Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Chỉ đạo bước đầu giáo viên thiết kế sách truyện điện tử giúp trẻ tiếp cận tài nguyên số tại trường mầm non Yên Sơn
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Chỉ đạo bước đầu giáo viên thiết kế sách truyện điện tử giúp trẻ tiếp cận tài nguyên số tại trường mầm non Yên Sơn" được hoàn thành với các biện pháp như: Thay đổi nhận thức của Cán bộ quản lý về lĩnh vực chuyển đổi số trong giáo dục; Bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên; Lựa chọn mục tiêu lĩnh vực phát triển ngôn ngữ phù hợp với Chương trình Giáo dục mầm non.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Chỉ đạo bước đầu giáo viên thiết kế sách truyện điện tử giúp trẻ tiếp cận tài nguyên số tại trường mầm non Yên Sơn
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUỐC OAI TRƯỜNG MẦM NON YÊN SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Chỉ đạo bước đầu giáo viên thiết kế sách truyện điện tử giúp trẻ tiếp cận tài nguyên số tại trường mầm non Yên Sơn” Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương Đơn vị công tác: Trường Mầm non Yên Sơn. Chức vụ: Phó hiệu trưởng Năm học: 2023-2024
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kính gửi: Hội đồng khoa học cơ sở Hội đồng khoa học cấp trên Ngày Nơi Chức Trình Tên SKKN tháng năm công danh độ Họ và tên sinh tác chuyên môn Chỉ đạo bước đầu giáo viên thiết kế sách MN Phó Cử nhân truyện điện tử giúp trẻ Nguyễn Thị Lan Hương 16/6/1979 Yên hiệu tiếp cận tài nguyên số Sơn trưởng GDMN tại trường mầm non Yên Sơn - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: “Chỉ đạo bước đầu giáo viên thiết kế sách truyện điện tử giúp trẻ tiếp cận tài nguyên số tại trường mầm non Yên Sơn”. Lĩnh vực: Quản lý. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 11/9/2023. - Mô tả bản chất sáng kiến: “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng xác định phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến là mục tiêu vô cùng quan trọng. + Về nội dung của sáng kiến: . Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, năm học 2023-2024 trường Mầm non Yên Sơn tập trung chú trọng nội dung xây dựng thư viện với mục đích nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ giáo viên, đồng thời khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên trên không gian mạng, bổ sung vào kho học liệu mở cho trẻ mầm non được tiếp cận với sách truyện điện tử thông qua thư viện.
- Ngay từ đầu năm học tôi trao đổi cùng cán bộ quản lý đề ra mục tiêu phấn đấu, cùng hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục năm học phù hợp với nhu cầu của trẻ cũng như điều kiện của nhà trường. Bước đầu lựa chọn nội dung tiếp cận chuyển đổi số, giao nhiệm vụ cho giáo viên thiết kế sách truyện điện tử, tạo mã QR Code, bổ sung nguồn tư liệu tại phòng thư viện trong nhà trường. Vậy làm cách nào để xây dựng nền tảng chuyển đổi số trong nhà trường một cách phù hợp, giúp giáo viên sáng tạo, trẻ hứng thú với sách truyện điện tử. Đó là điều mà đội ngũ cán bộ quản lý chúng tôi luôn trăn trở, muốn tìm điểm mới, đích đến phù hợp nhất cho việc tiếp cận chuyển đổi số trong nhà trường. Chính vì thế tôi mạnh dạn diễn đạt nội dung: “Chỉ đạo bước đầu giáo viên thiết kế sách truyện điện tử giúp trẻ tiếp cận tài nguyên số tại trường mầm non Yên Sơn”. Các biện pháp đã tiến hành: 3.1. Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức của Cán bộ quản lý về lĩnh vực chuyển đổi số trong giáo dục 3.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên 3.3. Biện pháp 3: Lựa chọn mục tiêu lĩnh vực phát triển ngôn ngữ phù hợp với Chương trình Giáo dục mầm non 3.4. Biện pháp 4: Xây dựng tài nguyên số đáp ứng chuyển đổi số 3.5. Biện pháp 5: Bước đầu chỉ đạo giáo viên thiết kế sách truyện điện tử làm tài nguyên số 3.6. Biện pháp 6: Cho trẻ tiếp cận quét mã QR Code sách, truyện điện tử tại phòng thư viện + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp được tôi áp dụng cho đội ngũ giáo viên. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Đối với đội ngũ giáo viên: Được học tập và tiếp thu một số phần mềm mới Heyzien ứng dụng trong việc xây dựng bài giảng, thiết kế sách truyện điện tử cho trẻ. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Giáo viên đã tích cực sử dụng đa dạng các phần mềm, thiết kế được nhiều sách truyện điện tử theo từng độ tuổi cho trẻ. - Đánh giá lợi ích thu được sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của nhà trường: Cán bộ quản lý nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc chuyển đổi số, xây dựng thư viện số trong trường mầm non.
- Thay đổi nhận thức của giáo viên trong việc tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, tư duy, sáng tạo, thiết kế sách truyện điện tử cho trẻ. Giúp trẻ hứng thú, tạo niềm vui, mang đến sự mới mẻ trong việc tiếp cận lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày ngay từ khi còn nhỏ, thao tác, sử dụng công nghệ số thành thạo. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến: Trình độ Nội dung Số Chức Đối tượng Nơi công tác chuyên công việc hỗ TT danh môn trợ Cử nhân 42 Trường Cao đẳng Tham gia áp 1 Giáo viên dụng sáng Giáo viên MN Yên Sơn Trung cấp kiến GDMN Trường Mẫu Giáo Tham gia áp 2 238 học sinh dụng sáng MN Yên Sơn Nhà trẻ kiến Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Yên Sơn ngày 20 tháng 4 năm 2024 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Lan Hương
- MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trong kỷ nguyên chuyển đổi số mạnh mẽ như vũ bão hiện nay, giáo dục là một trong những ngành được Chính phủ quan tâm, đẩy mạnh, đặc biệt là sau khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong những năm vừa qua. “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng xác định phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến là mục tiêu vô cùng quan trọng. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, có 465 đơn vị trường mầm non công lập và 858 đơn vị trường mầm non tư thục đã được số hóa toàn bộ hồ sơ. (2.1. Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục mầm non hiện nay, trang internet, đường link: https://vr360.com.vn/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-mam- non). Trong đó, các cơ quan, tổ chức đều chú trọng đến công nghệ, lấy đó là mục tiêu chung để phát triển. Đồng thời cũng là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả quản lý trên nền tảng số. Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học, tiếp thu kiến thức của trẻ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học cho trẻ mà không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian. Điều đó cho chúng ta thấy việc chuyển đổi số trong giáo dục mầm non là hành trình đưa các công nghệ mới vào công tác giáo dục và đào tạo, giúp trẻ em được tiếp cận với những phương pháp học tập hiện đại và phát triển về các kỹ năng số, sử dụng công nghệ số như máy tính, tablet hoặc các ứng dụng giáo dục trực tuyến để hỗ trợ quá trình giảng dạy và học tập, giúp cải thiện chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu quả quản lý và tạo ra môi trường học tập sáng tạo, hấp dẫn cho trẻ. Việc chuyển đổi số có thể bao gồm sử dụng phần mềm giáo dục, ứng dụng giáo dục, trò chơi giáo dục trên máy tính hoặc tablet, thiết bị di động, cũng như sử dụng các tài liệu giảng dạy số, video học tập và các công cụ trực tuyến khác để tạo ra môi trường học tập kỹ thuật số cho trẻ mầm non.
- Tuy nhiên nhìn vào những tiềm năng của chuyển đổi số trong các nhà trường, không phải đơn vị nào cũng áp dụng hiệu quả, cẩn trọng trong việc đổi mới, đưa công nghệ vào môi trường học tập và giảng dạy, bởi những hạn chế về kiến thức công nghệ thông tin và kĩ năng sử dụng phần mềm còn chưa thuần thục, việc thích nghi với thay đổi vẫn đang là thách thức lớn với nhiều cơ sở giáo dục mầm non hiện nay. Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, năm học 2023-2024 trường Mầm non Yên Sơn tập trung chú trọng nội dung xây dựng thư viện với mục đích nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ giáo viên, đồng thời khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên trên không gian mạng, bổ sung vào kho học liệu mở cho trẻ mầm non được tiếp cận với sách truyện điện tử thông qua thư viện. Ngay từ đầu năm học tôi trao đổi cùng cán bộ quản lý đề ra mục tiêu phấn đấu, cùng hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục năm học phù hợp với nhu cầu của trẻ cũng như điều kiện của nhà trường. Bước đầu lựa chọn nội dung tiếp cận chuyển đổi số, giao nhiệm vụ cho giáo viên thiết kế sách truyện điện tử, tạo mã QR Code, bổ sung nguồn tư liệu tài nguyên số tại phòng thư viện trong nhà trường. Vậy làm cách nào để xây dựng nền tảng chuyển đổi số trong nhà trường một cách phù hợp, giúp giáo viên sáng tạo, trẻ hứng thú với sách truyện điện tử. Đó là điều mà đội ngũ cán bộ quản lý chúng tôi luôn trăn trở, muốn tìm điểm mới, đích đến phù hợp nhất cho việc tiếp cận chuyển đổi số trong nhà trường. Chính vì thế tôi mạnh dạn diễn đạt nội dung: “Chỉ đạo bước đầu giáo viên thiết kế sách truyện điện tử giúp trẻ tiếp cận tài nguyên số tại trường mầm non Yên Sơn” làm đề tài nghiên cứu, triển khai và thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu: Giúp Cán bộ quản lý mạnh dạn tiếp cận chuyển đổi số trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên, tăng cường kích thích não bộ, sáng tạo đổi mới trong công tác giảng dạy. Giúp trẻ tiếp cận tài liệu công nghệ, nâng cao lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: kỹ năng nghe, diễn đạt, nói to, rõ ràng, nói đủ câu, sử dụng các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh, kể lại những sự việc đơn giản, theo trình tự, miêu tả được một số hành động, tính cách, trạng thái của sự vật, hiện tượng, nhân vật… Bổ sung tài liệu sách truyện điện tử cho phòng thư viện trong nhà trường. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- - Đối tượng nghiên cứu: Chỉ đạo bước đầu giáo viên thiết kế sách truyện điện tử giúp trẻ tiếp cận tài nguyên số tại trường mầm non Yên Sơn. - Khách thể nghiên cứu: Giáo viên Trường mầm non Yên Sơn - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội. 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Giáo viên trường mầm non Yên Sơn - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: Thực hiện từ tháng 9/2023 đến tháng 4/2024. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Như chúng ta đã biết, đọc sách mang đến nhiều lợi ích cho tất cả mọi người trong đó có trẻ nhỏ. Đọc sách không chỉ giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, tăng cường vốn giao tiếp, mà còn giúp trẻ trau dồi tình yêu thương... Bởi vậy hình thành thói quen đọc sách ngay từ nhỏ là hết sức quan trọng. Trẻ mầm non chưa biết đọc song việc cho trẻ làm quen với sách mang đến nhiều lợi ích đối với sự phát triển của trẻ. Hiện nay, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 nhu cầu làm quen với sách thông qua môi trường số hóa cũng đã trở thành một nhu cầu tất yếu của con người và việc xây dựng thư viện gắn với chuyển đổi số trong trường học là nhiệm vụ quan trọng để cung cấp kiến thức cho trẻ thông qua công nghệ hiện đại. Sách điện tử, hay còn được biết đến với cái tên e-book, là một phương tiện số tương ứng của các sách in thông thường. Người đọc có thể tiếp cận sách điện tử thông qua Internet và sử dụng chúng trên laptop, tablet hay trên chính những chiếc smartphone.Với sách điện tử, cha mẹ có thể mang theo hàng nghìn cuốn sách, thư viện sách với các nội dung phong phú, đầy đủ thể loại và tác giả để đọc sách cùng con ở bất cứ đâu mà không phải mang vác gì nhiều, bởi thiết bị gọn nhẹ. Tính linh hoạt của sách điện tử còn cung cấp khả năng phóng to, vì vậy trẻ và cha mẹ trẻ có thể giữ cho phông chữ ở kích thước hoàn hảo. Đọc sách trở nên dễ dàng hơn đối với mắt trẻ, ít rắc rối hơn, nhiều niềm vui hơn. Những cuốn sách truyện điện tử xinh xắn, những câu chuyện sinh động hấp dẫn đến với trẻ như một đồ chơi đặc biệt. Trong quá trình tương tác với sách truyện điện tử tại phòng thư viện, trẻ được hoạt động, được nghe và tập kể lại những câu chuyện thú vị, được làm quen với một môi trường giáo dục hiện đại, thân thiện và hiệu quả. Từ đó, trẻ dần dần hình thành tình yêu đối với sách, thói quen và kĩ năng đọc sách. Các hoạt động của trẻ tại các khu vực sách trong thư
- viện còn giúp trẻ rèn luyện tính kiên trì, khả năng tập trung, làm việc nhóm; khả năng suy luận; tăng cường khả năng liên kết các sự vật, hiện tượng; đồng thời kích thích khả năng sáng tạo, khả năng nghệ thuật, hội họa. Không những thế, hoạt động trong phòng thư viện giúp các trẻ phát triển ngôn ngữ; gia tăng từ ngữ, khả năng nghe, hiểu; phát triển tình cảm, thẩm mỹ và kĩ năng xã hội; có ý thức về bản thân, phát triển kĩ năng giao tiếp đặc biệt hình thành ở trẻ ý thức, hành vi văn minh trong sử dụng máy tính và thiết bị điện tử. Chính vì thế trên thị trường Việt Nam hiện nay sách điện tử đã “soán ngôi” sách in. Nguyên do là bởi sách in có quá nhiều sách lậu, nhược điểm chính của sách in chính là “sự bất tiện”. Đối với trẻ, sách in khá nặng và không thể mang theo nhiều khi đi du lịch hay đi ra ngoài. Ngoài ra, để tránh gây ảnh hưởng cho mắt trẻ, khi trẻ đọc sách in cần điều kiện ánh sáng nhất định. Đây là rào cản lớn nhất để sách in có thể giữ được vị trí lâu dài trong thời buổi công nghệ như hiện nay. Một nguyên nhân nữa khiến sách in mất điểm trong mắt độc giả là ở phần giao diện gây nhàm chán, một số trang sách truyện đơn điệu, sơ sài, hình ảnh đặc trưng của sách in chưa sống động và gây hứng thú cho trẻ. 2. Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu: Qua tìm hiểu tính năng cơ bản, tính tiện lợi tôi thấy sự khác biệt giữa sách giấy và sách điện tử như sau: Sách giấy Sách điện tử - Vật lý, cầm nắm được. - Phi vật lý, đọc trên thiết bị điện tử. - Giấy, mực. - Màn hình điện tử. - Tuỳ theo số trang, thường nặng - Nhẹ hơn sách giấy, nhỏ, gọn. hơn sách điện tử. - Tuỳ theo khổ sách, thường cố định - Có thể điều chỉnh kích thước linh A3, A4, B5, B6. hoạt. - Khó mang theo cùng lúc nhiều - Tiện lợi khi truy cập nhiều nội dung sách. sách trên trang internet. - Khó tìm kiếm nội dung cụ thể. - Dễ dàng tìm kiếm từ khóa, ghi chú. - Phụ thuộc vào môi trường. - Điều chỉnh độ sáng màn hình phù hợp với mọi điều kiện. - Có mùi giấy, cảm giác cầm nắm. - Không có mùi, cảm giác cầm nắm hạn chế. - Không thân thiện với môi trường. - Thân thiện với môi trường. - Giá thành cao. - Giá thành rẻ. Là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo về tiếp tục đổi mới hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tiếp cận chuyển đổi số
- trong nhà trường, bản thân tôi khi thực hiện đề tài gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của phòng GD&ĐT, sự ủng hộ của các cấp Ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể và nhân dân địa phương đóng góp ủng hộ cả về cơ sở vật chất và tinh thần. Trường được xây dựng khang trang, sạch đẹp, được mua sắm đầy đủ trang thiết bị cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Ban giám hiệu nhà trường, quan tâm bồi dưỡng, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên phát huy khả năng sáng tạo và năng lực của bản thân. 100% cán bộ, giáo viên tham gia bồi dưỡng kiến thức về đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn ngay từ đầu năm học. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình. Giáo viên có tinh thần ham học hỏi, tự học cao, 90% giáo viên biết sử dụng máy tính trong công tác soạn giảng trên phần mềm, đạt trình độ trên chuẩn cao, có nhiều giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm kahoot, wordwall, canva, camtasia, elerning… Trường có thư viện, có sách truyện cho trẻ hoạt động, nhà trường có trang fanpage riêng, các nhóm, lớp được kết nối mạng internet, nhà trường thực hiện tốt các phần mềm: giáo dục, nuôi dưỡng…vv. Trẻ trong độ tuổi khỏe mạnh, phát triển đồng đều. b. Khó khăn Hạ tầng kỹ thuật, đường truyền thông tin internet chưa được nâng cấp dẫn đến việc cập nhật nhiều phần mềm còn hạn chế. Cán bộ quản lý chưa mạnh dạn đổi mới, tiếp cận chuyển đổi số trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo viên chưa đầu tư, học hỏi nghiên cứu các phần mềm, còn e ngại trong việc tiếp cận lĩnh vực chuyển đổi số, cho trẻ hoạt động tại phòng thư viện còn nhiều hạn chế. Nội dung lĩnh vực phát triển ngôn ngữ chưa phong phú đa dạng, giáo viên lựa chọn các bài thơ, câu chuyện có cốt truyện chưa gần gũi, dễ hiểu, dễ học. Phòng thư viện còn sơ sài về tư liệu, sách truyện giấy còn hạn chế về số lượng, các góc hoạt động bố trí chưa hợp lý. Mô hình thư viện xây dựng chưa khoa học, sáng tạo. Phụ huynh chưa quan tâm việc chuyển đổi số, cho trẻ sử dụng công nghệ chỉ mang tính chất giải trí. c. Số liệu điều tra khi thực hiện đề tài
- Để có được kết quả cao trong công tác nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát tài liệu sách truyện tại phòng thư viện điểm trường Sơn Trung với 238 trẻ trong đó 57 trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của 42 giáo viên khi đưa vào thực hiện như sau: * Đối với phòng thư viện: Stt Nội dung Số lượng Tỷ lệ 1 Sách, truyện giấy 50/250 20% 2 Sách điện tử 0/86 0% 3 Máy chiếu 0/01 0% 4 Loa, đài 0/01 0% 5 Bảng biểu 0/04 0% 6 Máy tính, Laptop, tablet, smartphone 0/04 0% 7 Phần mềm 05/07 71,4% * Đối với giáo viên: Stt Nội dung Số lượng Tỷ lệ 1 Số giáo viên có kỹ năng ứng dụng 28/42 66,6% CNTT trong giảng dạy Số giáo viên sử dụng thành thạo các 12/42 28,4% 2 phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử phục vụ hoạt động giảng dạy * Đối với trẻ: Stt Nội dung Mức độ Hứng thú Không hứng thú 1 Trẻ tiếp cận với sách giấy 50/238 21,0% 2 Trẻ tiếp cận với sách điện tử 0/238 0% Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy sách giấy, tài liệu giấy chiếm nhiều ưu thế, tranh truyện, sách truyện giao diện chưa sống động. Đồ dùng, tài liệu sử dụng phòng thư viện chưa đa dạng, phong phú. Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm của giáo viên còn nhiều hạn chế. Việc cho trẻ tiếp cận sách truyện điện tử, chuyển đổi số chưa được triển khai. Chính vì vậy sau khi nghiên cứu đề tài tôi đã triển khai nội dung: “Chỉ đạo bước đầu giáo viên thiết kế sách truyện điện tử giúp trẻ tiếp cận tài nguyên số tại trường mầm non Yên Sơn” như sau: 3. Các biện pháp tiến hành: 3.1. Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức của Cán bộ quản lý về lĩnh vực chuyển đổi số trong giáo dục Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình thay đổi phương thức thực hiện giáo dục truyền thống sang phương thức giáo dục hiện đại, bao gồm cả cơ sở vật chất và các phương thức giáo dục, phương thức dạy học, phương thức quản lý đào tạo, tận dụng tối đa công nghệ hướng tới nền giáo dục chất lượng cao. Đối
- với lĩnh vực giáo dục, chuyển đổi số mang lại cơ hội áp dụng công nghệ để tạo ra những thay đổi nhanh chóng về mô hình, cách thức tổ chức và phương pháp dạy học. Hiểu một cách đơn giản, chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất cho giáo viên và học sinh. Để quá trình chuyển đổi số của trường mầm non Yên Sơn được diễn ra nhanh chóng đáp ứng phát triển chương trình nhà trường giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2025-2030. Cán bộ quản lý cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Một là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động trong nhà trường; tăng cường sử dụng các phần mềm, từng bước chuyển đổi sang hồ sơ điện tử; Ứng dụng công nghệ thông tin, lựa chọn, sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý của các đơn vị có uy tín, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định để nâng cao chất lượng quản lý điều hành của nhà trường; Hai là, tăng cường tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ quản lý. Phương pháp dạy học truyền thống trên lớp phải dạy học song song cùng môi trường số. Do đó, cần phát triển đồng bộ đội ngũ giáo viên sử dụng thành thạo công nghệ thông tin nhằm đáp ứng công tác chăm sóc và giáo dục trẻ trong thời đại mới. Ba là, khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên tự học, cập nhật tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên tại cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT (địa chỉ https://moet.gov.vn) Chuyên mục GDĐT - Nhà giáo và CBQL giáo dục), Sở GD&ĐT và mạng internet. Bốn là, đầu tư thiết bị số, thiết bị thông minh, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống mạng, hệ thống an toàn thông tin phục vụ quản lý, điều hành tại đơn vị. Năm là, tăng cường thăm quan, học tập, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, công nghệ, mô hình triển khai chuyển đổi số của các đơn vị trong và ngoài Huyện. Tham gia các hội thảo, hội nghị về trao đổi, chia sẻ về chuyển đổi số hoạt động quản lý, giáo dục, nghiên cứu khoa học, thông tin thư viện…vv. Chuyển đổi số trong giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là giải pháp bao trùm trong quá trình đổi mới và phát triển giáo dục, là yếu tố then chốt hình thành hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của cán bộ quản lý giáo viên và học sinh. Nhằm triển khai các hoạt động trên môi trường số, tăng cường hiệu quả công tác quản lý, mở rộng phương thức, tiếp cận giáo dục số thông qua đổi mới nội dung, phương pháp dạy
- học, tạo đột phá về chất lượng dạy và học trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cán bộ quản lý cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm trong việc chuyển đổi số trong nhà trường, cần lựa chọn đổi mới chuyển đổi số phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương, đội ngũ giáo viên và học sinh. 3.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng, nâng cao năng lực sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên Trong thời đại ngày nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những yêu cầu mới cho công tác giáo dục - đào tạo. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã phát triển rất rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Giáo viên được coi như yếu tố then chốt, là lực lượng trực tiếp thực hiện hoạt động dạy học. Do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy. Giáo viên không chỉ bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có, mà còn được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành khác như tin học và học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn giúp giáo viên có thể chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng, sự hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, trường mầm non Yên Sơn đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên như sau: Năm học 2021,2022,2023 nhà trường đã bồi dưỡng lĩnh vực công nghệ thông tin qua việc tập huấn chuyên đề bồi dưỡng các lớp ứng dụng công nghệ thông tin do Phòng Giáo dục và Đào tạo Quốc Oai tổ chức như các chuyên đề “Kỹ năng thiết kế bài giảng sáng tạo từ powerpoint”;“Ứng dụng Canva trong giáo dục mầm non” Ngoài ra nhà trường đã tổ chức chuyên đề bồi dưỡng công nghệ thông tin với nội dung: “Xây dựng kế hoạch giáo dục”; “Xây dựng kế hoạch cá nhân” trên phần mềm cho 100% đội ngũ giáo viên, nhân viên vào ngày 14/2/2022. Để nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng thiết kế bài giảng điện tử, qua khảo sát đầu năm học, ước tính 90% giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, 12/42 giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm powepoint, canva, camtasia, cupcut, kahoot, word wall đạt 28,5%. Bên cạnh việc giáo viên thiết kế các bài giảng điện tử Elearning, xây dựng video giáo dục, giáo viên sử dụng phần mềm can va, camtasia, cupcut, kahoot, word wall…Năm học 2023-2024 nhà trường tiếp tục bồi dưỡng các
- phần mềm: can va, camtasia, cupcut, kahoot, word wall thiết kế bải giảng điện tử và trò chơi cho trẻ. Trong năm học nhà trường lựa chọn giáo viên có kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, các phần mềm được truyền đạt, lan toả, chia sẻ tới đồng nghiệp. Thông qua các buổi bồi dưỡng, tập huấn, giáo viên đã tích cực sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tại nhóm, lớp mình. (Hình ảnh Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tân hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng phần mềm Heyzine) “Khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên tự học, cập nhật tài liệu bồi dưỡng thường xuyên...” (Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai); Trên tinh thần tự học tập, nghiên cứu các phần mềm giáo dục. Cô giáo Phạm Thị Dung nghiên cứu thành công phần mềm giáo dục Thinglink và vinh dự đại diện cho cấp học mầm non, chia sẻ việc ứng dụng phần mềm Thinglink tại Ngày hội Công nghệ thông tin cấp Cụm Trung học cơ sở Phượng Cách, giúp giáo viên nhà trường và giáo viên trường bạn tiếp cận được nhiều phần mềm mới trong giảng dạy. (Hình ảnh chia sẻ phần mềm Thinglink của Cô giáo Phạm Thị Dung) Sau khi được tham gia học tập, bồi dưỡng, nhiều giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm, tự thiết kế đa dạng sách truyện, bài giảng điện tử để tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ hứng thú hơn trong học tập. Từ đó chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng cao rõ rệt, trẻ hứng thú, tương tác sôi nổi cùng cô và các bạn tại nhóm, lớp và phòng thưc viện. 3.3. Biện pháp 3: Lựa chọn mục tiêu lĩnh vực phát triển ngôn ngữ phù hợp với Chương trình Giáo dục mầm non Căn cứ vào mục tiêu giáo dục mầm non, ngay từ đầu năm học, nhà trường chỉ đạo các tổ, khối xây dựng kế hoạch dựa trên Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nhà trường luôn đề ra yêu cầu về phương pháp Giáo dục mầm non cụ thể cho từng độ tuổi: Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và chức năng tâm lý, sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ. Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học
- bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế. Với mục tiêu đề ra đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch bám sát theo kế hoạch số 233/GD&ĐT-GDMN ngày 06 tháng 9 năm 2023 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai với tinh thần đổi mới trong tổ chức các hoạt động giáo dục “học thông qua vui chơi trải nghiệm”; Xây dựng cải tiến hình thức tổ chức 06 hoạt động học theo quan điểm “Học bằng chơi, chơi mà học”; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục trong cơ sở Giáo dục mầm non. Nhằm thực hiện tốt kế hoạch chỉ đạo, tôi hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dựa trên thế mạnh của nhà trường, điều kiện của địa phương, đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; bảo đảm tính liên thông giữa các độ tuổi và cấp Tiểu học, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ theo quy định của pháp luật. Chương trình thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm. Ví dụ: Mục tiêu sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp đối với trẻ từ 18-24 tháng đến 5-6 tuổi, thể hiện nguyên tắc đồng tâm phát triển. Đối với trẻ 18-24 tháng: Nói được câu 2-3 tiếng; Con đi chơi; bóng đá; mẹ đi làm… Đối với trẻ 24-36 tháng: Nói được câu đơn, câu có 5-7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc. Đối với trẻ 3-4 tuổi: Sử dụng được câu đơn, câu ghép. Đối với trẻ 4-5 Tuổi: Sử dụng được các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định. Đối với trẻ 5-6 Tuổi: Dùng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh… Hay: Mục tiêu nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu đối với nhà trẻ; Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày đối với trẻ mẫu giáo, thể hiện nguyên tắc đồng tâm phát triển. Đối với trẻ 18-24 tháng: Đọc tiếp tiếng cuối của câu thơ khi nghe các bài thơ quen thuộc.
- Đối với trẻ 24-36 tháng: Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo. Đối với trẻ 3-4 tuổi: Đọc thuộc bài thơ, đồng dao, ca dao. Đối với trẻ 4-5 Tuổi: Đọc thuộc bài thơ, đồng dao, ca dao. Đối với trẻ 5-6 Tuổi: Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao, ca dao… Căn cứ vào mục tiêu các tổ, khối, nhóm lớp xây dựng lựa chọn nội dung giáo dục, các bài thơ, câu truyện phù hợp với độ tuổi. Đối với trẻ nhà trẻ lựa chọn bài thơ có vần thơ ngắn, nhịp điệu nhẹ nhàng, vui tươi, nội dung đơn giản. Đối với trẻ mẫu giáo lớn lựa chọn bài thơ, câu truyện có kịch tính, nội dung giáo dục sâu sắc nhằm phù hợp với từng độ tuổi. Ngân hàng các tổ, khối được xây dựng trên chương trình khung, nhưng có tính mở, giáo viên có thể linh hoạt thay đổi nội dung giáo dục dựa trên khả năng của trẻ nhóm, lớp mình giúp trẻ hứng thú hơn với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. (Mục tiêu các độ tuổi, đường link: khgd.hn.mnyenson.hp; mk:123456) Ngoài ra nguyên tắc đồng tâm phát triển, đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi còn được thể hiện qua nhiều lĩnh vực: phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ…vv. 3.4. Biện pháp 4: Xây dựng tài nguyên số nhằm đáp ứng chuyển đổi số Điều 9 Mục 1 Chương II Tại Luật số 46/2019/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019 của Quốc Hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nêu rõ việc Thành lập thư viện như sau: Thư viện Quốc gia Việt Nam; Thư viện công cộng; Thư viện chuyên ngành; Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân; Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học); Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng; Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam. Điều đó cho thấy Thư viện cơ sở giáo dục mầm non được thành lập bài bản tại các trường học nhằm xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin trong nhà trường. Sử dụng chung tài nguyên thư viện nhằm; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực. Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường
- học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Thư viện xây dựng chính là điểm đến cho trẻ sau mỗi giờ hoạt động cùng cô và các bạn, ở đó trẻ được tham gia các hoạt động cùng những cuốn sách nói về các chủ đề khác nhau, các câu chuyện và cả những nội dung về thế giới xung quanh giúp trẻ dễ dàng trải nghiệm. Trẻ được“đọc sách” qua các hình ảnh ngộ nghĩnh với các nhân vật đáng yêu. Thông qua việc được tương tác với sách hàng ngày như: xem, nhìn, nghe, chơi... giúp trẻ hoàn thiện và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Thông qua thư viện trẻ có thể ghi nhớ “từ” thông qua việc tri giác các hình ảnh, màu sắc minh họa trong cuốn sách. Tại buổi tập huấn Hoạt động thư viện trong trường học và phát triển văn hoá đọc ngày 01 tháng 3 năm 2023 tại Phòng Giáo dục và Đào tạo do Giảng viên Vũ Dương Thuý Hà giảng bài. Bản thân tôi luôn trăn trở với bài học và luôn đặt câu hỏi cho bản thân mình: Đề ra phương án nào để phát triển văn hoá đọc cho trẻ mầm non? (Khi mà trẻ chưa biết đọc, biết viết). Sử dụng phương pháp, hình thức nào để phòng thư viện được hoạt động sôi nổi? (Trẻ hứng thú hơn với hoạt động văn học, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ). Với những trăn trở đó, ngay từ sau đợt tập huấn tôi mạnh dạn đề xuất với Hiệu trưởng tận dụng dãy hiệu bộ cũ xây dựng phòng thư viện, sơn sửa, bổ sung giá, kệ cho phòng thư viện...tuy nhiên do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, manh mún, phòng thư viện chưa đáp ứng tốt cơ sở vật chất và đủ tiêu chuẩn tại Thông tư số16/2022/TT-BGD ngày 22/11/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và Phổ thông, nội dung tiêu chuẩn chỉ đáp ứng tiêu chí nhỏ mức độ 1 về cơ sở vật chất đó là thư viện được thiết kế tại tầng 1, không gian thoáng mát, ánh sáng tự nhiên nhiều. (Hình ảnh phòng thư viện trước khi thiết kế bổ sung) Chính vì thế đầu năm học 2023-2024 tôi đề xuất với Hiệu trưởng rà soát, thống kê số lượng sách truyện trong phòng thư viện. Qua rà soát, cán bộ quản lý nhận thấy phòng thư viện còn nhiều bất cập, sách giấy còn hạn chế về số lượng, tranh truyện cũ, chưa đa dạng về mẫu mã và chủng loại, sách truyện cho các độ tuổi chưa cụ thể, còn chung chung. Hình ảnh chết, giao diện chưa phong phú, đa dạng, không gian phòng thư viện chưa sáng tạo, cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dụng, tài liệu còn sơ sài...vv. Trẻ hoạt động trên tinh thần gượng ép, bắt buộc, chưa thoải mải, hứng thú hoạt động tại phòng thư viện. Trong buổi thảo luận trao đổi nhiệm vụ đề ra cho năm học mới, cán bộ quản lý, ban lãnh đạo mở rộng cùng thảo luận, xây dựng thư viện, đầu tư kinh phí, ánh sáng, lắp trình chiếu, thông tin internet, loa đài, thiết kế một số bảng
- biểu, phân các góc cho trẻ dễ hoạt động: góc vui chơi, góc cảm nhận, góc sáng tạo, tạo thêm không gian như một rạp chiếu phim nhỏ tại phòng thư viện. Qua đề xuất và thống nhất tại buổi họp, tôi mạnh dạn chỉ đạo giáo viên thiết kế sách truyện điện tử, tăng cường bổ sung tài liệu cho phòng thư viện nhằm giúp trẻ tiếp cận chuyển đổi số, thao tác quét mã QR Code truy cập đường link sách, truyện... Hệ thống tra cứu giữ liệu được tra cứu một cách dễ dàng, thuận tiện cho việc truy xuất các dữ liệu liên quan như quét mã QR Code và truy cập đường link theo bìa tạp chí. Tư liệu được đánh số theo thứ tự các độ tuổi bao gồm sách lật, video, sách nói, tài liệu sách giấy và một số tài liệu khác...vv. Bên ngoài phòng thư viện thiết kế bìa tranh truyện to, cài mã QR Code rõ ràng, màu sắc phù hợp, bắt mắt, tạo cho trẻ cảm giác hứng thú và tương tác mạnh mẽ với phòng thư viện. (Hình ảnh phòng thư viện sau khi thiết kế, bổ sung) Ngoài ra, trong việc bổ sung tài liệu sách truyện điện tử, tôi tham mưu với nhà trường thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, tuyên truyền các bậc phụ huynh hưởng ứng quyên góp, tài trợ, ủng hộ sách truyện giấy 200 quyển nhằm làm tăng tài liệu phong phú phòng thư viện của nhà trường. (Hình ảnh ủng hộ sách truyện của các bậc phụ huynh) Để tiếp tục đáp ứng mạnh mẽ lĩnh vực chuyển đổi số tại phòng thư viện, năm học 2024-2025 và những năm học tiếp theo, cá nhân tôi sẽ tích cực tham mưu với Hiệu trưởng đầu tư bổ sung trang thiết bị, đa dạng mẫu mã và đồ dùng, tài liệu, thiết lập hồ sơ, mã hoá toàn bộ sách truyện nhằm đáp ứng thư viện số trong cuộc cách mạng 4.0. 3.5. Biện pháp 5: Bước đầu chỉ đạo giáo viên thiết kế sách truyện điện tử làm tài nguyên số Sách là một kho tàng tri thức vô cùng quý giá của nhân loại, là một nguồn kiến thức vô tận không bao giờ cạn kiệt. Đọc sách không chỉ để tiếp nhận kiến thức mà còn để hoàn thiện nhân cách, phát triển con người. Tuy nhiên ở thời đại 4.0 ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, văn hoá nghe nhìn đã lấn át văn hoá đọc làm cho giới trẻ dần dần bỏ lại thói quen đọc sách. Hiểu được điều đó và nắm bắt xu hướng chung của thời đại, bản thân tôi luôn ý niệm, luôn tìm một giải pháp mới cho trẻ tiếp cận sách truyện một cách hứng thú, không phải tranh truyện giấy mà là sách truyện điện tử. Cách giải quyết ở đây là: 1, Nội dung sách truyện thực hiện theo đúng Chương trình Giáo dục mầm non; 2, Đáp ứng việc chuyển đổi số. Trong buổi thảo luận sinh hoạt chuyên môn tôi đưa ra ý tưởng xây dựng sách truyện điện tử phục vụ tư liệu phòng thư viện, giáo viên hưởng ứng và tự
- tìm tòi nghiên cứu. Sau một thời gian ngắn với tinh thần yêu nghề và say mê với phần mềm, Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tân đã nghiên cứu thành công phần mềm Heyzine thiết kế sách truyện điện tử theo tiến trình các bước như sau: Cách làm sách, truyện video Bước 1: Lits danh sách bài thơ, câu chuyện các độ tuổi trong ngân hàng năm học 2023-2024. Bước 2: Thiết kế bìa tạp chí sách truyện trên bản Word. Bước 3: Lựa chọn video có sẵn hoặc thiết kế video, chia sẻ đường link. Bước 4: Tạo mã QR Code: + Cách 1: Tạo mã QR Code từ video có sẵn trên youtobe: Chọn bài thơ, câu chuyện của độ tuổi cần tìm, kích mũi tên trên thanh công cụ để lấy mã QR Code. + Cách 2: Xây dựng video mới đẩy lên trang youtobe: Kích mũi tên trên thanh công cụ để lấy mã QR Code. Bước 5: Truy cập đường link và nghe, đọc theo video. (Hình ảnh video bài thơ, câu truyện) Yêu cầu đặt ra cho bài thơ câu chuyện, có thể chọn video sẵn hoặc tự thiết kế video phù hợp với độ tuổi, hình ảnh sắc nét, âm thanh to, rõ ràng, không sử dụng tiếng miền nam, mã QR Code truy cập dễ tìm, đúng mã QR Code của bài thơ câu truyện truy cập, có thể sử dụng học tập bài thơ, câu chuyện ở mọi lúc, mọi nơi, giúp trẻ hứng thú hơn khi hoạt động tại phòng thư viện. Cách làm sách lật Bước 1: Xây dựng bải giảng powepoint. Bước 2: Chuyển đổi thư mục từ trang powepoint sang sách điện tử bằng phần mềm Heyzine. Bước 3: Tải thành công, tiến hành chỉnh sửa phông chữ, cách trình chiếu. Bước 4: Khi tiến hành chỉnh xuất bản, tải về hoặc chia sẻ trực tiếp mã và bài giảng. Bước 5: Tạo trang bìa cài mã QR Code truy cập đường link để đọc sách. Đặc điểm sách lật nhanh thuận tiện, giáo viên thiết kế vì không cần sử dụng nhiều hiệu ứng, giảm tải thời gian chỉnh sửa hiệu ứng khi thiết kế powepoint. (Hình ảnh sách lật) Cách làm tranh truyện tiềm thức Bước 1: Mở powerpoint. Chọn file/Chọn export/Hộp thoại xuất hiện chọn create PDF/và words. Chọn/Create PDF/XPS bên tay trái/chọn publish đóng gói thành công.
- Bước 2: Mở Chrome hoặc cốc cốc/gõ heyzine.com/chọn heyzine/di chuyển đến hộp thoại chọn upload/chọn file đã đóng gói/sau 10 giây phần mềm chuyển đổi file xong/chọn dashboad đăng nhập/file đã đóng gói kích đúp 2 lần xem file/copy link hoặc mã QR để gửi vào trang nhóm lớp. Ưu điểm: Đặc điểm thứ nhất là trẻ sẽ nghi nhớ câu chuyện nhanh hơn, tiếp nhận nội dung dễ dàng qua hình ảnh. Đặc điểm thứ 2 giáo viên thiết kế nhanh vì hạn chế sử dụng các hiệu ứng, không mất nhiều thời gian căn chỉnh. Phần mềm miễn phí không lo mất phí, tiện lợi không cần cấu hình máy cao, không nâng cấp máy có cấu hình kém, 100% giáo viên có thể thực hiện với word và powerpoint một cách dễ dàng. Nhược điểm: Phần mềm Heyzine cần có kết nối mạng để xử lý đóng gói. (Hình ảnh tranh truyện tiềm thức) Cách làm sách nói trực tuyến Bước 1: Soạn giảng bài Powerpoint Bước 2: Sử dụng phần mềm Isping suite 10/chọn Manage Narration để ghi âm (hoặc gõ văn bản để thiết lập lời nói) cho bài giảng. Bước 3: Chỉnh sửa bài giảng và để nghe, chọn Preview chọn mặc định các loại thiết bị để học. Bước 4: Đóng gói chọn Pubish/ok/nơi xuất file/ok Xuất thành công sách nói trực tuyến. Sau khi nghiên cứu xong các phần mềm, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tân đã chia sẻ, lan toả tới đồng nghiệp cách thiết kế sách, truyện điện tử. Kết quả sau một năm học: sách lật: 29 cuốn; quét mã sách truyện, đồng dao, ca dao: 83 cuốn; chữ cái: 15; tranh truyện tiềm thức: 01 bộ; sách nói: 01 bộ. Sách, truyện điện tử được thiết kế với mẫu mã đa dạng, phong phú, hình ảnh giao diện sinh động, video câu chuyện, bài thơ hình ảnh không trùng lặp, nội dung phù hợp với từng tháng, từng chủ đề và độ tuổi, giọng kể, lời dẫn truyện nhẹ nhàng, gần gũi, hoạt động chữ cái được thiết kế cụ thể theo từng nhóm chữ, câu đố được lựa chọn có nội dung vui ngắn, tranh truyện tiềm thức, sách lật, sách nói điện tử được thiết kế công phu, việc truy cập được thao tác dễ dàng bằng cách quét mã QR Code, thuận tiện việc cho trẻ tiếp cận chuyển đổi số tại phòng thư viện trong trường mầm non. 3.6. Biện pháp 6: Cho trẻ tiếp cận quét mã QR Code sách, truyện điện tử tại phòng thư viện Mã QR, viết tắt của Quick reponse (tạm dịch “Mã phản hồi nhanh”) là dạng mã vạch có thể đọc được bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh kèm với ứng dụng chuyên biệt để quét mã.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 31 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn