1<br />
<br />
ĐỂ HỌC SINH HỨNG THÚ HƠN<br />
TRONG GIỜ HỌC VÀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN<br />
A – Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông đều có tầm quan trọng riêng của nó.<br />
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng: môn văn không chỉ là một<br />
môn học đáp ứng về kiến thức phổ thông mà nó còn là môn học có thể vận dụng<br />
triệt để vào đời sống thực tế lẫn tâm tư tình cảm của con người. Về mặt lý thuyết<br />
là như thế nhưng thật chất hiện nay tầm quan trọng ấy của môn ngữ văn ngày càng<br />
bị lãng quên bởi cả những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.<br />
Thứ nhất là phương pháp dạy văn. Đi kèm với sự phát triển của công nghệ<br />
thông tin là việc ứng dụng nó một cách rập khuôn sáo rỗng của giáo viên. Giáo<br />
viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp theo hướng tích cực để học sinh tự<br />
khám phá và làm chủ kiến thức. Giáo viên không thể là một đạo diễn tài ba khi tự<br />
mình đảm nhận thêm vai trò là diễn viên trên bụt giảng, và lúc đó học sinh sẽ là<br />
những khán giả ngoan ngoãn xem hết chương trình nhưng không có quyền nhận<br />
xét kịch bản cũng như diễn xuất của diễn viên. Những việc như thế cứ lặp đi lặp từ<br />
năm này sang năm khác dẫn đến một hệ lụy là học sinh ngày càng ngán ngẫm dẫn<br />
đến chán ghét môn văn. Nếu những diễn viên – giáo viên phát hiện ra thái độ tiêu<br />
cực của những khán giả - học sinh như thế sẽ không còn hứng thú với việc soạn và<br />
chuẩn bị những giáo án và tiết dạy cho thật hấp dẫn. Từ đó, tầm quan trọng cốt lỗi<br />
của môn ngữ văn dần bị lãng quên bởi những con người từng yêu tha thiết môn<br />
học này. Với việc chọn đề tài nghiên cứu “Để học sinh hứng thú hơn trong giờ học<br />
và kiểm tra môn ngữ văn”, tôi hy vọng rằng sẽ có những khám phá mới mẽ có thể<br />
áp dụng vào thực tiễn để người học lẫn người dạy thêm yêu thích môn văn.<br />
2. Phạm vi đề tài<br />
Đối tượng chủ yếu mà đề tài này nghiên cứu là các phương pháp giảng<br />
dạy tích cực nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học văn.<br />
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11 – THPT.<br />
<br />
2<br />
<br />
3. Lịch sử vấn đề<br />
Có thể nói qua từng chặng đường phát triển của lịch sử nước nhà, kèm theo<br />
những đổi mới về kinh tế,chính trị thì việc đổi mới giáo dục, phương pháp giảng<br />
dạy luôn được đặt ra hàng đầu. Nhưng việc tiến hành đổi mới còn nhiều bất cập,<br />
thiếu sót, chưa thật sự đi vào quỹ đạo chung của sự phát triển đất nước. Có nhiều<br />
công trình nghiên cứu vạch ra nguyên nhân của việc sa sút trong giảng dạy như<br />
trong quyển “Văn chương nhìn từ góc sân trường” của tác giả Nguyễn Minh Hùng<br />
đã khẳng định “thầy giáo dạy văn chưa thu hút học sinh vào bài học là một trong<br />
những nguyên nhân chủ yếu biến tiết học văn thành nhàm chán”. Và cũng có<br />
nhiều công trình nghiên cứu đề ra phương án giải quyết nhưng cuối cùng các vấn<br />
đề đó vẫn còn nằm ở tình trạng lý thuyết khó có thể áp dụng sâu sắc và “phải đến<br />
cuối thập 60 lại đây những công trình chuyên ngành mới được nâng lên một bước<br />
về chất lượng, nhiều chuyên luận lần lượt ra đời: Rèn luyện tư duy học sinh qua<br />
giảng dạy văn học (1969) của Phan Trọng Luận; Vấn đề giảng dạy văn học theo<br />
thể loại (1970) của Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Huỳnh Lý,<br />
Đàm Gia Cẩn; Phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường (1977) của Phan<br />
Trọng Luận; Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn (1978) của Phan Trọng Luận;<br />
Tu từ học với vấn đề giảng dạy Ngữ văn (1979) của Đinh Trọng Lạc; Dạy văn dạy<br />
cái hay cái đẹp (1983) của Nguyễn Duy Bình; Cảm thụ văn học, giảng dạy văn<br />
của Phan Trọng Luận…; Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại (1979)<br />
của Đái Xuân Ninh”. Bắt tay vào viết quyển “Xã hội văn học nhà trường” tác giả<br />
Phan Trọng Luận đã nhận định rằng “thầy giáo ngày nay không phải như trước,<br />
chỉ biết gõ đầu trẻ, miễn là có bài cho học trò, cuối tháng bỏ lương vào túi. Bây<br />
giờ thầy giáo có trách nhiệm với nội dung, đào tạo cán bộ ra phục vụ nhân dân”<br />
và chúng ta thấy rõ ràng một việc “tình trạng học sinh học văn một cách ít hứng<br />
thú đã trở thành khá phổ biến. Tiếng phàn nàn về việc giảng văn trong nhà trường<br />
từ các giới xã hội đến nay hầu như đã trở thành một dư luận, một nhận định tương<br />
đối phổ biến và nhất trí”. Ngay trong quyển “Con đường nâng cao hiệu quả dạy<br />
văn” của tác giả Phan Trọng luận đã khẳng định “Phương pháp dạy của thầy, có<br />
<br />
3<br />
<br />
buộc học sinh suy nghĩ, có tạo điều kiện phát triển trí tuệ học sinh hay không là<br />
tiêu chuẩn cơ bản phân biệt phương pháp tích cực hay thụ động, tiến bộ hay lạc<br />
hậu”. Ngay từ đầu chúng ta thấy cần phải đặt ra tiêu chí “giáo viên không cảm thụ<br />
hộ mà là người đứng ra tổ chức quá trình học sinh tiếp nhận, chiếm lĩnh kiến<br />
thức” và trong quyển “Phương pháp dạy học văn” tác giả đã cho ý kiến “chất<br />
lượng học văn trong nhà trường phổ thông đang giảm sút nghiêm trọng. Nhiều<br />
vấn đề có ý nghĩa thời sự đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu phương pháp cũng<br />
như đông đảo anh chị em giáo viên Ngữ văn cùng giải đáp”. Vậy chúng ta - người<br />
thầy văn sẽ giải đáp như thế nào cho hợp lý ?<br />
4. Mục đích thực hiện<br />
Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài “Để học sinh hứng thú hơn trong giờ học và<br />
kiểm tra môn ngữ văn”, mục đích của người viết là đưa ra một số giải pháp đơn<br />
giản tích cực, có thể áp dụng với bất kỳ đối tượng học sinh trong mọi hoàn cảnh để<br />
làm tăng khả năng yêu thích môn văn cho học sinh và người dạy.<br />
5. Tính mới mẽ<br />
Đề tài đã được ứng dụng qua năm học 2013 – 2014 với các lớp mà người viết<br />
trực tiếp giảng dạy (11A10, 11A12 và 11A15) và năm học 2014 – 2015 (10A11,<br />
11A7 và 11A9). Tuy nhiên, đề tài vẫn có thể áp dụng vào những năm học sau với<br />
các lớp và hoàn cảnh khác nhau. Như thế, qua các đối tượng học sinh khác nhau<br />
thì người vận dụng đề tài có thể tạo thêm nhiều biện pháp hay để thu hút học sinh<br />
thêm yêu môn văn.<br />
<br />
4<br />
<br />
B – Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận của đề tài<br />
Nghiên cứu về hứng thú, các nhà tâm lí học cho rằng, đây là thái độ đặc<br />
biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có<br />
khả năng mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động. Nó được biểu<br />
hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt<br />
động. Mặt khác, hứng thú bao giờ cũng dẫn đến một đối tượng cụ thể hấp dẫn, nó<br />
gắn liền với tình cảm con người. Trong bất cứ một công việc gì nếu có hứng thú<br />
làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nảy sinh khát vọng<br />
hành động và hành động có sáng tạo. Ngược lại nếu hứng thú không được thỏa<br />
mãn sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực.<br />
Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì hiệu quả trong việc gây hứng thú<br />
cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn nói lên trình độ giáo dục văn học của nhà<br />
trường nói chung và của từng giáo viên nói riêng. Văn học dễ làm say mê người<br />
học nếu người dạy tạo được sự hứng thú tự thân nơi người học. Người học văn<br />
cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong từ ngữ, bố cục, vần điệu và môn văn còn hấp<br />
dẫn người học bởi nội dung đề kiểm tra mang tính gợi mở, nâng cao với nhiều câu<br />
hỏi đa dạng phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh.. . khi đó giờ văn sẽ đạt<br />
được sự hứng thú tìm hiểu và đưa đến cảm xúc đến với người học. Cái khó của<br />
người dạy là làm thế nào truyền được sự hứng thú đó đến với người học. Trong<br />
nhà trường phổ thông với từng đối tượng học sinh do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi<br />
thích tìm hiểu và sáng tạo nhưng chưa có phương pháp đúng để cảm thụ văn học,<br />
chưa hiểu rõ cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong từng câu thơ, câu văn, chưa có cảm<br />
xúc thực sự đồng điệu với cảm xúc của tác giả. . . Chính những thiếu sót trên, học<br />
sinh thường không thích học và đọc văn. Nhiệm vụ của giáo viên dạy văn là phải<br />
tạo sự hứng thú, phải khiến cho những từ ngữ khô khan biết nhảy múa, biết vẽ ra<br />
những khung cảnh lúc yên bình, lúc dữ dội; phải đi vào tâm hồn các em những<br />
tình cảm yêu, ghét, nhớ nhung, mơ mộng; phải mở ra những cánh cửa từ lâu được<br />
khúa chặt bằng sinh hoạt đời thường ngoài ra, giáo viên còn phải biết đưa ra<br />
<br />
5<br />
<br />
phương pháp đánh giá về mức độ hứng thú cũng như sự hiểu biết về môn văn của<br />
học sinh một cách hợp lý và đúng đắn hơn.<br />
Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học nói chung và<br />
môn ngữ văn nói riêng, việc lấy học sinh làm trung tâm thúc đẩy tư duy học sinh,<br />
mở cho các em hướng nghiên cứu và tự mình giải quyết những thắc mắc, những<br />
khó khăn trong việc tìm hiểu phân tích. Người giáo viên không còn giảng giải một<br />
cách say sưa khi không có phản hồi từ học sinh, các em được làm quen với những<br />
câu hỏi gợi mở, những gợi ý cho một đề tài thảo luận, các em có quyền nêu những<br />
nhận xét, những cảm nhận cá nhân về đề tài, về nhân vật, về tác giả. . . Từ những<br />
cảm nhận đôi khi chưa chính xác, gây tranh cãi góp phần rất lớn trong việc điều<br />
chỉnh nhận thức, gây hứng thú cho các em và văn học không xa lạ, không “đóng<br />
khung trong tháp ngà” mà thật sự gần gũi biết bao...<br />
Điều 24, Luật giáo dục (do Quốc hội khúa X thông qua) cũng đã chỉ rõ:<br />
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động<br />
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng<br />
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động<br />
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là định<br />
hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn<br />
Ngữ văn.<br />
Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng phát triển<br />
hứng thú học văn của học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao<br />
gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Ai đó đã nói rằng:<br />
“Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Vấn đề học<br />
tập của trẻ cũng vậy. Dù có bắt được chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu<br />
không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn<br />
lớp 11 tôi nhận thấy, muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến<br />
thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết<br />
học thực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên,<br />
<br />