tổ Công đoàn trực thuộc chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của BCH CĐCS. 8/10
- 2. BCH CĐCS họp giao ban với các Tổ Công đoàn cơ sở trực thuộc mỗi tháng 1 lần, vào tuần kỳ đầu của mỗi tháng. 3. Các Tổ Công đoàn trực thuộc thực hiện chế độ báo cáo, phản ảnh tình hình hoạt động của đơn vị mình cho BCH CĐCS định kỳ hàng tháng vào ngày 5 của tháng kế tiếp. Đối với những vấn đề đột xuất có liên quan đến quyền lợi người lao động thì Tổ trưởng Tổ Công đoàn có thể báo cáo trực tiếp cho Chủ tịch Công đoàn cơ sở bất cứ lúc nào thấy cần thiết. CHƯƠNG III : TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 9 : Sửa đổi, bổ sung Quy chế Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu phát sinh nhu cầu sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động của Công ty, phù hợp với yêu cầu đổi mới hoạt động công đoàn và các thay đổi của luật pháp có liên quan đến hoạt động công đoàn, thì các Ủy viên BCH CĐCS có thể đề xuất các nội dung cần bổ sung, sửa đổi để BCH CĐCS xem xét và quyết định. Quyết định sửa đổi, bổ sung các nội dung có liên quan trong Quy chế này sẽ có hiệu lực thì hành khi được đa số Ủy viên BCH CĐCS dự họp chấp thuận. Chủ tịch Công đoàn cơ sở có trách nhiệm công bố các nội dung của Quy chế được bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày các nội dung này được BCH CĐCS chính thức chấp thuận. Quy chế làm việc của BCH CĐCS Công ty cổ phần XYZ là căn cứ để các Ủy viên Ban Chấp hành cụ thể hoá việc thực hiện công việc của mỗi người cho phù hợp với trách nhiệm quyền hạn được phân công. Điều 10 : Hiệu lực thi hành Bản Quy chế này gồm 3 Chương, 11 Điều được các Ủy viên BCH CĐCS Công ty cổ phần XYZ nhất trí thông qua tại cuộc họp Ban chấp hành tổ chức ngày tháng năm 2010. Quy chế này áp dụng cho tất cả các nhiệm kỳ của BCH CĐCS Công ty cổ phần XYZ. Điều 11 : Điều khoản thi hành. 9/10
- Các Ủy viên BCH CĐCS Công ty cổ phần XYZ có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này. Chủ tịch Công đoàn cơ sở có trách nhiệm ký và công bố Quy chế này. Quy chế này thay thế Quy chế hoạt động của BCH CĐCS Công ty cổ phần XYZ được Chủ tịch CĐCS ký ban hành ngày tháng năm TM. BAN CHẤP HÀNH CĐCS CÔNG TY CỔ PHẦN XYZ CHỦ TỊCH 10/10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy chế hoạt động của HDND xã Đăk Tờ Re khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021
22 p | 347 | 24
-
Quyết định Số: 5688/QĐ-BCĐ
6 p | 168 | 20
-
Quyết định 01/QĐ-BCĐLTTNCN của Ban Chỉ đạo Trung ương
4 p | 134 | 19
-
Quyết định số 67/2002/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
6 p | 137 | 18
-
Quyết định 1216/2003/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước
19 p | 346 | 17
-
Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
15 p | 122 | 16
-
Quyết định 68/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính
4 p | 260 | 16
-
Quyết định 1265/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
5 p | 132 | 12
-
Quyết định số 79/2008/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
14 p | 111 | 10
-
Nghị định ban hành "Quy chế hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài"
7 p | 382 | 8
-
Quyết định số 113/QĐ-BCĐCLVNNB
6 p | 68 | 6
-
Quyết định 3772/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội
4 p | 110 | 4
-
Quyết định số 3577/QĐ-UBND
9 p | 84 | 3
-
Quyết định số 121/QĐ-BCĐPCRT
9 p | 49 | 2
-
Quyết định số 1605/TC-QĐ về ban hành bản Quy chế hoạt động của Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích do Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành
7 p | 85 | 2
-
Quyết định 900/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh Sơn La
8 p | 123 | 2
-
Quyết định số 1269/QĐ-BYT
6 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn