1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt ....................................................................... 2<br />
A. Phần Mở Đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3<br />
2. Mục đích đề tài ............................................................................................ 4<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4<br />
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5<br />
5. Tính mới mẻ của đề tài ................................................................................ 6<br />
B. Phần Nội Dung<br />
1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 7<br />
2. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng vấn đề) ........................................................... 8<br />
3. Các giải pháp ............................................................................................... 10<br />
3.1. Thiết kế mẫu lý lịch trích ngang .............................................................. 10<br />
3.2. Thực hiện thi đua trong lớp học ............................................................... 13<br />
3.3. Các bước thực hiện một tiết sinh hoạt lớp sinh động............................... 16<br />
3.4. Kết quả đạt được ...................................................................................... 17<br />
C. Phần Kết Luận<br />
1. Hiệu quả, ý nghĩa của sáng kiến.................................................................. 19<br />
2. Đề xuất ý kiến ............................................................................................. 19<br />
<br />
2<br />
<br />
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt<br />
Cụm từ đầy đủ<br />
<br />
Cụm từ viết tắt<br />
<br />
1. Giáo viên chủ nhiệm ........................................................................... GVCN<br />
2. Học sinh............................................................................................... HS<br />
3. Trung học phổ thông ........................................................................... THPT<br />
3. Hạnh kiểm ........................................................................................... HK<br />
4. Trung bình ........................................................................................... Tb<br />
5. Điện thoại di động ............................................................................... ĐTDĐ<br />
<br />
3<br />
<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Công tác chủ nhiệm từ lâu đã được đánh giá là một công tác khó và phức<br />
tạp. Khó vì mỗi em là mỗi hoàn cảnh, để có được sự hòa nhập và đoàn kết trong<br />
tập thể là một việc làm khá vất vả. Hơn nữa, GVCN phải có phương pháp uốn<br />
nắn để nâng cao ý thức và nâng lực học tập của HS. Phức tạp vì công việc này<br />
có tính trách nhiệm rộng không chỉ trong nhà trường mà còn ở phía gia đình và<br />
xã hội.<br />
Tuy nhiên, ở độ tuổi vị thành niên hầu hết các em hay có nhiều thay đổi<br />
trong tư tưởng và luôn có tính hiếu kỳ ham thích cái mới rất cao. Vì thế, nắm bắt<br />
tâm lý này, ta cần hướng cho các em vào việc học hỏi cái có ích, thời gian tiếp<br />
cận cái tốt càng nhiều thì các em càng ít cơ hội học nhiễm cái xấu. Trong thời<br />
gian THPT, nhân cách các em đang dần hoàn chỉnh nên nếu có tác nhân thúc<br />
đẩy các em hoàn thiện nhân cách lúc này là việc làm cần thiết. GVCN là nhịp<br />
cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội nên việc giáo dục rèn luyện đạo đức<br />
và kỹ năng sống cho HS là công việc cần thiết. GVCN làm tốt công việc này sẽ<br />
hỗ trợ cao cho việc điều chỉnh nề nếp học tập của các em, bởi lẽ các em đã<br />
ngoan, tự quản tốt thì ý thức học tập cũng nâng cao theo. Cho nên, trong công<br />
tác chủ nhiệm, tôi đã đặt mục tiêu giáo dục nhân cách và kỹ năng sống khi các<br />
em còn ngồi trên ghế nhà trường, để mai sau các em có một nhân cách-một lý<br />
tưởng tốt đẹp làm hành trang trên con đường cống hiến cho quê hương, đất<br />
nước.<br />
Bên cạnh đó, chủ nhiệm là người truyền đạt thông tin giữa Ban giám hiệu<br />
và các em, là người tranh thủ quyền lợi cho các em về mặt kinh phí học tập cũng<br />
như các phần hỗ trợ khác.<br />
Công tác chủ nhiệm được qui mô bốn tiết trên tuần nhưng để làm cho hết<br />
tâm của một người thầy thì đây không thể tính bằng thời gian hay số lượng công<br />
việc nữa. Vì thế, có nhiều giáo viên chủ nhiệm nhận thấy trách nhiệm giáo dục<br />
cao nên thường nghiêm khắc, la mắng, trách phạt…trong suốt giờ sinh hoạt.<br />
Điều này dẫn đến một tác dụng phụ tai hại là đối với những em ý thức học tập<br />
<br />
4<br />
<br />
kém sẽ làm cho các em xấu hổ, chán nản trong giờ sinh hoạt, không thích đối<br />
diện với chủ nhiệm và cho đây là tiết tra tấn. Điều đó có thể càng đẩy các em ra<br />
xa chủ nhiệm hơn. Còn đối với các em ý thức tốt thì coi như chủ nhiệm đã lãng<br />
phí thời gian được trao đổi giáo dục các em về những cái hữu ích hơn. Mặt khác,<br />
việc lớn tiếng la hét để răn dạy HS dễ làm mất đi phẩm giá cao đẹp của một nhà<br />
giáo. Do đó, tôi đặt ra mục tiêu: làm sao vừa hoàn thành công việc vừa giáo dục<br />
răn đe các em cho hiệu quả mà vẫn làm các em thích thú trong giờ sinh hoạt<br />
lớp.<br />
II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:<br />
Với tinh thần trách nhiệm của một nhà giáo, tôi mong muốn các em được<br />
học tập và rèn luyện trong một môi trường giáo dục tốt thì các em sẽ tốt. Các em<br />
là thế hệ tương lai, đất nước ta đã, đang và luôn cần những người có đức có tài<br />
để phụng sự. Đúng như Bác Hồ đã dạy ta: “Có tài mà không có đức là người vô<br />
dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.<br />
Bên cạnh đó, tôi mong những ý kiến được nêu trong đề tài sẽ giúp ích<br />
được cho quí thầy cô trong công tác chủ nhiệm của mình.<br />
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:<br />
1. Đối tượng nghiên cứu:<br />
+ Tâm lý HS ở lứa tuổi vị thành niên.<br />
+ Thời gian và hiệu quả công việc quản lý lớp<br />
2. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Đề tài có thể là một tài liệu tham khảo của tất cả giáo viên làm công tác<br />
chủ nhiệm. Các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin:<br />
+ Khảo sát đối tượng theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5<br />
năm 2010.<br />
+ Hình thức quản lý lớp trong năm học.<br />
+ Các bước thực hiện một tiết sinh hoạt lớp sinh động.<br />
<br />
5<br />
<br />
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:<br />
1. Lịch sử đề tài:<br />
Từ khi Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 được<br />
thực hiện. HS được hưởng ưu đãi nhiều hơn đặc biệt là tuyến huyện, xã có kinh<br />
tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn và các HS thuộc đối tượng được hưởng<br />
chính sách...Có khi một lớp lên đến trên 20 HS được miễn, giảm hoặc được hỗ<br />
trợ chi phí học tập. Thế nhưng, khâu hướng dẫn và đôn đốc các em trong việc<br />
hoàn thành hồ sơ thì khá nhọc nhằng với đa số GVCN. Bởi vì thời gian đầu nhận<br />
lớp, GVCN chưa kịp nắm được rõ hoàn cảnh từng em để hướng dẫn việc chuẩn<br />
bị hồ sơ. Và thời gian GVCN bàn giao hồ sơ về trường thì tương đối ngắn,<br />
khoảng hơn hai tuần đầu năm học. Điều đó dẫn đến lúng túng, sai sót của cả<br />
thầy và trò trong công việc đầu năm này.<br />
Trên một phương diện khác, xuất phát từ quan sát tình hình đạo đức lối<br />
sống HS_ thanh niên hiện nay ngày một đi xuống. Ý thức kỷ luật không cao,<br />
tinh thần cống hiến thấp, ham thích thỏa mãn nhu cầu cá nhân, thiếu ý chí phấn<br />
đấu, dần vô cảm trước cái khổ cực xung quanh…Tôi thiết nghĩ, mình là một<br />
giáo viên thì việc giáo dục đạo đức các em cũng là trách nhiệm của mình không<br />
chỉ riêng giáo viên Giáo dục công dân. Nếu học trò mình không tốt thì mình<br />
cũng có một phần trách nhiệm.<br />
2. Biện pháp:<br />
Trước những việc làm cần thiết của một chủ nhiệm, tôi đã xây dựng cho<br />
mình một kế hoạch công việc logic và xuyên suốt cho đến hết năm học. Và biện<br />
pháp để đảm bảo số lượng công việc và thời gian sinh hoạt đó là tận dụng tốt<br />
công nghệ thông tin vào công tác chủ nhiệm đặc biệt là tiết sinh hoạt lớp.<br />
Qua quan sát thực tế, tôi nhận ra tâm lý các em ở tuổi mới lớn thường<br />
ham thích tìm hiểu những cái mới lạ, thích nghe kể chuyện, thích được thư giản.<br />
Nên để truyền đạt tới các em nhiều hơn về những điều tốt, tôi nghĩ mình cần<br />
lồng ghép vào tiết Sinh hoạt lớp những công việc trên với nội dung mang tính<br />
thời sự, giáo dục rồi từ đó nhắc nhở dạy dỗ các em. Dùng công nghệ thông tin<br />
<br />