intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 422/QĐ-BGDĐT

Chia sẻ: Minh Tri | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

57
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ VIỆC TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 422/QĐ-BGDĐT

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- --------------- Số: 422/QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ VIỆC TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Kế hoạch số 216/KH-UBDTSĐHP ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Căn cứ Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/cáo); - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; - Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp; Phạm Mạnh Hùng - Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT; - Các Thứ trưởng; - Như Điều 3 (để t/hiện); - Website Bộ GD&ĐT;
  2. - Lưu: VT, PC. KẾ HOẠCH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ VIỆC TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 422/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Thực hiện Kế hoạch số 216/KH-UBDTSĐHP ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ban hành kèm theo Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với các nội dung sau đây: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích a) Tổ chức lấy ý kiến về các quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để tham mưu, đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, trong đó có các quy định về giáo dục và đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp; b) Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc giúp Bộ trưởng tổ chức lấy ý kiến và xây dựng Báo cáo tổng hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; c) Cụ thể hóa cách thức tổ chức, tiến độ hoàn thành việc tổ chức lấy ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. 2. Yêu cầu a) Việc tổ chức lấy ý kiến phải bám sát các định hướng, yêu cầu, nhiệm vụ, tiến độ được quy định tại Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội; Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 216/KH- UBDTSĐHP ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Kế hoạch của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; b) Việc tổ chức lấy ý kiến phải được coi là một nhiệm vụ quan trọng, cần ưu tiên tập trung nguồn lực và chỉ đạo tổ chức của các cấp ủy Đảng, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992;
  3. c) Việc tổ chức lấy ý kiến phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai bằng các hình thức phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, hiệp hội, hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tham gia sửa đổi Hiến pháp năm 1992; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực, hiệu quả; d) Ý kiến đóng góp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 phải được tập hợp đầy đủ, chính xác, khách quan, trung thực và là cơ sở để góp phần hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG LẤY Ý KIẾN 1. Nội dung lấy ý kiến a) Lấy ý kiến về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp; b) Tập trung lấy ý kiến về những quy định liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II); Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Chương III); Chính phủ (Chương VII) trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. 2. Hình thức và đối tượng lấy ý kiến a) Phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; b) Tổ chức Hội nghị để lấy ý kiến đóng góp trực tiếp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của đại diện các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; c) Tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chuyên gia, nhà khoa học, các hội, hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; d) Tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành giáo dục thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Kết quả lấy ý kiến Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 phải được tổng hợp, xây dựng từ ý kiến góp ý của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các chuyên gia, nhà khoa học, hội, hiệp hội, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
  4. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và trực thuộc Bộ a) Phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đến cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị mình, tập trung phổ biến, quán triệt các văn bản phục vụ việc tổ chức lấy ý kiến sau đây: - Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. - Kế hoạch số 216/KH-UBDTSĐHP ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. - Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. - Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. - Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. - Báo cáo ngày 05/01/2013 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. b) Tổ chức họp để lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; c) Xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và gửi đến Vụ Pháp chế để tổng hợp trước ngày 01/3/2013 (Đề cương Báo cáo tại Phụ lục II); d) Bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị tham gia đầy đủ các hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác theo yêu cầu, nhiệm vụ của Bộ tại Kế hoạch này. 2. Hiệp hội, hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; các trường cao đẳng, đại học trực thuộc Bộ Tổ chức phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến và thảo luận, lấy ý kiến góp ý vào nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bằng các hình thức phù hợp để các ý kiến góp ý được hiệu quả, thiết thực; xây dựng Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa
  5. đổi Hiến pháp năm 1992 và gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Pháp chế) để tổng hợp trước ngày 01/3/2013. 3. Vụ Pháp chế Là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây: a) Tổ chức Hội nghị để lấy ý kiến đóng góp trực tiếp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của đại diện các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; b) Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Bộ, các chuyên gia, nhà khoa học, hiệp hội, hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và gửi báo cáo về Bộ; c) Đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trực thuộc Bộ trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này (Tiến độ triển khai theo Phụ lục I); d) Tổng hợp ý kiến góp ý, xây dựng, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trước ngày 15/3/2013. 4. Vụ Kế hoạch - Tài chính Căn cứ Công văn số 152/BTC-HCSN ngày 05/01/2013 của Bộ Tài chính về việc xây dựng dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, có trách nhiệm thẩm định, bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời; hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ dự toán và quyết toán kinh phí để triển khai Kế hoạch này. 5. Văn phòng Bộ a) Hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ lập dự toán kinh phí; bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời cho các đơn vị để triển khai các nhiệm vụ, hoạt động tại Kế hoạch này; b) Phối hợp với Vụ Pháp chế để triển khai các nhiệm vụ, hoạt động tại Kế hoạch này. 6. Cục Công nghệ thông tin và Báo Giáo dục và Thời đại Đăng tải toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên Báo Giáo dục và Thời đại và Trang thông tin điện tử của Bộ; tuyên truyền, phổ biến những nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến; mở chuyên trang, chuyên mục để phản ánh, đưa tin, đăng tải kịp thời các ý kiến đóng góp, những sáng kiến, đề xuất của nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; tập hợp ý kiến góp ý gửi Vụ Pháp chế tổng hợp vào Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 01/3/2013. IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
  6. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm bố trí đủ nhân lực, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết phục vụ cho việc lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; căn cứ vào nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này xây dựng dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo hướng dẫn của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ và của Bộ tài chính tại Công văn số 152/BTC-HCSN ngày 05/01/2013 về việc xây dựng dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời báo cáo Bộ trưởng để xem xét, giải quyết./. PHỤ LỤC I TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 (Kèm theo Quyết định số: 422/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG ĐƠN VỊ THỰC ĐƠN VỊ PHỐI STT THỰC VIỆC HIỆN HỢP HIỆN Xây dựng Kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo Các đơn vị thuộc 1 về việc tổ chức lấy ý Vụ Pháp chế 20-30/1/2013 Bộ kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phổ biến về nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Kế hoạch của Bộ tới các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Thanh Vụ Pháp chế, Cục tra, Cơ quan đại diện của Các đơn vị thuộc 2 Công nghệ thông 02/02/2013 Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ, trực thuộc Bộ tin Bộ, hiệp hội, hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; các trường cao đẳng, đại học trực thuộc Bộ Họp lấy ý kiến đóng góp Các Cục, Vụ, Viện, vào Dự thảo sửa đổi Văn phòng, Thanh 05 - 3 Hiến pháp năm 1992; tra, Cơ quan đại Vụ Pháp chế 22/02/2013 xây dựng Báo cáo góp ý diện của Bộ, đơn vị gửi Vụ Pháp chế trực thuộc Bộ, hiệp
  7. hội, hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; các trường cao đẳng, đại học trực thuộc Bộ Đôn đốc việc tổ chức lấy Các cơ quan, đơn ý kiến về Dự thảo sửa đổi vị thuộc Bộ, trực 05 - 4 Vụ Pháp chế Hiến pháp năm 1992 của thuộc Bộ; hiệp hội, 28/02/2013 các đơn vị thuộc Bộ hội, doanh nghiệp Các Cục, Vụ, Tổ chức hội nghị lấy ý Viện, Văn phòng, kiến trực tiếp của cán bộ, Thanh tra, Cơ 5 công chức, viên chức các Vụ Pháp chế 25/02/2013 quan đại diện của đơn vị thuộc Bộ về Dự Bộ, đơn vị trực thảo sửa đổi HP 1992 thuộc Bộ Các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Thanh tra, Cơ quan đại diện của Bộ, đơn vị Hoàn thiện và gửi Báo trực thuộc Bộ, hiệp Trước ngày 6 cáo kết quả đóng góp ý hội, hội, doanh 01/3/2013 kiến về Vụ Pháp chế nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; các trường cao đẳng, đại học trực thuộc Bộ Tổng hợp Báo cáo của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, trực thuộc Bộ; hiệp hội, hội, doanh nghiệp; xây dựng dự 7 Vụ Pháp chế 05/3/2013 thảo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Chỉnh lý, hoàn thiện Báo cáo của Bộ Giáo dục và 8 Đào tạo về kết quả lấy ý Vụ Pháp chế 06 - 10/3/2013 kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 9 Gửi Bộ Tư pháp Báo cáo Vụ Pháp chế Văn phòng 15/3/2013
  8. của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 PHỤ LỤC II ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ, TRỰC THUỘC BỘ; CÁC HỘI, HIỆP HỘI, DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC; CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 (Kèm theo Quyết định số: 422/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) A. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sau đây gọi tắt là Dự thảo) của các đơn vị thuộc Bộ, trực thuộc Bộ; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; các trường cao đẳng, đại học trực thuộc Bộ gồm các nội dung chính được trình bày theo bố cục sau: I. Quá trình tổ chức lấy ý kiến vào Dự thảo 1. Công tác tổ chức lấy ý kiến. 2. Các hình thức tổ chức lấy ý kiến. 3. Các đối tượng được lấy ý kiến. 4. Các đối tượng đóng góp ý kiến và được tổng hợp vào Báo cáo. II. Đánh giá chung về Dự thảo Nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm của toàn bộ Dự thảo, gồm: 1. Nội dung Dự thảo đã bảo đảm cụ thể hoá các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh và văn kiện của Đại hội Đảng khoá XI về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cụ thể: a) Dự thảo đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;
  9. b) Dự thảo đã thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh; tổ chức tinh gọn và hợp lý; tăng tính dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ; c) Dự thảo đã xác lập cơ chế bảo đảm phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; d) Dự thảo đã đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp; xây dựng mô hình chính quyền địa phương có sự phân biệt về tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo. 2. Nội dung sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo đã giải quyết được những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. 3. Dự thảo đã bảo đảm là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính dự báo và ổn định lâu dài. III. Ý kiến cụ thể về nội dung của Dự thảo 1. Về các quy định cụ thể a) Tham gia ý kiến vào toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, gồm: lời nói đầu; chương chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; b) Tập trung lấy ý kiến về những quy định liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II); Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Chương III); Chính phủ (Chương VII) trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; c) Trong mỗi quy định cụ thể cần đánh giá về phạm vi, ưu điểm, hạn chế của từng nội dung được sửa đổi; những nội dung tán thành, không tán thành và lý do của việc tán thành hoặc không tán thành; những nội dung cần sửa đổi, đề xuất nội dung sửa đổi cụ thể và lý do của việc sửa đổi; những nội dung cần bổ sung mới hoặc đưa ra khỏi Dự thảo. Việc trình bày đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 hoặc sửa đổi, bổ sung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo bố cục sau: - Nêu nội dung (điều/khoản) của Hiến pháp năm 1992 cần sửa đổi, bổ sung hoặc nội dung (điều/khoản) của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Dự thảo.
  10. - Lập luận cho từng phương án sửa đổi, bổ sung của đề xuất gồm: cơ sở thực tiễn; cơ sở lý luận; kinh nghiệm quốc tế. - Thiết kế các nội dung (điều/khoản) cụ thể được sửa đổi, bổ sung theo từng phương án của đề xuất. 2. Về kỹ thuật lập hiến a) Về bố cục và kết cấu, vị trí của các chương, điều, khoản của Dự thảo; b) Về ngôn ngữ diễn đạt và kỹ thuật xây dựng của các quy định của Dự thảo. B. YÊU CẦU TRÌNH BÀY ĐỐI VỚI NỘI DUNG BÁO CÁO 1. Báo cáo phải tập hợp và phản ánh đầy đủ, khách quan, trung thực các ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Đối với mỗi nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được góp ý thì cần chú thích cụ thể từng đối tượng góp ý. Ví dụ: về Điều 36 có ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, ý kiến của cử tri, ý kiến của cơ quan chuyên môn…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2