TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG<br />
KHOA CƠ KHÍ XÂY DỰNG<br />
BỘ MÔN MÁY XÂY DỰNG<br />
<br />
QUY ĐỊNH<br />
VỀ TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN MÔN HỌC<br />
VÀ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
Hà Nội – 2013<br />
<br />
1<br />
<br />
I. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý<br />
KHI TRÌNH BẦY BẢN VẼ THIẾT KẾ CƠ KHÍ<br />
1. Trên mỗi bản vẽ chỉ thể hiện hình vẽ của một máy, một cụm một cơ cấu hay một<br />
chi tiết máy, kèm theo các mặt cắt cần thiết của máy, của cụm, của chi tiết đó. Cần<br />
chú ý phân biệt bản vẽ và tờ giấy vẽ.<br />
2. Khổ giấy của mộ bản vẽ được quy định như sau:<br />
A4<br />
: 297 x 210 (mm x mm)<br />
A3<br />
: 297 x 420 (mm x mm)<br />
A2<br />
: 594 x 420 (mm x mm)<br />
A1<br />
: 594 x 841 (mm x mm)<br />
A0<br />
: 841 x 1189 (mm x mm)<br />
Để tiện treo và trình bầy, các bản vẽ thể hiện trên khổ giấy A4, A3, A2, được<br />
gộp vào và trình bầy chung trên khổ giấy A1. Tuy nhiên, mỗi bản vẽ (mà trên đó có<br />
trình bầy một chi tiết hay một cụm…) đều phải có khung bao và khung tên riêng như<br />
một bản vẽ độc lập hoàn chỉnh.<br />
Hình vẽ có thể được thể hiện trên tờ giấy vẽ đặt theo chiều đứng (chiều cao lớn<br />
hơn chiều rộng) hoặc đặt ngang (chiều ngang lớn hơn chiều đứng).<br />
Hình vẽ trên các bản vẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, quy định của bản vẽ<br />
kỹ thuật cơ khí.<br />
3. Hình chung của máy, của cơ cấu, của cụm được thể hiện trên mỗi bản vẽ bằng ít<br />
nhất là 2 hình chiếu. trong trường hợp cần thiết có thể thêm các mặt cắt hoặc hình<br />
dạng nhìn từ các góc độ khác nhau; được ghi đầy đủ kích thước, chế độ lắp ráp, yêu<br />
cầu kỹ thuật… theo đúng quy định.<br />
Ở bản vẽ hình chung cho phép giản lược bớt những đường không cần thiết. Trên<br />
bản vẽ này cần có thêm đặc tính kỹ thuật, sơ đồ dẫn động chung, sơ đồ mắc cáp, sơ<br />
đồ thủy lực của máy (nếu có). Trên bản vẽ hình chung, số thứ tự là số thứ tự của cụm<br />
và các chi tiết ghép cụm.<br />
Ở bản vẽ cụm, số mặt cắt phải đủ để thể hiện kết cấu sao cho từ đó có thể vẽ tách<br />
các chi tiết. Nên có các mặt cắt thể hiện lắp ghép các chi tiết và được ghi chế độ lắp<br />
ghép (thí dụ giữa trục và bánh răng, vòng bi…). Số thứ tự ở bản vẽ cụm được đánh<br />
theo chi tiết.<br />
Ở bản vẽ chi tiết, có số hình chiếu theo yêu cầu, sao cho thể hiện được hình<br />
dạng, kích thước và dung sai chế tạo của chi tiết. Trên bản vẽ chi tiết phải ghi yêu cầu<br />
kỹ thuật, vật liệu để chế tạo chi tiết.<br />
2<br />
<br />
4. Tỷ lệ các hình trên bản vẽ được chọn phụ thuộc vào kích thước bao của nó và khổ<br />
giấy được chọn.<br />
Theo TCVN 2203 – 81<br />
Nếu phóng to, theo các tỷ lệ sau đây :<br />
2 : 1; 2,5 : 1; 4 : 1; 5 : 1; 10 : 1; 20 : 1<br />
Nếu thu nhỏ theo các tỷ lệ sau đây :<br />
1 : 2; 1 : 2,5; 1 : 4; 1 : 5; 1 : 10; 1 : 15; 1 :20; 1 : 25; 1 : 40; 1 : 50; 1 : 75;<br />
1: 100; 1 : 200; 1 : 400; 1 : 500; 1 : 800; 1 : 1000<br />
5. Mỗi bản vẽ phải có khung bao quanh, khung bao cách mép giấy mỗi chiều 5mm,<br />
ngoại trừ lề bên trái cách mép giấy 25mm.<br />
6. Các hình và chữ viết trên các bản vẽ phải rõ ràng và được thể hiện bằng chì, bằng<br />
mực đen hoặc in qua máy. Trước khi bản vẽ được thực hiện trên máy vi tính, sinh<br />
viên phải trình bầy bản vẽ nháp bằng tay cho giáo viên hướng dẫn thông qua. Nhất<br />
thiết không được sử dụng bản vẽ photocopy để bảo vệ đồ án.<br />
7. Chữ viết trên bản vẽ phải đúng theo mẫu chữ viết dùng cho bản vẽ cơ khí, có nét,<br />
độ nghiêng, khoảng cách giữa các chữ, các từ đúng tiêu chuẩn quy định. Nếu bản vẽ<br />
được thực hiện bằng máy vi tính, chữ thể hiện theo phông chữ VNTime cỡ chữ 14.<br />
8. Mỗi bản vẽ đều có khung tên riêng của mình – Nếu trên một tờ giấy có nhiều bản<br />
vẽ của các chi tiết, cụm… khác nhau, thì mỗi bản vẽ cũng phải có khung tên riêng.<br />
Khung tên có kích thước bao là 185 x 55 và đặt ở góc dưới bên phải của tờ giấy, ở<br />
phía trong khung bao quanh (h.1). Trong khung tên, tại các ô 1, 2, 3, 4, 5 được ghi<br />
như sau :<br />
Ô 1 : ghi tên chi tiết, tên cụm …<br />
Nếu là bản vẽ hình chung thì ghi “HÌNH CHUNG”<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Ô 2: Ghi tên đề tài và các ký hiệu bản vẽ. Thí dụ: “ MÁY TRỘN VỮA XÂY<br />
DỰNG 500L ”.<br />
Các bản vẽ được ký hiệu bằng các nhóm chữ và chữ số như sau:<br />
<br />
a<br />
<br />
c<br />
<br />
b<br />
<br />
d<br />
<br />
a. Tên viết tắt của đồ án<br />
b. Số thứ tự cụm lớn<br />
c. Số thứ tự cụm bé<br />
d. Số thứ tự của chi tiết<br />
Thí dụ:<br />
2. Chi tiết “Trục tang” mang số thứ tự 15 của cụm “Cụm tang” mang số thứ tự 3; cụm<br />
tang này trong cơ cấu xe con “Xe con nâng hàng” mang số thứ tự 12 của “Cầu trục CT<br />
tải trọng 30T” thì các bản vẽ được ký hiệu như sau:<br />
Bản vẽ “Hình chung” của cầu trục đó ký hiệu là:<br />
CT – 30<br />
00<br />
00<br />
000<br />
Bản vẽ “Xe con nâng hàng” được ghi là:<br />
CT – 30<br />
12<br />
00<br />
000<br />
Bản vẽ “Cụm tang” được ghi là:<br />
CT – 30<br />
12<br />
03<br />
000<br />
Bản vẽ chi tiết “Trục tang” được ghi là:<br />
CT – 30<br />
12<br />
03<br />
015<br />
Ô 4: Ở ô này ghi tỷ lệ hình vẽ, được thể hiện trên bản vẽ. Nếu mặt cắt có tỷ lệ khác<br />
với tỷ lệ chung thì ghi dưới mặt cắt.<br />
Ô 3: Ghi khối lượng máy, cụm hay chi tiết được thể hiện trên bản vẽ bằng đơn vị đo<br />
là Kg.<br />
Ô 5: Ghi vật liệu chế tạo chi tiết, ví dụ: Thép 45<br />
Đối với bản vẽ hình chung, bản vẽ cụm, ô này bỏ trống.<br />
Ô 6: Ở ô này ghi tính chất của đồ án, thí dụ - Đồ án môn học, Đồ án tốt nghiệp,<br />
Nghiên cứu khoa học...<br />
Ở trên bản vẽ cụm, phải có bản thống kê các chi tiết của cụm đó.<br />
Ở hình vẽ chung phải có bản thống kê các cụm. Hai bản thống kê này có các cột,<br />
mục giống nhau và được đặt ngay trên khung tên, có chiều rộng bằng chiều rộng khung<br />
tên (h.1). (Bản vẽ chi tiết chỉ cần khung tên). (Kèm theo bản vẽ mẫu trang bên).<br />
5<br />
<br />