Quỹ doanh nghiệp nội - mắt xích còn thiếu của hệ sinh thái khởi nghiệp
lượt xem 2
download
Bài viết tiến hành tìm hiểu các quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới đã là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, các quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế hoạt động khá sôi động, xu hướng khởi nghiệp cũng đang phát triển mạnh mẽ. Các quỹ đầu tư mạo hiểm của các doanh nghiệp lớn Việt Nam đã bắt đầu được khởi xướng từ năm 2015, tạo điều kiện cả doanh nghiệp lẫn các startup Việt phát triển thuận lợi hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quỹ doanh nghiệp nội - mắt xích còn thiếu của hệ sinh thái khởi nghiệp
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 501 QUỸ DOANH NGHIỆP NỘI - MẮT XÍCH CÒN THIẾU CỦA HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP Vũ Khắc Hùng,* TÓM TẮT: Từ lâu các quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới đã là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, các quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế hoạt động khá sôi động, xu hướng khởi nghiệp cũng đang phát triển mạnh mẽ. Các quỹ đầu tư mạo hiểm của các doanh nghiệp lớn Việt Nam đã bắt đầu được khởi xướng từ năm 2015, tạo điều kiện cả doanh nghiệp lẫn các startup Việt phát triển thuận lợi hơn. Với lợi thế của việc phát triển các quỹ của doanh nghiệp Việt là mắt xích giúp công ty khởi nghiệp tận dụng được lợi thế là am hiểu thị trường nội địa để cạnh tranh, các doanh nghiệp khởi nghiệp, họ được hưởng nhiều lợi ích từ sự hỗ trợ của các tập đoàn như vốn, kinh nghiệm quản trị… Ở chiều ngược lại, do sự bão hòa trong cạnh tranh, các tập đoàn sẽ tìm ra hướng đi mới, nhận được mô hình kinh doanh tiềm năng, mở rộng khả năng tiếp cận và đáp ứng khách hàng thông qua các nền tảng công nghệ mới và các startup đang phát triển. Từ khóa: Khởi nghiệp, Doanh nghiệp nội, quỹ đầu tư mạo hiểm…. 1. GIỚI THIỆU Tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự hoặc mới phát triển được vài năm thường phải đối mặt với rủi ro kinh doanh rất lớn vì thế các doanh nghiệp phải tìm một nguồn tài trợ thích hợp nhằm để hạn chế rủi ro tài chính. Trong giai đoạn này một cấu trúc sử dụng nợ sẽ không khả thi vì trong giai đoạn mới khởi sự qui mô doanh nghiệp còn nhỏ, doanh nghiệp chưa có đủ tài sản để thế chấp và uy tín của doanh nghiệp chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn từ ngân hàng, đồng thời nó cũng làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp do gánh nặng chi trả lãi suất tiền vay. Và doanh nghiệp cũng khó nhận được tài trợ bằng vốn cổ phần bởi trong giai đoạn này doanh nghiệp chưa đủ các tiêu chuẩn để phát hành chứng khoán ra công chúng. Vì vậy sự ra đời của các quỹ mạo hiểm là một mắt xích quan trọng đối với hệ sinh thái khởi nghiệp trên thế giới, không chỉ đầu tư vốn mà còn hỗ trợ doanh nghiệp về nhiều mặt: tư vấn tài chính, marketing, khách hàng, đối tác tiềm năng, hoạch định kế hoạch kinh doanh,… nhằm đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển, nâng cao giá trị doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bước sang một giai đoạn tăng trưởng tiếp theo và chuẩn bị sẵn sàng để doanh nghiệp được chuyển giao cho các cổ đông khác. Đầu tư mạo hiểm (Venture capital) được khái quát là phương thức mà theo đó, nhà đầu tư hay những tổ chức chuyên môn hóa rót vốn vào những doanh nghiệp mới thành lập, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, có tốc độ tăng trưởng cao và thường sử dụng các công nghệ mới, hiện đại * Công ty công nghệ thông tin VNPT, Hà Nội, Việt Nam
- 502 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA đang cần tài trợ để phát triển sản phẩm hoặc quá trình tăng trưởng. Các công ty được đầu tư không cần một khoản đặt cọc hay ký quỹ nào. Việc tài trợ vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm dựa vào sự tin tưởng vào việc tạo dựng thành công doanh nghiệp của người sáng lập và đội ngũ Giám đốc công ty. Các quỹ đầu tư mạo hiểm tham gia vào việc kiểm soát và điều hành công ty. Họ tư vấn ở cấp chiến lược, hướng dẫn, hỗ trợ các công ty trong quản lý, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường,…Vì vậy họ có thể gặp rủi ro, bị mất khoản đầu tư nếu công ty bị phá sản. Tuy nhiên, điều này ít xảy ra và họ thường đạt tỷ suất lợi nhuận từ 35- 50%. Hiện nay, tại Việt Nam, ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập với những kế hoạch kinh doanh tốt, hứa hẹn mức độ thành công và thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, họ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện bởi thiếu kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, đặc biệt là thiếu vốn. Trong bối cảnh kinh tế lạm phát, việc vay vốn ngân hàng là điều rất khó khăn, nhất là với các doanh nghiệp không có nhiều tài sản thế chấp. Sự xuất hiện và phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam trong những năm đây như một nguồn nước mới xoa dịu cơn khát nguồn vốn này của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ. 2. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM CỦA VIỆT NAM TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY Tại Việt Nam thì hoạt động của các quỹ ĐTMH đã có từ rất lâu, hiện hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đang phát triển với hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động, tăng gấp đôi so với 2015, điển hình là IDG Ventures, CyberAgent Ventures, Captii Ventures, Gobi Partners, 500 Startups... Tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở thị trường Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Từ năm 1991-2002, giai đoạn này đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của một số quỹ ĐTMH vào Việt Nam, nhưng hầu hết hoạt động chưa thực sự hiệu quả. - Giai đoạn 2: Từ năm 2003-2010, giai đoạn này thị trường chứng khoán Việt Nam từng bước được phát triển, Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc cơ hội đầu tư ở Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn và đã có sự xuất hiện trở lại của các quỹ ĐTMH với quy mô lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. - Giai đoạn 3: Từ năm 2011- đến nay, giai đoạn này xuất hiện nhiều hơn các quỹ đầu tư mạo hiểm cả trong nước và nước ngoài, bùng nổ quỹ ĐTMH cho các doanh nghiệp trẻ và trong lĩnh vực công nghệ cao. Việt Nam có một số quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế đang hoạt động khá hiệu quả đó là: Mekong Capital có ba quỹ tổng trị giá 181 triệu USD; VinaCapital có 232 triệu USD đầu tư mạo hiểm; IDG Ventures hiện có ba quỹ trị giá 500 triệu USD; BankInvest có một quỹ tập trung vào thị trường mới nổi trị giá 100 triệu USD; Công ty quản lý quỹ Prudential đã đầu tư 130 triệu USD vào các công ty tư nhân. Cho đến nay, các quỹ này đầu tư khoảng 1,1 tỷ USD vào các công ty tư nhân. Do đó, có thể dự đoán ở Việt Nam có khoảng 1,5 đến 2 tỷ USD đã và đang đầu tư vào lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, gấp khoảng ba lần ngân sách quốc gia chi thường xuyên cho KH&CN và một phần quan trọng của dòng vốn đầu tư này là cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với chu kỳ từ hai đến bảy năm. Sức hấp dẫn của Việt Nam được cụ thể hóa ngay tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2019 bằng con số 425 triệu USD, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng đầu tư cho startup Việt trong 3 năm tới. Dòng vốn cam kết dồi dào từ 18 quỹ đầu tư phản ánh sự hối hả bắt nhịp của
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 503 các quỹ trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào đổi mới sáng tạo. Ngoài đánh giá cao tiềm năng thị trường, các quỹ đồng thời cũng tiếp thêm lực cho startup Việt khai phá những mảnh đất mới. Lần đầu tiên công bố tại diễn đàn, VinaCapital Ventures vừa chốt thương vụ hợp tác chiến lược với Mirae Asset và Naver, 2 quỹ đầu tư Hàn Quốc có tổng tài sản quản lý hơn 400 tỷ USD, không chỉ bơm nguồn tài chính dồi dào trong dài hạn mà còn kết nối Startups Việt vào mạng lưới kinh doanh toàn cầu. Theo Báo cáo đầu tư công nghệ Việt Nam do hai quỹ đầu tư mạo hiểm Cento Ventures và ESP Capital công bố gần đây, chỉ trong vòng 2 năm, Việt Nam đã phát triển từ một hệ sinh thái khởi nghiệp ít hoạt động, đứng áp chót trong số 6 quốc gia lớn nhất ASEAN lên vị trí thứ 3, chỉ sau Indonesia và Singapore. Lượng vốn đầu tư và số lượng giao dịch công nghệ được thực hiện đã tăng gấp 6 lần trong giai đoạn nửa đầu năm 2017 đến nửa đầu năm 2019. Cụ thể, báo cáo cho thấy các công ty khởi nghiệp đã huy động được tổng cộng 246 triệu USD trong nửa đầu năm 2019, tăng mạnh so với mức 166 triệu USD của cùng kỳ năm 2018. Trong đó, ba khoản đầu tư lớn nhất, bao gồm Tiki, VNPay và VNG, đã chiếm tới 63% tổng số vốn tài trợ. Xét về lĩnh vực được rót vốn, các doanh nghiệp liên quan đến nền kinh tế kỹ thuật số như thương mại điện tử và thanh toán chiếm gần 60% đầu tư. Các công ty đang tham gia nhiều lĩnh vực (như VNG, Tiki) chiếm được 12% vốn, trong khi các lĩnh vực mới nổi như fintech, bất động sản và hậu cần chỉ mới bắt đầu đón đầu tại Việt Nam, cùng nhau chiếm 10% tổng vốn. “Lần đầu tiên năm 2018 và 2019 chứng kiến một làn sóng khởi nghiệp mới tại Việt Nam với quy mô vốn huy động tăng từ 50 triệu USD lên 100 USD. Nếu xu hướng này phát triển, nhiều công ty Việt Nam có thể đạt mức 500 triệu USD và cuối cùng là định giá 1 tỷ USD trong những năm tới”, Báo cáo nhận định. Bên cạnh sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi để các quỹ mạo hiểm mạnh dạn đầu tư như dân số vàng, thu nhập gia tăng nhanh... thì rủi ro từ sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc cũng khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các khu vực khác có tiềm năng hơn, trong đó nổi lên cái tên Đông Nam Á. “Các nhà đầu tư đang bỏ tiền vào các công ty mạo hiểm của khu vực này để tận dụng các cơ hội ngoài Hoa Kỳ và Trung Quốc”, ông Alex Schmitz - người đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Quỹ Capstone Partners cho biết. Xu hướng dịch chuyển của dòng vốn đầu tư mạo hiểm là cơ hội để các doanh nghiệp non trẻ của Việt Nam tận dụng, đặc biệt trong các ngành liên quan nằm trong tiến trình của cuộc cách mạng 4.0. Có thể kể thêm một số thương vụ đáng chú ý gần đây là Startup y tế Med247 nhận được koản đầu tư không được tiết lộ từ KK Fun - một nhà đầu tư mạo hiểm chuyên đầu tư cho các startup trong lĩnh vực di động và internet ở Đông Nam Á, Hồng Kông và Đài Loan. Hay bất động sản công nghệ Rever tiếp tục nhận được cam kết rót 2,3 triệu USD từ quỹ GEC-KKP.
- 504 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Nguồn Ảnh: Asian Venture Capital Journal Năm lĩnh vực startup thu hút nhiều vốn đầu tư nhất là Fintech, E-commerce, TravelTech, Logistics và Edtech. Trong đó, Fintech quay lại vị trí dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trong năm 2018
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 505 với 8 thương vụ, tổng giá trị 117 triệu USD. Bước sang năm 2019, dòng vốn đầu tư vào startup tiếp tục có triển vọng. Topica Founder Institute và Quỹ đầu tư mạo hiểm Insignia Ventures Partners đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư. Cụ thể, lần đầu tiên tại Đông Nam Á, tất cả startup tốt nghiệp TFI nhận sẽ đầu tư 50.000 USD, với quỹ tối thiểu 500.000 USD mỗi khóa từ Insignia Ventures Partners. 3. TÌNH HÌNH CÁC QUỸ MẠO HIỂM CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Tại Việt Nam, một số tập đoàn lớn trong nước như VinGroup, Viettel, CMC, FPT… cũng đã thành lập quỹ đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Hiện tại, Các quỹ doanh nghiệp Việt Nam được hình thành từ năm 2015 như: 2015 FPT Ventrues, 2016 FPT VII SA, 2017 VP Bank startup, Vietel, CMC innovation fund, 2018 vingroup, Vietel, vingroup, Asanzo fund…đã công bố chương trình hỗ trợ startup với trọng tâm là các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Các hình thức chủ yếu là thành lập quỹ đầu tư tài chính và đóng vai trò kết nối với chuyên gia tài chính để hỗ trợ startup xây dựng và phát triển sản phẩm. Các doanh nghiệp trên có lợi thế là các doanh nghiệp lớn, lâu năm nên có thị trường rộng, còn các strartup lại có lợi thế về công nghệ, vì thế các quỹ doanh nghiệp này đang là mắt xích quan trọng giúp cho hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam phát triển. Các quỹ của doanh nghiệp nội đều có một chiến lược hỗ trợ riêng cho các starup như: Quỹ FPT venture: FPT Ventures sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư và là nơi ươm mầm cho các startup bằng việc cung cấp tiền mặt, nguồn lực cũng như kỹ năng về công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Hiện FPT Ventures đang đầu tư ngay trong nội bộ tập đoàn, gồm: Sendo.vn, Ants.vn, FPT Play, Nhacso.net, Viecnha.vn, gostudybooking.com, và Fshare.vn. FPT Ventures tập trung hỗ trợ các khởi nghiệp có định giá chưa tới 1 triệu USD ở các nhóm lĩnh vực: Internet, Di động (Mobile), giải pháp doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB), Y tế/Giáo dục/Giao thông, và SMAC. Tuy nhiên, FPT Ventures không chỉ đơn thuần cung cấp nguồn vốn mà còn có sự hỗ trợ, tư vấn, đi cùng với startup”. Cụ thể, các startup có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư, nơi làm việc, ban cố vấn, kinh nghiệm mở rộng thị trường, tập khách hàng, hạ tầng kỹ thuật, năng lực marketing và truyền thông, mối quan hệ với các quỹ đầu tư trên thế giới để triển khai sản phẩm trong nước và từng bước mở rộng ra khu vực. “Các startup có thể tận dụng triệt để hạ tầng kỹ thuật cũng như sử dụng các nguồn lực có sẵn từ FPT để tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh tiến độ’, Giám đốc Quỹ khẳng định. VP Bank startup: VPBank StartUP sẽ dành ít nhất 1 triệu USD để thực hiện các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam gồm: - Xây dựng các không gian làm việc chung dành cho start-up mang tên UP@VPBank, trong đó UP@VPBank tại tầng 21, toà nhà VPBank Tower 89 Láng Hạ, Hà Nội là mô hình đầu tiên hợp tác cùng Up Co-working space. Up@VPBank tập trung hỗ trợ các start-up trong lĩnh vực fin-tech và công nghiệp sáng tạo, đặc biệt là các start-up phát triển các giải pháp giải quyết các vấn đề tại chính địa phương nơi có Co-working space đó. - Xây dựng và triển khai các mô hình đào tạo, huấn luyện (coaching) với sự tham gia trực tiếp của các lãnh đạo cao cấp của VPBank và các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực quản trị, phát triển sản phẩm, marketing truyền thông, quản lý nhân sự ….
- 506 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA - Hỗ trợ chi phí vận hành cho start-up thông qua tài trợ chỗ ngồi tại không gian làm việc chung Up@VPBank và trao thưởng cho các start-up đạt giải tại các cuộc thi về ý tưởng và giải pháp theo các chủ đề khác nhau. Vietel advanced soluction track: Viettel đang hướng đến việc tạo nên một nền tảng để mọi người có thể tương tác và cung cấp những sản phẩm cũng như dịch vụ cho nhau, việc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp như một thực tế không thể tránh khỏi khi một doanh nghiệp phát triển và cần phải đa dạng hóa để tìm đà tăng trưởng mới. Viettel phải hợp tác với các công ty nhỏ hơn, sáng tạo nhanh hơn. Việc đẩy mạnh hợp tác này sẽ giúp cho Tập đoàn năng động, thích ứng nhanh hơn với xu thế, nền tảng của sự hợp tác đến từ việc các startup đang sử dụng cơ sở hạ tầng mạng để phát triển các sản phẩm. Ngoài ra Viettel cũng có thể mua lại một số startup nếu những người sáng lập đồng ý. CMC Innovation Fund (Quỹ sáng tạo CMC - CIF): Với mục đích tìm kiếm và phát triển các ý tưởng, sản phẩm, giải pháp và dịch vụ trên nền tảng công nghệ. Quỹ có quy mô 50 tỷ đồng, hàng năm CMC sẽ trích tối thiểu 10% lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Tập đoàn vào quỹ. CIF được hoạt động theo mô hình đầu tư mạo hiểm. Các dự án được quỹ hướng đến thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ mới như: internet vạn vật, dữ liệu lớn, AI…Hình thức quỹ đầu tư mạo hiểm công ty (corporate ventures capital - CVC) hiện được các công ty ứng dụng nhiều nhất trong các hình thức hợp tác với startup để tạo ra những đột phá. Vingroup Ventures: Quỹ khoảng 100 triệu USD với các khoản đầu tư trung bình từ 5 - 10 triệu USD. Ngoài tài trợ vốn, VinGroup Ventures còn giúo cho các công ty khởi nghiệp được đầu tư tiến lên top đầu bằng cách mở cửa hệ sinh thái của Vingroup với doanh nghiệp, giúp họ thử nghiệm sản phẩm. Tập đoàn này còn có VinTech Fund (Quỹ tài trợ nghiên cứu ứng dụng VinTech) và VinGroup Innovation Foundation (Quỹ đổi mới sáng tạo VinGroup - VINIF). Những dự án được lựa chọn với kỳ vọng sẽ tạo ra công nghệ có hàm lượng nghiên cứu, có tính sáng tạo, có khả năng thương mại hoá. Mức tài trợ cho mỗi đề tài nghiên cứu nếu được duyệt sẽ được cấp số tiền lên đến 10 tỷ đồng. Còn với VINIF, quỹ này được thành lập với chức năng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhằm tạo ra những thay đổi tích cực bền vững cho Việt Nam. Các dự án được tài trợ sẽ liên quan đến lĩnh vực như khoa học máy tính, AI, robotics… Trong thời gian gần đây, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đã tăng trưởng hết sức ấn tượng cả về số lượng và chất lượng. Trong tương lai, các Startup giai đoạn đầu của Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút những khoản đầu tư lớn với ước tính của các năm 2019, 2020 và 2021 lần lượt là 205 triệu USD, 320 triệu USD và 440 triệu USD. Đối với các quỹ của doanh nghiệp nội và các satrup thì các hoạt động nghiên cứu sáng tạo của doanh nghiệp nếu đặt hàng ở bên ngoài dưới dạng hợp tác với startup sẽ có nhiều lợi thế hơn về hoạt động tinh gọn. Còn đối với startup, việc hợp tác với với các doanh nghiệp sẽ giúp họ rút ngắn thời gian chứng minh sản phẩm phù hợp với thị trường. Các công ty lớn này cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm do các startup làm ra. Tuy nhiên đây mới chỉ là những bước đi đầu, so với các nước trong khu vực, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn còn tương đối non trẻ và chưa kết nối chặt chẽ với nhau. Các yếu tố tạo nên sự thành công của startup bao gồm hạ tầng, thể chế chính sách, tài chính, nguồn vốn đầu tư, thị trường và văn hóa vẫn còn tiếp tục được hoàn thiện từng bước. Do đó, startup cần kết hợp với
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 507 các thành phần khác của hệ sinh thái, trong đó doanh nghiệp lớn là thành phần vô cùng quan trọng. Ngoài việc đầu tư vốn, cố vấn, chia sẻ kinh nghiệm thương trường và cách quản lý nguồn vốn tránh các bẫy tài chính thường gặp... các doanh nghiệp lớn còn trở thành nhà đầu tư bền vững, là khách hàng đưa sản phẩm khởi nghiệp vào trong chuỗi giải pháp cung cấp ra thị trường cho các startup. 4. GIẢI PHÁP Để có được một hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh đòi hỏi sự cộng tác của nhiều thành tố, bao gồm doanh nhân, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chính phủ và những nhà đầu tư mạo hiểm. Vì vậy, cần: Một là, Đề cao vai trò của doanh nghiệp lớn Hiện Chính phủ Việt Nam và các thành phần kinh tế rất quan tâm đến khởi nghiệp. Cùng với Hà Nội và Đà Nẵng, Tp.HCM đã xây dựng Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (SIHUB) làm địa chỉ cho doanh nghiệp khởi nghiệp làm việc, giao lưu kết nối. Cùng với sự tạo điều kiện về chính sách của Chính phủ, các hoạt động hỗ trợ của bộ ngành thì vai trò của các doanh nghiệp lớn đối với startup rất quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Họ có thể hỗ trợ các startup về vốn, công nghệ, sau đó là kết nối vào chuỗi sản xuất, cùng vươn ra thị trường thế giới nếu các dự án khởi nghiệp thành công. Để giúp hệ sinh thái khởi nghiệp thành công và đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế, những doanh nghiệp lớn phải “ngồi cùng một con thuyền” và đưa ra những gói hỗ trợ về tài chính, là đối tác hoặc trở thành khách hàng của các startup chứ không phải là người cạnh tranh. Mặt khác, doanh nghiệp lớn cần ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ cộng đồng khởi nghiệp, mở cơ hội cho sản phẩm ra thị trường; tìm kiếm, lựa chọn đầu tư vào start-up tiềm năng, phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Bên cạnh đó, Chính phủ đóng vai trò quan trọng, tập trung vào việc ưu đãi thuế đối với các nhà đầu tư, thay đổi Luật Phá sản để việc thất bại không trở thành vấn đề của khởi nghiệp và tạo ra những chương trình kết nối toàn cầu, tạo điều kiện nhập khẩu năng lực kinh doanh để phát triển đất nước, thay đổi chính sách huy động vốn cộng đồng, hỗ trợ các vườn ươm và những chương trình tăng tốc thông qua hỗ trợ vốn và chương trình khoa học và đổi mới quốc gia”. Hai là, Tạo dựng lòng tin lẫn nhau Có thể thấy vai trò của các doanh nghiệp lớn trong hệ sinh thái khởi nghiệp rất quan trọng. Khởi nghiệp không thể tách khỏi hệ sinh thái, đó là tổng hòa của các yếu tố như chính sách, sự hỗ trợ, thị trường... Bất kỳ start-up nào cũng thật sự cần có vai trò của nhà đầu tư, nhà cố vấn, nhà khoa học. Tuy nhiên, các yếu tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp được đánh giá là chưa kết nối chặt chẽ, chưa phát triển lành mạnh khi mà các startup còn nghi ngại sợ doanh nghiệp lớn “nuốt” và ngược lại, các nhà đầu tư cũng thiếu tin tưởng vào startup, những hạn chế khiến nhà đầu tư không thể đi đường dài với startup Các starup thường có nhược điểm chung là khi gọi vốn, họ không cho doanh nghiệp lớn thấy được sự đo lường thị trường, xác định được năng lực cạnh tranh và lợi thế của mình. Họ không đưa cho nhà đầu tư một cơ hội thoái vốn. Trong khi các nhà đầu tư khi đầu tư cho các dự án khởi nghiệp là phải đối mặt với thanh khoản khi mua 5-7 năm có khi chẳng phát triển được, chẳng bán được; chịu rủi ro về thay đổi công nghệ, về tính liêm chính, về khả năng xung đột sở hữu trí tuệ,
- 508 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA định giá, khả năng mất kiểm soát và che dấu thông tin... Cho nên, niềm tin của doanh nghiệp lớn - nhà đầu tư cho các dự án khởi nghiệp là có giới hạn. Mặt khác, trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp hiện nay đang có sự thiếu liên kết giữa các tỉnh thành, vùng miền với nhau. Hệ sinh thái khởi nghiệp trên cả nước đang rất sôi động, nhiều nguồn lực hỗ trợ... nhưng các chương trình đang thiếu thông tin kết nối, chưa đi vào chiều sâu. Lòng tin giữa doanh nghiệp lớn với startup và ngược lại chưa được củng cố, xác lập cho nên còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện mối quan hệ này. Nếu năm 2012, chúng ta mới chỉ dừng ở con số 400, thì năm 2015 đã tăng hơn 4 lần, đạt 1.800 startup. Và bức tranh startup Việt đã phát triển mạnh mẽ trong năm 2017-2018 với con số hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp Theo xu hướng này, số lượng các dịch vụ và hoạt động của hệ sinh thái, các sự kiện khởi nghiệp, các vườn ươm doanh nghiệp... sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, góp phần vào sự tăng trưởng chung của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.Theo đà tăng tưởng tới năm 2020, Việt Nam sẽ có 1 triệu startup, trong đó có 5.000 startup sáng tạo. Đây sẽ là lực lượng doanh nghiệp tiên phong, có khả năng tăng trưởng cao để đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh sáng kiến của khu vực tư nhân, Chính phủ Việt Nam cùng các nước trong khu vực cũng đã rất tích cực trong việc đưa ra các sáng kiến cấp vốn hướng đến các công ty khởi nghiệp (ví dụ sáng kiến Thung lũng Silicon Việt Nam do Chính phủ tài trợ). Đây là một sự thay đổi về chính trị khi chuyển từ tập trung vào các doanh nghiệp lớn của nhà nước sang hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực tư nhân, việc này cũng góp phần vào sự thay đổi văn hóa cần có để có thể xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp mới và năng động. Và với phong trào startup đang phát triển vũ bão, Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo của châu Á trong tương lai không xa. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Ths. Nguyễn Thị Thanh Mai (2019), Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam 2. Quyết định số 844/QĐ-TTg ban hành ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”; 3. Quyết định số 171/QĐ-BKHCN ngày 7/2/2017 phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”; 4. Quyết định số 3362/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”; 5. VCCI & USAID (2016), Việt Nam - đất lành cho khởi nghiệp: Tại sao không? 6. Tuấn Anh (2019), Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay - Đề xuất và kiến nghị, khoinghiep.org.vn; 7. Nguyễn Tuân (2019), Thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam hiện nay ra sao? Infonet.vn;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy chế tiền lương trong doanh nghiệp
8 p | 1245 | 70
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại - Bài 1
5 p | 268 | 44
-
Bài giảng Kế hoạch doanh nghiệp: Chương 1 - TS. Chu Thị Kim Loan
23 p | 329 | 27
-
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội
21 p | 89 | 7
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
8 p | 26 | 6
-
Đề cương chi tiết học phần Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (Mã học phần: SME331)
20 p | 12 | 5
-
Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong
118 p | 30 | 5
-
Ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp tới kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
10 p | 10 | 4
-
Nới lỏng các quy định pháp lý để quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp vào cuộc sống
6 p | 30 | 3
-
Bài giảng Xác định giá trị doanh nghiệp: Chương 2 - TS. Nguyễn Ngọc Quang
24 p | 3 | 2
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp truyền thông: Nội dung 5 - Quản trị hoạt động sáng tạo
49 p | 3 | 2
-
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài và giá trị doanh nghiệp
9 p | 3 | 1
-
Ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến hoạt động đổi mới công nghệ xanh của các doanh nghiệp
6 p | 2 | 1
-
Đánh giá môi trường đầu tư của các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương
6 p | 3 | 1
-
Quy định về thống kê doanh nghiệp xây dựng: Phần 1
92 p | 5 | 1
-
Giáo trình Khởi tạo doanh nghiệp (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
61 p | 1 | 1
-
Quy định về thống kê doanh nghiệp xây dựng: Phần 2
95 p | 8 | 0
-
Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tới lòng trung thành của nhân viên: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội
8 p | 11 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn