TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
<br />
RỐI LOẠN CHỨC NĂNG ĐIỀU HÀNH TRONG GIAI ĐOẠN TRẦM<br />
CẢM Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC<br />
Nguyễn Viết Chung, Nguyễn Văn Tuấn<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
<br />
Rối loạn chức năng điều hành trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường gặp<br />
và đa dạng, trong thực hành lâm sàng hiện nay còn chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức. Chúng tôi thực<br />
hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 34 bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ 9/2017 tới 8/2018<br />
với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn chức năng điều hành trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn<br />
cảm xúc lưỡng cực. Kết quả thu được: tỷ lệ rối loạn khả năng tư duy trừu tượng (79,4%), sự lưu loát lời nói và chậm<br />
chạp tâm thần vận động (70,6%), khả năng lên kế hoạch (52,9%) và giải quyết vấn đề (47,1%). Suy giảm chức<br />
năng điều hành gặp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân có trên 2 giai đoạn trầm cảm trong quá khứ, thời gian bị bệnh<br />
từ dưới 36 tháng. Các triệu chứng rối loạn chức năng điều hành đa dạng, phong phú và thường gặp với tỷ lệ cao.<br />
<br />
Từ khóa: rối loạn chức năng điều hành , rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm lưỡng cực<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai từ 18 đến 22 nên ảnh hưởng rất lớn đến việc<br />
đoạn trầm cảm là một chẩn đoán thường gặp học tập, sự phát triển trong nghề nghiệp, các<br />
trong thực hành lâm sàng. Rối loạn đặc trưng chức năng gia đình và xã hội,... từ đó mang lại<br />
bằng quá trình ức chế toàn bộ tâm thần, biểu gánh nặng, tổn thất lớn về cả tinh thần và vật<br />
hiện bằng hội chứng trầm cảm, giai đoạn này chất cho gia đình và xã hội. Một trong những<br />
kéo dài ít nhất 2 tuần và trước đó phải có ít nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng này<br />
nhất một giai đoạn mà khí sắc biểu hiện bằng được cho là do chức năng nhận thức bị suy<br />
hội chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. giảm đặc biệt là các chức năng điều hành<br />
Theo Grande và cộng sự (2016), rối loạn cảm như lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, tư duy<br />
xúc lưỡng cực gặp ở hơn 1% dân số thế giới trừu tượng,… [2 - 3]. Các triệu chứng này đều<br />
nói chung, trong đó có 31% tới 52% đáp ứng có thể được nhận biết bởi các bác sĩ điều trị,<br />
với các tiêu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm, nhằm có biện pháp can thiệp và giúp bệnh<br />
cho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm lưỡng cực cao nhân tuân thủ điều trị.<br />
và là một vấn đề sức khoẻ luôn được quan tâm Trong những năm gần đây có một số lượng<br />
của ngành y tế nói chung và của ngành tâm lớn các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng<br />
thần học nói riêng [1]. rối loạn nhận thức trong trầm cảm có thể nhận<br />
Rối loạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc thấy trong các chức năng trí nhớ làm việc và<br />
lưỡng cực thường khởi phát sớm trong độ tuổi các khía cạnh của chức năng điều hành [4 - 5].<br />
Natalia và cộng sự nhận thấy các bệnh nhân<br />
rối loạn các chức năng điều hành càng nặng<br />
Tác giả liên hệ: Nguyễn Viết Chung, Trường Đại<br />
khi mức độ trầm cảm càng nặng [6]. Bệnh<br />
học Y Hà Nội<br />
nhân suy giảm trong việc lập các kế hoạch,<br />
Email: nvchunghmu@gmail.com<br />
giải quyết vấn đề đến với mình, sử dụng ngôn<br />
Ngày nhận: 08/03/2019<br />
ngữ, sắp xếp công việc, từ đó ảnh hưởng rất<br />
Ngày được chấp nhận: 18/04/2019<br />
<br />
<br />
88 TCNCYH 119 (3) - 2019<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
lớn đến các hoạt động hàng ngày, các chức Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
năng nghề nghiệp, gia đình, xã hội, khả năng Bệnh nhân nhập viện tại Viện Sức khỏe<br />
thích ứng với môi trường xung quanh,... dẫn Tâm thần được bác sĩ bệnh phòng chẩn đoán<br />
đến bệnh nhân càng có nhiều trải nghiệm khó rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm<br />
khăn và căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, sẽ được nghiên cứu viên đánh giá lại chẩn<br />
kém tuân thủ điều trị và là nguy cơ cao dẫn đến đoán bệnh theo tiêu chuẩn ICD - 10. Các bệnh<br />
tái phát của một giai đoạn bệnh tiếp theo [4]. nhân có chẩn đoán không phù hợp hoặc nghi<br />
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu ngờ chẩn đoán sẽ bị loại. Các đối tượng còn<br />
nào về chủ đề này, vì vậy chúng tôi thực hiện lại sẽ được đưa vào nghiên cứu khi họ được<br />
nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm thông báo về mục tiêu của nghiên cứu, đồng<br />
sàng rối loạn chức năng điều hành trong giai thời có sự chấp thuận của bệnh nhân và gia<br />
đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc đình. Bệnh nhân được đánh giá về các yếu<br />
lưỡng cực điều trị nội trú. tố nhân khẩu - xã hội học, đánh giá các chức<br />
năng điều hành trên lâm sàng ở thời điểm vào<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP<br />
viện.<br />
1. Đối tượng Số liệu được phân tích, xử lý bằng phần<br />
34 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn cảm mềm SPSS 20.0. Với các thuật toán tỷ lệ, giá<br />
xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm trị trung bình.<br />
theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10 điều trị 3. Đạo đức nghiên cứu<br />
nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần trong thời<br />
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu<br />
gian từ tháng 9/2017 đến tháng 8/2018. Loại<br />
phục vụ khoa học, nhằm nâng cao chất lượng<br />
trừ những bệnh nhân có tiền sử sa sút trí tuệ,<br />
chẩn đoán và điều trị bệnh; Loại hình nghiên<br />
bệnh nhân có tiền sử chậm phát triển tâm thần,<br />
bệnh nhân có tổn thương não được nhân thấy cứu mô tả nên không ảnh hưởng hay can thiệp<br />
qua thăm khám trên lâm sàng, bệnh nhân hoặc gì đến quá trình điều trị khách quan của bênh<br />
người nhà không đồng ý tham gia vào nghiên nhân; Nghiên cứu được hội đồng đề cương<br />
cứu. luận văn thạc sĩ Trường Đại học Y Hà Nội<br />
2. Phương pháp thông qua.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu<br />
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Đặc điểm Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Nam 8 23,5<br />
Giới<br />
Nữ 26 76,5<br />
<br />
Tuổi Tuổi trung bình 42,85 ± 15,70<br />
<br />
Thành thị 20 58,8<br />
Nơi sống<br />
Nông thôn 14 41,2<br />
<br />
TCNCYH 119 (3) - 2019 89<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
<br />
Đặc điểm Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)<br />
<br />
THCS 9 26,5<br />
<br />
Trình độ học vấn THPT 7 20,6<br />
<br />
Cao đẳng / đại học 18 52,9<br />
<br />
Chưa kết hôn 7 20,6<br />
<br />
Tình trạng hôn nhân Đang kết hôn 24 70,6<br />
<br />
Ly dị/goá 3 8,8<br />
<br />
Sống một mình 1 2,9<br />
Hoàn cảnh sống<br />
Sống với gia đình 33 97,1<br />
<br />
F31.3 12 35,3<br />
<br />
Chẩn đoán bệnh F31.4 10 29,4<br />
<br />
F31.5 12 35,3<br />
<br />
Số bệnh nhân nam chiếm 23,5%. Tổng số bệnh nhân nữ cao hơn gấp 3,26 lần so với tổng số<br />
bệnh nhân nam. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 42,85 ± 15,7. Số bệnh nhân sống ở<br />
thành thị chiếm tỷ lệ cao nhất (58,8%). Hơn một nửa số bệnh nhân có trình độ học vấn là học cao<br />
đẳng/đại học (52,9%). Số bệnh nhân đang kết hôn chiếm tỉ lệ cao nhất 70,6%; 1 trường hợp ly<br />
dị và 2 trường hợp góa. Hầu hết bệnh nhân sống với gia đình (97,1%). Tỷ lệ bệnh mức độ nặng<br />
chiếm 64,7%.<br />
2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn chức năng điều hành<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tỷ lệ rối loạn chức năng điều hành<br />
<br />
90 TCNCYH 119 (3) - 2019<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Sự suy giảm khả năng tư duy trừu tượng chiếm tỷ lệ cao nhất 79,4%<br />
Sự suy giảm sự lưu loát, chậm chạp tâm thần vận động, kiến tạo thị giác gần bằng nhau, với tỉ<br />
lệ tương đối, lần lượt là 70,6%; 70,63%; 67,6%<br />
Sự suy giảm khả năng lên kế hoạch và giải quyết vấn đề chiếm tỉ lệ 52,9% và 47,1%.<br />
Sự suy giảm khả năng tính toán chiếm tỉ lệ 41,2% và thấp nhất là khả năng sắp xếp với 20,6%<br />
3. Đặc điểm rối loạn chức năng điều hành trên các nhóm bệnh nhân<br />
Bảng 2. Tỷ lệ rối loạn chức năng điều hành trên các nhóm bệnh nhân<br />
<br />
Chậm chạp Tư duy Lưu loát Tính Lên kế<br />
Rối loạn chức năng điều<br />
âm thần vận trừu lời nói toán hoạch<br />
hành<br />
động (%) tượng (%) (%) (%) (%)<br />
<br />
Mức độ trầm Mức độ vừa 66,7 58,3 41,7 66,7 58,3<br />
cảm Mức độ nặng 86,4 77,3 40,9 45,5 63,6<br />
Số giai đoạn 1 - 2 giai đoạn 76,9 38,5 38,5 46,2 57,7<br />
trầm cảm<br />
trong quá khứ > 2 giai đoạn 87,5 75 50 75 75<br />
<br />
Số đợt tái < 4 đợt 73,9 78,3 43,5 47,8 52,2<br />
phát bệnh ≥ 4 đợt 90,9 54,5 36,4 63,6 81,8<br />
<br />
Thời gian bị ≤ 36 tháng 80 80 50 60 65<br />
bệnh > 36 tháng 78,6 57,1 28,6 42,9 57,1<br />
<br />
Trên nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng có tỷ lệ rối loạn cao hơn: sự chậm chạp tâm thần vận<br />
động (86,4%), tư duy trừu tượng (77,3%), lên kế hoạch (63,6%)<br />
Trên nhóm bệnh nhân có trên 2 giai đoạn trầm cảm trong quá khứ có tỷ lệ rối loạn các chức năng<br />
nhận thức cao hơn nhóm có 1 - 2 giai đoạn<br />
Nhóm bệnh nhân có từ trên 4 đợt tái phát bệnh có tỷ lệ rối loạn các chức năng nhận thức cao<br />
hơn: sự chậm chạp tâm thần vận động (90,9%), Tính toán (63,6%), lên kế hoạch (81,8%).<br />
Nhóm bệnh nhân có thời gian bị bệnh từ dưới 36 tháng có tỷ lệ rối loạn cao hơn ở tất cả các<br />
khía cạnh của chức năng điều hành.<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Lê Thị Thu Hà là 42,34 tuổi [8]. Mặt khác đây<br />
Trong 34 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ nữ là độ tuổi trưởng thành với kết quả tỷ lệ đang<br />
gấp khoảng 3,26 lần so với nam. Kết quả này kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất 70,6% và hầu hết<br />
cũng phù hợp với nghiên cứu tổng quan của bệnh nhân sống cùng gia đình 97,1%. Tỷ lệ<br />
Arianna Diflorio và Ian Jones năm 2010, nữ bệnh nhân có trình độ học vấn Cao đẳng/đại<br />
giới có tỷ lệ cao hơn bị mắc RLCXLC II [7]. học chiếm tỷ lệ cao nhất 52,9%, đây là nguồn<br />
Độ tuổi trung bình của nhóm là 42,85 ± 15,7, nhân lực cho các vùng thành thị, phù hợp với tỷ<br />
kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của lệ bệnh nhân sống ở thành thị chiếm tới 58,8%.<br />
<br />
TCNCYH 119 (3) - 2019 91<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Đáng chú ý là bệnh nhân nặng chiếm giai đoạn trầm cảm so với nhóm chứng khoẻ<br />
64,7% ( 29,4% không có loạn thần, 35,3% có mạnh. Những rối loạn sự lưu loát về lời nói có<br />
loạn thần). Có thể thấy, nhóm bệnh nhân rối nhiều dạng khác nhau, bao gồm sự bảo tồn,<br />
loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm sự lặp lại những từ hoặc sự hình thành những<br />
điều trị nội trú thường ở mức độ nặng. từ ngữ không thuộc bảng cho sẵn. Sự suy<br />
2. Đặc điểm rối loạn chức năng điều hành giảm trong các bài kiểm tra sự lưu loát bằng<br />
trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối lời nói nhìn chung là một chỉ điểm chẩn đoán<br />
loạn cảm xúc lưỡng cực tốt của rối loạn chức năng thùy trán, đặc biệt<br />
là bán cầu não trái. Tuy nhiên, một bài kiểm<br />
Suy giảm trong khả năng tư duy trừu tượng<br />
tra sự lưu loát về lời nói có thể cho thấy sự<br />
thường gặp nhất với tỷ lệ 79,4%, bệnh nhân<br />
thay đổi hoặc những rối loạn chức năng của vỏ<br />
khó khăn trong việc liên tưởng, hiểu ý nghĩa<br />
não thái dương trái hoặc vùng não trước trán<br />
của các từ, sự giống và khác nhau giữa các<br />
trái. Herrmann và các đồng nghiệp cho thấy<br />
khái niệm. Điều này ảnh hưởng tới việc bệnh<br />
sự suy giảm sự lưu loát bằng lời nói ở những<br />
nhân hiểu các câu chuyện, các giao tiếp hàng<br />
bệnh nhân bị trầm cảm có thể là do giảm<br />
ngày và trong công việc. Trong nghiên cứu của<br />
oxyhemoglobin xung quanh thùy trán so với<br />
chúng tôi, khi hỏi các bệnh nhân sự giống nhau<br />
người khỏe mạnh. Tương tự như vậy, giảm lưu<br />
giữa các khái niệm: “ quả cam” với “ quả chuối”,<br />
lượng máu và hoạt động trao đổi chất có thể<br />
“ tàu hoả” với “xe đạp”; Bệnh nhân thường gặp<br />
có mối liên hệ giữa sự thay đổi nhận thức và<br />
khó khăn để liên tưởng và tìm ra các điểm<br />
trầm cảm, đặc biệt là ở người cao tuổi. Những<br />
chung giữa các khái niệm này. Thường người<br />
liên kết các công việc khác làm giảm sự lưu<br />
bệnh chỉ có khả năng nói rằng đều có màu<br />
loát lời nói đến các hoạt động thần kinh gần tối<br />
vàng thay vì đều là hoa quả hay đều có bánh<br />
ưu xung quanh nhân đuôi và phần trán của các<br />
thay vì đều là phương tiện đi lại.<br />
nếp cuộn thể trai ở bán cầu trái [10].<br />
Chậm chạp tâm thần vận động gặp ở<br />
Khả năng kiến tạo thị giác bị rối loạn ở<br />
70,6% bệnh nhân, kết quả này cao hơn so với<br />
67,6% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng<br />
Gallagher và cộng sự (2014) là 34% [5]. Sở<br />
tôi; bệnh nhân biểu hiện qua việc không thể vẽ<br />
dĩ có sự khác biệt này là do nghiên cứu của<br />
lại được hình khối lập phương hay vẽ đồng hồ<br />
Gallagher thực hiện trên đối tượng bệnh nhân<br />
trong test MoCA.<br />
có mức độ bệnh nhẹ hơn, Hamilton D trung<br />
Rối loạn các chức năng nhận thức cao cấp<br />
bình 20 điểm và bệnh nhân không có triệu<br />
khác như: Khả năng tính toán (41,2%), Lập kế<br />
chứng loạn thần trong đợt bệnh này. Sự khác<br />
hoạch (52,9%), giải quyết vấn đề (47,1%) và<br />
biệt về mức độ nặng bệnh cũng là yếu tố ảnh<br />
sắp xếp công việc (20,6%). Suy giảm ở những<br />
hưởng tới mức độ suy giảm nhận thức.<br />
khía cạnh này ảnh hưởng trực tiếp đến khả<br />
Suy giảm trong sự lưu loát lời nói gặp ở<br />
năng làm việc của bệnh nhân về sự chính xác<br />
70,6% bệnh nhân, sự suy giảm này khiến<br />
và hiệu quả trong công việc. Khả năng giải<br />
bệnh nhân khó khăn trong giao tiếp hàng ngày,<br />
quyết vấn đề đang bị cản trở bởi những khó<br />
khó lựa chọn từ ngữ, khó diễn đạt ý định của<br />
mình. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của khăn trong việc tạo ra hệ thống các giải pháp<br />
Basso và cộng sự (2002) [9], trong nghiên cứu có thể, do suy giảm trong việc lên kế hoạch,<br />
này ông cũng thấy sự suy giảm về sự lưu loát cũng như việc ra quyết định, kiểm nghiệm một<br />
lời nói ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực điều gì đó. Điều này được cho là dựa trên nền<br />
<br />
<br />
92 TCNCYH 119 (3) - 2019<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
tảng hoạt động gần tối ưu của vỏ não trước có thời gian bị bệnh từ dưới 36 tháng. Lý do<br />
trán bên đã bị suy giảm ở bệnh nhân rối loạn các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
cảm xúc lưỡng cực trong giai đoạn trầm cảm có thời gian bị bệnh từ dưới 36 tháng có tỷ lệ<br />
[11]. rối loạn các chức năng điều hành nhiều hơn<br />
3. Đặc điểm rối loạn chức năng điều hành là do nhóm bệnh nhân này trong nghiên cứu<br />
ở các nhóm bệnh nhân của chúng tôi gặp nhiều hơn các bệnh nhân<br />
trầm cảm mức độ nặng và có nhiều đợt tái phát<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy<br />
bệnh hơn so với nhóm có thời gian bị bệnh trên<br />
rằng tỷ lệ rối loạn các chức năng điều hành<br />
36 tháng.<br />
hầu hết gặp nhiều hơn trong nhóm bệnh nhân<br />
trầm cảm mức độ nặng so với nhóm mức độ V. KẾT LUẬN<br />
vừa. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với<br />
Qua nghiên cứu đặc điểm rối loạn chức<br />
nghiên cứu của Natalia và cộng sự (2016) khi<br />
năng điều hành của 34 bệnh nhân rối loạn cảm<br />
đánh giá trên 100 bệnh nhân rối loạn cảm xúc<br />
xúc lưỡng cực trong giai đoạn trầm cảm điều<br />
lưỡng cực trong giai đoạn trầm cảm, ông nhận<br />
trị nội trú; Rối loạn các chức năng điều hành<br />
thấy rằng các chức năng điều hành gặp nhiều<br />
thường gặp, đa dạng; Chức năng điều hành<br />
hơn và nặng nề hơn trên nhóm bệnh nhân có<br />
bị suy giảm nhiều hơn ở các bệnh nhân có<br />
mức độ trầm cảm nặng hơn. Trong nghiên cứu<br />
trên 2 giai đoạn trầm cảm trong quá khứ. Tạo<br />
này ông cũng đưa ra kết luận rằng chính sự rối<br />
nên vòng xoắn bệnh lý giữa sự suy giảm chức<br />
loạn nhận thức nặng hơn này dẫn đến chức<br />
năng điều hành và sự tái phát các giai đoạn<br />
năng chung về gia đình, xã hội và công việc<br />
trầm cảm.<br />
của bệnh nhân bị suy giảm [6].<br />
Tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu của Lời cảm ơn<br />
chúng tôi thấy rằng tỷ lệ rối loạn khả năng tính Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Bộ<br />
toán lại gặp cao hơn trên nhóm bệnh nhân môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội, Viện<br />
trầm cảm mức độ vừa so với nhóm trầm cảm Sức khoẻ Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai đã<br />
mức độ nặng. Sự khác biệt này có thể gợi ý cho phép và giúp đỡ chúng tôi thực hiện đề tài<br />
một cơ chế rối loạn khả năng tính toán độc lập nghiên cứu.<br />
với mức độ trầm cảm và các chức năng điều Chúng tôi xin cam đoan nghiên cứu này<br />
hành khác. Chúng ta cần thêm những nghiên không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào<br />
cứu để tìm hiểu thêm về khía cạnh này. Khả khác đã được công bố tại Việt Nam. Các số<br />
năng tính toán được đánh giá qua test 100 - 7, liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn<br />
có thể khả năng tính toán này là khả năng đã chính xác, trung thực và khách quan, đã được<br />
được bệnh nhân rèn luyện qua nhiều năm học sự xác nhận và chấp nhận của cơ sở nghiên<br />
tập và làm việc và trở nên bền vững, nên nó cứu.<br />
khác biệt so với các chức năng điều hành khác<br />
và ít bị dao động hơn trong giai đoạn trầm cảm TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
hiện tại của bệnh nhân. 1. Grande I, Berk M, Birmaher B et<br />
Trong khi đó, rối loạn các chức năng điều al (2016). Bipolar disorder. The Lancet,<br />
hành gặp tỷ lệ cao hơn trong nhóm bệnh nhân 387(10027), 1561 – 1572.<br />
có nhiều hơn các giai đoạn trầm cảm trong 2. Hilty D.M, Leamon M.H, Lim R.F et al<br />
quá khứ, có nhiều đợt tái phát bệnh hơn và (2006). A Review of Bipolar Disorder in Adults.<br />
<br />
<br />
TCNCYH 119 (3) - 2019 93<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Psychiatry (Edgmont), 3(9), 43 – 55. 22(5), 437 – 452.<br />
3. Merikangas KR, Jin R, He J et al (2011). 8. Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Kim Việt,<br />
Prevalence and correlates of bipolar spectrum Trần Hữu Bình và cộng sự (2018). Nhận xét<br />
disorder in the world mental health survey một số đặc điểm thực trạng điều trị trầm cảm ở<br />
initiative. Archives of General Psychiatry, người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Y Học<br />
68(3), 241 – 251. Việt Nam, 463(1), 165 – 169.<br />
4. Julita Ś và Alina B (2014). Cognitive 9. Michael R. Basso et al (2002).<br />
functioning in a depressive period of Neuropsychological Impairment among manic,<br />
bipolar disorder. Archives of Psychiatry and depressed, and mixed-episode inpatients with<br />
Psychotherapy, 16(4), 27 – 37. bipolar disorder. Neuropsychology, 16, 84 – 91.<br />
5. Gallagher P, Gray J.M, Watson S et al 10. Okada G, Okamoto Y, Morinobu S et<br />
(2014). Neurocognitive functioning in bipolar al (2003). Attenuated Left Prefrontal Activation<br />
depression: a component structure analysis.<br />
during a Verbal Fluency Task in Patients with<br />
Psychological Medicine, 44(5), 961 – 974.<br />
Depression. Neuropsychobiology, 47(1), 21 –<br />
6. Natalia S.K, Joana C.N, Pedro V.M et<br />
al (2016). Cognition and functioning in bipolar 26.<br />
depression. Revista Brasileira de Psiquiatria, 11. David B D., Russell A.B, Juliana E.P<br />
38(3), 201 – 206. et al (2005). Dissociable Controlled Retrieval<br />
7. Diflorio A và Jones I (2010). Is sex and Generalized Selection Mechanisms in<br />
important? Gender differences in bipolar Ventrolateral Prefrontal Cortex. Neuron, 47(6),<br />
disorder. International Review of Psychiatry, 907 – 918.<br />
<br />
Summary<br />
EXECUTIVE DYSFUNCTION IN A DEPRESSIVE PERIOD<br />
OF BIPOLAR DISORDER<br />
Executive dysfunction in a depressive period of bipolar disorder is common and expressed<br />
as a variety of symproms. However, it has yet to receive much attention in research circles nor<br />
is it commonly assessed in clinical practice. A cross-sectional study was performed by recruiting<br />
34 in-patients at National Institute of Mental Health during 9/2017 – 8/2018 to describe clinical<br />
features of executive dysfunction in a depressive period of bipolar disorder. We obtained the<br />
following results: The rate of executive dysfunction: Abstraction (79.4%), verbal fluency and<br />
psychomotor retardation (70.6%), planning (52.9%), problem solve (47.1%). Executive dysfunction<br />
is more common in the group of patients who have had more than 2 depressive episodes in<br />
the past or the duration of disease is lower than 36 months. This study confirmed that clinical<br />
features of cognitive dysfunction among bipolar depressive patients were diverse and common.<br />
<br />
Key words: executive dysfunction, bipolar disorder, bipolar depressive<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
94 TCNCYH 119 (3) - 2019<br />