Sáng kiến kinh nghiệm: Bước đầu xây dựng hứng thú học tập môn học Tiếng Anh đối với học sinh khối lớp 3
lượt xem 86
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo nội dung sáng kiến kinh nghiệm "Bước đầu xây dựng hứng thú học tập môn học Tiếng Anh đối với học sinh khối lớp 3" dưới đây. Nội dung tài liệu trình bày về phương pháp giảng dạy, xây dựng hứng thú học tập môn học Tiếng Anh đối với học sinh khối lớp 3. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Bước đầu xây dựng hứng thú học tập môn học Tiếng Anh đối với học sinh khối lớp 3
- Phßng gd& ®t huyÖn §«ng TriÒu Trêng tiÓu häc quyÕt th¾ng ===***=== Sáng kiến kinh nghiệm: “ Bước đầu xây dựng hứng thú học tập môn học Tiếng anh đối với học sinh khối lớp 3” Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Linh Chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quyết Thắng Năm học: 20142015 1
- I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài. Qua trực tiếp làm công tác giảng dạy môn học Tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa của Bộ giáo dục và đào tạo, đồng thời tôi được tham dự kì thi sát hạch năng lực giáo viên theo khung tham chiếu châu Âu và dự các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên dạy ngoại ngữ theo đề án Quốc ngữ trong vài năm gần đây và để đạt được mục tiêu của Đề án Quốc ngữ, tôi nhận thấy rằng để giúp học sinh học tốt môn ngoại ngữ thì trước tiên phải tạo được niềm đam mê hứng thú học tập cho học sinh ,có như thế mới thu hút được tất cả đối tượng học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập một cách có hiệu quả cao, do đó góp phần vào thực hiện mục tiêu của đề án. Là một giáo viên với tuổi đời còn khá trẻ, tôi đã từng khá lúng túng trong việc thu hút học sinh vào bài giảng mặc dù tôi đã cố gắng dạy đúng phương pháp mới , đảm bảo chính xác nội dung bài học . Tuy nhiên vẫn còn tình trạng học sinh không tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài hoặc học tập một cách rất thụ động…..Ba năm trở lại đây môn tiếng anh được đưa vào giảng dạy ở trường tiểu học như môn học bắt buộc.Đối với học sinh khối lớp 1 và lớp 2 học sinh học môn học này là môn học tự chọn. Với học sinh lớp 3,4 và 5 là môn học bắt buộc..Tôi đã tìm hiểu và tiến hành một cuộc điều tra khảo sát đối với tất cả các khối lớp từ khối 1 đến khối 5. Học sinh chỉ việc trả lời câu hỏi là:” Em có thích học Tiếng anh không ?Tại sao có? tại sao không ?” Kết quả thu được là có khoảng 15% học sinh thích học môn học này với những lí do như đó là môn học thoải mái ,có nhiều trò chơi sôi động….50% học sinh không thích học môn Tiếng anh với những lí do như các em không nhớ từ ,không thuộc ngữ pháp ,nghe rất khó và nói không trôi chảy…..Còn lại 35% học Tiếng anh vì đó là môn học bắt buộc của chương trình học . Qua các cuộc điều tra trên thì tôi đã hiểu được nguyên nhân .Tôi thấy rằng cần phải tạo hứng thú học tập bộ môn ngoại ngữ cho học sinh ngay từ lớp đầu cấp học và không ngừng củng cố ,quan tâm đối với các lớp học sinh lớp trên. 2
- Điều này là vô cùng quan trọng và cần thiết vì nó ảnh hưởng tích cực đến các lớp học ở những bậc học cao hơn. Với kinh nghiệm bản thân từng là người học ngoại ngữ và lại làm công tác giảng dạy Tiếng anh thực tế tôi xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến trong quá trình thực hiện “ Bước đầu xây dựng hứng thú học tập môn học Tiếng anh đối với học sinh khối lớp 3”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Với việc nghiên cứu thành công đề tài sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp phần giúp các giáo viên chú trọng đến việc đem lại hứng thú học tập môn ngoại ngữ cho học sinh. Biết cách gây dựng niềm đam mê với môn học cho học sinh. Nắm rõ các hoạt động nhằm xây dựng hứng thú học tập cho các em. - Giúp học sinh tự tin ,chủ động và tích cực hoc tập. 3.Đối tượng nghiên cứu. Bắt đầu từ năm học 2013 2014 đối tượng là các em học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Quyết Thắng. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu đối tượng là học sinh trường Tiểu học Quyết Thắng.Đối tượng chính là học sinh khối lớp 3 do chính tôi được phân công giảng dạy trong năm học vừa qua. 5. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu, áp dụng “ Bước đầu xây dựng hứng thú học tập môn học Tiếng anh đối với học sinh khối lớp 3” lµ viÖc lµm cÇn thiÕt, nã cã ý nghÜa rÊt quan träng trong qu¸ tr×nh d¹y vµ häc m«n TiÕng Anh, gãp phÇn n©ng cao chất lượng và hiệu quả môn học. Giúp cho giáo viên có phương pháp xây dựng hứng thú học tập Tiếng Anh cho học sinh ngay từ lớp 3 đầu cấp học của bậc học Tiểu học. Có hứng thú học tập giúp cho học sinh thay đổi suy nghĩ rằng “ Học Tiếng anh là vô cùng khó và chán…”. Có hứng thú học 3
- tập khiến cho người học say mê áp dụng ,thực hành kiến thức mà giáo viên gợi mở, dẫn dắt…. ở mọi lúc, mọi nơi. II. PHẦN NỘI DUNG: 1.Cơ sở lý luận. Việc thực hiện dạy Tiếng anh theo Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 20082020 (hay còn gọi là đề án) đã được triển khai gần 4 năm học (20112014) vừa qua đã và đang đặt ra nhiều thách thức không chỉ riêng với người dạy mà còn đối với người học – là các em học sinh thân yêu .Từ đó việc nghiên cứu – áp dụng là mối quan tâm của tất cả mọi giáo viên dạy ngoại ngữ. Nhu cầu nâng cao, áp dụng các phương pháp dạy học như thế nào? Ra sao ? đang là mục tiêu chung của ngành giáo dục nói chung cũng như môn ngoại ngữ ( Tiếng Anh ) nói riêng . Công tác bồi dưỡng giáo viên đã được quan tâm ,bước đầu đổi mới chương trình ,sách giáo khoa ,phương pháp giảng dạy và thi , kiểm tra đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ trong môi trường giao tiếp đa văn hóa , đa ngôn ngữ ,quan tâm bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ngoại ngữ theo hướng hiện đại bằng các nguồn vốn của trung ương và địa phương ,khai thác các nguồn học liệu nước ngoài, đặc biệt là qua internet để phục vụ dạy và học ngoại ngữ. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Vấn đề đặt ra trước chúng ta là: Từng bước hoàn thành mục tiêu của Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 20082020 (hay còn gọi là đề án) và hoàn thành nội dung cơ bản bằng những phương pháp mới ,sử dụng các hoạt động sôi nổi trong giờ học nhăm xây dựng hứng thú học tập đối với bộ môn ngoại ngữ trên cơ sở phương pháp đã được đào tạo ,bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực Tiếng anh cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ rất nhiều và thường xuyên trong suốt các mùa hè những năm gần đây. Với những yêu cầu, mục tiêu trên đòi hỏi ở học sinh phải có một động cơ ,hứng thú học tập lớn … Vậy mỗi thày cô giáo chúng ta phải làm gì để các em đạt được mục tiêu học tập ? 4
- Phải chăng thày chỉ cố gắng truyền đạt làm sao đảm bảo đúng chương trình sách giáo khoa , làm cho học sinh nhận biết được nghĩa của từ vựng ,rồi làm các bài tập ngữ pháp trong sách bài tập ? mà theo phương pháp mới đó là :” Lấy người học làm trung tâm “. Vai trò chủ yếu của người thày là điều khiển ,dẫn dắt học sinh vào những hoạt động học tập tích cực và chủ động trên lớp ( Giáo viên là người hướng dẫn và tổ chức học tập ). Với vai trò đó ,cuối cùng giáo viên phải làm sao thu hút, lôi cuốn học sinh thấy hứng thú vào giờ học và yêu thích môn học này . Việc gây hứng thú học tập cho học sinh nói chung, giúp học sinh yêu thích môn Tiếng Anh nói riêng không phải lúc nào cũng được chú ý thường xuyên. Đây không phải là vấn đề mới nhưng để thực hiện tốt không dễ. Làm thế nào để học sinh yêu thích môn Tiếng Anh? Làm thế nào để Tiếng Anh trở thành bộ môn được học sinh coi trọng như các môn học khác chính là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên mỗi trường học, mỗi cấp học hiện nay. Bởi vậy trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi mạnh dạn đặt ra vấn đề và bước đầu đề xuất ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ học Tiếng Anh cũng như giúp học sinh yêu thích môn học này hơn nữa. 2.Thực trạng. * Thuận lợi và khó khăn: a. Đối với học sinh : Ngay từ những tuần học đầu tiên của tháng 8 tôi đã tiến hành khảo sát phân loại đối tượng học sinh khối lớp 3. Đối với học sinh khối 3 – là các em học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể nhận biết được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ hay mục đích chính cuarvieecj học ngoại ngữ để làm gì.Cho nên những học sinh này gặp không ít khó khăn trong việc làm quen với môi trường giáo dục mới như: Chương trình mới, cách học mới….. 5
- Điều này đã gây tâm lí thiếu tự tin, rụt rè, bỡ ngỡ trong các em học sinh .Cụ thể là các em ngại phát biểu, không mạnh dạn hỏi thày cô về những vấn đề mà các em chưa hiểu, khi giáo viên gọi lên thì lúng túng trong các câu trả lời ….. Ngoài ra các em học sinh lớp 3 còn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học môn ngoại ngữ, do đó các em chưa xác định được động cơ, thái độ học tập đúng đắn: Học để làm gì ? Học như thế nào ? Là những băn khoăn lớn nhất của các em. Học sinh chưa nhận thức đúng đắn về động cơ và mục đích học tập , chưa có quyết tâm và nhiệt tình học tập .( Thiếu kiến thức ,kỹ năng học tập để học tập lớp đang học : Ngồi nhầm lớp ) sinh ra chán học . Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học ,hầu hết là học thụ động ,lệ thuộc vào các loại sách “ Để học tốt Tiếng anh ,sách giải bài tập” ( HS chép bài tập vào vở nhưng không hiểu gì cả ). Chưa có phong trào học nhóm , học tổ và trên hết là khả năng tự học ở nhà do đó không lĩnh hội và luyện tập được các nội dung kiến thức học được trên lớp ,biến kiến thức sách giáo khoa thành kiến thức của bản thân mình. b. Đối với phụ huynh học sinh : Một bộ phận lớn phụ huynh học sinh xác định mục đích học tập môn ngoại ngữ cho con còn thiếu đúng đắn .Họ cho rằng “ Học ngoại ngữ chằng để làm gì, học xong không sử dụng đến rồi quên ngay, có phải ngành nghề nào cũng cần ngoại ngữ đâu …..” Ngoài ra việc tuyên truyền về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ còn yếu kém ,sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh còn hạn chế vì đa phần bố mẹ các em đều là nông dân. c. Đối với chương trình và sách giáo khoa Tiếng Anh 3 Chương trình học dù đã giảm tải xong khối lượng kiến thức vẫn còn nặng nề, nhiều học sinh không theo kịp chương trình , nội dung nhiều trong một tiết học nên giáo viên khó thực hiện đổi mới Phương Pháp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh vì sợ “cháy” giáo án. d, Đối với giáo viên dạy môn Tiếng Anh : 6
- Hiện nay, giáo viên còn phải dành nhiều thời gian vào hệ thống hồ sơ, sổ sách, rồi các khóa học bồi dưỡng kéo dài ( đến chín mươi ngày như trong hè vừa qua – năm 2014) ngoài ra còn phải tham gia rất nhiều các cuộc thi trên nhiều lĩnh vực khác…….do đó thời gian dành cho soạn bài cũng như việc nghiên cứu tài liệu phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế. Việc dạy cho học sinh tự học và sáng tạo hình như ít thực hiện ,giáo viên chỉ lo dạy hết giáo án ,chương trình ,nội dung quy định ,lo “cháy” giáo án . Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi muốn sẽ góp phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn trong dạy học ngoại ngữ cho học sinh có hiệu quả tôt hơn, học sinh sẽ tích cực học, chủ động tiếp thu kiến thức của bài học một cách mê say và đầy hứng thú . Khảo sát (thống kê). Lớp Sĩ số Chất lượng cụ thể Ghi ch ú Giỏi Khá Trung Yếu Bình 3A 35 5 12 16 2 3B 31 3 6 17 5 3C 32 2 6 17 7 Đánh giá (phân tích). Với kết quả khảo sát trên thì việc gây hứng thú học tập cho học sinh là rất quan trọng nên tôi đã đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Tại sao phải gây hứng thú cho học sinh? Trong việc dạy cũng như học ngoại ngữ , yếu tố quyết định thành công là việc đầu tư công sức và thời gian vào việc học tập có phương pháp, ghi nhớ thực hành để quen. Để đạt được điều đó các em phải kiên trì, say mê thich thú môn học . */ Nguyên nhân của thực trạng trên: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh không yêu thích môn ngoại ngữ. Theo cá nhân tôi thì do những nguyên nhân sau: 7
- * Nguyên nhân thứ nhất : Từ trước đến nay Tiếng Anh luôn được coi là môn học khó đối với học sinh. * Nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng rất lớn đến việc học môn Tiếng Anh giảm sút là chế độ thi cử không ổn định. Trước đây môn học này được đưa vào là môn thi thứ ba trong kì thi tuyển sinh đầu vào và cũng là môn thi bắt buộc của kỳ thi Tốt nghiệp THPT ,tuy nhiên sau một thời gian thì lại bị bỏ thi hoặc là môn thi tự chọn của kì thi TN PTTH,( cụ thể là năm học 2013 2014) Và bây giờ trước đề án Quốc ngữ của Bộ giáo dục thì môn Tiếng Anh lại là môn học được quan tâm nhiều. Bộ Giáo dục mới quyết định đưa môn Ngoại ngữ trong đó có Tiếng Anh là một trong ba môn thi bắt buộc của kì thi chung Quốc gia từ năm 2015. * Nguyên nhân thứ ba : Do người học chưa xác định được động cơ học tập môn ngoại ngữ ( Học sinh chưa có hứng thú học tập đối với bộ môn này). 3. Giải pháp, biện pháp. 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. Qua nghiên cứu cơ bản về chương trình tiếng anh lớp 3 và đặc điểm đối tượng học sinh với những khó khăn và thuận lợi trong việc học tập môn Ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng anh nói riêng ,tôi xin trình bày một số giải pháp sau: Trước tiên giáo viên nên thảo luận về những lợi ích của việc học ngoại ngữ cụ thể là môn Tiếng anh cùng với các em học sinh. Lắng nghe những ý kiến của các em học sinh về những mục đích khác nhau rồi nêu ra mục đích chung của việc học ngoại ngữ. Đó là môn học giúp các em giao tiếp được với tất cả mọi người trên thế giới trong thời đại mới thời kì của sự hội nhập và phát triển.Tiếng anh được coi là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Hơn nữa , học tiếng anh giúp người học biết sử dụng được tất cả các thiết bị điện tử từ Máy vi tính cho đến mọi vật dụng khác….trong cuộc sống. Qua đó học sinh thấy được sự cần thiết phải học ngoại ngữ như thế nào. 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 8
- Một điều khiến cho các em thấy học Tiếng anh là vô cùng khó dẫn đến tâm lí sợ môn học này Đó là do các em không biết phương pháp tự học ở nhà. Do vậy ngay từ tiết học đầu tiên giáo viên nên dành thời gian để đưa ra các phương pháp học cũng như các cách để ôn tập ở nhà, vì ôn tập là rất quan trọng. Như vậy học sinh có thể lựa chọn phương pháp học phù hợp với bản thân các em. * Đối với việc ôn tập bài cũ ở nhà: Học kết hợp với ôn tập rất có hiệu quả. Có thể ôn tập một mình hay cùng một người bạn hoặc một nhóm bạn . Cách thứ nhất: Đọc và viết ra giấy nháp nhiều lần một từ cho đến thuộc và ghi nhớ nghĩa của từ đó. Cách thứ hai: Mỗi ngày viết ra mảnh giấy nhỏ năm từ và dán ở khắp nơi trong ngôi nhà những nơi mà em hay đi đến. Cách thứ ba: Ghi chép các từ vựng ra một quyển sổ nhỏ theo một hàng dọc ,và cột kia đương nhiên là nghĩa Tiếng Việt. Có ghi chú từ loại của từ đó và đặt câu với từ vựng cũng là cách ghi nhớ cách sử dụng của từ đó. ( a) bag :(n) Cái túi It is a bag I have a bag This is a bag is nice Cách 3: Trong lúc rảnh rỗi có thể nghĩ đến các từ đã học và lết kê ra giấy nháp. Cách 4: ( Ôn cùng nhóm bạn ) dùng phương pháp “What andWhere”, “ Rub out and remember” ,” Matching”, “ odering”, and so on. Cách 5: Giáo viên nên khuyên học sinh viết nhật kí bằng Tiếng anh đều đặn hàng ngày, hàng tuần…Khi viết cố găng sử dụng ngay những từ, cấu trúc vừa mới được học. Cách 6: Giao tiếp với bạn bằng Tiếng Anh bất cứ lúc nào có thể. Việc luyện tập thực hành giao tiếp sẽ giúp các em nhớ các mẫu câu và từ vựng rất tốt vì khi ấy các em đã biến ngôn ngữ sách vở thành ngôn ngữ của bản thân mình. 9
- Học sinh có thể sử dụng nhiều phương pháp học khác nhau mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả và còn tránh được sự nhàm chán trong học tập. Giáo viên cần thiết phải cho học sinh biết rằng học cái gì cũng phải đầu tư thời gian và học ngoại lại càng cần thiết hơn nữa, đòi hỏi tính cần cù, siêng năng hơn những môn học khác. Đặc biệt càng cần dành thời gian cho nó đều đặn hàng ngày. Học ngoại ngữ cũng như tập thể dục vậy, đều đặn mới có kết quả. Song các em học sinh phải tự tạo cảm hứng học tập cho mình, đừng gò ép mình học một cách bị động và căng thẳng. Học là phải lúc nào cũng như mới. Mỗi ngày các em hãy tạo cho mình một cách học mới để quên đi sự nhàm chán cũng như suy nghĩ của bản thân. Đó là cách đánh lừa cảm xúc của chính mình. Đó là phần tự học của học sinh, còn đối với giáo viên thì việc dạy học như thế nào để giờ học đạt chất lượng cao, thu hút học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập với tinh thần mê say, phấn khởi….đó mới là một giờ dạy thành công trươc tiên là ở trong mắt học trò. Một giờ dạy thành công chắc chắn đem lai hứng thú học tập cho các em .Đòi hỏi giáo viên phải vận dụng tốt các phương pháp dạy học theo hương đổi mới một cách linh hoạt, sáng tạo tránh áp dụng một cách máy móc, dập khuôn . Luôn luôn tìm tòi và lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện, tình hình cơ sở vật chất nhà trương. Chúng ta nên thay đổi cách dạy vì sự lặp đi lặp lại một cách máy móc và mô phạm là gốc rễ của nhàm chán. Ví dụ : Khi dạy xong phần từ mới giao viên cần có cách kiểm tra như: Matching, wordsquare, jumbled words, bingo, slap the board, noughts and crosses . Qua các cuộc điều tra khảo sát tôi nhận thấy rằng các em đặc biết rất thích các hoạt động, trò chơi. Học Chơi Học đó là phương pháp mang lại hiệu quả cao, thu hút được học sinh rất nhanh và giúp các em hình thành dần dần hứng thú đối với môn học. 10
- Đối với môn học Tiếng Anh được coi là môn đem lại sự thoải mái nhất đến với người học. Người ta còn học Tiếng anh để giải trí , thư giãn và giúp phát triển trí thông minh cho người học. Môn học này không gây căng thẳng nếu biết kết hợp xen kẽ các hoạt động sáng tạo cho từng mục trong giờ dạy. Tổ chức các trò chơi cho học sinh nhằm làm tăng tình đoàn kết, hợp tác và tinh thần đồng đội cao cũng như rèn luyện thêm cho các em kỹ năng sống ở lứa tuổi tiểu học. Nhờ vào các hoạt động vui học này mà bầu không khí lớp học diễn ra sôi động ,hào hứng nhất và thoải mái nhất. Giáo viên phải tìm tòi , áp dụng trò chơi co tính giáo dục và chất lượng nhất đối với môn hoc. Ví dụ : Khi học xong phần từ vựng về chủ đề rau, củ , quả như: tomatoes, apples, carrots, potatoes, banana, oranges, papaya,….. GV có thể cho học sinh chia thành 2 đội, bốc thăm, vẽ lên bảng, học sinh ở dưới lớp đoán từ và đọc to từ đó lên ghi điểm vòng I,II,III….Học sinh phải viết nhanh tên của các hình vẽ đó bằng Tiếng Anh .Đội nào hoàn thành sớm, chính xác sẽ giành được phần thắng. Đội thắng cuộc là đội có tổng số điểm cao nhất. Với trò chơi này sẽ giúp học sinh ôn tập được cả phần chữ viết Tiếng Anh lẫn phần nghĩa của từ và cả phát âm của từ đó. Qua các hình ảnh nghộ nghĩnh mà các em vẽ khiến cho các em sẽ lưu giữ mài những từ vựng đã học. Theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu kĩ thuật của Mỹ vào năm 1993: “ Con người lưu lại trong bộ nhớ được khoảng 20% những gì họ thấy và khoảng 30% những gì họ nghe và con số này có thể lên đến 80% nếu họ thấy và nghe sự vật, hiện tượng một cách đồng thời”. Cũng qua điều tra tôi thấy rằng học sinh rất thích các bài hát tiếng Anh mà các em đã được nghe, xem trên các chương trình truền hình , phát thanh…Do vậy ở các tiết học nghe giáo viên có thể lồng ghép một bài hát với khoảng năm, mười chỗ trống .học sinh có thể nghe băng và điền vào chỗ trống để có được bài hát hoàn chỉnh. Làm được như vậy thì giáo viên cần phải “updated” một chút ít các bài hát phù hợ lứa tuổi cũng như độ “ hot” của bài hát đó tránh những bài hát có nội dung không tôt đối với các em. 11
- Vi du: The song: “ Brown Girl in the ring” ( Boney M) Giáo viên photo bài hát này và phát cho mỗi em một bản trong khi nghe các em sẽ điền để hoàn thành bài hát. Brown girl in the ring ( tra la la la, la) There’s (1)…. Brown girl ……(2)…..in the ring ( tra la la la) Brown girl in the ring ( tralalala,la) …..(3)……looks like …(4)….sugar in a plum. Show…(5)….motion( tra la la la, la) …(6)….on show me a motion ( tra la la la, la) Show me a motion ( tra la la la, la) She looks like a sugar in a plum. Oh……………………..>>. Một điều nữa là giáo viên có thể tổ chức cho các em tham gia vào câu lạc bộ EM YÊU TIẾNG ANH ở trường. Thời gian sinh hoạt mỗi tháng một lần. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em sẽ tìm hiểu và thảo luận về các vấn đề xung quanh môn học cũng như khám phá thêm về nền văn hóa Anh cũng như đất nước và con người Anh. Trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ ,giáo viên có thể hướng dẫn học sinh viết kịch và đóng kịch bằng Tiếng anh hay cùng chia sẻ những tieur phẩm vui cười….Kịch ở đây có thể dài hay ngắn tùy thuộc vào trình độ của học sinh. Có thể cho các em sắm vai ngay trong những bài hội thoại của chương trình học. Ví dụ : GV có thể sưu tầm trên chuyên mục : tienganhvuithe@gmail.com để giupscho các buổi sinh hoạt CLB thêm phong phú. Sự khác nhau giữa “Start” và “ Begin” như thế nào ? Cặp từ này đều mang nghĩa là “ bắt đầu” ,” khởi đầu” một việc gì đó . Nhưng Start (n) được sử dụng cho các loại động cơ và xe cộ (engines and vehicles).Chúng ta để ý ở cần điều khiển xe máy hay ô tô có in chữ này. ( Người ta không dùng “ Begin” 12
- Eg: Before the universe began, time and place did not exist.( Tr ước bu ổi s ơ khai của vũ trụ , không gian và thời gian chưa hề tồn tại ) Ngoài ra, giáo viên có thể lồng ghép các hoạt động trò chơi liên quan đến kiến thức bài giảng hay có tính chất củng cố, ôn tập để giúp học sinh thư giãn Vừa học vừa chơi? Dưới đây là một số hoạt động thú vị và bổ ích. Hoạt động số 1: Gv chuẩn bị một quả bóng tennis ,dùng để làm vật truyền tin .GV bật một đoạn nhạc lên ,HS chuyền tay nhau trái bóng này .GV không nhìn xuống lớp nhưng nhấn nút Pause ( tạm dừng) khi ấy trái bóng ở trong tay HS nào thì HS đó phải bốc thăm một câu hỏi( Các câu hỏi do gv chuẩn bị từ trước để trong một chiếc túi nhỏ) và trả lời câu hỏi đó hoặc làm theo yêu cầu của lá phiếu thăm đó.Và tiếp tục cho đến lá thăm cuối cùng. Trò chơi này có thể rèn được cả từ vựng và ngữ pháp. Hoạt động số 2: GV yêu cầu cả lớp đứng lên và chia lớp thành 2 đội : Team Boys and Team Girls.Hai đội đứng thành hai hàng dọc . HS làm theo mệnh lệnh của giao viên. Teacher: Standing in the order of their names in the alphabet. Students: Quickly find whose names come first then moves to the next. Teacher checks to find out which team finishes quickly and correctly. So on ( GV tìm các đặc điểm như thứ tự tháng sinh nhật, thứ tự size giày hoặc dép, chiều cao từ thấp đến cao hay ngược lại ). Hoạt động số 3: Gv chia lớp làm 2 đội đặt tên cho các doi theo con vật mà chúng yêu thích như : Lions, Tigers, little ducks, chicken and so on… Mỗi đội cử thành viên của mình lên bảng ,đứng quay lưng vào bảng( không được ngoái cổ lại) GV viết một từ lên bảng Các HS khác dưới lớp( trong đội của người lên bảng) phải miêu tả làm sao cho bạn mình nhận ra nội dung của từ mà gv đã viết . Vi dụ: Gv viết từ “ A dog “ 13
- HS có thể gợi ý bạn mình như sau : This animal can bark when a stranger comes to a house/ hoặc là: This animal helps the police a lot…. Học sinh làm nhiệm vụ đoán, cố gắng nghe và đoán xem bạn trong đội miêu tả về con gì hay điều gì. Nếu học sinh đó đoán đúng đội đó ghi được 10 điểm. Đội thắng cuộc là đội có số điểm cao nhất. Hoạt động 4: trò choi tung xúc sắc. GV chia lớp thành nhiều nhóm khoảng 6 hs /nhóm. Phát xuc sắc cho mỗi nhóm hs, trong nhóm tiếp tục chia thành 2 đội nhỏ.Lần lượt từng hs trong đội tung xúc sắc .Nếu bề mặt của xúc sắc rơi xuống có bao nhiêu chấm thì đội đó được tiến lên từng ấy nước.( Chỉ khi đội đó trả lời đúng câu hỏi của đội bạn) Ví dụ: What’s the weather like today? How do you feel How often do you go to the zoo ? How do you go to school? So on. Đội nào về đích trước thì là đội chiến thắng. Với trò chơi này giúp hs luyện tập kĩ năng nghe , nói cũng như kĩ năng giao tiếp. Hoạt động 5: Waking up ( GV thực hiện vào đầu tiết học buổi sáng tiết 1 giúp học sinh khởi động hot weather fish look my để các em hào hứng go on school student Dog bước vào giờ học Tiếng well help song carrots open anh). many swim not desk to GV hô to : throw sing close teacher year Students, stand me english run sing cold up! ( Hs làm theo mệnh lệnh của gv) Students, dance ! 14
- Students , wash your faces! Students, brush your teeth! Students, comb your hair! Students, have breakfast! Students, drink some water! Students, run to school! Students, say hello to your friends! Students, shake your friends’ hands! Students, close your eyes and shout aloud! Students, sit down! Students, open your books and have a lesson with me! Như vậy chắc hẳn là học sinh được : Play Learn and Grow …...……… Together ! 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp. Trong quá trình giảng dạy ,người giáo viên có thể có những hạn chế, thói quen nào đó ảnh hưởng đến tâm lí , hứng thú học tập của học sinh. Do vậy chúng ta thường xuyên thăm dò khảo sát học sinh. Lắng nghe ý kiến của các em và các đồng nghiệp để điều chỉnh, phát huy tối đa ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của mình để dạy thật tốt và làm cho học sinh học tốt hơn qua mỗi ngày đến trường. Chắc chắn rằng khi đã hiểu biết hơn về những điều mới lạ cũng như giải quyết được những vướng mắc trong buổi học ở lớp các em sẽ thêm tự tin vào bản thân mình nhờ làm chủ được tri thức. Một điều không thể phủ nhận là tâm lí dạy học của người giáo viên ảnh hưởng một cách tích cực hoặc tiêu cực đến người học. Do vậy người giáo viên khi bước vào lớp là phải gác lại tất cả các công việc khác, những lo toan phiền toái của cuộc sống đời thường. Đặc biệt với đối tượng là các em học sinh lớp 3 15
- giáo viên luôn phải có thái độ khuyến khích, động viên ,gần gũi hơn với các em , “ Luôn luôn lắng nghe ,luôn luôn thấu hiểu “ để giúp đỡ các em sửa lỗi sai trong phát âm cũng như các dạng bài tập ngữ pháp. Mỗi thày cô giáo còn là cha mẹ , là người bạn lớn của những người bạn nhỏ nữa đấy…. Có như thế học sinh mới tin tưởng và mạnh dạn hỏi chúng ta về những vướng mắc hay khó khăn mà các em gặp phải. Học Hỏi không ngừng , coi giáo viên là “ nguồn tài nguyên vô tận cần khai thác” , là “cuốn từ điển sống “,…. Chắc chắn các em sẽ không coi những bài kiểm tra ngoại ngữ là đáng sợ nữa, hơn nữa các em sẽ tìm được hứng thú học tập cho mình và như vậy chắc chắn các em sẽ thành công sau này. 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Môn học Tiếng anh là môn học mà các em học sinh coi là khó nhất trong tất cả các môn học. Tuy nhiên chương trình Tiếng anh 3 là chương trình của lớp đầu cấp học cũng đã có ít nhiều sự giảm tải đáng kể. Dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng Giáo dục , nhà trường cũng đã trang bị các thiết bị phục vụ cho dạy và hiện nay là nhà trường cũng trang bị được 2 một phòng học thông minh cùng trang bị các máy tính bảng đang được đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó tất cả các phòng học đều được trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu thuận lợi cho giáo viên lên lớp đạt kết quả cao….Tuy nhiên đường truyền cáp quang chưa đạt hiệu quả. Phần mềm còn lỗi. Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn nêu trên thì chúng tôi đã cố gắng tạo niềm say mê học tập cho các em để các em có cái nhìn mới về môn học. Các giờ học ngoại ngữ đã sôi nổi hơn nhiều , nhiều học sinh đã tự tin trình bày ý kiến của mình bằng tiếng anh dù đôi khi gặp các câu các em không diễn tả được các em xen lẫn tiếng Việt vào ….thật hồn nhiên. Dưới đây là kết quả kiểm tra chất lượng học sinh lớp 3 cuối năm học vừa qua( 2013 2014) tại trường Tiểu học Quyết Thắng. 16
- Lớp Sĩ số Chất lượng cụ thể Ghi ch ú Giỏi Khá Trung Yếu Bình 3A 35 17 8 10 3B 31 7 11 13 3C 32 5 13 14 Bên cạnh đó dã có nhiều học sinh khối lớp 3,4 ,5 đăng ký thi học sinh giỏi IOE trên mạng và dành được giải nhất, giải nhì, giải ba, giải tư … Các em học sinh khối 3 đăng kí, lập Nick tự luyện Tiếng anh các vòng ngay ở nhà. Điều quan trọng là các em đã yêu thích môn học hơn trước đây rất nhiều, do đó chất lượng học tập môn Tiếng anh đã tăng lên từng bước. Đây là một sự thay đổi đáng mừng đối với các giáo viên dạy ngoại ngữ ở trường Tiểu học Quyết Thắng III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: “ Bước đầu xây dựng hứng thú học tập môn học Tiếng anh đối với học sinh khối lớp 3” là những kinh nghiệm được tích lũy qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu trong công tác giảng dạy của mình và hơn nữa là lòng yêu người, yêu nghề suốt mười sáu năm qua . Học môn gì cũng vậy để thành công người học phải thật kiên trì say mê mới được .Có hứng thú học tập thì học sinh sẽ cảm thấy giờ học trôi qua một cách nhanh chóng không giống như trước đây học sinh mong cho nhanh hết giờ để được ra chơi …Vừa học ,vừa chơi những trò chơi thú vị qua những hoạt động sôi nổi, bổ ích giúp học sinh nhớ bài lâu hơn …Qua mỗi bài học, các em sẽ thêm yêu môn học hơn nữa. Tạo hứng thú học tập Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 để rồi từ đó các em học lên các lớp cao hơn ,bậc học tiếp theo sẽ giúp các em có được nền tảng vững chắc về tri thức ,từ đó các em khẳng định được mình và thành công hơn trong học tập. 17
- §Ó lµm tèt ®îc viÖc nµy cÇn ph¶i kiªn tr×, s¸ng t¹o vµ ph¶i cã tÝnh hÖ thèng cao. Giáo viên cần nắm vững tâm lí lứa tuổi, khả năng tư duy của từng học sinh để phát huy hiệu quả các phương pháp tạo hứng thú trong giờ học Tiếng Anh. Các phương pháp, phương tiện dạy học phải được kết hợp một cách nhuần nhuyễn, nhịp nhàng, phù hợp với từng chủ điểm, chủ đề, đơn vị bài học. Bên cạnh đó, giáo viên nên khai thác tối đa đồ dùng phương tiện dạy học sẵn có trong sgk, thư viện, nhà trường, địa phương và không ngừng sáng tạo tự chế bộ đồ dùng dạy học cho riêng mình. Từng bước học tập nâng cao áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy một cách hiệu quả để bắt kịp với sự phát triển của xã hội trong thời kì hội nhập. Các phương pháp, cách giải quyết đề tài này còn rất nhiều song do thời gian nghiên cứu có hạn nên ở đây tôi chỉ nêu ra một vài ví dụ để các bạn cùng tham khảo, bàn bạc, suy ngẫm, đóng góp ý kiến để ngày càng hiểu sâu hơn, có cách giải quyết tốt hơn. Nội dung đề tài đã phần nào phản ánh, giải quyết được thực tiễn và tính cấp thiết của vấn đề; những mục tiêu đề ra. Về phía bản thân tôi ,tôi xin hứa sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng đề tài vào giảng dạy, không ngừng nỗ lực tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn cũng như về công nghệ thông tin để phát huy hơn nữa việc áp dụng, mở rộng đề tài vào các khối lớp học sinh lớn hơn nhằm thực hiện tốt công việc cũng như trách nhiệm của một người thày trong sự nghiệp Trồng Người. Tuy nhiên, với điều kiện không gian, thời gian, và trình độ của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến của các bậc cô chú, anh chị , bạn bè đồng nghiệp để nội dung của đề tài được hoàn thiện hơn. 18
- 2. Kiến nghị: Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn, mục đích dạy học cũng như những thành công và hạn chế trong khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy Tiếng anh nói chung đạt hiệu quả cũng như đạt được mục tiêu của đề án Quốc ngữ, bản thân tôi xin có một số kiến nghị sau: Hệ thống điện cần phải tu sửa để đảm bảo tính hữu dụng và an toàn khi sử dụng . Ngoài ra, do đặc điểm của ngành nghề nói chung và của môn ngoại ngữ nói riêng (sử dụng các hoạt động trò chơi áp dụng trong giờ học) đòi hỏi giáo viên phải nói to, dài hơi… do vậy đối với cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của bộ môn này tôi đề nghị nhà trường trang bị thêm cho chúng tôi một thiết bị trợ giảng như microphone kèm loa. Để chúng tôi thực hiện hiệu quả hơn nữa nhiệm vụ của mình. Phòng chức năng mạng wifi phải thông suốt đường truyền tốc độ cao để giáo viên có thể truy cập mạng và download các trò chơi , các bài hát hay các hoạt động học tập khác phục vụ công tác giảng dạy được diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó hệ thống tai nghe và loa của học sinh ở phòng máy cần đảm bảo hơn nữa cho học sinh luyện nghe được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Mạo Khê ngày 24 tháng 3 năm 2015. Hiệu trưởng Người thực hiện Bùi Thị Hải Thu Nguyễn Thị Thùy Linh 19
- IV. Tài liệu tham khảo Phụ lục. 1. SGV, SGK míi líp 3,4,5 cña Bé GD-§T. 2. English language Teaching Methodology cña Bé GD-§T 2003. 3. The ELTTP Methodology course. 4. Gi¸o dôc häc ®¹i cương - NXB Hµ Néi 1995. 5. §¸nh gi¸ trong Gi¸o dôc cña Bé GD-§T. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn luyện đạo đức cho học sinh Tiểu học
4 p | 1470 | 224
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao sức bền cho học sinh năng khiếu cầu lông cấp THCS
19 p | 427 | 68
-
SKKN: Một số kinh nghiệm bước đầu về việc tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS Phong Thủy
15 p | 418 | 51
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác điều kiện phản ứng và hiện tượng phản ứng hóa học để tạo hứng thú học chương Halogen
12 p | 129 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài thực hành, ứng dụng môn Mỹ thuật lớp 8
21 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học lớp 4
19 p | 16 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng nhận biết màu sắc
20 p | 77 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua các hoạt động ở trường mầm non Hồng Thái Tây
31 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10 tại trường Tiểu học Ngọc Lâm
17 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Về việc tổ chức tốt “Mái Nhà Xanh” giúp trẻ làm quen với trường lớp mới, giảm ‘Sốc’ khi lần đầu đi học
6 p | 39 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
28 p | 44 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 3-4 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
33 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải các bài toán cực trị trong Đại số 8
22 p | 38 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp lãnh đạo, quản lý ở trường THCS nhằm nâng cao chất lượng triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy Bắc Ninh về việc “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020”
29 p | 84 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giúp trẻ nắm vững 12 biển báo an toàn giao thông
5 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục tại trường mầm non Quảng Ngạn
8 p | 65 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ trung đại môn Ngữ văn lớp 7
27 p | 29 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Chỉ đạo bước đầu giáo viên thiết kế sách truyện điện tử giúp trẻ tiếp cận tài nguyên số tại trường mầm non Yên Sơn
44 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn