Quy trình kỹ thuật sau thu hoạch
lượt xem 8
download
Thông thường xác định thời điểm thu hoạch là khi ruộng lúa chín vàng. Tuy nhiên, độ chín sinh học trên một bông lúa vẫn không đồng đều nhau, khi những hạt lúa trên bông đã chuyển sang chín sáp là khi đó hạt lúa đã đủ yếu tố chuyển sang chín hoàn toàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy trình kỹ thuật sau thu hoạch
- Quy trình kỹ thuật sau thu hoạch Thông thường xác định thời điểm thu hoạch là khi ruộng lúa chín vàng. Tuy nhiên, độ chín sinh học trên một bông lúa vẫn không đồng đều nhau, khi những hạt lúa trên bông đã chuyển sang chín sáp là khi đó hạt lúa đã đủ yếu tố chuyển sang chín hoàn toàn. Trong một bông lúa, hạt lúa ở nhánh gié cấp 1 luôn chín trước, hạt đóng trên các nhánh gié cấp 2, 3 sẽ chín chậm hơn. Nếu thu hoạch sau khi hạt lúa đã chín hoàn toàn, sẽ thất thoát do tỷ lệ rụng hạt. I. THU HOẠCH: 1. Thời điểm thu hoạch - Sự chín của hạt lúa: Thông thường xác định thời điểm thu hoạch là khi ruộng lúa chín vàng. Tuy nhiên, độ chín sinh học trên một bông lúa vẫn không
- đồng đều nhau, khi những hạt lúa trên bông đã chuyển sang chín sáp là khi đó hạt lúa đã đủ yếu tố chuyển sang chín hoàn toàn. Trong một bông lúa, hạt lúa ở nhánh gié cấp 1 luôn chín trước, hạt đóng trên các nhánh gié cấp 2, 3 sẽ chín chậm hơn. Vì thế thời điểm thu hoạch không thể chờ tất cả hạt chín hoàn toàn. - Hao hụt do thời điểm thu hoạch: Nếu thu hoạch sau khi hạt lúa đã chín hoàn toàn, thất thoát do tỷ lệ rụng hạt khoảng 4,5%. Nếu sau 20 ngày, tỷ lệ rụng hạt lên đến 20%. Tỷ lệ này cũng còn tùy thuộc vào giống. Những giống dễ rụng, tỷ lệ rụng hạt có thể nhiều hơn. - Chuẩn bị thu hoạch: Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày, tháo cạn nước giúp cho lúa chín nhanh và tạo điều kiện thuận lợi cho thu hoạch.
- - Xác định thời điểm thu hoạch: Ít nhất là 85% những hạt trên bông có màu vàng (đã chín), hầu hết các hạt ở cổ bông đã chín sáp. - Nên thu hoạch lúa giống lúc trời nắng. - Các phương tiện thu hoạch lúa đang áp dụng tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): * Bằng liềm: Là phương pháp cổ truyền và thích hợp với mọi tình huống: Lúa đứng, lúa ngã. Năng suất thấp, hao hụt nhiều và bị áp lực lao động thời vụ. * Bằng máy cắt cỏ cải tiến: Đang thử nghiệm, công suất 0,5 ha/ngày, cần cải tiến thêm. * Bằng máy cắt xếp dãy: Là mục tiêu đầu tư và phát triển của các trạm trại, giảm được thất thoát và lao động thời vụ. * Máy gặt - đập liên hợp: Loại máy này chưa phổ biến vì đòi hỏi chân ruộng hơi cứng, thích hợp cho vùng đất gò cao, giồng cát.
- 2. Tuốt/suốt lúa giống: Tuốt lúa là hoạt động làm tách hạt lúa khỏi bông lúa. Tuốt lúa được sử dụng các nông cụ như đập bồ, tuốt bằng máy đạp chân và tuốt bằng máy suốt (máy phóng). Hiện nay khâu tuốt lúa ở ĐBSCL được cơ giới hoá hoàn toàn. Tuy nhiên suốt lúa giống bằng máy có vài điểm cần lưu ý: - Tỷ lệ hao hụt còn cao (khoảng 2 - 3%). - Tồn tại đến hạt giống: Do cấu tạo của trống đập và tốc độ quay nhanh làm cho hạt giống va đập mạnh vào vách thùng suốt hay bị cuốn đập mạnh nên làm cho hạt bi nứt. Để giảm bớt tổn thất về số lượng và chất lượng giống do khâu suốt, vài điểm cần được quan tâm đối với các cơ sở sản xuất lúa giống như: - Chọn mua máy suốt chất lượng: Tỷ lệ thất thoát dưới 1%, hệ thống quạt giê lúa, lưới sàn tạp chất và
- thiết kế động cơ với tốc độ quay của trống đập thích hợp và cần xem xét các răng trên trống đập (nhờ kỹ thuật viên cơ khí nông nghiệp tư vấn). - Vận hành máy: Người đứng suốt cần quan sát đống lúa, cắt dài hay ngắn, rạ ướt hay rạ khô, suốt ngay sau khi gặt hay ủ qua đêm, ... để điều chỉnh lượng nguyên liệu đưa vào máy suốt (vì thông thường chủ máy suốt cho động cơ chạy tốc độ cao và nạp lúa nhiều để hoàn thành sớm). II. LÀM SẠCH HẠT Loại các hạt lép và tạp chất nhẹ: Dùng quạt điện, máy giê (lượng giống nhiều). Sàng và lựa bỏ các tạp chất còn lẫn trong mẫu. III. LÀM KHÔ HẠT - Nguyên lý làm giảm lượng nước trong hạt giống.
- Chọn lựa phương án thích hợp. - Phơi an toàn: Lạnh - khô (mẫu giống ngân hàng). - Dùng máy sấy: Nhiệt độ nên ổn định tại 40oC/96 giờ. - Phơi nắng (lưới nylon, đệm, lều) Đóng bao: - Lượng hạt giống: Tùy phương tiện và mục đích bảo quản. - Vật liệu: Tùy số lượng giống (bao, thùng, bồ...) - Đóng bao: Tùy mục đích bảo quản mà đóng kín hay bình thường. - Lưu trữ thông tin: Trọng lượng mẫu, ngày trữ, tỷ lệ nẩy mầm, ẩm độ... - Nhãn bao bì: Ghi tên giống, cấp giống, sức sống, thông tin khác. Bảo quản:
- Nguyên tắc: Làm giảm 1% ẩm độ hạt, đời sống hạt lúa trong bảo quản sẽ tăng gấp đôi và nhiệt độ giảm mỗi 5oC đời sống hạt sẽ tăng gấp đôi. Thí dụ: Hạt giống được sấy khô tại 12% ẩm độ và trữ trong điều kiện nhiệt độ là 22oC, hạt giống có thể trữ được 1 năm. Quản lý chất lượng hạt giống: - Lúa giống trữ trong kho tại các cơ quan hay ở cộng đồng phải được kiểm tra sức sống định kỳ hàng năm/vụ. - Theo tiêu chuẩn hạt giống thì tỷ lệ nẩy mầm dưới 85% sẽ không được chấp nhận là lúa giống. Xác định tỷ lệ nẩy mầm: - Số hạt cần để thử nẩy mầm: 50 hạt hoặc 100 hạt. - Lấy mẫu: Hạt giống nên lấy ngẫu nhiên cho mỗi bao giống. - Phương pháp và dụng cụ:
- + Đĩa nhựa hay thủy tinh lót giấy thấm. + Dùng vải, hay khăn, xếp hạt lên mãnh vải và cuộn tròn lại. Tưới nước 3-5 lần/ngày cho đủ ẩm. + Dùng cát chứa trong các khay (rộng 40cm và dài 50cm) làm các rãnh ngang trên mặt cát và rãi hạt của mỗi giống trên mỗi hàng, tưới nước vừa đủ ẩm. - Ghi nhận số liệu sau 5 ngày: Đánh giá kết quả + Nẩy mầm >90%: Bảo quản tiếp và làm giống tốt. + Nẩy mầm
- - Nếu ty lệ nẩy mầm 85% thì sức sống hạt giống chỉ còn khoảng 60%. - Tỷ lệ nẩy mầm: Lúc 4-5 ngày sau khi thử, đếm tất cả hạt nẩy mầm và tính bằng phần trăm(%). - Sức sống (cường lực hạt giống): Khoảng 7-10 ngày sau khi thử, chỉ đếm các hạt có mầm non dài hơn 1cm hay có lá. Khi đó cây mạ có thể phát triển bình thường. Sức khoẻ hạt giống: - Đánh giá tình trạng sức khoẻ hạt giống. + Xác định mẫu hạt bị nhiễm bệnh. + Ước lượng sức sống và cường lực cây mạ non. - Kiểm định hạt mang mầm bệnh có thể (hoặc không) lây nhiễm và gây hại cho cây mạ non. - Mầm bệnh có thể ảnh hưởng đến mầm, hạt gạo và làm cho hạt bị dị dạng.
- - Các phương tiện: Trang thiết bị kiểm tra sức khoẻ hạt giống thường đắt tiền và cần chuyên viên phòng thí nghiệm. Quản lý sức khoẻ hạt giống ở mức độ cộng đồng: Sức khoẻ hạt giống đang được quan tâm trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng nếu sản xuất lúa bằng hạt giống tốt cho năng suất cao hơn giống lúa bình thường khoảng 0,7t/ha. Để có hạt giống đảm bảo khoẻ mạnh, cần lưu ý: - Loại bỏ những hạt bị tổn hại, hạt có dạng hình bất thường. - Loại bỏ hạt có mang mầm bệnh trên vỏ hạt. (nếu có điều kiện làm sạch mầm bệnh mang trên hạt bằng cách để trong tủ sấy khô tại nhiệt độ dưới 0oC trong 7 ngày hoặc ngâm giống trong dung dịch thuốc trừ nấm).
- - Kiểm tra để phát hiện sâu bệnh phát triển trong kho trữ giống. - Xử lý dụng cụ trữ và hạt giống trước và trong quá trình bảo quản bằng thuốc hoá học. Kinh nghiệm quản lý sức khỏe hạt giống - Sử dụng các chai thuốc trừ sâu - bệnh để trữ hạt giống rau - đậu (nông dân xã Thạnh Mỹ Tây - AG). - Dùng các loại lá cây có chất dầu (khuynh diệp,...) bỏ vào trong hạt giống trữ. - Dùng khói đưa vào trong lu chứa giống và hàn kín nấp lại. - Dùng đèn cầy đốt cháy và để bên trong lu hết chất khí oxi nên côn trùng không thể sống và phá hại. - Treo bông lúa trên giàn bếp để hong khói trừ sâu bệnh phá hại.
- - Dùng than hay tro trấu khô, đặt trong lu chứa giống để rút ẩm làm hạn chế sự phát triển của nấm bệnh. Độ thuần lô hạt giống: Xác định độ thuần của lô hạt giống, chúng ta cần phải kiểm định (lấy mẫu và phân tích) theo các chỉ tiêu và tiêu chuẩn cho các mức giống ở bảng dưới đây: Tiêu chuẩn hạt giống lúa nước (Theo TCVN, 1999) Tiêu chuẩn Mức giống Đơn vị Nguyên Xác chủng nhận 1. Độ sạch, không nhỏ % 99,0 99,0
- hơn khối lượng 2. Tạp chất, không lớn % 1.0 1.0 hơn khối lượng 3. Hạt khác giống có % số 0,05 0,25 thể phân biệt được, hạt không lớn hơn. 4. Hạt cỏ, không lớn số 5 10 hơn hạt/kg 5. Tỷ lệ nẩy mầm, % số 85 85 không nhỏ hơn hạt 6. Độ ẩm không lớn % 13.5 13.5 hơn khối lượng
- Theo giáo trình lớp kỹ năng chon tạo giống lúa Viện Nghiên cứu & Phát triển hệ thống canh tác Trường Đại học Cần Thơ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ thuật bảo quản hoa - ThS. Lê Như Bích
97 p | 232 | 81
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BÍ ĐỎ
6 p | 506 | 76
-
Kĩ thuật xử lí và bảo quản sau thu hoạch quy mô nhỏ - Phần 4
11 p | 187 | 65
-
Phương pháp sơ chế bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch bằng nước đá: Phần 1
73 p | 208 | 51
-
Quy trình kỹ thuật trồng khoai mì
10 p | 211 | 50
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mãng cầu
6 p | 315 | 48
-
Phương pháp sơ chế bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch bằng nước đá: Phần 2
78 p | 181 | 40
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ CHÈ
33 p | 193 | 38
-
Kỹ thuật trồng, thu hoạch và bảo quản măng cụt Măng cụt (Garania Mangostana Linn)
6 p | 187 | 31
-
Quy trình kỹ thuật Cây ớt
5 p | 105 | 22
-
Kỹ thuật trồng chè vụ xuân
3 p | 73 | 14
-
Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Khoai Tây Giống Và Khoai Tây Thương Phẩm (p4)
4 p | 110 | 13
-
Kỹ Thuật Trồng Lúa Thu Hoạch
8 p | 99 | 8
-
Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nguyên liệu làm phân bón hữu cơ từ rơm rạ sau thu hoạch
36 p | 20 | 8
-
Tài liệu dạy nghề: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch bông - KS. Trần Đức Hảo
69 p | 80 | 5
-
Giáo trình Bảo quản nông sản sau thu hoạch (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
58 p | 24 | 5
-
Bài giảng Tập huấn trồng ca cao bài 5: Thu hoạch, lên men, phơi sấy và bảo quản hạt ca cao
48 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn