intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sản xuất phân vi sinh từ phế thải nông nghiệp quy mô hộ gia đình

Chia sẻ: Nguyen Thi Thu Hau Thu Hau | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

425
lượt xem
189
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo và tập huấn về Sản xuất phân vi sinh từ phế thải nông nghiệp quy mô hộ gia đình

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sản xuất phân vi sinh từ phế thải nông nghiệp quy mô hộ gia đình

  1. TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ MÔI TRƯỜNG SIDA CỘNG ĐỒNG ĐIỆN BIÊN DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CÙNG THAM GIA QUẢN LÝ CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN SẢN XUẤT PHÂN VI SINH TỪ PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH ĐIỆN BIÊN-10/2007 1
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỤC LỤC.............................................2 PHẦN I..............................................3 PHÂN BÓN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP................3 I. VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP. 3 1. Phân bón và năng suất cây trồng..................3 2. Phân bón và chất sản phẩm nông nghiệp...........3 II. CÁC LOẠI PHÂN BÓN...............................3 1. Phân hóa học.....................................3 2. Phân hữu cơ......................................3 3. Hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp..........4 PHẦN II.............................................5 CÁC ĐỊNH LUẬT SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG NÔNG NGHIỆP...5 I. LUẬT TRẢ LẠI.....................................5 II. LUẬT YẾU TỐ HẠN CHẾ............................5 III. LUẬT BỘI THU KHÔNG HẲN TỈ LỆ THUẬN V,ỚI LƯỢNG PHÂN BÓN............................................5 IV. LUẬT ƯU TIÊN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.............6 V. LUẬT SỮA CHỮA CÁC SỰ MẤT CÂN BẰNG TRONG ĐẤT. 6 VI. BÓN PHÂN KHÔNG ĐƯỢC GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ....................................................7 PHẦN III............................................8 QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN VI SINH HỮU CƠ............8 TỪ PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH........8 I.ĐỊNH NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH. .8 1. Định nghĩa........................................8 2. Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh................8 II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT..............................8 1. Lý do tiến hành nghiên cứu quy trình sản xuất phân vi sinh........................................8 2. Chế phẩm sinh học BioVAC.........................9 3. Chuẩn bị nguyên liệu (dùng cho sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh).....................................9 4. Các bước tiến hành...............................9 5. Kết quả phân tích chất lượng- giá thành sản phẩm phân hữu cơ vi sinh sản xuất tại nông hộ gia đình. 10 6. Lợi ích của quy trình...........................11 III. PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN HỮU CƠ VI SINH CHO MỘT SỐ CAY TRỒNG ...................................................12 2
  3. PHẦN I PHÂN BÓN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP I. VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1. Phân bón và năng suất cây trồng Bằng kinh nghiệm sẳn xuất của mình, nông dân Việt Nam đã đúc kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu nông dao đã khẳng định vai trò của phân bón trong hệ thống liên hoàn tăng năng suất cây trồng. Trong mấy thập kỷ qua, năng suất cây trồng đã không ngừng tăng lên, ngoài vai trò của giống mới có tác dụng quyết định của phân bón. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình (cho năng suất cao) khi được bón đủ phân và bón hợp lý. 2. Phân bón và chất sản phẩm nông nghiệp Cây trồng hút chất dinh dưỡng trong đất và từ phân bón để tạo nên sản phẩm của mình, sau khi kết hợp với sản phẩm của quá trình quang hợp, cho nên sản phẩm thu hoạch phản ánh tình hình đất đai, và việc cung cấp thức ăn cho cây. Bón phân cân đối và vừa phải thì việc bón phân có thể làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Thiếu chất dinh dưỡng, bón phân không cân đối hoạc bón quá nhu cầu của cây đều làm giảng chất lượng nông sản. Giữa các bộ phận của cây thì phân bón làm thay đổi thành phần của lá dễ hơn là thay đổi thành phần hóa học của hạt. Thức ăn không cân đối, chất lượng kém, thiếu vitamin, thiếu nguyên tố vi lượng khiến người và động vật dù ăn nhiều vẫn không tăng trọng được và vẫn mắc các bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu.... II. CÁC LOẠI PHÂN BÓN 1. Phân hóa học Là những hợp chất khoáng, chủ yếu dưới dạng muối, chứa các nguyên tố dinh dưỡng của thực vật, bón vào đất cho cây trồng, sử dụng đồng thời các loại phân khác để nâng cao độ phì của đất. Phân hóa học gồm: Phân đạm, phân lân, kali, phân vi l ượng và phân phức hợp Phân hóa hoạc có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của nông sản. Việc sử dụng phân hóa học trong nền nông nghiệp hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng phân hóa học cần đúng liều lượng tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. 2. Phân hữu cơ Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ khi vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất. 3
  4. * Tác dụng - Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất dể nuôi cây, chú yếu là đạm, lân, lưu huỳnh cùng một số chất vi lượng - Cải tạo tính chất đất, làm cho đất có kế cấu và thành phần cơ giới tốt hơn, khả năng giữ nước của đất, giảm hiện tượng xói mòn đất. -Gữ chất dinh dưỡng, tăng hiệu suất của phân hóa học, hạn chế hiện tượng mất các nguyên tố dinh dưỡng do bốc hơi và rửa trôi - Gia tăng hoạt động của các vi sinh vất đất, nhờ có tác động đến sự phát triển của cây trồng 3. Hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp Khái niệm: Hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp là duy trì hay điều chỉnh độ phì nhiêu của đất và cung cấp thức ăn đến mức tối thích để ổn định năng suất cây trồng như mong muốn qua việc vận dụng tối thích mọi nguồn thức ăn có thể cho cây một cách tổng hợp. Kết hợp thích đáng các loại phân khoáng, các loại phân hữu cơ, mọi tàn thể thực vật, các loại phân ủ hay cây cố định đạm tùy theo hệ thống sử dụng đất và các điều kiện sinh thái, xã hội hay kinh tế  Tại sao cần sử dụng hóa học - Phân hữu cơ tỷ lệ chất dinh dưỡng thấp không thể thỏa mãn yêu cầu thâm canh - Phân hữu cơ phản ánh trung thành tình hình của đất tại địa phương - Phân hữu cơ phân giải chậm, không cung cấp đủ và kịp thời cho cây trồng  Vận dụng hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp trong hệ thống nông nghiệp và tình hình kinh tế xã hội khác nhau. - Bón phân hóa học đi trước một bước ở các vùng đất xấu mà chăn nuôi chưa phát triển kịp để phục vụ trồng trọt - Trên đất đồi xấu cho phân hóa học đi trước một bước để tăng nhanh sinh khối - Bón phối hợp phân hữu cơ đảm bảo chất lượng mong muốn - Kết hợp tàn thể thực vật, phân chuồng, phân hóa học để đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững. 4
  5. PHẦN II CÁC ĐỊNH LUẬT SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG NÔNG NGHIỆP I. LUẬT TRẢ LẠI Để cho đất khỏi bị kiệt quệ, cần trả lại cho đất tất cả những yếu tố phân bón cây trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch. Song định luật này chưa đầy đủ. Đất được xem là một vật chết, là giá đỡ của cây trồng. Trong đất có một quá trình chuyển hóa lý, hóa, sinh phong phú và phức tạp, nên nếu chỉ đơn thuần trả lịa các khoáng bị cây trồng lấy đi là chưa đủ, mà còn phải chú ý tới quá trình phân hủy mùn trong đất sau canh tác. Ngoài việc duy trì chất khoáng còn phải duy trì hàm lượng mùn cho đất. Nếu các quá trình sinh, lý, hóa sinh không được cải thiện qua việc duy trì mùn cho đất một cách hợp lý thì dù có trả lại đầy đủ khoáng cho cây trồng thì cũng có sử dụng một cách hiệu quả. Mùn trong đất có tác dụng rõ đến hệ số sử dụng phân bón của cây trồng. Định luật cần được mở rộng: Ngoài việc trả lại những yếu tố do cây trồng lấy đi còn phải trả lại chất dinh dưỡng bị rửa trôi nữa. Không những trả lại các chất dễ tiêu do cây trồng lấy theo sản phẩm thu hoạch và bị rửa trôi (kéo theo nước mưa, gió) mà còn phải trả lại các chất dễ tiêu mất di do bón phân nữa. Việc bón một nguyên tố này có thể làm cho nguyên tố khác bị rửa trôi, bị cố định lại, cây trồng không đồng hóa được (có thể là quá trình hấp phụ hóa học), hay ngăn cản việc hút một nguyên tố khác... II. LUẬT YẾU TỐ HẠN CHẾ Năng suất cây trồng tỉ lệ với nguyên tố phân bón có tỉ lệ thấp nhất so với yêu cầu của cây trồng. Theo định luật này, thì yếu tố tối thiếu cứ luân phiên nhau xuất hiện. Trong thực tế, để tăng năng suất, người trồng tỉa tiếp tục bón thêm phân, song năng suất không mãi mãi tăng theo tỷ lệ thuận với lượng phân bón vào, quá một thời hạn nhất định năng suất lại giảm xuống Định luật này có thể được mở rộng thành: Đất thiếu hay thừa một nguyên tố dinh dưỡng dễ tiêu (nào đó) so với yêu cầu của cây cũng đều làm giảm hiệu quả của các nguyên tố khác và do đó làm giảm năng suất của cây. III. LUẬT BỘI THU KHÔNG HẲN TỈ LỆ THUẬN V,ỚI LƯỢNG PHÂN BÓN Trong một số thí nghiệm phân bón, cho ngô chẳng hạn, người tra tăng dần lượng phân bón cho ngô và ghi lại năng suất ở mỗi mức bón tương ứng, thì thấy như sau: 5
  6. + Công thức không bón, năng suất đạt 40,9 tạ/ha + Công thức bón bón 40n/ha, năng suất đạt 56,5 tạ/ha, tăng 15,6 tạ/ha so với không bón + Công thức bón 80N/ha, năng suất đạt 70,8 tạ/ha, tăng 29,9 tạ/ha so với không bón phân. + Công thức bón 120N/ha, năng suất đạt 76,2 tạ/ha, tăng 35,3 tạ/ha so với không bón phân. + Công thức bón 160 N/ha, năng suất đạt 79,9 tạ/ha, tăng 30,9 tạ/ha so với không bón phân Tính hiệu suất chung + Bón mức 40 kg N/ha hiệu suất đạm bón là 39 kg ngô/1 kg đạm + Bón mức 80 kg N/ha hiệu suất bón là 37,37 kg ngô/ 1 kg đạm + Bón mức 120kg N/ha hiệu suất đạm bón là 29,41 kg ngô/ 1 kg đạm + Bón mức 160 kg N/ha hiệu suất đạm bón là 29,41 kg ngô/ 1 kg đạm. Mục đích của người sản xuất không phải chỉ nhằm tăng năng suất cao mà tìm lợi nhuận cao nhất. Do đó phải tìm lượng bón tối thích kinh tế IV. LUẬT ƯU TIÊN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Chất lượng sản phẩm là toàn bộ chỉ tiêu sinh học (Protein, các chất khoáng, chất đường bột, chất kích thích, chất men,....) có trong cây đảm bảo cho con người và vật nuôi khi sử dụng các sản phẩm của cây làm thức ăn vẫn đảm bảo được việc trao đổi chất bình thường, phát triển (kể cả cá thể và bầy đàn) tốt đẹp, cân bằng, không bị hại. Việc bón thừa đạm dẫn đến tích lũy Nitrat, làm chỉ số axit amin trong rau. Bón quá nhiều kali làm giảm hàm lượng Mg và Na trong cỏ làm động vật bị bệnh co cơ đồng cỏ, bón quá nhiều đạm cũng làm giảm tỷ lệ Cu trong huyết thanh gia súc. Do vậy, mà làm giảm trọng lượng tổng đàn. Thức ăn thiếu vitamin, người ăn thức ăn sẽ mắc bệnh thiếu vitamin. Bón phân không thích hợp còn có thể làm hình thành các chất chống chuyển hóa trong cây có thể gây hai ngay trước mắt mà cũng có thể tích lũy trong cơ thể gây hại lâu dài. Thí dụ, các yếu tố chông hoạt động của tuyến giáp trạng, một số estrogen, một số glucozit gây xanh xao... Đáng tiếc là chất lượng sản phẩm lại không bình thường tăng cùng năng suất mà nhiều khi lại đi theo chiều ngược lại, nhất là trong trường hợp bón nhiều phân để đạt năng suất cao. Khi bón phân thì mục đích đầu tiên là phải chú ý đến chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm phải được coi trọng hơn là năng suất. Từ rất lâu, khắp trên thế giới đã tồn tại câu ngạn ngữ cổ: Đất tạo ra động vật. Ngày nay người ta có thể nói: Phân bón gây dựng nên động vật. V. LUẬT SỮA CHỮA CÁC SỰ MẤT CÂN BẰNG TRONG ĐẤT Tất cả các hiện tượng mất cân bằng các chất dinh dưỡng dễ tiêu vốn có hay mới xuất hiện. Dù là do cây hút để tạo năng suất hoặc là hậu quả 6
  7. của việc bón phân hay do bất kỳ một lý do nào khác đều phải được sửa chữa bằng cách bón phân nhằm thiết lập cân bằng tối thích giữa các nguyên tố trong đất để có thê thu được sản phẩm có chất lượng sinh học cao, với năng suất cao nhất, mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm cao. Thuật ngữ cân bằng tối thích ở đây có thể hiểu là + Phải bù lại tất cả nguyên tố bị mất mát + Phải sữa chữa tất cả mọi hiện tượng thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng Do vậy có thể phát biểu định luật này như sau: Phải thông qua việc bón phân sửa chữa tất cả những sự mất cân đối chất khoáng trong đất để có năng suất cao nhất với chất lượng sinh học đảm bảo không có hại cho sức khỏe con người và vật nuôi. VI. BÓN PHÂN KHÔNG ĐƯỢC GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Tham khảo hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng trong các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vất mà tính toán việc bón phân để khỏi gây ô nhiễm kim loại nặng cho đất. Căn cứ vào sự chuyển hóa phân sau khi bón mà tính toán cách bón, lượng bón, thời kỳ bón sao cho đừng vì thâm canh tăng năng suất mà làm ô nhiễm nguồn nước uống và làm phú dưỡng nguồn nước nuôi trồng thủy sản., làm suy giảm môi trường sống để vì lợi ích cục bộ trước mắt mà gây hậu quả lâu dài vì việc khắc phục ô nhiễm đất rất tốn kém. Tránh lợi bất cập hại 7
  8. PHẦN III QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN VI SINH HỮU CƠ TỪ PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH I.ĐỊNH NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH 1. Định nghĩa Phân vi sinh là sản phẩm chứa các vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng, mà cây trồng có thể sử dụng được (N, P, K,...) hay các hoạt chất sinh học, góp phần làm nâng cao năng suất và (hoặc) chất lượng nông sản. Phân vi sinh vật phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến con người, thực vật môi trường sinh thái và chất lượng nông sản. 2. Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh - Phục hồi và duy trì độ phì nhiêu của đất canh tác - Tăng hiệu quả hấp thụ phân hóa học của cây trồng. Từ đó làm giảm lượng phân bón 30-45%. - Tăng khả năng chống chịu của cây trồng do tác dụng của các vi sinh vật và nấm kháng sinh. Từ đó giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật 30-35%. -Tăng năng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch. Không gây ô nhiễm môi trường. II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT 1. Lý do tiến hành nghiên cứu quy trình sản xuất phân vi sinh 1.1. Thói quen sử dụng quá mức các loại phân hóa học làm thoái hóa đất, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các sinh vật khác. Đồng ruộng đang thiếu hụt trầm trọng nguồn phân bón hữu cơ. 1.2. Giá thành phân hữu cơ vi sinh sản xuất quy mô công nghiệp cón qúa cao, không phù hợp với tập quán và trình độ canh tác của nông dân việt nam 1.3. Nguồn phế thải nông nghiệp còn dư thừa ở nông thôn còn rất lớn gây lẵng phí và ô nhiễm môi trường. 1.4. Công nghệ khí sinh học Biogas có nhiều tác dụng to lớn trong việc xử lý chất thải chăn nuôi, tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt và bảo vệ môi trường nhưng do thói quen của người nông dân cho rằng: “Việc áp dụng công nghệ Biogas không được xem như nguồn phân bón”. Đây cũng là một trong những tác động thiếu tích cực trong việc lôi cuốn các hộ nông dân tham gia chương trình phát triển công nghệ khí sinh học 8
  9. 2. Chế phẩm sinh học BioVAC Chế phẩm sinh học BioVAC là tập đoàn các chủng vi sinh vật hữu cơ có ích tác dụng chính trong việc phân giải các loại phế thải nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh. BioVAC bao gồm các chủng vi sinh vật chính sau: - Vi sinh vật phân giải lân: Có tác dụng phân giải các dạng lân khó tiêu thành dạng dễ tiêu giúp cho cây trồng hấp thu nhanh chóng. - Vi sinh vật phân giải cellulose: Giúp phân hủy các loại chất xơ (cellulose) trong nguyên liệu tạo các chất dinh dưỡng và mùn. - Vi sinh vật cố định đạm: Là loại sinh vật có tác dụng cố định đạm ni tơ tự do trong không khí và trong đất ( cây trồng không hấp thu được) tạo thành đạm dễ tiêu cung cấp cho đất và cho cây trồng - Vi sinh vật tổng hợp IAA: Là vi sinh vật kết hợp với hệ rễ cây trồng tổng hợp nên chất kích thích sinh trưởng IAA giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. - Vi sinh vật sinh axitlactic: Vi sinh vật đối kháng, trong quá trình hoạt động tiết ra các chất kháng sinh kìm hãm và tiêu diệt các loại vi sinh vật gây hại, các loại mầm bệnh, côn trùng có vòng đời sống trong đất. 3. Chuẩn bị nguyên liệu (dùng cho sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh) - Phế phẩm nông nghiệp: Trấu, rơm, thân cây, đậu, bí lạc, 2,5-3 m3 bèo tây, dây khoai, rác thải sinh hoạt - Than bùn (nếu có) hoặc bùn ao phơi khô 200kg - Dịch thải hầm Biogas (hoặc nước phân, nước thường) 200-500 lít - Chế phẩm sinh học đa chủng BioVAC 0,5 kg - Chất xúc tác sinh học BICAT 0,5 lít 4. Các bước tiến hành  Bước 1: Phối trộn khô Các chế phẩm nông nghiệp: Rơm rạ, bèo tây và cỏ phải được băm nhỏ, chặt khúc với độ dài không quá 10-15 cm, phơi khô. Các thành phần nguyên liệu trên được phối trộng ở dạng khô một cách kỹ càng.  Bước 2: Phối trộn ướt Hòa 0,5 kg chế phẩm sinh học BioVAC và o,5 lít chất xúc tác BICAT với khoảng 50-100 lít dịch thải hầm Biogas hoặc nước phân, sau đó tưới đều lên lớp hồn hợp khô nguyên liệu khô đã được trộn sẵn ở bước 1 (vừa tưới vừa đảo đều).  Bước 3: Ủ bán kỵ khí Sau khi hoàn thành công đoạn trộn ướt, toàn bộ khối lượng nguyên liệu hỗn hợp này được chất đống, và nén chặt, được phủ bên ngoài bằng đất bùn hoặc rơm rạ. Đảo trộn: Cứ sau khi ủ 20 ngày phải đảo đống ủ 1 lần. Phương pháp đảo; Đảo từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để khối nguyên liệu được ủ 9
  10. đều. Trung bình sau 45-50 ngày ủ, nguyên liệu ủ trên cho ta sản phẩm phân hữu cơ vi sinh. 5. Kết quả phân tích chất lượng- giá thành sản phẩm phân hữu cơ vi sinh sản xuất tại nông hộ gia đình 5.1. Đánh giá cảm quan Sản phẩm sau khi ủ 60 ngày là một hỗn hợp tơi xốp đều, có màu đen nâu, đặc biệt là những hộ gia đình có thêm thành phần than bùn thì phân có màu đen hơ, không có mùi hôi thối. 5.2. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm Bảng 1: Diễn biến của nhiệt độ trong hỗn hợp nguyên liệu ủ Thời gian 1 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 (ngày) Nhiệt ộ 25 3 33 37 43 35 40 41 45 32 36 36 trong đống ủ 0 Đảo Đảo Nhiệt độ và độ ẩm hạ thấp trong thời gian ủ 60 ngày chứng tỏ quá sinh sinh khối của các chủng vi sinh vật đã kết thúc, sự phân hủy các chất hữu cơ trong hỗn hợp phân bón đã xảy ra hoàn toàn. Tỏng thời gian ủ từ ngày thứ 15 đến 45, nhiệt độ của khối ủ luôn dao động trong suốt khoảng 37-45 oC. Chứng tỏ quá trình lên men vi sinh vật đã diễn ra rất mạnh mẽ. Trong quá trình ủ, độ ẩm trong khối khí giảm dần. Quá trình giảm dần độ ẩm trong khối khí đã diễn ra đúng quy luật, do hai nguyên nhân: Sự tăng nhiệt độ làm cho hơi nước bốc hơi mạnh, và nước cần cho quá trình phân giải xenlulo. 5.3. Các kết quả phân tích chất lượng phân hữu cơ sinh học đa chủng Bảng 2: Hàm lượng các thành phần dinh dưỡng trong phân bón vi sinh vật đa chủng (%) Thành phần Có than bùn Không có than bùn P2O5 Tổng số 0,28 0,25 P2O5 dễ tan 0,13 0,1 K2O Tổng số 0,06 0,1 N Tổng số 0,5 0,29 Mùn (độ hoai mục) 15,9 16,5 Axit humix 2,54 1,43 Nguồn: Số liệu phân tích của Trung tâm phân tích môi trường- Viện Hóa học công nghiệp Bảng 3: Số lượng vi sinh vật hữu ích, cofiform, Fecacoliform và trứng giun trong 1gam sản phẩm (phân vi sinh vật đa chủng) Vi sinh vật Kết quả Số lượng vi sinh vật hữu ích trong 1 gam phân sau khi ủ (*) 3,1.107 10
  11. Số lượng Coliform và Feacacoliform trong 1 gam phân sau khi ủ (*) 540 Số lượng trứng giun trong 1 gam phân vi sinh vật sau khi ủ (**) 0 Chú thích: (*) Số liệu phân tích của Trung tâm công nghệ sinh học, Trung tâm KHTN & CNQG (**) Số liệu phân tích của Viện sốt rét- KST& Côn trùng trung ương 5.4. Giá thành sản phẩm Để có số liệu so sánh với các loại phân hữu cơ sinh học đang lưu hành trên thị trường kinh phí sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh có thể xác định như sau: STT Hạng mục ĐVT Số Đơn giá Thành tiền lượn (đồng) g 1 Chế phẩm sinh học kg 0,5 100.000 50.000 2 Chất xúc tác lit 0,5 40.000 20.000 3 Than bùn tấn 0,2 100.000 20.000 Công lao động 4 Công thu phế thải nông nghiệp Công 2 25000 50.000 Đảo trộn, ủ phân Công 2 25000 50.000 Tổng cộng 190.000 Như vậy, tổng kinh phí để sản xuất 1 kg phân vi sinh, sử dụng phế phẩm nông nghiệp và bùn thải hầm Biogas có chất lượng cao ở các gia đình chỉ mất khoảng 200 đồng, trong khi đó giá bán các loại phân hữu cơ vi sinh sinh học trên thị trường hiện nay giao động khoảng 1000 đồng/kg. Nếu các gia đình tận thu được nguồn phế thải như: Trấu, rơm rác, cỏ, thân cây đậu, lạc... thì chỉ cần đầu tư một khoản tiền nhỏ (với số tiền 70.000 đồng mua chế phẩm sinh học, bà con có thể tự sản xuất được một tấn phân hữu cơ vi sinh). Trong trường hợp các gia đình chưa xây dựng hầm Biogas thì việc sử dụng phân tươi của gia súc (phân lợn, phân gà...) để phối trộn với rác thải thì các chế phẩm sinh học cũng phát huy tác dụng tốt. Tuy nhiên, thời gian ủ phân để các chất hữu cơ phân hủy triệt để sẽ lâu hơn khoảng 10 ngày đến 2 tuần so với trường hợp sử dụng bã thải từ hầm Biogas. 6. Lợi ích của quy trình  Về kinh tế: Giảm chi phí sản xuất - Giảm từ 30-40% lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật thông thường 11
  12. - Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với phân hữu cơ vi sinh sản xuất ở quy mô công nghiệp.  Về môi trường: Giảm ô nhiễm môi trường - Giảm sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật - Tận dụng triệt để rác thải sinh hoạt và phế thải nông nghiệp - Trả lại độ phì nhiêu cho đất canh tác. III. PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN HỮU CƠ VI SINH CHO MỘT SỐ CAY TRỒNG Lượng NPK giảm (% so với Loại cây Lượng phân hữu cơ STT lượng bón thông thường) trồng vi sinh bón (kg/sào) Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 1 Lúa 100-150 10 20 40-45 2 Rau màu 100-150 10 25 40 3 Chè 120-170 10 15 30-40 Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hiệu quả chậm, nên được sử dụng chủ yếu để bón lót với liều lượng như trên. Đối với phân NPK, tùy thuộc vào tập quán bón phân và thực tế canh tác có thể giảm đến 40-45% vào vụ thứ 3 khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh, từ vụ thứ 4 trở đi có thể duy trì mức giảm 40-50% lượng NPK thông thường. Với thuốc bảo vệ thực vật từ vụ thứ 2 trở đi người nông dân tùy tình hình thực tế có thể giảm 20-35% so với lượng sử dụng thông thường. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2