Bài giảng Quản trị nhân lực: Bài 5 - TS. Phạm Thị Bích Ngọc
lượt xem 7
download
"Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực" trình bày khái niệm, mục tiêu và tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; quy trình quản lý đào tạo trong doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị nhân lực: Bài 5 - TS. Phạm Thị Bích Ngọc
- BÀI 5 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TS. Phạm Thị Bích Ngọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0012108210 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Xác định nhu cầu đào tạo cho nhân viên mới Hoa là nhân viên mới được tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng của Công ty Thái Dương được 3 tháng nay. Vì là nhân viên mới nên Hoa rất nhiệt tình và nỗ lực hết mình trong công việc. Mặc dù vậy, hầu hết những việc mà trưởng giao cô đều không hoàn thành đúng thời hạn với chất lượng còn khiêm tốn, chưa đạt yêu cầu do trưởng phòng đặt ra. Điều này làm cho trưởng phòng Khôi rất băn khoăn, không biết nên làm gì để khắc phục tình trạng này. Anh nghĩ đến việc phải đào tạo nâng cao năng lực thực hiện công việc cho nhân viên này. Tuy nhiên, Khôi còn lúng túng không biết bắt đầu từ đâu, làm thế nào để xác định được nhu cầu đào tạo cho nhân viên Hoa, từ đó xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cho đội ngũ nhân viên bán hàng của Công ty. Là cán bộ phụ trách công tác đào tạo có kinh nghiệm, Anh/ chị hãy giúp anh Khôi xác định nhu cầu đào tạo của những nhân viên như Hoa? v1.0012108210 2
- MỤC TIÊU • Hiểu rõ khái niệm và mục tiêu và tác dụng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. • Nắm được các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực. • Nắm vững quy trình quản lý đào tạo trong doanh nghiệp. v1.0012108210 3
- NỘI DUNG Khái niệm, mục tiêu và tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Quy trình quản lý đào tạo trong doanh nghiệp v1.0012108210 4
- 1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.1. Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 1.2. Mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 1.3. Tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực v1.0012108210 5
- 1.1. KHÁI NIỆM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC • Phát triển nguồn nhân lực: là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. Đào tạo; Phát triển; Giáo dục. • Đào tạo: là các hoạt động học tập nhằm giúp cho nguời lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình trong công việc hiện tại. • Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới, dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức hoặc phát triển khả năng nghề nghiệp của họ. • Giáo dục: là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề nghiệp mới thích hợp hơn trong tương lai. v1.0012108210 6
- 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC • Nâng cao tính hiệu quả của tổ chức; • Sử dụng tối đa nguồn lực tổ chức; • Người lao động hiểu và nắm rõ hơn về công việc; • Làm việc tự giác hơn và thái độ tốt hơn; • Nâng cao khả năng thích ứng với công việc trong tương lai. v1.0012108210 7
- 1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC • Đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức; • Đáp ứng nhu cầu học hỏi và phát triển của người lao động; • Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. v1.0012108210 8
- 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO • Đào tạo trong công việc: Các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho thực hiện công việc thông qua thực tế thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn. • Đào tạo ngoài công việc: Người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế. v1.0012108210 9
- 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO (tiếp theo) Đào tạo trong công việc Đào tạo ngoài công việc • Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc; • Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp; • Đào tạo theo kiểu học nghề; • Cử đi học ở các trường chính quy; • Kèm cặp và chỉ bảo; • Tham gia hội nghị, hội thảo; • Luân chuyển và thuyên chuyển công việc. • Đào tạo theo kiểu chương trình hoá với sự trợ giúp của máy tính; • Đào tạo theo phương thức từ xa; • Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm; • Mô hình hoá hành vi; • Đào tạo kỹ năng xử lý công văn giấy tờ. v1.0012108210 10
- 3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG DOANH NGHIỆP 3.1. Xác định nhu cầu đào tạo 3.2. Lập kế hoạch và thực hiện chương trình đào tạo 3.3. Đánh giá hiệu quả đào tạo v1.0012108210 11
- 3.1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐÀO TẠO v1.0012108210 12
- 3.2. LẬP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO • Lập kế hoạch đào tạo. • Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. Xác định mục tiêu đào tạo; Lựa chọn đối tượng đào tạo; Xây dựng nội dung chương trình đào tạo; Lựa chọn phương pháp đào tạo; Lựa chọn giảng viên; Lựa chọn địa điểm, thời gian đào tạo; Dự tính kinh phí đào tạo. v1.0012108210 13
- 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO • Sự phản ứng của người học; • Sự học hỏi; • Sự thay đổi hành vi; • Tác động đến hoạt động của tổ chức. v1.0012108210 14
- GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG • Tiến hành phân tích tổ chức (xác định nguồn lực cho đào tạo), phân tích nhiệm vụ (xác định yêu cầu công việc) và phân tích cá nhân (đánh giá năng lực, sự thực hiện công việc, nguyện vọng, năng lực học hỏi). • Sử dụng kỹ thuật xác định nhu cầu đào tạo: quan sát, phỏng vấn, dựa vào kết quả thực hiện công việc. • Đề xuất nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo thích hợp. v1.0012108210 15
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Để xác định nhu cầu đào tạo, cần phải tiến hành các phân tích nào sau đây? A. Tổ chức, con người và nhiệm vụ. B. Tổ chức, xã hội và nhiệm vụ. C. Xã hội, con người và nhiệm vụ. D. Tổ chức, con người và xã hội. Đáp án đúng là: A. Tổ chức, con người và nhiệm vụ. Vì: xem Bài giảng text, Mục 5.3.1 bài Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. v1.0012108210 16
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Phương pháp đào tạo nào sau đây cho phép người lao động và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo? A. Tham dự hội nghị, hội thảo. B. Cử đi học ở các cơ sở đào tạo. C. Kèm cặp. D. Mô hình hóa hành vi. Đáp án đúng là: C. Kèm cặp. Vì: Kèm cặp là phương pháp đào tạo trong công việc. Phương pháp đào tạo trong công việc cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo nhân viên. Tham khảo: Bài giảng text, Mục 5.2.1 Bài Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. v1.0012108210 17
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 3 Ưu điểm của đào tạo trong công việc là: A. kiến thức hệ thống. B. học được kiến thức và kỹ năng gắn với thực tế công việc. C. tốn nhiều chi phí, công sức. D. tốn thời gian. Đáp án đúng là: B. học được kiến thức và kỹ năng gắn với thực tế công việc. Xem Bài giảng text, Mục 5.2.1, 5.2.2 trong bài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. v1.0012108210 18
- CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu hỏi: Thế nào là đào tạo trong công việc? Hãy trình bày ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đào tạo này. Trả lời: • Đào tạo trong công việc là phương pháp đào tạo người lao động ngay tại nơi làm việc. • Đào tạo trong công việc gồm các phương pháp đào tạo cụ thể sau: chỉ dẫn công việc, kèm cặp, luân chuyển, thuyên chuyển công việc… • Ưu điểm: tiết kiệm chi phí, thời gian đào tạo; người lao động được học kiến thức kỹ năng gắn với thực tế công việc. • Nhược điểm: kiến thức không hệ thống, phụ thuộc vào kinh nghiệm của người hướng dẫn. v1.0012108210 19
- TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hoạt động quan trọng góp phần nâng cao năng lực và thái độ làm việc của người lao động. • Có 2 nhóm phương pháp đào tạo: đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc. Tổ chức xem xét lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với đối tượng, nội dung, quy mô đào tạo. • Để xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức các nhà quản lý cần nắm vững 3 bước sau: xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, đánh giá hiệu quả đào tạo. v1.0012108210 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 1 - ĐH Mở TP.HCM
20 p | 160 | 25
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 7 - Những vấn đề hiện tại và xu hướng quản trị nhân lực
21 p | 24 | 9
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Bài 1 - TS. Phạm Thị Bích Ngọc
31 p | 61 | 8
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 1 - Giới thiệu về quản trị nhân lực
37 p | 15 | 7
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 1: Tổng quan về quản trị nhân lực (Chương trình Sau đại học)
20 p | 29 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực quốc tế - Chương 4: Chuyển giao quy trình và chính sách quản trị nhân lực quốc tế
7 p | 30 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực quốc tế - Chương 1: Tổng quan về quản trị nhân lực quốc tế
12 p | 56 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 7: Kiểm soát quản trị nhân lực
9 p | 27 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 5: Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực
10 p | 21 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 1: Tổng quan về Quản trị nhân lực
16 p | 102 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương mở đầu - Tổng quan
6 p | 16 | 6
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 1: Tổng quan về quản trị nhân lực
12 p | 26 | 5
-
Bài giảng Quản trị nhân lực (Trình độ: Thạc sĩ)
34 p | 44 | 5
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 4: Tổ chức bộ máy quản trị nhân lực
12 p | 35 | 5
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 4: Tổ chức bộ máy quản trị nhân lực (Chương trình Sau đại học)
13 p | 31 | 4
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 5: Tổ chức hoạt động quản trị nhân lực (Chương trình Sau đại học)
11 p | 12 | 4
-
Bài giảng Quản trị nhân lực công - Chương 1: Tổng quan quản trị nhân lực trong tổ chức công
33 p | 21 | 3
-
Bài giảng Quản trị nhân lực căn bản - Chương 7: Kiểm soát quản trị nhân lực (Chương trình Sau đại học)
10 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn