QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA CỦA TRẺ EM
lượt xem 33
download
1. Kiến thức: Hiểu Quyền được tham gia của trẻ em và các điều khỏan trong Công ước có liên quan đến Quyền này Trách nhiệm của người lớn và trẻ em trong việc thực hiện Quyền tham gia của trẻ em 2. Kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp: Nâng cao sự tự tin của trẻ trong quá trình tương tác với người khác, bày tỏ suy nghĩ, sáng kiến, nhu cầu đồng thời nêu bật những thắc mắc, câu hỏi của các em Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ: giúp các em chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác để đáp ứng các Quyền của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA CỦA TRẺ EM
- LỚP 9 QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA CỦA TRẺ EM I. MỤC ĐÍCH 1. Kiến thức: Hiểu Quyền được tham gia của trẻ em và các điều khỏan trong Công ước có liên quan đến Quyền này Trách nhiệm của người lớn và trẻ em trong việc thực hiện Quyền tham gia của trẻ em 2. Kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp: Nâng cao sự tự tin của trẻ trong quá trình tương tác với người khác, bày tỏ suy nghĩ, sáng kiến, nhu cầu đồng thời nêu bật những thắc mắc, câu hỏi của các em Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ: giúp các em chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác để đáp ứng các Quyền của trẻ em (sống còn, bảo vệ, phát triển ) 3. Thái độ: Thúc đẩy sự tham gia chủ động và tích cực hơn của trẻ III. CÁC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động 1: Các em làm gì? Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là sự tham gia và Quyền được tham gia của trẻ em Cách tiến hành: Bước 1: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: Mỗi nhóm trẻ nhận một số tranh (trộn lẫn từ hai bộ tranh về sự tham gia của trẻ trẻ em với trẻ em và trẻ em với người lớn). Học sinh xem tranh và thảo luận các câu hỏi sau dây: Các trẻ em trong tranh đang làm gì? Em có suy nghĩ gì về các em trong tranh? Liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày của các em. Khi trẻ em bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, sáng kiến hay đề xuất của mình, các em gặp thuận lợi và khó khăn gì? Bước 2: Các nhóm trình bày trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình. Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến của nhóm, nhấn mạnh đến vai trò của trẻ em, cũng như những khó khăn gặp phải và tìm cánh khắc phục. Kết luận: Qua bộ tranh, chúng ta thấy trẻ em có thể chủ động tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau trong cuộc sống.Các em Có cơ hội để bày tỏ suy nghĩ đối với các vấn đề liên quan đến các em, bày tỏ sự đồng tình hoặc từ chối và ngya cả có ý kiến khác với ý kiến người lớn. Chủ động thể hiện sáng kiến và đề xuất ý tưởng mới Được người lớn lắng nghe và tôn trọng Trong thực tế cuộc sống, các em còn gặp một số khó khăn do ý kiến các em chưa được người lớn lắng nghe, người lớn chưa tin tưởng các em có thể đề xuất sáng kiến hữu ích. Các em cần chủ động để tự thể hiện mình, nói lên những điều các em bức xúc, quan tâm và thuyết phục để được sự lắng nghe và tôn trọng. Hoạt động 2: Mong ước trẻ em ... Mục tiêu: HS biết cách thể hiện sự tham gia của trẻ em trong các tình huống cụ thể. Cách tiến hành: Bước 1: Đọc tình huống sau: "Học xong lớp 9, Xuân đủ điều kiện để vào học bật kỳ trường PTTH nào trong thành phố. Em muốn xin vào PTTH Chu Văn An để được thi vào chuyên Toán. Bạn em cũng có mấy đứa nộp đơn vào học trường này. Bố mẹ em lại muốn em học ở trường PTTH Quang Trung gần nhà và ở đó có cô Mai dạy giỏi Toán là bạn thân của mẹ có thể nhờ cậy được." Bước 2: Giáo viên hỏi cả lớp về các giải pháp có thể xảy ra trong tình huống trên: Liệt kê các giải pháp có thể xảy ra. + Xuân nhất định nộp đơn váo Chu Văn An không theo lời khuyên của bố mẹ. + Xuân nghe theo bố mẹ vào trường Quang Trung + Bố mẹ quyết định Xuân phải học trường Quang Trung Bố mẹ đồng ý cho Xuân học trường Chu Văn An Bước 3: Thảo luận nhóm Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ Thảo luận làm rõ về mức độ tham gia của Xuân, vai trò của bố mẹ về một trong các cách giải quyết trên. Sau đó phân vai và tập thể hiện trước lớp. Bước 4: Một số nhóm thực hành trước lớp
- Bước 5: Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động này của HS. Chú ý nhấn mạnh mức độ tham gia của trẻ và vai trò của người lớn trong các tình hướng và sau đó kết luận: Trong cuộc sống, con người luôn phải đối đầu với những tình huống phức tạp. Thực hiện Quyền được tham gia, giúp trẻ em có điền kiện đưa ra quyết định để giải quyết tình huống một cách có hiệu quả. Dười sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn, trẻ em biết phân tích mặt lợi, mặt hại, giá trị của từng cách giải quyết chính là để thực hiện Quyền được tham gia của trẻ em. Hoạt động 3: Các mức độ của sự tham gia Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được mức độ của sự tham gia của trẻ trong những vấn đề liên quan đến trẻ em. Cách tiến hành Bước 1: Học sinh nhận bảng thang bậc của sự tham gia và đọc lời giải thích. Bước 2: Cả lớp lắng nghe giáo viên tóm tắt các thang bậc của sự tham gia. Bước 3: Hoạt động nhóm Mỗi nhóm được nhận một số tình huống ghi trên băng giấy (phụ lục 1). Đọc từng tình huống và thảo luận xem mức độ tham gia của trẻ trong tình huống đó ứng với thang bậc nào trong bảng thang bậc. Sau đó từng nhóm dán băng giấy vào thang bậc trên bảng. Trao đổi cả lớp và đưa ra nhận xét. Bước 4: Giáo viên kết luận: Sự tham gia gốm 2 bậc: Không tham gia và tham gia có mức độ. Không tham gia là trước một vấn đề nào đó liên quan đến trẻ em, người lớn hoàn toàn quyết định. Sự tham gia của trẻ em chỉ là hình thức chiếu lệ. Các mức độ tham gia của trẻ em tuỳ thuộc vào vai trò của trẻ vá vai trò của người lớn trong từng công việc cụ thể: + Mức độ thấp lá trẻ em được giao nhiệm vụ, được thông báo được hỏi ý kiến. + mức độ cao là trẻ em được tổ chức, điều khiển, người lớn giữ vai trò người hướng dẫn giúp đỡ khi trẻ em yêu cầu. Giáo viên yêu cầu học sinh xem lại các tranh vẽ về sự tham gia của nhóm trẻ và xác định mức độ tham gia. Các em cũng có thể suy nghĩ về mức độ tham gia của trẻ qua các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Hoạt động 4: Ccá điều khoản liên quan đến Quyền được tham gia của trẻ. Mục tiêu Học sinh hiểu được nội dung Quyền được tham gia thể hiện trong các điều khoản của công ước, biết phân tích những nội dung đó trong từng điều khoản. Cách tiến hành: Bước 1: Học sinh nhận bản ghi các điều khoản 12,13,15,17. Đọc thầm từng điều khoản. Bước 2: Thảo luận nhóm Trả lời câu hỏi: Từng điều khoản nói lên điều gì? Tóm tắt nội dung của từng điều khoản. Đại diện các nhóm đọc câu trả lời của nhóm. Bước 3: Đóng vai Mỗi nhóm nhận một bộ tranh mô tả hoạt động của trẻ em. Thảo luận, thống nhất trong nhóm phân loại thể hiện các Quyền: Quyền được nêu ý kiến Quyền được tự do ngôn luận Quyền được tự do hiệp hội (được giao tiếp...) Quyền được cung cấp và tiếp nhận thông tin Các Quyền khác. Từng nhóm dàn tranh vào các cột đã ghi trên bảng Quyền được nêu ý kiến Quyền được tự do ngôn Quyền được tự do hiệp Quyền được cung cấp và Các Quyền khác luận hội tiếp nhận thông tin Bước 4: Kết luận Công ước Quyền trẻ em có những điều quy định cụ thể về Quyến tham gia của trẻ em. Thực hiện những Quyền đó có liên quan đến các Quyền khác như Quyền được sống còn, Quyền được bảo vệ, Quyền được phát triển ... của trẻ em. THÔNG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN 1. Ví sao trẻ em có quyền được tham gia Trong mối quam hệ giữa trẻ em và người lớn ở gia đình và ngoài xã hội, vẫn còn phổ biến quan niệm cho rằng trẻ em (cả trai và gái) cũng đều là "trẻ con", mà đã là trẻ con thì người lớn phải quan tâm chăm sóc bảo vệ. Việc trẻ em tham gia vào công việc chung kể cả những
- việc có liên quan đến chính các em còn xa lạ với nhiều người. Vì vậy dẫn đến việc người lớn coi thương, xem nhẹ, bỏ qua ý kiến của trẻ em, áp đặt, bắt buộc trẻ em tuân theo suy nghĩ và cách giải quyết của mình. Trẻ em thụ động trước những quyết định của người lớn. Cách đối xử với trẻ em như vậy làm trẻ thiếu tự tin, không dám bộc lộ ý kiến, hạn chế sự phát triển về mặt tâm ký, xã hội của các em. Trẻ em có quyền được tham gia xuất phát từ quan niệm cho rằng trẻ em cũng là con người, cũng là thành viên trong các gia đình và trong xã hội. Mỗi em là một cá thể phát triển có nhận thức riêng về những điều mà các em tiếp nhận từ thế giới xung quanh. Quá trình thu nhận thông tin của mỗi em nếu được chia sẻ, bộc lộ sẽ giúp cho trẻ phát triển. Quyền được tham gia chính là yêu cầu của sự phát triển. Là một chủ thể tích cực, có quyền với những tình cảm và suy nghĩ riêng, trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan tới các em. Và người lớn cần quan tâm, lắng nghe ý kiến của trẻ em trước khi quyết định những vấn đề có liên quan đến trẻ em. "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Hôm nay, trẻ em được tham gia, được hoạt động tích cực thì, ngày mai sẽ là những con người năng động, thích ứng được với những đòi hỏi của cuộc sống. Thực hiện quyền được tham gia giúp cho trẻ em hiểu biết hơn, nâng cao hơn nhận thức, tích luỹ được kinh nghiệm, giúp người lớn đưa ra những quyết định đúng đắn nhất để giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống có liên quan tới trẻ em. Quyền được tham gia là nguyên tắc cơ bản của Công ước về quyền trẻ em. liên quan đến quyền được sống còn, quyền được bảo vệ và quyền được phát triển. Thực hiện quyền được tham gia của trẻ em giúp cho mối quan hệ giữa người lớn và trẻ em trong gia đình và xã hội được bình đẳng, dân chủ, lành mạnh. Sự tiến bộ và văn minh của một xã hội được biểu hiện chính từ việc thực hiện quyền được tham gia của trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em có vai trò chủ động, có tiếng nói và được lắng nghe. 2. Nội dung quyền được tham gia của trẻ em a/ Quyền được nêu ý kiến: Điều 12 trong Công ước đã nêu:" Trẻ em có khả năng hình thành các quan điểm của bàn thân và có quyền bày tó các quan điểm một cách tự do tất cả các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Các quan điểm đó được coi trọng đến mức độ nào là tuỳ thuộc vào độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em". Sự tham gia của trẻ là yếu tố cần thiết để giúp trẻ đẩy mạnh vai trò chủ động, tiếng nói và trách nhiệm của bản thân trẻ. Sự tham gia của trẻ có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục các em ý thức trách nhiệm và có hành vi phù hợp đối với bản thân cũng như những người xung quanh. Quá trình này giúp trẻ rèn luyện và nâng cao khả năng tự bảo vệ cho bản thân đối với các nguy cơ và những vấn đề đang đe doạ trẻ em. Sự tham gia của trẻ em vừa là một trong các nguyên tắc làm nền tảng của Công ước Quyền trẻ em, vừa là quyền cơ bản của trẻ. Trẻ em cần được khuyến khích để tự bộc lộ quan điểm riêng của các em. Điều đó giúp ter3 em trau dồi năng lực diễn đạt, trình bày ý kiến với mọi người. Thông qua ý kiến tự bộc lộ của trẻ em, người lớn hiểu biết hơn về chúng, uốn nắn đề các em phát triển. Ý kiến của trẻ em cũng là một căn cứ để người lớn đưa ra quyết định về một vấn đề nào đó xảy ra trong cuộc sống, trước hết là những vấn đề liên quan đến các em. b/ Quyền tự do ngôn luận: Điều 13 trong Công ước đã nêu: "Trẻ em có quyền nhận và cung cấp thông tin cho mọi người. Quyền được bày tỏ ý các quan điểm của bản thân, trừ khi điều này xâm phạm đến các quyền của người khác" Điều này cho thấy: Trẻ em có khả năng và có quyền thu nhận thông tin để mở mang trí tuệ, nâng cao sự hiểu biết. Người lớn và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em thực hiện được quyền này bằng cách: + Giữ gìn, bảo vệ các cơ quan thu nhận thộng tin của trẻ em. + Cung cấp thông tin cho trẻ phù hợp với sự phát triển của chúng. Trẻ em cũng có quyền được cung cấp thông tin, và chia sẻ thông tin với mọi người. Quá trình này tạo điều kiện cho trẻ em tích luỹ king nghiệm và phát triển. Quyền được bày tỏ quan điểm, được tranh luận phải dựa trên tinh thần tôn trọng quyền và danh dự của người khác và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ cộng đồng ... c/ Quyền tự do hiệp hội: Điều 15 trong Công ước đã nêu: "Trẻ em có quyền gặp gỡ mọi người, hoà nhập và thiết lập mối quan hệ với mọi người trừ khi điều này xâm phạm đến các quyền của người khác". Điều này cho thấy: Trẻ em có quyền được giao tiếp. Giao tiếp là nhu cấu của con người. Thông qua giao tiếp, trẻ em được tự bộc lộ mình và tự khẳng định mình. Quá trình trao đồi giao tiếp giúp trẻ em tích luỹ được kinh nghiệm. Đây là quyền bất khả xâm phạm của mọi người, trong đó bao gồm trẻ em. Giao tiếp giúp trẻ em nâng cao năng lực tự nhận thức, tìm ra cái đúng, có giá trị đối với bản thân và đối với mọi người, thấy được cái sai để tránh.
- Trong việc thực hiện quyền được giao tiếp với mọi người của trẻ em, người lớn cần giúp trẻ em biết tự bảo vệ để tránh bị lạm dụng hoặc bị lôi cuốn vào những tình huống xấu. d/ Quyền được tiếp cận các thông tin thích hợp: Điều 17 trong Công ước đã nêu: "Nhà nước phải đảm bảo để trẻ em có thể tiếp cận thông tin và các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau và khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến, các thông tin có lợi đối với trẻ em vế các mặt xã hội, văn hoá, đồng thời tiến hành các bước để bảo vệ trẻ em không bị tác động bởi các tài liệu độc hại" điều này cho thấy: Trẻ em có quyền tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng để thu nhận thông tin. Trách nhiệm của người lớn và toàn bộ xã hội là phải đưa đến cho trẻ em những thông tin lành mạnh, để tạo điều kiện cho trẻ em phát triển, nâng cao trình độ hiểu biết. Giúp trẻ phân tích được những thông tin độc hại cũng là trách nhiệm của người lớn, xã hội. Người lớn trong gia đình, thầy cô giáo, các anh chị phụ trách có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, cung cấp nguồn thông tin lành mạnh cho trẻ em. Cần bảo đảm trẻ em được cung cấp thông tin và được khuyến khích để trao đổi cởi mở về các nguy cơ ảnh hưởng đền cuộc sống an toàn khoẻ mạnh của các em để các em biết phòng tránh và có cách ứng xử phù hợp (vấn đề ma tuý, tình trạng xâm hại, nguy cơ nhiễm HIV, bị buôn bán ...), thông tin về giới tính, tình dục và các vấn đề sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên. 3. Tạo điều kiện để trẻ tham gia: Để tăng cường sự tham gia của trẻ, cần tạo ra: Môi trường thuận lợi: Cần tổ chức các hoạt động đa dạng hướng tới trẻ em có huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó cần có cách thức để tạo điều kiện cho trẻ được tham dự vào những vấn đề có liên quan trực tiếp đến các em. Ví dụ: Triển lãm tranh, cuộc thi, diễn đàn trẻ em, sự nhạy cảm và tế nhị trong cách dùng từ ngữ đối với trẻ em mang ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy sự tham gia của trẻ. Nâng cao năng lực cho trẻ: Cần cung cấp thông tin cho trẻ, nâng cao nhận thức của các em, đồng thời tăng cường kĩ năng qua quá trình tiếp cận, sinh hoạt và huấn luyện cho trẻ để giúp các em tự tin hơn và chủ động giải quyết những vấn đề có liên quan đến các em. PHỤ LỤC 1 MÔT SỐ TÌNH HUỐNG VỀ SỰ THAM GIA CỦA TRẺ Tình huống 1: Chi đội chúng em đã quyết định thông qua một "dự án". Chăn nuôi gà để tạo thu nhập giúp đỡ các bạn trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chúng em quyên góp tiền tiết kiệm mua gà giống, phân công chăm sóc gà và vệ sinh chuồng. Dự tính hết hè này, chúng em sẽ thu lứa đầu tiên, có tiền mua học phẩm tặng các bạn vào năm học mới. Cô giáo rất vui vì chúng em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Cô vẫn theo dõi "dự án" của chúng em để sẵn sàng giúp đỡ về kỹ thuật. Tình huống 2: Hội chữ thập đỏ quận 8 khởi xướng và xin được tài trợ cho trẻ em của quận một dự án giáo dục kỹ năng sống. Trẻ em của quận đã được mời tham gia vào tất cả các khâu vạch kế hoạch và thực hiện. Không những quan điểm của các em được quan tâm xem xét mà bản thân các em cũng được tham gia vào việc quyết định. Tình huống 3: Minh sẽ thi đại học trong năm tới. Sau khi đã cân nhắc tất cả các ưu, nhược điểm cùng với sở thích của mình, Minh cho rằng em nên thi đại học Mỏđịa chất. Em sẽ bàn với bố mẹ sớm về điều này vì bố mẹ sẽ cho em những lời khuyên và sự hỗ trợ. Bố mẹ em không bao giờ bắt em phải làm theo điều họ muốn mà họ luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để em cân nhắc và quyết định. Tình huống 4: Lễ vào hè năm nay của chúng em sẽ tổ chức ở công viên Lê Nin. Uỷ ban DSGĐTE Quận và Quận Đoàn đã quyết định tổ chức thi cắm trại cho chúng em. Sau khi được các anh chị phụ trách thông báo, chúng em rất thích và đều đến đăng ký tham gia; đứa thì mang tre, đứa thì làm cọc và trang trí v.v... Chúng em nhất định sẽ có một căn trại xinh xắn và thật đẹp. Tình huống 5: Sau một năm làm dự án thí điểm thành công, huyện T chuẩn bị nhận tiếp dự án sang 2 xã mới. Trước khi thực hiện Bna quản lý dự án đã tổ chức hội thảo lập kế hoạch và quản lý với tất cả các bên liên quan, trong đó có đại biểu trẻ trong và ngoài nhà trường. Đây là dự án giúp trẻ em và cộng đồng phòng tránh HIV/AIDS. Trong hội thảo này, các em đã được tìm hiểu về nội dung, tiến trình dự án. Kế hoạch Dự án cũng được xây dựng phù hợp với thời gian của các em. Tình huống 6: Sinh nhật của Linh sắp tới. Linh xin phép bố mẹ cho được tổ chức một sinh nhật thật lớn để đánh dấu tuổi trăng tròn của mình. Bố mẹ rất vui và đồng ý. Bố mẹ khuyến khích Linh tự suy nghĩ xem em muốn làm gì và làm như thế nào? Bố mẹ đã chỉ dẫn cho em một số điều lưu ý về cách tổ chức và trang trí. Bố mẹ nói rằng họ sẽ luôn có mặt để chỉ dẫn em khi cần thiết. PHỤ LỤC 2 Mức độ tham gia
- PHỤ LỤC 3 THANG BẬC CỦA SỰ THAM GIA 1. Người lớn điều khiển: Trẻ em làm hoặc nói những gì người lớn gợi ý cho các em nhưng các em thật sự chẳng hiểu đó là những cái gì. Trẻ chỉ được hỏi lấy lệ. 2. Hình thức trang trí: Trẻ em tham gia vào một sự kiện như trang trí do người lớn sắp đặt. 3. Hình thức tượng trưng: Trẻ em được nói lên những gì các em suy nghĩ về một vấn đề nhưng có rất ít hoặc không có sự lựa chọn nào về cách tham gia hay diễn đạt các quan điểm của mình. 4. Trẻ em được giao nhiệm vụ và được thông báo: Người lớn quyết định về công việc và trẻ em xung phong thực hiện công việc đó. Trẻ em hiểu công việc phải làm và tự quyết định về sự tham gia của mình. 5. Trẻ em đươc hỏi ý kiến và được thông báo: Công việc do người lớn thiết kế và quàn lý nhưng trẻ em được hỏi ý kiến. Trẻ em hiểu hoàn toàn quy trình công việc phải làm và tự quyết định về sự tham gia của mình. 6. Người lớn khởi xướng quyết định cùng trẻ em: Người lớn khởi xướng, trẻ em tham gia vào tất cả các khâu lập kế hoạch và thực hiện. Không những quan điểm của trẻ em được quan tâm xem xét mà bản thân trẻ em cũng đươc tham gia vào việc quyết định. 7. Trẻ em khởi xướng và được chỉ dẫn: Ý kiến khởi xướng là của trẻ em và trẻ em là người quyết định công việc phải được thực hiện như thế nào. Người lớn luôn có mặt để hướng dẫn nhưng không quản lý công việc. 8. Trẻ em khơi xướng cùng người lớn quyết định: Trẻ em khởi xướng công việc và trẻ em cần ở người lớn lời khuyên, sự bàn luận và hỗ trợ. Người lớn không chỉ huy nhưng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để trẻ cân nhắc và quyết định.
- 9. Trẻ em thiết kế và quản lý, người lớn có mặt sẵn sàng giúp đỡ. 10. Trẻ em điều khiển hoàn toàn. PHỤ LỤC 4 CÁC ĐIỀU KHOẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA CỦA TRẺ EM Tóm tắt: Điều 12: Trẻ em có quyền bày tỏ các quan điểm của mình. Điều 13: Trẻ em có quyền nhận và cung cấp thông tin cho mọi người. Điều 15: Trẻ em có quyền gặp gỡ, hoà nhập và thiết lập mối quan hệ với mọi người. Điều 17: Nhà nước đảm bảo cho trẻ em có điều kiện tiép nhận các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Điều 18: Cha mẹ phải chịu trách nhiệm giáo dục về sự phát triển của con cái.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đạo đức lớp 3 - CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (Tiết 1)
5 p | 853 | 74
-
Hoạt động tập thể lớp 2 - Quyền trẻ em Chủ đề 3 : ĐẤT NƯỚC VÀ CỘNG
5 p | 801 | 50
-
Giáo án GDCD 7 bài 13: Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
8 p | 676 | 26
-
Bài giảng Đạo đức 1 bài 4: Gia đình em
21 p | 125 | 18
-
Bài giảng Đạo đức 5 bài 12: Em yêu hòa bình
31 p | 241 | 16
-
Đạo đức Có trách nhiệm về việc làm của mình (t2)
8 p | 156 | 13
-
Đạo đức Có trách nhiệm về việc làm của mình (t1)
8 p | 168 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quán Toan
3 p | 13 | 6
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Xã Ta Gia, Than Uyên
4 p | 11 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Gia Thuỵ
4 p | 8 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS An Thắng
9 p | 10 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên
21 p | 7 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Hưng
5 p | 9 | 3
-
Giáo án GDCD 6 bài 12 sách Cánh diều: Quyền trẻ em
15 p | 21 | 3
-
Giáo án GDCD 6 bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
10 p | 9 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang
6 p | 2 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều
5 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn