intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B trường mầm non Thị trấn Bến Sung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B trường mầm non Thị trấn Bến Sung" được hoàn thiện với các biện pháp sau: Tạo môi trường thân thiện dạy trẻ về kỹ năng sống; Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua việc tạo tình huống cụ thể; Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B trường mầm non Thị trấn Bến Sung

  1. 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là những hành độngtích cực,có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt độngcủa cá nhân hoặc tác động vào người khác, hướng vào những hoạt động làmthay đổi môitrường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả vớicác yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày. Xã hội hiện nay đã và đanglàm thay đổi cuộc sống, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnhnhững tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho conngười, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người chúng ta trong đó có trẻ em không cónhững kiến thức cần thiết để lựa chọn những giá trị sống tích cực, không cónhững năng lực để ứng phó vượt qua những thách thức thì rất dễ gặp những trởngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọingười nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng màchúng ta cần phải đặc biệt quan tâm. Giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa và toàn diện vềnhân cách như các mặt thể chất, tình cảm - kỹ năng xã hội, giao tiếp,ngônngữ, nhận thức và sẵn sàng đi học. Nói cụ thể hơn, giáo dục kỹ năng sống giúpcho trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo, bền bỉ, có khả năng thích ứng đượcvới những thay đổi của điều kiện sống. Mặt khác, giáo dục kỹ năng sống còngiúp cho trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc, biết thể hiện tình yêu thương, sự sẻchia, đồng cảm với những người xung quanh. Không những vậy, giáo dục kĩnăng sống còn giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin, tự trọng và tôn trọng người khác,có khả năng giao tiếp tốt, trẻ biết lắng nghe, nói năng lịch sự, hòa nhã và cởimở. Ngoài ra, giáo dục kỹ năng sống còn giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, cónhững kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập ở các lớp lớn hơn như: Sẵnsàng hòa nhập, nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có tráchnhiệm với bản thân, với công việc và với các mối quan hệ xã hội khác. Vì vậyviệc hình thành và phát triển kỹ năngsống cần được tiến hành ngay từ bậc họcmầm non. Hiện nay,đối với lứa tuổi mầm non việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa có nét chuyển biến rõ rệt. Nguyên nhân chính là do là một số gia đình cuộc sống phát triển, đời sống được nâng cao hơn, cha mẹ cũng dành sự chăm sóc nhiều hơn cho con trẻ, nên nuông chiều con quá mức. Người lớn chưa tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy con làm lóng ngóng, chậm chạp nên người lớn thường tỏ ra khó chịu, sốt ruột và làm thay trẻ dẫn đến trẻ có thái độ trở nên bướng bỉnh và dần dần có tính ỉ lại, lười biếng... cha mẹ chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, luôn coi việc học của con mình là quan trọng. Phần lớn cha mẹ cho con xem ti vi, điện thoại và các trò chơi điện tử... Trong thời điểm hiện nay, chúng ta đang gồng mình để chống chọi với dịch bệnh covid-19, hàng ngày trên các phương tiện truyền thông luôn nhắc nhở mọi người dân phải có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ chính mình như: rửa tay bằng xà phòng, dùng nước sát khẩn, đeo khẩu trang đúng cách... vì
  2. thế dạy trẻ những kỹ năng để trẻ biết kỹ năng phòng chống dịch bệnh là điều rất cần thiết. Vậy chúng ta cần hình thành cho con trẻ những kỹ năng sống cần thiết để sau này các con có thể làm chủ cuộc sống của mình. Từ những thực trạng đó gánh nặng giáo dục ở nhà trường tăng lên gấp bội. Để góp phần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ điều quan trọng là chúng ta tạo được môi trường giáo dục cho trẻ. Đối với đứa trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nếu không có kỹ năng sống thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho đứa trẻ sau này. Như vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi đứa trẻ có những yếu tố cá nhân khác nhau và sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng như hoàn cảnh sống, môi trường trải nghiệm khác nhau nên nhà giáo dục cần có những hình thức, biện pháp linh hoạt, hợp lý. Tận dụng các điều kiện để tạo ra nhiều cơ hội cho đứa trẻ được tự trải nghiệm với kỹ năng sống phong phú trẻ sẽ biết cách khai thác kiến thức từ cuộc sống xung quanh, tạo lập các mối quan hệ với tự nhiên và con người để sống an toàn, hòa bình và phát triển. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và thực trạng của trẻ tại lớp nên tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Btrường mầm non Thịtrấn Bến Sung’’ làm đề tàinghiên cứu trong năm học 2021-2022. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu “Biện pháp nâng cao chất lượng giáodục kỹ năng sống cho trẻmẫu giáo 4-5 tuổi Btrường mầm non Thị trấnBến Sung”. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Btrường mầm non Thị trấn Bến Sung’’. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Gồm phương pháp phân tích,tổng hợp,phân loại và hệ thống hóa các tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiêncứu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm phương pháp điều tra, quansát,đàm thoại,các phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế,thu thập thông tin: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:Tài liệu,sách báo,mạng internet, bài thơ câu chuyện có nội dung dạy trẻ về kỹ năng sống. - Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Phương pháp toán học và các bảng biểu
  3. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận Trong giai đoạn hiện nay giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêngđược xem là vấn đề quan trọng hàng đầu, là một bộ phận quan trọng trong sựnghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích trong xã hội. Những nămgần đây bậc học mầm non đã và đang thực hiện chuyên đề “Xâydựng trường mầmnon lấy trẻ làm trung tâm”, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạtđộng phù hợp với sự phát triển của trẻ. Khuyến khích trẻ hoạt động một cáchchủ động, tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viênphát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và cách tổ chức các hoạt độnghàng ngày cho trẻ có hiệu quả. Trong đó một phần không thể thiếu được đó là kĩ năng sống cho trẻ. Theo quan điểm Unesco:Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày [1]. Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới ( WHO): Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình hướng hàng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày [2] Lứa tuổi mầm non là giai đoạn học - tiếp thu - lĩnh hội những giá trị sốngđể phát triển nhân cách. Kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thànhvà phát triển về các mặt thể chất, tình cảm-xã hội, ngôn ngữ, nhận thức, giúp trẻphát triển toàn diện. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non chính là dạy cho trẻ có nhữngkinh nghiệm trong cuộc sống, biết những điều cần làm và những điều không nênlàm, truyền cho trẻ những kinh nghiệm của người lớn nhằm giúp trẻ cónhững kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng, việc giáo dục trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nhưng dạy trẻ kỹ năng gì? Dạy như thế nào? Thì người giáo viên phải biết lựa chọn nội dung cho phù hợp với lứatuổi và nhận thức của trẻ. Cáckỹ năng có thể dạy cho trẻ mầm non như: dạy trẻ kỹ năng hợp tác với mọi người, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp lễ phép với mọi người xung quanh, kỹ năng mạnh dạn tự tin, kỹ năng giữ gìn vệ sinh văn minh...Các kỹ năng này không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau,được thể hiện đan xen vào nhau, có thể thực hành trong bất cứ tình huống nào xảy ra hàng ngày. Vì vậy, việc giáo dục và vận dụng tốt các kỹ năng sẽ giúp trẻ có nhân cách tốt góp phần mở rộng nhận thức và phát triển toàn diện cho trẻ. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến * Thuận lợi - Trường Mầm non Thị trấn Bến Sung là trường chuẩn Quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cũng như giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tương đốiđầy đủ, phù hợp với độ tuổi, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giáo dục hiện nay.
  4. - Được sự quan tâm của phòng GD&ĐT Như Thanh, Ban Giám Hiệu nhà trường và lãnh đạo địa phương luôn quan tâm chỉ đạo giáo viên trong trường thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, - Bản thân là một giáo viên trẻ, luôn năng nỗ nhiệt tình, đạt trình độ trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm qua báo chí, tập san internetvà đồng nghiệp, tích lũy được một số kiến thức cũng như kinh nghiệm dạy trẻ các kỹ năng sống. - Đa số trẻ ngoan, nghe lời cô giáo, tích cực tham gia thực hành các kỹ năng, biết quan tâm, giúp đỡ cô giáo và các bạn biết làm một số công việc vừa sức. - Đối với phụ huynh: Có nhận thức đúng đắn về việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Luôn quan tâm phối hợp với nhà trường, giáo viên để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. * Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên trong quá trình giáo dục kỹnăng sống cho trẻ 4-5 tuổi B tôi còn gặp một số những khó khăn: +Về phía trẻ: - Trẻ đi học cùng độ tuổi nhưng nhận thức lại không đồng đều là một trong những yếu tố làm hạn chế kết quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Một số cháu quá hiếu động và nghịch ngợmchưa biết hợp tác cùng bạn trong quá trình chơi, một số trẻ chưa biết chăm sóc, tự bảo vệ bản thân, còn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với cô và với bạn. Trẻ được nuông chiều từ nhỏ nên có thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.Một số trẻ do ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: internet, tivi, các trò chơi điện tử nên chưa có những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với độ tuổi, + Về phía giáo viên - Giáo viên chưa linh hoạt, đổi mới phương pháp giáo dục kĩ năng sống. - Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ hoạt động đã có sự đầu tư nhưng chưa đa dạng. Vì vậy không thu hút được hứng thú của trẻ, làm hạn chế kết quả của hoạt động. Vì thế, việc giáo dục trẻ các nề nếp thói quen, hành vi văn minh gặp nhiều khó khăn. + Về phía phụ huynh - Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sốngcho trẻ, còn nôn nóng muốn con biết đọc, biết viết và ít quan tâm đến việc hình thành kĩ năng cần thiết cho trẻ. Một vài phụ huynh chưa đánh giá hết được khả năng của trẻ, họ cho rằng trẻ còn nhỏ, người lớn cần giúp đỡ trẻ trong mọi công việc.
  5. - Do đa số bố mẹ làm công chức, buôn bán nên công việc nhiều, ít có thời gian dành cho con. Vẫn còn một số phụ huynh nuông chiều con, chưa dành nhiều thời gian để rèn kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ còn nhiều hạn chế. Từ thực trạng trên, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát các kỹ năng sống ở trẻ tại lớp mình phụ trách. Kết quả như sau: Bảng khảo sát thực trạng của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến Nội dung Đạt Chưa đạt khảo sát Tổng số Số trẻ % Số trẻ % trẻ Kỹ năng phục vụ chăm 24 14 58% 10 42% sóc bản thân Kỹ năng hợp tác 24 13 54% 11 46% Kỹ năng giao tiếp lịch sự 24 13 54% 11 46% lễ phép Kỹ năng sống tự tin 24 12 50% 12 50% Kỹ năng giữ gìn vệ sinh 24 14 58% 10 42% Nhìn vào kết quả khảo sát đầu năm học cho thấy, nhiều trẻ chưa có kỹ năng sống cần thiết, khả năng vận dụng những kỹ năng đó vào cuộc sống hàng ngày còn hạn chế. Đứng trước tình hình như vậy, tôi luôn đắn đo suy nghĩ làm thế nào đểnâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ vận dụngkiến thức kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống, để những kỹ năng đó trởthànhthuộc tính vững chắc trong nhân cách trẻ. Vì vậy tôi đã đưa ra một sốbiện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi và bước đầu đã thu được kết quả khả quan. 2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Tạo môi trường thân thiện giáo dục kỹ năng sống Đối với trẻ mẫu giáo, môi trường giáo dục là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm kích thích cho trẻ hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động. Việc xây dựng môi trường tốt góp phần thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”. Trong đó có các nội dung: Trang trí môi trường lớp học:Lớp học phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi …là những điều kiện thuận lợi giúp trẻ hoạt động. Trong lớp, tôi trang trí các hình ảnh gần gủi thân thiện và tạo các góc “mở” cho trẻ trải nghiệm. Tranh ảnh trang trí có màu sắc đẹp, hình ảnh rõ ràng, nội dung giáo dục tốt, chú trọng vào nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ. Ví dụ:Đối với chủ đề: Gia đình
  6. Ở góc phân vai: Không chỉ đơn thuần là cho trẻ lấy đồ dùng trong góc để hoạt động, mà tôi cắt bóng kính cho trẻ ghép các hình ảnh nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: Hình ảnh chào hỏi, giúp bố mẹ công việc vừa sức, trẻ tự phục vụ cá nhân... Đối với góc thư viện tôi đã xây dựng, tạo ra các kệ và sưu tầmđa dạng các loại sách có hình ảnh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi thường xuyên thay đổi tên góc theo chủ đề: “Thư viện trường mầm non” “tủ sách gia đình”, “Bé với những con vật ngộ nghĩnh” “mùa hè của bé”.... Tôi vận động các bậc cha mẹ hỗ trợ giáo viên về các loại sách dành cho trẻ. Ở góc mừng sinh nhật bé tôi trang trí họa tiết biểu tượng cho từng tháng và cho trẻ ghép ảnh của mình vào. Hay ở góc kỹ năng tôi trang trí hình ảnh các công việc phù hợp của trẻ như rửa mặt, trẻ đang quét nhà, trẻ đang đánh răng...Ngoài ra tôi chuẩn bị bộ thực hành cho trẻ được trải nghiệm như xâu dây giày, cài khuy áo, thắt nơ váy, tết tóc... Đối với các góc khác tôi trang trí dưới dạng "mở", có hình ảnh hoàn thiện và chưa hoàn thiện về các kỹ năng, tôi cho trẻ thao tác bằng cách lấy ra, lắp vào. Từ việc trải nghiệm đó giúp trẻ khắc sâu hơn trên các hình ảnh mà cô đã chuẩn bị. Bên cạnh đó sắp xếp các đồ dùng đồ chơi khoa học, sao cho trẻ dễ thấy, dễ lấy khi tham gia hoạt động. Để có nhiều đồ dùng, đồ chơi đep, hấp dẫn tôi dành thời gian làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu của phụ huynh ủng hộ và thu gom được để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Ngoài ra tôi thường động viên các cháu tham gia làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo và trang trí góc cùng cô. Qua đó giúp trẻ cảm thấy mình là người có ích, vui vẻ tự hào khi giúp đỡ được cho người khác, đó cũng chính là một hình thức truyền tải kỹ năng sống cho trẻ nhẹ nhàng mà lại hiệu quả. Môi trường bên ngoài lớp tôi xây dựng các khu vực như vườn thiên nhiên của bé với những cây hoa, chậu cây cảnh nhiều màu sắc, xây dựng góc khám phá như cát, nước, thí nghiệm vật chìm nổi, sự tan và không tan của các chất.. Ngoài cửa lớp tôi làm bảng tuyên truyền với phụ huynh với tiêu đề “những điều phụ huynh cần biết” trong đó gồm các nội dung như danh sách trẻ, kết quả theo dõi cân đo hằng tháng, nội dung tuyên truyền về dịch bệnh, về giáo dục kỹ năng sống theo chủ đề. Các nội dung được trang trí đẹp mắt, nổi bật gây được sự chú ý của phụ huynh khi đưa, đón trẻ. Môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chăm sóc giáo dục trẻ. Để đạt được kết quả chăm sóc giáo dục trẻ tốt tôi cần tạo cho trẻ cám giác an toàn, có giá trị được yêu thương. Cụ thể như sau: Môi trường thân thiện giữa cô giáo và trẻ: Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho trẻ về thể chất trẻ cần được chăm sóc giáo dục bằng tình yêu thương như tôi luôn nhẹ nhàng, gần gũi trẻ. Là người bạn thân thiết của trẻ, quan tâm, luôn lắng nghe và chia sẻ với trẻ. Tôn trọng sở thích riêng của trẻ. Động viên, khuyến khích trẻ khi trẻ làm sai. Môi trường thân thiện giữa trẻ với trẻ:Để phát triển mối quan hệ hợp tác, tích cực thân thiện giữa trẻ với trẻ tôi luôn tạo cho trẻ môi trường giao
  7. tiếp thân thiện thông qua các giờ học, giờ chơi, cho trẻ được chơi theo nhóm nhỏ để mỗi trẻ có vai trò nhất định trong nhóm. Tôi tạo ra tạo nhiều tình huống để trẻ được thể hiện kỹ năng giao tiếp, phối hợp giao lưu cùng bạn, giúp trẻ tương tác tốt trong quá trình chơi với nhau. Kết quả:Qua việc xây dựng môi trường lớp học tôi thấy trẻ hứng thú tham gia và có sự sáng tạo trong các hoạt động, cố gắng đạt được mục đích của mình, đây chính là những kỹ năng cơ bản mà trẻ cần đạt trong độ tuổi. 2.3.2. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua việc tạo tình huống cụ thể Trong cuộc sống có vô vàn các tình huống có thể xảy ra, đòi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Một trong những kỹ năng cần hình thành ở trẻ là giúp trẻ có khả năng biết từ chối, kỹ năng xử lý tình huống khi trẻ thấy không an toàn, kỹ năng xử lý tình huống có vấn đề... Trước đây với nội dung dạy trẻ một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh thì giáo viên thường nhắc nhở dặn dò trẻ đơn giản thông qua nội dung các bài thơ câu chuyện, bài hát... Song trên thực tế với phương pháp giáo dục như vậy kết quả đạt trên trẻ chưa cao, trẻ ghi nhớ máy móc, thường dễ quên và điềuquan trọng trẻ chưa hiểu được cốt lõi của vấn đề tại sao không nên làm như vậy và nếu xảy ra thì phải làm thế nào. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và lựa chọn tình huống bất trắc thường xảy ra và đưa ra những tình huống cụ thểđể dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống xảy ra. Ví dụ:Với chủ đề“Bản Thân” Trước đây thông qua câu chuyện “Chú Vịt xám” hoặc nội dung bài hát “Đàn Vịt con” tôi chỉ dùng lời giáo dục trẻ: Khi đi chơi công viên hoặc đến siêu thị những nơi đông người thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” chứ chưa dạy trẻ nếu chẳng may xảy ra sẽ phải xử lý như thế nào.Với cách giáo dục như vậy tôi thấy hiệu quả chưa cao, trẻ rất nhanh quên. Do vậy ngoài việc giáo dục bằng lời nói, vào giờ hoạt động chiều tôi đã đưa ra tình huống “Khi bé bị lạc trong siêu thị-bé sẽ làm gì”. Tôiđã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết riêng của mình. Cô lắng nghe ý kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ các con hãy bình tĩnh không khóc và không chạy lung tung hãy đứng yên tại chỗ chờ. Vì bố mẹ sẽ quay lại đó để tìm hoặc con đến gặp chú bảo vệ, cô bán hàng trong siêu thị gần đó để nhờ gọi điện thoại, thông báo trên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó hứa và tỏ ra thân thiện sẽ đưa trẻ về với bố mẹ. Tôi giáo dục trẻ kỹ năng phân biệt khi tiếp xúc với người lạ vì có thể đó sẽ là kẻ xấu, lợi dụng cơ hội để bắt cóc hoặc làm hại các con. Với tình hình phức tạp trong xã hội hiện nay có rất nhiều tình huống bất trắc xảy ra đối với trẻ như trẻ bị bắt cóc, bị xâm hại ... Tôi đã đưa ra những một số tình huống để giáo dục trẻ như:
  8. Ví dụ: Khi trẻ đang chơi ở sân trường, tôi tạo ra tình huống: “Có một người lạ đến trò chuyện với trẻ, cho trẻ quà rồi rủ trẻ đi chơi”. Khi xảy ra tình huống đó tôi thấy trẻ lớp tôi nhất quyết không đi cùng người lạ mà trẻ biết gọi cô để giúp đỡ. Sau đó tôi đã phân tích cho trẻ hiểu: Các con tuyệt đối không nhận quà, bánh kẹo từ người lạ vì có thể các con sẽ bị bắt cóc, trong đồ ăn có thể có chất độc hại sẽ rất nguy hiểm... Khi gặp trường hợp này các con nên nói “Cháu cảm ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận quà của người lạ ạ” hoặc la lên khi người lạ tiếp xúc gần. Trong những năm gần đây, đuối nước trong những ngày hè đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trẻ em, là hiểm họa luôn rình rập tất cả mọi nhà, là nỗi đau của rất nhiều người. Chính vì vậy với trẻ mẫu giáo tuy còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra.. Tôi đã đưa ra tình huống như: Ví dụ: Tôi cho trẻ xem một đoạn video về tình huống “Một bạn nhỏ đang bị đuối nước”. Khi trẻ được xem tình huống đó tôi gợi mở để trẻ được thảo luận sau đó tôigiáo dục giúp trẻ hiểunhư: Khi đi đến bể bơi hay các anh chị rủ đi tắm sông các con sẽ làm như thế nào? Khi có người dưới sông kêu cứu con sẽ sử lí ra sao?. Sau khi cô gợi ý giúp trẻ trả lời, cô cần chú ý khắc sâu cho trẻ: Không được xuống bể bơi, xuống sông tắm khi không có người lớn đi cùng. Khi thấy có người kêu cứu, trẻ phải bình tĩnh, không được xuống cứu. Như vậy sẽ rất nguy hiểm mà con phải chạy báo cho người lớn nơi gần nhất để nhờ giúp đỡ... Ví dụ:Tôi đã đưa tình huống bằng cách cho trẻ quan sát những hình ảnh hay những đoạn vi deo về những vụ cháy, nổ...Và hỏi trẻ: “Nếu con thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó con sẽ phải làm thế nào?”qua tình huống này tôi dạy trẻ: Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết con phải chạy xa chỗ cháy, hãy hét to để báo với cô giáo, người thân và những người xung quang có thể nghe thấy. Kết quả: Từ những tình huống cụ thể, nhưng lại thường xuyên xảy ra đối với trẻ tôi thấy đây là phương pháp có hiệu quả nhất. Bởi thông qua hoạt động này, tôi thấy trẻ đã “trưởng thành” hơn hẳn;từ những yêu cầu của cô trẻ biết thảo luận suy nghĩ, vận dụng hiểu biết của mình để giải quyết các tình huống có vấn đề và hơn hết là biết giải quyết cùng nhau, biết bàn luận, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn và lựa chọn giải pháp phù hợp giúp trẻ biết cách phòng tránh những nơi nguy hiểm; trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. 2.3.3.Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày Để việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày có hiệu quả trước tiên tôi thực hiện nghiêm túc chế độ, giờ giấc trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Tôi đã căn cứ vào nội dung cụ thể của từng hoạt động để lựa chọn nội dung lồng ghép cho phù hợp: *Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động đón,trả trẻ Ở thời điểm đón, trả trẻ là thời điểm thích hợp nhất, thuận tiện nhất để giáo viên có thể giáo dục trẻ thói quen, nề nếp cho trẻ như: Kỹ năng chào hỏi,lễ phép trong giao tiếp, thói quen tự xếp dép lên giá, bỏ cặp vào đúng nơi quy định.
  9. Ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết chào hỏi, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, biết lắng nghe không nói leo khi người khác nói, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác và trẻ biết rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi vào lớp. Ví dụ: Vào đầu năm học nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao tiếp với cô giáo và bạn bè, tôi chủ động chào trẻ trước “cô chào bạn Quỳnh Như”. Thì lúc đó trẻ sẽ đáp lại “Con chào cô” và cô nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ để vào lớp.Cứ như vậy dần dần hình thành ở trẻ thói quen chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp... Ngoài ra tôi luôn chú trọng việc tổ chức chơi trong giờ đóntrẻ nhằm để thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, giúp trẻ có tâm trạng vui vẻ để bước vào một ngày mới, tạo hứng khởi cho trẻ khi đến lớp.Ở giờ đón trẻ, lớp tôi có 2 giáo viên nên chúng tôi thường phân công nhau đón trẻ.Một cô đón trẻ ở ngoài, cô còn lại sẽ trò chuyện và tổ chức một số trò chơi cho trẻ. Trong giờ đón trẻ không quy định hay ép buộc trẻ phải chơi trò này hay trò kia mà trẻ được chơi theo nhu cầu và sở thích của mình. Song tôi luôn thay đổi và định hướng theo nội dung nhằm giáo dục các kỹ năng cho trẻ giúp trẻ không nhàm chán nhưng đạt được mục tiêu đã đặt ra. Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình” Trong giờđón trẻ để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái tôi kể cho trẻ nghe câu truyện về một bạn nhỏ khi ở nhà bạn đã làm được những việc tốt giúp đỡ ông bà, bố mẹ.Sau khi kể xong tôi khuyến khích, gợi mở để trẻ kể lại những công việccủa mình trong ngày nghỉ của trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp: khi kểtrẻ được diễn đạt lời nói của mình một cách mạch lạc để người nghe có thể hiểu được. Ngoài ra còn phát triển tình cảm cho trẻ, trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ người thân trong gia đình... Qua đó hình thành ở trẻ tính mạnh dạn, tự tin, biết cách giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh. Đối với giờ trả trẻ,lúc đầu cô hướng dẫnsau đó sẽ yêu cầu trẻ biết cùng cô cất ghế, tự lấy đồ dùng của mình, chào cô và các bạn trước khi ra về...Qua đó ta có thể rèn luyện kĩ năng chào hỏi, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. * Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động học:Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ thì hoạt động họclà một trong những hoạt động mà Tôi lựa chọn vàlồng ghépcác nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hiệu quả nhất. Thông qua hoạt động âm nhạc. Ví dụ: Hoạt động âm nhạc tổng hợp, cho trẻ thực hành các kỹ năng như:Kỹ năng biểu diễn cá nhân, nhóm, tập thể, kỹ năng hoạt động nhóm, phối hợp nhóm, kỹ năng trình diễn, kỹ năng khẳng định giá trị bản thân, qua việc cho cháu thể hiện dưới các hình thức như hát đơn ca phối hợp múa phụ họa, múa theo nhóm, nhạc..... Trong hoạt động ca hát, nhảy múa, trẻ sẽ phát triển được kỹ nănglàm chủ bản thân, bình tĩnh, tự tin, kỹ năng thể hiện mình, xác định được giá trịcủa bản thân. Khi trẻ biểu diễn cá nhân trẻ sẽ thể hiện mình, khi trẻ biểu diễn cùng bạn trẻ phải phối hợp với bạn, phải quan sát bạn và từ đó sẽ hình thành được kỹ năng tự tin biểu diễn trước đám đông.
  10. Hình ảnh: Cô và trẻ biểu diễn văn nghệ Thông qua hoạt động khám phá khoa học. Đối với mỗi nội dung giáo dục để hình thành kỹ năng cho trẻ và mỗi chủ đề tôi lựa chọ nội dung phù hợp như: Ví dụ:Với đề tài“Trò chuyện về một số loại rau hay hoa quả” chủ đề “Thế giới thực vật” sau khi đã cung cấp kiến thức, tôi cho trẻ thực hành nhặt rau để trẻ biết cách nhặt rau cần loại bỏ những phần lá già, sâu, dập nát… hay thực hành vắt nước cam khi làm quen với một số loại quả để trẻ biết được cách vắt nước cam để cũng cố khắc sâu kiến thức của bài học ngày hôm đó. Với đề tài “Trò chuyện về một số bộ phận trên cơ thể bé” thuộc chủ đề “Bản thân” tôi dạy trẻ biết vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết tự đánh răng, rửa mặt, rửa tay, tự thay quần áo, gấp quần áo, kỹ năng vắt khăn, chải tóc …Thông qua các nội dung tiết dạy, các con sẽ tự lập hơn và tự làm được một số việc cần thiết. Trẻ có kỹ năng tự chăm sóc bảo vệ bản thân: Trẻ có một số kỹ năng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể. Thông qua hoạt động văn học. Ví dụ: Hoạt động chuyện “chú Dê đen” tôi sắp xếp cho trẻ làm quen mọi lúc mọinơi để khi tổ chức hoạt động đóng kịch trẻ xung phong đóng các nhân vật trong chuyện, vai chú Dê trắng, Dê đen và Sói, khi hóa thân vào nhân vật trẻhình dung mình phải cần thể hiện sự dũng cảm, hung giữ hay nhút nhát qua cách thể hiện từ giọng nói đến hình dáng. Thông qua đó giúp trẻ có thể phát triển kỹ năng mạnh dạn tự tin khi diễn xuất trước đám đông, kỹ năng tự bảo vệ mình khi gặp nguy hiểm là phải bình tĩnh không được sợ hãi. Ví dụ: Qua truyện “Gấu con bị sâu răng”. Tôi có lồng ghép kỹ năng tự phục vụ để giáo dục cho trẻ: Phải biết đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, và súc miệng bằng nước muối sau khi ăn. Sau đó tôi sẽ cho trẻ thực hành các thao tác để đánh răng đúng cách. Thông qua hoạt động tạo hình: Ví dụ: Đến giờ học môn tạo hình, nhóm trực nhật đi phát bút, lấy vở, xếp bàn ghế, thu bài…(Trong mọi việc làm của trẻ cô kịp thời khen thành một bức
  11. tranh “Xé dán thuyền trên biển” trẻ biết phối hợp cùng nhau để tạo ra bức tranh như có trẻ xé ông mặt trời, xé thuyền... trẻ khác dán những hình ảnh đó để tạo nên bức tranh,hay hoạt động vẽ “Chân dung mẹ” trong quá trình vẽ giúp trẻ phát triểnđược kỹ năng cầm bút, kỹ năng tưởng tượng, tính kiên trìvà phát triển được kỹ năng thể hiện tình cảm đối với những người thân yêu. Hình ảnh: Trẻ hoạt động tạo hình Thông qua hoạt động Thể dục Tôi tổ chức cho trẻ các vận động như: Chui qua 3 cổng, đi trên ghế thể dục, ném trúng đích thẳng đứng, trèo lên xuống 5 gióng thang...Qua đó rèn cho trẻ kỹ năng nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin, khéo léo khi tham gia vận động, kỹ năng chờ đến lượt mới được tham gia . Thông qua hoạt động học tôi thấy lớp tôi ngoài việc có thêm kiến thức còn hình thành các kỹ năng cho trẻ như kỹ năng mạnh dạn tự tin, kỹ năng giao tiếp lịch sự, thói quen vệ sinh văn minh, kỹ năng làm việc nhóm và biết tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm. Ngoài ra trẻ có nề nếp thói quen tốt, biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định, giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Sắp sếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng. Từ đó hình thành cho trẻ một số thói quen tự lập tốt, không ỉ lại vào người khác. * Giáo dục kỹ năng sốngthông qua hoạt động vui chơi:(các góc chơi) Trong tất cả các giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thì việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻqua hoạt động vui chơi là thiết thực nhất, cụ thể nhất và dễ tiếp thu nhất. Bởi thông qua hoạt động vui chơi trẻ được nhập rất nhiều vai chơi khác nhau, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ được biết, được thấy, được học từ trong cuộc sống hàng ngày. Ở hoạt động này trẻ được hòa mình vào cuộc sống thực, được đóng vai người lớn để tự xử lý, tự giải quyết các tình huống một cách độc lập mà cô chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn trẻ. Chính vì thế qua việc tham gia chơi ở các góc thì các kĩ năng sống được trẻ tiếp thu và thực hành một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
  12. Ví dụ: Trẻ chơi góc Phân vai:Gia đình có bố, mẹ, và các con. Khi về góc chơi trẻ sẽ phảitự phân vai chơi ai sẽ là bố, là mẹ là con.Vai trò của người bố, mẹ con trong công việc hàng ngày và cách ứng sử. Mẹ sẽ đi chợ, con sẽ ở nhà dọn dẹp giúp bố hình thành ở trẻ một số kỹ năng sử dụng đồ dùng ăn, uống đúng cách và hành vi văn hoá văn minh như: Cách dùng ca, cốc, bát, thìa, cách rót nước, tham ra chuẩn bị bữa ăn (tự kê ghế, gấp khăn lau, tự chia cơm...). Bên cạnh đó trẻ được tập luyện một số thói quen hành vi văn minh trong ăn uống như: Trẻ biết mời cô, mời bạn, biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, biết giữ vệ sinh chung và hành vi văn hóa như không nói chuyện khi ăn, ho hoặc ngáp phải quay ra ngoài đồng thời lấy tay che miệng, biết nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa và lau tay. Hình ảnh: Cô và trẻ ở góc phân vai Góc xây dựng người kỹ sư trưởng sẽ phải biết cách phân công công việc cho các thành viên còn lại, trong quá trình xây dựng cô có thể tạo tình huống. Từ đó hìnhthành cho trẻ những kỹ năng ra quyết định và kỹ năng giải quyết vẫn đề. Khi trẻ tham gia chơi ở khu phân vai, trẻ biết tự lấy đồ chơi để chơi, sau khi chơi xong trẻ biết tự cất đồ chơi đúng nơi quy định, biết vệ sinh góc chơi...Sau mỗi lần chơi trẻ có ý thức và trẻ tự lập tốt hơn. Ví dụ: Ở góc học tập, trẻ có kỹ năng tự lập như biết lấy sách, bút, và đồ dùng học tập, tự lấy ghế và kê bàn để học tô, vẽ...Quá trình đó chính là quá trình mà kỹ năng sinh hoạt nhóm của trẻ đangđược hình thành và phát triển. Ví dụ: Ở góc kỹ năng tôi chuẩn bị bộ thực hành cho trẻ được trải nghiệm như xâu dây giày, cài khuy áo, thắt nơ váy, tết tóc... Qua đây hình thành trẻ kỹ năng khéo léo, tự phục vụ, biết làm việc nhóm, hình thành kỹ năng thiết lập mối quan hệ.
  13. Từ các môn học giáo dục trẻ nề nếp thói quen tốt, biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định, giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Sắp sếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng. Biết làm những việc tự phục vụ mình. Hình thành cho trẻ một số thói quen tự lập tốt, không ỉ lại vào người khác. Kết quả: Sau khi thực hiện giải pháp tôi nhận thấy trẻ hứng thú với mỗi nội dung mà cô giáo đã lựa chọn, tạo cho trẻ có được tâm thế và tiếp cận với những bài học mà tôi đặt ra để cung cấp kiến thức đến với trẻ,với các hoạt động trải nghiệm từ đó tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm và trẻ biết tự làm một số công việ c phục vụ bản thân tạo cho trẻ có thói quen nề nếpsự cố gắng, sáng tạo và đề cao tinh thần trách nhiệm của mình với tập thể. *Giáo dục kỹ năng sốngthông qua hoạt động ngoài trời Với đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non “Học bằng chơi-Chơi mà học” vì thế chúng ta không nhất thiết chỉ dạy cho trẻ trong mình giờ học mà chúng ta có thể giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ, giúp trẻ cảm nhận mình là ai cả về cá nhân cũng như mối quan hệ với người khác. Ví dụ:Khi tổ chức hoạt động ngoài trời cô cho trẻ quan sát vườn hoa (cây xanh hoặc vườn rau...). Ngoài việc trẻ biết về các đặc điểm mà trẻ vừa quan sát Tôicòn cho trẻ thực hành: Chăm sóc vườn rau, vườn hoa, nhặt lá ở sân trường... trẻ nhổ cỏ, tưới nước, nhặt lá.. Qua đó giáo dục cho trẻ rèn kỹ năng lao động, chăm sóc cây cối, giữ vệ sinh môi trường. Từ đó trẻ ý thức được những việc mình làm, có ý thức hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cô còn giáo dục cho trẻ thực hiện một số quy định: Khiăn bánh kẹo, hoa quả... phải biết bỏ vỏ vào thùng rác. Với hình thức trò chuyện nhẹ nhàng như vậy trẻ được nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Hay khi trẻ chơi theo nhóm, chơi với đồ chơi ngoài trời: chơi xích đu, cầu trượt hay nhà bóng, trẻ thường kể cho nhau những câu chuyện trẻ mà trẻ biết. Qua đó cô giáo dục cho trẻ những kỹ năng biết quan tâm chia sẻ, kỹ năng sinh hoạt nhóm...
  14. Khi trẻ chơi các trò chơi vận động, các trò chơi dân gian. Qua các trò chơi đó tôi rèn cho trẻ kỹ năng biết rèn luyện sức khỏe, kỹ năng hợp tác, giao tiếp và đoàn kết trong khi chơi... Hình ảnh: Cô và trẻ đang chăm sóc vườn hoa * Giáo dục kỹ năng sốngthông qua hoạt động vệ sinh-ăn trưa-ngủ trưa Đối với trẻ mầm non, thời gian sinh hoạt trên lớp nhiều, đặc biệt là các hoạt động ăn, ngủ. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh trongthời điểm dịch bệnh covid-19 đang tràn lan, thì những kỹ năng tối thiểu nhất trong việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân là vô cùng cần thiết. Vì vậy giáo viên cần rèn cho trẻ những kỹnặng tự phục vụ và chăm sóc bản thân. Ví dụ: Hằng ngày trước khi ăn, tôi đều giáo dục trẻ những kỹ năng: rửa tay bằng xà phòng. Cùng cô và bạn sắp xếp bàn ăn, khăn, đĩa đựng cơm rơi... Trong khi ăn Tôi giáo dục trẻ biết mời cô và các bạn, biết cầm thìa bằng tay phải, tự xúc ăn, ngồi ăn ngay ngắn, lưng thẳng đầu thẳng, không nhoài người về phía trước, không làm cơm rơi vãi, biết nhặt cơm rơi vào đĩa...
  15. Hình ảnh: Trẻ rửa tay và trẻ trong giờ ăn Thói quen này chỉ hình thành ở mỗi cá nhân trẻ khi chúng ta cho trẻ hàng ngày được thực hiện. Một ngày, hai ngày trẻ có thể không nhớ nhưng nhiều ngày trẻ sẽ có thói quen và ý thức khi tham gia bất cứ công việc của lớp. Kết quả đạt được đó là giờ ăn lớp tôi các cháu không còn nói chuyện riêng, không rơi vãi cơm ra bàn. Các cháu ăn ngon miệng, ăn nhanh, ăn hết suất của mình.Từ đó trẻ có thói quen tự lập, thói quen vệ sinh, kỹ năng vệ sinh văn minh trong ăn uống. Giờ ngủ trưa: Tôi giáo dục trẻ những kỹ năng: cùng cô kê sạp, chải đệm, chải chiếu và xếp gối trước và sau khi ngủ. Tự cởi bớt quần áo mùa đông và cất vào tủ. Những kỹ năng đơn giản nhưng lần đầu trẻ có thể chưa thực hiện được, nhưng được giáo viên hướng dẫn, trẻ thực hiện ngày một thành thạo hơn. Qua những việc đơn giản như vậy tạo cho trẻ sự tự tin, hào hứng khi tham gia cùng cô và các bạn. Kết quả: Qua các hoạt động trong ngày ở trường mầm non giáo viên đã rèn luyện cho trẻ nề nếp thói quen tốt, rèn tính kiên nhẫn, kỹ năng hợp tác với mọi người, phát triển cho trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tự tin, phát triển tình cảm ở trẻ; hình thành cho trẻ tính tự lập. Đây chính là những kỹ năng cơ trong cuộc sống của trẻ sau này. 2.3.4. Phối hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Có thể nói gia đình là cái nôi đầu tiên trẻ học được những kiến thức, kỹ năng đầu đời và là nơi để lại dấu ấn lâu nhất của con người. Cha mẹ là người có thể hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy giáo viên muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục thì việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình là vô cùng cần thiết Xác định được vai trò của gia đình trong việc phối hợp với giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng. Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch trao đổi với phụ huynh về công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng nhiều hình thức: Tôi thường xuyên trao đổi hàng ngày trong giờ đón, trả trẻ để phụ huynh hiểu. Tránh tình trạng nhiều gia đình chưa thống nhất quan điểm về việc rèn kỹ
  16. năng cho trẻ. Cha mẹ thì muốn con mình tự làm những công việc vừa sức, nhưng ông, bà sợ cháu mệt lại làm hộ dẫn đến kết quả rèn tính tự lập cho trẻ chưa thành công. Vì vậy, tôi luôn tuyên truyền với phụ huynh hiểu và rèn cho trẻ những kỹ năng phù hợp với khả năng của trẻ, bố mẹ chỉ là người làm mẫu và hướng dẫn trẻ làm và không nên làm giúp trẻ. Khi trẻ biết làm rồi thì phụ huynh nên khuyến khích, động viên trẻ, rèn tính tự lập cho trẻ. Ví dụ: Tôi thấy một số trẻ lớp tôi được bố mẹ, ông bà rất nuông chiều không bao giờ tự làm một việc gì kể cả tự xúc cơm ăn, mặc quần áo, đi vệ sinh...Đến lớp thì đợi cô và bạn làm giúp, giúp đỡ. Tôi đã trò chuyện và trao đổi với phụ huynh của những cháu đó để họ nắm bắt được tình hình của con mình và tôi tuyên truyền cho phụ huynh các phương pháp về giáo dục tính tự lập ngay từ nhỏ để phụ huynh có thể rèn cho trẻ. Thông qua họp phụ huynh đầu năm tôi trao đổi để các bậc phụ huynh hiểu việc rèn kỹ năng cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng, để các bậc phụ huynh nắm được cách rèn kỹ năng cho trẻ từ đó rèn kỹ năng cho trẻ ở nhà tốt hơn. Trong buổi họp tôi có thể gợi ý cho phụ huynh về cách rèn kỹ năng cho trẻ như “Anh chị cứ để cho các con tự lấy đồ cá nhân bỏ vào cặp trước khi đi về, hay để cho con tự gấp quần áo của mình để các con tự làm thử xem…”. Ngoài ra, Tôi còn tổ chức cho các bậc phụ huynh đi tham quan các hoạt động của trẻ để phụ huynh hiểu được trẻ 4 - 5 tuổi thì khả năng của trẻ có thể làm được việc gì, cần giáo dục cho trẻ như thế nào. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu trong gia đình việc rèn kỹ năng cho trẻ là rất cần thiết. Vì vậy cha mẹ và người thân trong gia đình phải tạo ra các tình huống để thu hút trẻ làm những công việc phù hợp với khả năng.Bố mẹ cũng chính là những người phải tác động, phải rèn luyện đức tính cho con. Có như vậy thì các con mới có thể làm được một số việc không cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ.Hay việc dạy cho trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống, sinh hoạt rất cần thiết, cha mẹ và người lớn cần giáo dục trẻ những mẫu hành vi văn minh, đúng và đẹp như biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết chào hỏi lễ phép, sau khi ăn xong trẻ biết lấy tăm cho ông bà, bố mẹ, biết nói lời cảm ơn, biết xin lỗi đúng lúc... Ngoài ra phụ huynh cần rèn khả năng tự phục vụ cho trẻ như biết tự xúc cơm, đánh răng rửa mặt, và rửa tay đúng cách, súc miệng bằng nước muối sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy...Bên cạnh đó tôi còn phân tích cho phụ huynh hiểu, mọi hoạt động và việc làm của các thành viên trong gia đình đều có thể được bé ghi nhận lại và sẽ bắt chước làm theo. Tránh thái độ chê bai, chọc ghẹo khi bé làm không được hoặc làm hỏng việc. Không vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra ý kiến của mình. Hãy hỏi con thích gì, ghét gì, muốn gì, khi bé có thể nói ra ý riêng của bản thân, đó là nền tảng cho việc giáo dục kỹ năng tự tin của trẻ. Ví dụ: Tôi trao đổi để phụ huynhcó thể cho trẻ cùng làm một số công việc vừa sức như: Khi mẹ nhặt rau, mẹ nên giải thích và hướng dẫn để con có thể hiểu cách nhặt rau; Khi bố đi làm về thì bé có thể giúp bố cất áo, cất mũ; Khi
  17. mẹ phơi quần áo nhờ trẻ lấy tất, quần áo của bé…đưa cho mẹ để mẹ phơi. Tuy mất thời gian một chút, nhưng sự kiên nhẫn dần dần hình thành tính tự giác, tính tự quyết định, khả năng tự xoay sở của mình. Tôi tuyên truyền cho phụ huynh hiểu trẻ càng được hướng dẫn sớm về kỹ năng tự bảo vệ bản thân, nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân. - Trong các dịp lễ tết, cha mẹ tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánh chưng, cùng bố trang trí cho cây đào, cây quất, hay đi chợ mua sắm cùng mẹ... Ngoài ra bố mẹ hãy lựa chọn chương trình phù hợp bổ íchđối với trẻ như video về các kỹ năng cần thiết, quà tặng cuộc sống... để cả nhà cùng xem, khi xem trẻ nói lên suy nghĩ và cảm xúc của mình về điều trẻ vừa xem. Hình ảnh trẻ biết làm một số công việc đơn giảnkhi ở nhà Tôi tạo các trang liên kết giữa giáo viên với các bậc phụ huynh qua zalo, Facebook. Tôi sưu tầm, quay video về các nội dung liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo từng chủ đề. Hàng ngày giáo viên ghi hình về việc trẻ tham gia các hoạt động nhằm đưa ra các biện pháp cùng phối hợp với giáo viên để giáo dục trẻ. Kết quả:Việc phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tôi thấy trẻ ở lớp đã có rất nhiều kỹ năng, trẻ mạnh dạn tự tin, các kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giữ gìn vệ sinh, kỹ năng giúp đỡ người khác thành thạo hơn và trẻ rất vui vẻ khi tham gia cùng bố mẹ. Khi thực hiện ở
  18. biện pháp này tôi thấy hiệu quả rõ nét, biểu hiện là sự nhiệt tình và hài lòng của phụ huynh khi phối hợp cùng giáo viên để giáo dục trẻ. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến Sau một năm thực hiện, áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B trường mầm non Thị trấn Bến Sung tôi đã thu được kết quả như sau: * Về phía giáo viên - Bản thân nắm vững kiến thức hơn về chuyên đề kỹ năng sống cho trẻ. - Sáng tạo, linh hoạt khi sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.Lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia trong các hoạt động. Có nhiều kinh nghiệm dạy trẻ các kỹ năng sống, tạo môi trường “mở”cho trẻ hoạt động theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”. - Tạo được niềm tin đối với các bậc phụ huynh, với các ban ngành đoàn thể tại địa phương trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. * Về phía phụ huynh - Phụ huynh tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, chia sẽ khó khăn với giáo viên. - Phụ huynh nhận thức rõ hơn về vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Thường xuyên ủng hộ về tinh thần cũng như vật chất góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. * Về phía trẻ - Trẻ đã mạnh dạn tự tin, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.Trẻ biết làm những việc đơn giản như tự phục vụ chăm sóc bản thân, biết hợp tác với các bạn trong lớp, hình thành kỹ năng giao tiếp lịch sự với mọi người xung quanh, biết liên kết với các bạn trong nhóm chơi, trẻ mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động, biết hoạt động theo nhóm, biết đoàn kết giúp đỡ bạn, có thói quen giữ gìn vệ sinh văn minh trong cuộc sống hàng ngày. Bảng khảo sát chất lượng của trẻ sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Nội dung Tổng số Đạt Chưa đạt khảo sát trẻ Số trẻ % Số trẻ % Kỹ năng phục vụ chăm 24 24 100% 0 0 sóc bản thân Kỹ năng hợp tác 24 23 96% 1 4% Kỹ năng giao tiếp lịch sự 24 23 96% 1 4%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1