intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý nhân lực: Chương 3 - Đào tạo và phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản lý nhân lực: Chương 3 - Đào tạo và phát triển" được biên soạn với các nội dung chính sau: Tổng quan về đào tạo và phát triển; Quy trình đào tạo; Đánh giá đào tạo; Câu hỏi và tình huống quản trị. Mời các bạn cũng tham khảo bài giảng tại đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý nhân lực: Chương 3 - Đào tạo và phát triển

  1. QUẢN LÝ NHÂN LỰC CHƯƠNG 3 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
  2. Nội dung chương 3 1. Tổng quan về đào tạo và phát triển 2. Quy trình đào tạo 3. Đánh giá đào tạo 4. Câu hỏi và tình huống quản trị
  3. Biến Vingroup thành một tổ chức học tập – Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo chương trình học tập và tham gia giảng dạy cho cán bộ quản lý hàng tuần – Mỗi cấp quản lý mỗi tuần phải bỏ ra 1h đào tạo cho nhân viên trong phạm vi quản lý của mình – 1 năm 1 nhân viên có khoảng 100h đào tạo – Không đạt chỉ tiêu đào tạo => cắt phúc lợi bổ sung (không phạt)
  4. HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO. Trưởng phòng nhân sự của một công ty May nhận được một báo cáo do Ban giám đốc chuyển, đây là báo cáo của phòng Kinh doanh về tình hình nhân sự thuộc hệ thống kinh doanh nội địa. Trong báo cáo về tình hình nhân sự có nêu vấn đề: hiện tại có nhiều nhân viên bán hàng được tuyển trong vòng một năm gần đây chưa có đủ kiến thức về sản phẩm, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, nguyên tắc bán hàng của công ty. Chính vì điều đó mà công việc chào hàng, bán hàng và kinh doanh chưa đạt được kết quả như mong đợi. Hiện nay, công ty chưa có chương trình đào tạo nhân viên bán hàng. Hướng dẫn và làm việc với nhân viên bán hàng mới đuợc giao cho một người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này, nhưng sắp đến tuổi về hưu. Việc nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên ngay là rất cần thiết trong khi họ vẫn phải làm việc như thường lệ bởi vì hiện không có người thay thế. Câu hỏi: Bạn hãy phân tích tình huống trên và đưa ra giải pháp.
  5. 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN Tổng quan về Đào tạo và Phát triển Đào tạo là việc sử dụng các hoạt động hướng dẫn một cách hệ thống và có kế hoạch nhằm phát triển các kỹ năng cần thiết để có thể áp dụng ngay vào công việc.
  6. 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN Phát triển là một quá trình mọi người có thể nâng cao sự hiểu biết và năng lực từ một mức độ ở hiện tại đến một mức độ nào đó trong tương lai, ở đó cần có những năng lực ở mức độ cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu lâu dài nói chung của nhân viên và tổ chức đó.
  7. 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN (tiếp) Phát triển nguồn nhân lực ➢Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. ➢Bao gồm 3 hoạt động: giáo dục, đào tạo và phát triển
  8. 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN (tiếp) ❖Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai. ❖Đào tạo: Được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ mình. ❖Phát triển: Là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức.
  9. 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN (tiếp) So sánh giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đào tạo Phát triển Tập Công việc hiện tại Công việc tương lai trung Phạm vi Cá nhân Cá nhân và tổ chức Thời Ngắn hạn Dài hạn gian Mục Khắc phục sự thiếu hụt về Chuẩn bị cho tương lai đích kiến thức và kỹ năng hiện tại
  10. 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN (tiếp) Đào tạo và phát triển chính thức và không chính thức Chính thức Không chính thức • Theo một quá trình • Không có kế hoạch • Có định hướng • Không có mục tiêu cụ thể • Có mục đích theo kế hoạch của • Diễn ra tự nhiên, thậm chí tổ chức nhiều người không nhận thức • Ví dụ: được rằng họ đang được đào tạo - Luân chuyển công tác • Ví dụ: - Các chương trình đào tạo - Các buổi thảo luận không chính thức - Học hỏi kinh nghiệm trong công việc
  11. Vai trò của đào tạo và phát triển Đối với người lao động ➢ Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp. ➢ Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động. ➢ Tạo ra được sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai. ➢ Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động ➢ Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ.
  12. Vai trò của đào tạo và phát triển Đối với doanh nghiệp: ➢ Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc. ➢ Nâng cao chất lượng thực hiện công việc. ➢ Giảm bớt sự giám sát. ➢ Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. ➢ Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. ➢ Tạo điều kiện áp dụng cho tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp. ➢ Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
  13. BẤT LỢI − Tốn kém chi phí − Gián đọan công việc − Khó lựa chọn người hướng dẫn, phương pháp và đánh giá hiệu quả đào tạo,... − Nhân viên được đào tạo chuyển nơi làm việc.
  14. Là một tất yếu khách quan do sự Sự cần phát triển của Khoa học – Kỹ thuật. thiết của đào tạo và Sự biến đổi của xã hội diễn ra nhanh chóng. phát triển nguồn Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có nhân nguồn nhân lực có chất lượng cao lực mới tồn tại và phát triển được.
  15. Tuy nhiên, những tồn tại trong hệ thống đào tạo ở các doanh nghiệp Việt nam còn nhiều điều phải giải quyết: - Đào tạo không gắn liền với chiến lược kinh doanh - Không đánh giá hoặc đánh giá không đúng nhu cầu đào tạo - Không xác định rõ trách nhiệm đào tạo thuộc về ai - Tổ chức các khóa học không hiệu quả - Không đánh giá kết quả đào tạo
  16. 2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN Quá trình đào tạo và phát triển có trọng tâm là chu trình học và việc học Xác định nhu cầu học Chu trình học Đánh giá Thiết kế chương kết quả học trình học Thực hiện chương trình học
  17. 2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN (tiếp) Xác định nhu cầu đào tạo Là việc xác định quá trình, các nguồn và phương pháp thực hiện. *Xác định các nhu cầu học Đánh giá các Nhu cầu Đánh giá nhu cầu của của Tổ chức nhân viên
  18. 2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN (tiếp) • Đánh giá các nhu cầu của tổ chức Là quá trình xác định xem những can thiệp nào là cần thiết để đưa được tổ chức từ tình trạng hiện thời đến tình trạng mong muốn. • Quá trình: 1. Thực hiện phân tích các thiếu hụt. 2. Đặt ra các mục tiêu để giúp cho tổ chức đạt được tình trạng mong muốn. 3. Xác định xem các mục tiêu nào cần thực hiện trước. 4. Quyết định xem đào tạo có thể giúp đạt được các mục tiêu như thế nào..
  19. 2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN (tiếp) Các nguồn văn bản giúp tổ chức xác định nhu cầu học của tổ chức Hồ sơ nhân viên Mô tả công việc Các nguồn khác - Yêu cầu về đào tạo. - Yêu cầu công - Nhân viên. - Yêu cầu về chuyển giao việc. - Khách hàng. công việc. - Báo cáo phân - Đội ngũ quản - Lí do được đề cập khi xin tích công việc. lý. thôi việc. - Hồ sơ về tình - Tư vấn. - Báo cáo về tình trạng tai trạng không nạn. đúng hạn. - Thư phàn nàn của nhân - Thư phàn nàn viên. của khách hàng. - Khen thưởng khi thực hiện - Bài kiểm tra tốt công việc. tuyển dụng.
  20. 2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN (tiếp) • Đánh giá nhu cầu của nhân viên Là quá trình xác định các can thiệp nào là cần thiết để giúp một cá nhân đạt được mục tiêu đã đặt ra, các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả. • Quá trình: 1. Thực hiện phân tích các thiếu hụt. 2. Xác định xem liệu thiếu hụt trong công việc là do thiếu các kỹ năng hay kiến thức của nhân viên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2