Một quy trình xây dựng và thiết kế hình ảnh, bản sắc thương hiệu thường được bắt đầu bằng những nghiên cứu khách hàng về: định vị thương hiệu, sản phẩm, khách hang… . từ đó có thể giúp cho những ý tưởng sáng tạo được hình thành.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Quy trình xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
- Quy trình xây dựng và
thiết kế hệ thống nhận
diện thương hiệu
- Một quy trình xây dựng và thiết kế hình ảnh, bản sắc thương hiệu thường
được bắt đầu bằng những nghiên cứu khách hàng về: định vị thương hiệu,
sản phẩm, khách hang… . từ đó có thể giúp cho những ý tưởng sáng tạo
được hình thành. Phần lớn thời gian của một quy trình xây dựng và thiết kế
hệ thống nhận diện thương hiệu dựa trên tầm cỡ, tính phức tạp cũng như số
lượng những hạng mục thiết kế của dự án.
Bước 1: Nghiên cứu và Phân tích (Research & Analysis)
Những Dự án xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu dù lớn
hay nhỏ luôn cần sự phối hợp nghiên cứu và phân tích giữa nhà thiết kế và
khách hàng, đây là cách tốt nhất cho những những định hướng sáng tạo
mang tính khác biệt rõ ràng với những thương hiệu khác. Về phía khác hàng,
chủ doanh nghiệp phải bắt buộc tham gia ngay từ khâu này. Những cuộc
nghiên cứu tùy mức độ sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:
Kiểm tra nội bộ (Internal audit)
Thống nhất những mục tiêu cụ thể của dự án. Những thông tin, tài liệu liên
quan có ích cho dự án hay những cuộc trao đổi, thảo luận bàn tròn cũng có
những giá trị hữu ích cho những nghiên cứu và phân tích ban đầu.
Thấu hiểu người tiêu dùng (Customer insight)
Những nghiên cứu mang tính thấu hiểu người tiêu dùng sẽ cho những kết
quả khách quan và đúng đắn nhằm giúp nhà thiết kế và khách hàng tìm ra
được những định hướng, giải pháp và ý tưởng phù hợp với những suy nghĩ,
cảm nhận của họ.
- Đối thủ cạnh tranh (Competitors):
Nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho nhà thiết kế và khách
hàng có những định hướng chiến lược mang tính đúng đắn, điều này sẽ giúp
tạo được sự khác biệt và tách biệt với đối thủ.
Bước 2: Chiến lược (Strategy)
Ở bước này những yếu tố định vị và cốt lõi thương hiệu. Ý tưởng nền của
khách hàng, khái niệm thiết kế cơ bản (Concept), thông điệp chính phải
được xác định một cách rõ ràng. Một bảng tóm tắt về dự án (Project brief)
bao gồm những giải pháp và ý tưởng, mục tiêu của dự án và những kết quả
nghiên cứu được nhà thiết kế thuyết trình cùng khách hàng.
Hai đến ba định hướng chiến lược của dự án sẽ được đưa ra, khách hàng
chọn một, định hướng được chọn là định hướng chính của dự án, tất cả
những ý tưởng, hình ảnh, thông điệp… đều xoay quanh định hướng này cho
đến khi hoàn tất dự án.
Bước 3: Thiết kế (Design)
Đây là giai đoạn đã quyết định ý tưởng và định hướng chính của dự án nhằm
bước vào triển khai các thiết kế cơ bản. Những thiết kế cơ bản hoàn tất sẽ
được thuyết trình với khách hàng và sẽ được điều chỉnh để chọn ra mẫu
thích hợp nhất. Mẫu được chọn là xuất phát điểm cho việc triển khai toàn bộ
những hạng mục thiết kế của dự án.
Bước 4: Bảo hộ (Trademark protection)
- Bảo hộ thương hiệu luôn là nhu cầu cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho
thương hiệu tránh những sự sao chép, bắt chước từ đối thủ cạnh tranh. Việc
đăng ký bảo hộ cũng là bước an toàn cho giai đoạn tung dự án ra thị trường.
Bước 5: Ứng dụng (Application)
Toàn bộ hạng mục thiết kế của dự án được thiết kế theo từng nhóm cơ bản,
khách hàng điều chỉnh và ký duyệt theo từng nhóm cho đến khi hoàn tất.
Các thiết kế hoàn tất bao gồm tất cả những yếu tố thiết kế về kiểu dáng, màu
sắc, chất liệu và cả những tham vấn cho khách hàng trong việc đưa vào sản
xuất thực tế.
Bước 6: Sản xuất Dự án (Implementation)
Tùy vào thỏa thuận ban đầu giữa khách hàng và nhà thiết kế mà một bản
thiết kế có những chi tiết hướng dẫn thiết kế theo từng mức độ khác nhau, nó
có thể là những lời tư vấn miệng hay những bản hướng dẫn thiết kế chi tiết
(manual guide) cho việc sản xuất dự án. Khách hàng cũng có thể yêu cầu
nhà thiết kế trong vai trò là một giám sát và tư vấn để làm việc với nhà cung
ứng trong suốt quá trình sản xuất dự án với một khoản phí được thỏa thuận
giữa hai bên.
Vai trò giám sát của nhà thiết kế cho việc sản xuất dự án sẽ rất cần thiết và
quan trọng, những kinh nghiệm của nhà thiết kế sẽ giúp cho kết quả sản xuất
dự án đạt được độ chính xác cao, hạn chế rủi ro hoặc phát sinh. Ngoài ra còn
giúp cho khách hàng chọn được những nhà cung ứng có năng lực và tiết
kiệm tối đa ngân sách đầu tư.