intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CẢI THÌA (CÂY CẢI TRẮNG)

Chia sẻ: Kata_0 Kata_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

383
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Đặc điểm sinh học: Cải thìa cuống lá hình lòng máng, có màu trắng, phiến lá hơi tròn, cây mọc gọn, trồng gần như quanh năm, nhiệt độ thích hợp: 12 – 18 0C. 2. Giống: - Một số giống thường dùng như: cải Trung kiên, cải Nhật Tân, cải Tai ngư... - Lượng hạt gieo 1,5-2 g/m2, sau khi gieo phủ rạ, tưới nước giữ ẩm. 3. Thời vụ: - Vụ đông-xuân: từ tháng 8-11 (sau khi gieo 25-30 ngày nhổ cây giống đem trồng). - Vụ xuân-hè và hè-thu: gieo từ tháng 2 -6 để liền chân,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CẢI THÌA (CÂY CẢI TRẮNG)

  1. QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CẢI THÌA (CÂY CẢI TRẮNG) 1. Đặc điểm sinh học: Cải thìa cuống lá hình lòng máng, có màu trắng, phiến lá hơi tròn, cây mọc gọn, trồng gần như quanh năm, nhiệt độ thích hợp: 12 – 18 0C. 2. Giống: - Một số giống thường dùng như: cải Trung kiên, cải Nhật Tân, cải Tai ngư... - Lượng hạt gieo 1,5-2 g/m2, sau khi gieo phủ rạ, tưới nước giữ ẩm. 3. Thời vụ: - Vụ đông-xuân: từ tháng 8-11 (sau khi gieo 25-30 ngày nhổ cây giống đem trồng). - Vụ xuân-hè và hè-thu: gieo từ tháng 2 -6 để liền chân, tỉa thu hoạch dần. 4. Làm đất: - Lên luống rộng 1-1,2 m, cao 25-30 cm, khoảng cách cây 20-30 cm 5. Phân bón: Tổng lượng phân cho 1.000m2 Phân chuồng hoai mục: 1,5 -1,8 tấn
  2. Phân Super lân: 10 kg Phân Urea: 6-8 kg Phân Kali: 3-4 kg Cách bón: - Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân (sau khi làm đất) - Bón thúc: 2 lần, chia đều lượng urea và kali để bón thúc, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. 6. Chăm sóc: - Sau khi mọc 1 tuần, tỉa dần 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày lần cuối cùng để lại khoảng cách là 15 x 15 cm. - Sau mỗi lần tỉa, bón thúc bằng cách hoà phân với nước pha loãng để tưới, đồng thời xới nhẹ. 7. Phòng trừ sâu bệnh: Đối tượng chủ yếu là các loại sâu ăn lá nên dùng các thuốc sinh học (Biocin, Brightin…) để phòng trừ, đảm bảo thời gian cách ly 7-10 ngày. 8. Thu hoạch: Khoảng 40 ngày sau khi gieo là thu hoạch. VIII- QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU CẦN TÂY 1. Đặc tính sinh học: - Rau cần tây là loại rau dùng làm nguyên liệu trong các món xào.
  3. - Ngoài ra còn có tác dụng làm thuốc lợi tiểu, chữa bệnh cao huyết áp 2. Thời vụ: Nếu chủ động được nguồn nước tưới, có thể gieo trồng rau cần tây bất cứ mùa nào trong năm. 3. Kỹ thuật làm đất: - Rau cần tây rất dễ trồng, có thể sống trên nhiều loại đất (trừ đất phèn, quá mặn). Đất làm kỹ, tơi xốp, thiết kế mương liếp cân đối để chủ động tưới tiêu: mặt liếp rộng 1,2- 1,5 m, cao 20 – 30 cm; khi làm đất nên rải 70-100 kg vôi bột/ 1.000m2 để hạn chế nấm bệnh phát triển. * Gieo hạt: - Nên chọn thời tiết mát mẻ để gieo hạt, lượng gieo 1-1,2 kg hạt/1.000m2. - Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước ấm khoảng 15-20 giờ để hạt hút đủ nước, kích thích hạt nảy mầm, sau đó vớt ra, trộn với tro bếp rải đều trên mặt liếp (mùa nắng có thể gieo hạt khô trộn với tro bếp, đất bột). Gieo xong rải một ít Basudin 10H để trừ kiến, mối tha hạt, rồi phủ liếp bằng rơm rạ hay tro trấu, đất bột và tưới nước thật đẫm. 4. Bón phân: Tổng lượng phân cần bón cho 1.000m2 Phân hữu cơ: 1.000 – 1.500 kg Phân urea: 15-20 kg Phân super lân: 10 kg
  4. Phân DAP: 15-20 kg Cách bón: - Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 8 kg super lân khi làm đất. Sau khi hạt nảy mầm, ngâm 2 kg super lân còn lại tưới cho cây để phát triển bộ rễ. - Bón thúc: chia làm 3 lần (bằng cách rải đều trên liếp rồi tưới nước) + Lần 1 (20 ngày sau gieo): 1/3 lượng DAP + 1/3 urea + Lần 2 (30 ngày sau gieo): 1/3 lượng DAP + 1/3 urea + Lần 3 (40 ngày sau gieo): 1/3 lượng DAP + 1/3 urea Khi bón phân có thể chừa lại một ít urea để pha nước tưới dặm những nơi cây mọc yếu, lá xanh nhợt nhạt. 5. Chăm sóc: - Là cây thân thảo, rau cần tây dễ bị dập nát, nếu gieo hạt phủ rơm rạ tươi, khi cây mọc phải dỡ bớt rơm rạ để cây phát triển, dùng vòi hoa sen lỗ nhỏ tưới nước để cây không bị giập nát và không làm đất bị váng; cần tỉa bớt nếu cây mọc quá dày. - Rau cần tây là cây ngắn ngày nên ít bị sâu bệnh phá hại, quá trình chăm sóc chỉ cần cung cấp đủ nước, song không quá ẩm hoặc ngập nước, nấm bệnh dễ phát triển làm chết cây. Nếu ruộng rau có sâu bệnh nên dùng thuốc trừ sâu vi sinh để phòng trừ.
  5. - Nên dừng phun thuốc, bón phân trước thu hoạch 7-10 ngày để tránh tồn đọng dư lượng thuốc, phân gây độc hại cho người tiêu dùng. IX- QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT HÀNH LÁ 1. Thời vụ: Có thể trồng quanh năm, mùa khô năng suất cao hơn. 2. Giống: - Có 2 loại gốc thân trắng và gốc thân đỏ có đặc điểm sinh trưởng như nhau, thời gian sinh trưởng 42-45 ngày. Chọn những bụi hành tương đối đồng đều, sinh trưởng tốt, không bị nhiễm sâu bệnh. - Lượng giống tuỳ theo chất lượng cây giống và tuỳ theo mùa: + Mùa mưa dùng 300-400 kg/1000m2 + Mùa nắng dùng 400-500 kg/1000m2 3. Làm đất: - Đất cần được phơi ải 7-10 ngày trước khi trồng, đất làm kỹ, tránh lồi lõm. Lên liếp rộng 0,8-1 m, cao 30-40 cm. - Xử lý đất 3 ngày trước khi trồng, sử dụng 1 kg Mocap/1000m2 rải lên liếp rồi đảo đều với lớp đất mặt để phòng trừ tuyến trùng và sâu hại đất. Tủ rơm kín mặt luống ngay trước khi trồng. 4. Khoảng cách trồng: 20 x 10 cm hoặc 15 x 15 cm 5. Phân bón:
  6. * Tổng lượng phân: 1000m2 Phân chuồng hoai 1-1,5 tấn Tro: 30 kg Super lân: 30 kg Urea: 20 kg Kali: 18 kg * Cách bón: Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, tro, lân + 4 kg ure a+ 6 kg kali Bón thúc: 4 lần - Lần 1 (7 ngày sau trồng): 4 kg urea - Lần 2 (14 ngày sau trồng): 4 kg urea + 4 kg kali - Lần 3 (21 ngày sau trồng): 4 kg urea+ 4 kg kali - Lần 4 (28 ngày sau trồng): 4 kg urea+ 4 kg kali Các lần bón thúc nên hoà phân với nước để tưới, cách ly 15 ngày trước khi thu hoạch. 6. Chăm sóc:
  7. Hành lá rất dễ bị sâu bệnh, bị úng nên tưới nước vừa đủ tránh tưới quá nhiều (mùa nắng tưới 2 lần/ngày). Sau khi tưới phân xong thì phải tưới nước ngay cho thật sạch. 7. Phòng trừ sâu bệnh: Sâu: Hành ít bị sâu hại nên tránh dùng thuốc sâu Bệnh: Thường bị một số bệnh như: Khô đầu lá, sương mai, thối nhũn... - Khô đầu lá: Có thể sử dụng Antracol, Dithan M45,... - Sương mai: Có thể sử dụng Benlat, Aliette... - Thối nhũn: Chưa có thuốc nào phòng trị hiệu quả, chủ yếu áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý, bón phân cân đối. 8. Thu hoạch: Khi hành đã đủ tuổi thì tiến hành thu hoạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0