Bài giảng Quản lý nhân lực: Chương 2.1 - Phân tích và thiết kế công việc
lượt xem 3
download
Bài giảng "Quản lý nhân lực: Chương 2.1 - Phân tích và thiết kế công việc" được biên soạn với các nội dung chính sau: Khái niệm công việc; Khái niệm thiết kế công việc; Phân tích công việc; Các phương pháp thu thập thông tin khi phân tích công việc; Quy trình xây dựng bản mô tả công việc;... Mời các bạn cũng tham khảo bài giảng tại đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản lý nhân lực: Chương 2.1 - Phân tích và thiết kế công việc
- QUẢN LÝ NHÂN LỰC CHƯƠNG 2 LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC VÀ BỐ TRÍ NHÂN LỰC
- NỘI DUNG CHƯƠNG 2 ❖Phân tích và thiết kế công việc ❖Lậ p kế hoạch nguồn nhân lực ❖Tuyển dụng và lựâ chọn nhân lực củâ tổ chức
- 1. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC
- Bài tập tình huống Trang được tuyển vào làm việc cho 1 công ty dịch vụ đã được 6 tháng, Trang nói thông thạo tiếng Anh va tiếng Hoa. Trong quá trình phỏng vấn và theo bản Mô tả công việc, không có điều khoản nào đề cập đến yêu cầu ứng viên phải biết tiếng Hoa. Công việc của cô hay bị gián đoạn vì các đồng nghiệp thường nhờ cô phiên dịch hộ mỗi khi gặp khách hàng nói tiếng Hoa. Lúc đầu, Trang rất vui vẻ giúp đỡ các đồng nghiệp của mình. Tuy nhiên, khi công việc phiên dịch xảy ra thường xuyên, đôi khi kéo dài gần 1 nửa buổi làm việc, khiến Trang phải luôn bận rộn và rất cố gắng mới hoàn thành hết công việc được giao, cô cảm thấy khó chịu và cho rằng công ty đã đối xử không công bằng vì cô không được trả thêm lương, thưởng cho thời gian làm công việc phiên dịch. Trang nghĩ rằng: Phiên dịch tiếng Hoa không phải là công việc của cô, cuối cùng cô đã từ chối phiên dịch hộ các đồng nghiệp. Câu hỏi: 1) Theo bạn Trang làm như vậy đúng hay sai? Vì sao? 2) Nếu là người phụ trách của Phòng dịch vụ khách hàng , anh (chị) sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? 3) Không phải mọi khía cạnh yêu cầu của công việc để có thể trình trình bày trong bản mô tả công việc. Theo anh (chị), bản mô tả công việc cần được trình bày thế nào để có thể tránh được hiện tượng từ chối của nhân viên: "Đấy không phải là việc của tôi".
- 1. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC ➢ Khái niệm công việc Là tổng hợp các nhiệm vụ, các trách nhiệm hay chức năng mà một người hay một nhóm người lao động phải đảm nhận trong một tổ chức. ➢ Khái niệm thiết kế công việc ❖ Là một quá trình thu thập thông tin có liên quan đến một công việc một cách có hệ thống và minh bạch nhằm xác định được các nhiệm vụ của công việc đó. ❖ Các bước của quá trình thiết kế công việc: Phân tích công việc và Bản mô tả công việc
- 1. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC (tiếp) Phân tích công việc ➢ Khái niệm: Phân tích công việc là một tiến trình xác định một cách có hệ thống các nhiệm vụ, những yêu cầu về nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết và các điều kiện để thực hiện có hiệu quả các công việc trong một tổ chức. ➢ Những yêu cầu cho việc phân tích công việc: ❖ Công việc phải được xác định chính xác. ❖ Chức năng, nhiệm vụ cũng như những yêu cầu của công việc phải được mô tả cụ thể, rõ ràng. ❖ Những điều kiện để thực hiện công việc có hiệu quả phải được trình bày cụ thể và đầy đủ.
- Sơ đồ phân tích công việc Các điều kiện Các nhiệm vụ Các trách làm việc cụ cụ thể nhiệm cụ thể thể • Lập kế hoạch nhân lực • Tuyển Phiếu mô tả công việc/job description dụng nhân Phân viên tích Phiếu tiêu chuẩn công việc/ job • Trả công công standard lao động việc • Đánh giá thực Phiếu yêu cầu chuyên môn/ job hiện CV specification Kiến thức lý Kỹ năng thực Khả năng cần thuyết hành thiết khác
- Nhiệm vụ Giám đốc Bán hàng 1. Hoạch định chiến lược và dự báo bán hàng: Xây dựng chiến lươc kinh doanh, kế hoạch ngân sách; xây dựng mục tiêu và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả (KPI) cho bộ phận bán hàng 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh: Phân bổ chỉ tiêu kế hoạch ngân sách đã được phê duyệt cho từng khu vực, kênh bán hàng. Theo dõi, đánh giá tiến trình thực hiện các mục tiêu và các chương trình hành động. 3. Xây dựng và phát triển Quan hệ khách hàng: Phát triển khách hàng/kênh bán hàng. 4. Phối hợp với Marketing xây dựng chương trình khuyến mãi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và xây dựng hình ảnh cho từng nhãn hàng. 5. Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên và quản lý bán hàng; 6. Báo cáo định kỳ hàng tháng/quý cho Ban giám đốc về tiến độ triển khai kế hoạch kinh doanh, báo cáo định kỳ về phân tích thị trường và cơ hội phát triển kinh doanh
- Khi nào phải phân tích công việc? - Khi tổ chức chưa có bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc - Khi tổ chức có thêm một số công việc mới. - Khi các công việc có sự thay đổi đáng kể về nội dung do kết quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật, do thay đổi phương pháp, các thủ tục mới hoặc hệ thống mới.
- 1. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC (tiếp) Các phương pháp thu thập thông tin khi phân tích công việc: ❖ Phương pháp quan sát ❖ Phương pháp phỏng vấn ❖ Phương pháp phiếu điều tra câu hỏi ❖ Phương pháp tự ghi chép, mô tả…
- Các phương pháp thu thập thông tin để PTCV Phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn từng cá nhân và từ nhiều người lao động về cùng công việc, phỏng vấn người giám sát, quản lý công việc đó. Nội dung phỏng vấn: nhiệm vụ, quyền hạn, đặc điểm CV. Ưu điểm: nhanh chóng, đơn giản, thu được nhiều thông tin về CV và mối quan hệ CV, Nhược điểm: thông tin bóp méo – đề cao trách nhiệm, khó khăn của mình, giảm trách nhiệm, mức độ khó khăn của người khác.
- Cần làm gì để phỏng vấn PTCV đạt chất lượng? Nghiên cứu kỹ công việc trước khi phỏng vấn: các câu hỏi được đưa ra sẽ thu thập đúng, đầy đủ các thông tin cần thiết và không bỏ sót những thông tin quan trọng. Chọn người thực hiện công việc giỏi nhất và chọn người có khả năng mô tả quyền hạn, trách nhiệm, cách thức thực hiện công việc tốt nhất. Thiết lập mối quan hệ tốt với người được phỏng vấn và giải thích cho họ rõ ràng về mục đích phỏng vấn. Đặt những câu hỏi rõ ràng và gợi ý sao cho người được phỏng vấn dễ trả lời Kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin với người được phỏng vấn.
- Các phương pháp thu thập thông tin để PTCV Lập bảng câu hỏi: Để cho từng nhân viên điền vào các bảng câu hỏi, trong đó mô tả quyền hạn, trách nhiệm và các vấn đề liên quan đến CV Ưu điểm: nhanh chóng, đặc biệt với số lượng lớn nhân viên. Nhược điểm: Bị khống chế nội dung trong bảng câu hỏi.
- Để nâng cao hiệu quả thông tin thu thập qua bảng hỏi? Khi triển khai thực hiện phát bảng hỏi, cán bộ phân tích phải giải thích rõ mục đích yêu cầu của bảng. Các câu hỏi trong bảng hỏi phải xoay quanh các vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu. Các câu hỏi cần thiết kế sao cho đơn giản, dể hiểu, dễ trả lời, rõ ràng nội dung cần hỏi và có thể trả lời ngắn gọn. Thời gian hiện việc trả lời bảng câu hỏi: trong giờ làm việc để họ không cảm thấy khó chịu vì mất thời gian cá nhân và câu trả lời của họ sẽ chi tiết hơn.
- Các phương pháp thu thập thông tin để PTCV Quan sát /ghi hình và ghi chép họat động trực tiếp nhân viên thực hiện công việc: Phương pháp này được áp dụng chủ yếu đối với các công việc làm việc bằng chân tay. Người phân tích sẽ quan sát toàn bộ quá trình làm việc của công nhân. Trên cơ sở các tài liệu ghi chép được từ nơi làm việc tổng hợp lại để hình thành bản mô tả công việc. Hạn chế của phương pháp này: Rất tốn thời gian và công sức Không sử dụng được cho những công việc trí óc. Nhật ký công việc, ghi chép sự kiện,..
- Để nâng cao chất lượng thông tin quan sát? Quan sát kết hợp với các phương tiện kỹ thuật (quay phim, video và dùng đồng hồ bấm giờ) nhằm ghi lại các hao phí thời gian trong thực hiện công việc. Quan sát theo chu kỳ của công việc hoàn chỉnh. Kết hợp hỏi trực tiếp nhân viên thực hiện công việc về những vấn đề chưa rõ hoặc bổ sung thêm một số thông tin còn bỏ sót trong quá trình quan sát
- 1. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC (tiếp) Bản mô tả công việc ➢ Bản mô tả công việc chỉ ra các nhiệm vụ, các trách nhiệm, các mối quan hệ công tác và các điều kiện làm việc cụ thể của một công việc. ➢ Có hai loại mô tả công việc: Khái quát và chi tiết, nhưng thường trong bảng mô tả công việc phải đảm bảo các nội dung sau đây: ❖ Những thông tin chung về công việc. ❖ Những chức năng và trách nhiệm trong công việc. ❖ Những nhiệm vụ cụ thể phải hoàn thành. ❖ Quyền hạn của người thực hiện công việc. ❖ Những mối quan hệ trong công việc. ❖ Các điều kiện làm việc để thực hiện công việc đó. ❖ Các tiêu chuẩn để đánh giá công việc. ❖ Các yêu cầu khác.
- 1. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC (tiếp) Quy trình xây dựng bản mô tả công việc:
- 1. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC (tiếp) Quy trình xây dựng bản mô tả công việc Giai đoạn 1: Xác định phạm vi và đưa ra phương pháp : ➢ Xác định những vị trí nào sẽ được phân tích (Bản tóm tắt các vị trí). ➢ Quyết định sẽ tuân theo tiêu chí nào. ➢ Xác định những thông tin cần thiết và phân loại chi tiết: Các yếu tố của một Bản mô tả công việc. ➢ Quyết định dựa trên phương pháp nào: lấy thông tin và phân tích. ➢ Xác định thông tin cần lấy từ ai.
- 1. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC (tiếp) Quy trình xây dựng bản mô tả công việc (tiếp) Giai đoạn 2: Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và phê chuẩn ➢ Thu thập dữ liệu: sử dụng một số các phương pháp sau như phỏng vấn người thực hiện và người giám sát, mô tả theo nhóm, sử dụng bản hỏi, hay quan sát. ➢ Phân tích dữ liệu ❖ Bước 1: Chuẩn bị ❖ Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin ❖ Bước 3: Xây dựng bản mô tả công việc và bản mô tả tiêu chuẩn công việc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Chương 1: Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực
20 p | 367 | 64
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 1 - ĐH Mở TP.HCM
20 p | 160 | 25
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 6 - ĐH Mở TP.HCM
16 p | 234 | 24
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 4 - ĐH Mở TP.HCM
11 p | 163 | 24
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 2 - ĐH Mở TP.HCM
11 p | 144 | 20
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 5 - ĐH Mở TP.HCM
12 p | 136 | 19
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 3 - ĐH Mở TP.HCM
10 p | 144 | 19
-
Bài giảng Quản trị nhân lực nâng cao: Chương 2 - TS. Nguyễn Tiến Mạnh
6 p | 127 | 19
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 7 - ĐH Mở TP.HCM
8 p | 165 | 16
-
Bài giảng Quản trị nhân lực nâng cao: Chương 14 - TS. Nguyễn Tiến Mạnh
8 p | 92 | 16
-
Bài giảng Quản trị nhân lực nâng cao: Chương 19 - TS. Nguyễn Tiến Mạnh
14 p | 76 | 12
-
Bài giảng Quản trị nhân lực nâng cao: Chương 10 - TS. Nguyễn Tiến Mạnh
16 p | 79 | 10
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 4: Đánh giá thực hiện công việc
19 p | 182 | 9
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Bài 5 - TS. Phạm Thị Bích Ngọc
20 p | 49 | 7
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 1: Tổng quan về Quản trị nhân lực
16 p | 102 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực công - Chương 4: Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trong tổ chức công
13 p | 53 | 4
-
Bài giảng Quản lý sản xuất: Chương 2 - PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam
10 p | 17 | 3
-
Bài giảng Quản trị nhân lực công - Chương 0: Giới thiệu học phần
8 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn