intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất những biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường, lớp mầm non. Đánh giá đúng thực trạng việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Quản lý Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Nguyễn Thị Tình Đơn vị công tác : Trường mầm non Tả Thanh Oai B Chức vụ : Phó hiệu trưởng NĂM HỌC: 2022 - 2023
  2. Mẫu 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học và Công nghệ Huyện Thanh Trì Ngày Trình độ Nơi Chức Họ và tên tháng chuyên Tên sáng kiến công tác danh năm sinh môn Biện pháp chỉ đạo giáo Trường MN Cử nhân viên thực hiện tốt công Nguyễn Phó hiệu 13/07/1984 Tả Thanh giáo dục tác phòng, chống tai Thị Tình trưởng Oai B mầm non nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 05/9/2022. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: + Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: Đề xuất những biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường, lớp mầm non. Đánh giá đúng thực trạng việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường. Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. + Về nội dung của sáng kiến: Mục lục, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị, phụ lục cụ thể như sau: * Mục lục. * A. Đặt vấn đề * B. Giải quyết vấn đề Nội dung và giải pháp nhằm chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
  3. * Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch “Trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ”. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ với mục tiêu: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh, từ đó thay đổi hành vi nếp sống phù hợp để hạn chế những tai nạn thương tích, chú trọng phòng tránh tai nạn giao thông, bạo lực học đường, đuối nước, dị vật đường thở, điện giật, bỏng, ngã trầy da… giảm tối đa tỉ lệ tai nạn thương tích trong và ngoài trường. Xây dựng kế hoạch trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích: Phối hợp xây dựng kế hoạch “Trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc” bám sát chủ đề năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì với nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo giáo viên 20 lớp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần cho trẻ. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường với đầy đủ các thành phần. Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc trong từng lớp. Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, chỉ đạo giáo viên các lớp lồng ghép tích hợp phòng chống chống tai nạn thương tích, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ vào trong các hoạt động giáo dục phù hợp với chủ đề, sự kiện tháng. Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích, “Xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc”, “Lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc”, “Nhà vệ sinh thân thiện” qua website: http://mamnontathanhoaib.edu.vn; Fanpage trường. Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Phòng chống tai nạn thương tích” cấp huyện. Tự đánh giá các nội dung của bảng kiểm trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích của nhà trường cuối năm học. Thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ: Triển khai thực hiện quy chế và kế hoạch cả năm học, hàng tháng có kế hoạch cụ thể với các nội dung phù hợp với từng thời điểm. Tổ chức học tập quy chế và kế hoạch tại buổi học tập nhiệm vụ đầu năm học. Phát tài liệu quy chế trường học an toàn và kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phối hợp với Ban giám hiệu phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận phù hợp với vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ được giao.
  4. * Biện pháp 2: Tập huấn cho giáo viên kỹ năng phòng tránh, xử lý tai nạn thương tích và phương pháp giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ. Với cương vị là Phó hiệu trưởng, phó ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống tai nạn thương tích của nhà trường. Ngay đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên trong trường. Bồi dưỡng qua tập huấn: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản để nâng cao nhận thức cho giáo viên về phòng tránh tai nạn thương tích, giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ ngay từ đầu năm học. Tổ chức tập huấn học tập, bồi dưỡng về khái niệm, nguyên nhân, mục đích, nội dung kiến thức cơ bản về tai nạn thương tích xảy ra với trẻ ở trường, ở lớp cũng như ở nhà và kỹ năng dạy trẻ cách phòng chống và ứng phó, xử lý các tình huống nguy hiểm xảy ra nhằm bảo vệ bản thân. Tham mưu với Hiệu trưởng để mời 01 đồng chí chuyên gia chăm sóc sức khỏe và hướng dẫn một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ, kỹ năng xử lý các tình huống trẻ bị tai nạn thương tích về chia sẻ kinh nghiệm với các đồng chí giáo viên trong trường để giáo viên, nhân viên. Bồi dưỡng qua tài liệu: Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng mua những cuốn tài liệu có liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng chống, xử trí các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ. Ngoài ra, tôi còn phát đĩa CD, gửi các video dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho giáo viên và hướng dẫn giáo viên tra cứu tài liệu, thông tin trên internet để giáo viên nghiên cứu tìm hiểu về cách xử lý những tai nạn thương tích thường gặp với trẻ mầm non ở trường, ở lớp. Bồi dưỡng qua thực hành, kiến tập chuyên đề cấp trường, cấp huyện: Hướng dẫn giáo viên các bài tập Montessori trong cách sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trong các hoạt động an toàn. Tổ chức các buổi tọa đàm giữa giáo viên với giáo viên về các nội dung giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích. Tổ chức cho giáo viên thực hành kỹ năng xử lý các tai nạn thương tích xảy ra, tập thực hành cách xử lý các tình huống dạy trẻ. Xây dựng và phát huy tác dụng của lớp điểm. Tổ chức kiến tập chuyên đề tại trường, tạo điều kiện cho 100% giáo viên và đại diện phụ huynh trong trường tham gia kiến tập chuyên đề phòng chống tai nạn thương tích và kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ tại lớp điểm. Tổ chức lên chuyên đề “Phòng chống tai nạn thương tích” cấp huyện.
  5. * Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ theo hướng tích hợp với các hoạt động học, vui chơi, các trò chơi, tình huống giả định trong các hoạt động khác không những phù hợp với tâm lý trẻ mà còn tạo được nhiều cơ hội để giáo viên giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Chỉ đạo giáo viên xây dựng ngân hàng, nội dung lồng ghép giáo dục trẻ nhận biết những nguy cơ không an toàn xảy ra với trẻ, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ một cách cụ thể. Thông qua giờ đón, trả trẻ: Chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động trò chuyện giúp trẻ nhận biết các dấu hiệu gây ra tai nạn thương tích. Thông qua hoạt động học: Chỉ đạo giáo viên đổi mới tổ chức hoạt động học giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ thông qua các hoạt động khám phá, hoạt động làm quen văn học, làm quen với toán, phát triển vận động,… Trong đó, giáo viên cần lựa chọn đề tài đi sâu vào nội dung phòng tránh tai nạn thương tích đưa vào hoạt động khám phá, hoạt động nhận biết phù hợp với chủ đề tháng. Thông qua hoạt động ngoài trời: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để an toàn khi chơi, tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp, giao lưu giữa các tổ trong lớp về kiến thức tự bảo vệ và cách xử trí các tình huống cô đặt ra. Thông qua hoạt động vui chơi: Giáo viên cho trẻ trải nghiệm trong môi trường phong phú, tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận sâu, rộng hơn với thế giới hiện thực của người lớn. Thông qua giờ ăn, ngủ: Chỉ đạo giáo viên kể cho trẻ nghe những câu chuyện có nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Thông qua hoạt động nêu gương: Đưa một số nội dung kỹ năng tự bảo vệ vào tiêu chí nêu gương bé ngoan. Thông qua hoạt động ngoại khóa, vui chơi tập thể: Hướng dẫn giáo viên giáo dục trẻ ý thức tự bảo vệ bản thân, các hành vi văn minh khi tham gia giao thông. * Biện pháp 4: Tạo môi trường xanh, an toàn, hạnh phúc và tổ chức tốt chuyên đề “Phòng chống tai nạn thương tích” nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như ngôi nhà thứ hai của trẻ, có vai trò quan trọng trong công
  6. tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi hoạt động, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Xây dựng môi trường xanh, an toàn, hạnh phúc để giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ. Thực hiện hiệu quả việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần để giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích. Tạo môi trường vật chất xanh, an toàn cho trẻ hoạt động: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục bên ngoài an toàn, hạnh phúc bám sát các tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng chống tai nạn thương tích theo Thông tư số 45/2021-BGDĐT ngày 31/12/2021 về Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ cơ sở giáo dục mầm non để trẻ cảm thấy an toàn, thân thiện, hạnh phúc mỗi khi đến trường, đến lớp. Lên kế hoạch rà soát đồ dùng, đồ chơi, học liệu loại bỏ những đồ chơi, đồ dùng gây mất an toàn với trẻ, tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng bổ sung cho các lớp các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, đầu tư loa phát nhạc tự động trong nhà vệ sinh các lớp xây dựng mô hình “Nhà vệ sinh thân thiện” tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu mỗi khi đến lớp. Tạo môi trường tâm lý an toàn, thân thiện, hợp tác, chia sẻ nhằm phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ: Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường giáo dục đầy tính mời gọi tạo được tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường, là nơi cô và trò đều có cảm giác muốn đến, là nơi tạo cho trẻ cảm thấy được an tâm, tin tưởng thoải mái giống như ở nhà và là nơi trẻ được đắm mình trong môi trường an toàn, tràn ngập sự yêu thương giúp trẻ tự tin thể hiện hết khả năng của mình. Tổ chức tốt chuyên đề “Phòng chống tai nạn thương tích” nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Xây dựng kế hoạch tổ chức các chuyên đề trọng tâm trong năm học, trong đó chú trọng đến thực hiện hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục xanh, an toàn, hạnh phúc – Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ”, chuyên đề “Giáo dục kỹ năng an toàn giao thông”, chuyên đề “Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân” và các chuyên đề khác tại các lớp trong trường để lồng ghép hiệu quả nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường. Chủ động chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường lớp học, lựa chọn đề tài mới, đi sâu vào đề tài thực hành, trải nghiệm nội dung nhận biết nguy cơ gây tai nạn thương tích, kỹ năng tự bảo vệ bản thân và cách xử lý những tình huống tai nạn thương tích phù hợp với lứa tuổi; Hướng dẫn, gợi ý
  7. giáo viên ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM, Montessori đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Sắp xếp thời gian dự giờ chuyên đề để đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm cho giáo viên trước khi tổ chức kiến tập toàn trường đến Ban giam hiệu, tổ chuyên môn và đại diện phụ huynh của nhà trường, của lớp đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, với nhiệm vụ trọng tâm của năm học tổ chức kiến tập chuyên đề “Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non” do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì giao đạt kết quả tốt. * Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các lớp cũng như chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thì khâu kiểm tra, đánh giá, thăm lớp dự giờ đóng vai trò quan trọng. Tôi thực hiện kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác xây dựng môi trường lớp học, lồng ghép các nội dung phòng chống tai nạn thương tích, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ qua tổ chức tốt các hội thi, chuyên đề trọng tâm trong năm học,… hay thăm lớp dự giờ hàng ngày là một biện pháp rất cần thiết và có hiệu quả trong công tác quản lý. Tôi luôn xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức của từng đợt kiểm tra Nội dung kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra việc thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn phòng chống nguy cơ gây thương tích cho trẻ, lồng ghép nội dung nhận biết nguy cơ gây thương tích cho trẻ cũng như nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học an toàn, quy chế chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại các lớp. Kiểm tra công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khoẻ phòng chống dịch bệnh, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục cho trẻ tại các lớp. Hình thức: Kiểm tra đột xuất và kiểm tra báo trước. Phương pháp: Thông qua phiếu dự giờ và xây dựng mẫu phiếu kiểm tra, đánh giá giáo viên. Đánh giá qua kỹ năng của trẻ trong các hoạt động. * Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh và cộng đồng để phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non thôi chưa đủ mà cần phải có sự kết hợp hài hòa từ phía gia đình trẻ và cộng đồng để đạt hiệu quả cao hơn, đồng bộ hơn.
  8. Tuyên truyền với các bậc phụ huynh trong các buổi họp ban đại diện phụ huynh của nhà trường về những nguy cơ không an toàn cho trẻ từ phía các bậc phụ huynh như không đi xe vào khu vực trường, không cho trẻ mang đồ chơi hoặc vật dụng không an toàn đến lớp để phụ huynh nắm bắt và truyền thông đến các các bậc phụ huynh của lớp. Xây dựng phiếu khảo sát, thăm dò nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng tự bảo vệ bản thân để phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Chỉ đạo các lớp xây dựng góc tuyên truyền “Cha mẹ cùng quan tâm” để tuyên truyền cho phụ huynh về các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ ở lớp cũng như ở nhà. Tổ chức công tác tuyên truyền với phụ huynh và nhân dân thực hiện tốt các biện pháp an toàn cho trẻ, để phòng tránh những tai nạn cho trẻ có thể xảy ra tại gia đình, trên đường đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà. * Kết quả triển khai, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. * C. Kết luận và khuyến nghị. - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã áp dụng thành công tại trường mầm non Tả Thanh Oai B năm học 2022- 2023 và đạt kết quả rất cao. Các biện pháp có tính lan toả đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh trong trường cũng như nhân dân địa phương và các trường mầm non trong huyện. Đề tài này có khả năng áp dụng thành công trong phạm vi toàn ngành. 4. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không. 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục. Cơ sở vật chất khang trang, có hệ thống nhà bếp, phòng y tế, các phòng chức năng, các khu vui chơi được thiết kế kiên cố, có hệ thống phòng cháy chữa cháy theo đúng quy chuẩn; Có hệ thống camera an ninh. Lớp học khang trang, sạch đẹp, có hiên chơi, phòng để đồ, diện tích đảm bảo số trẻ/ lớp, có hiên chơi, nhà vệ sinh khép kín sạch sẽ đúng quy định, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo thông tư 01. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có trình độ đạt chuẩn và 91.3% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, tâm huyết, có trách nhiệm cao trong công việc. Ban giám hiệu luôn đoàn kết thống nhất trong quản lý, chỉ đạo hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, đổi mới sáng tạo trong công tác chăm sóc nuôi
  9. dưỡng, giáo dục trẻ, luôn nhận thức rõ phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ cấp thiết. Làm tốt công tác tham mưu với Hiệu trưởng, lãnh đạo các cấp bổ sung cơ sở vật chất cho các lớp, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn về phòng tránh và xử lý các tai nạn thương gặp ở trẻ. Tổ chức các hoạt động truyền thông với phụ huynh và nhân dân trên địa bàn xã nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường cũng như ở nhà. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua một năm áp dụng các biện pháp “Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên trong trường, tôi đã thu được một số kết quả tốt, rất khả quan. Các biện pháp có tính lan toả tới các đồng nghiệp, đã được triển khai, áp dụng tại nhà trường đạt hiệu quả cao. Kết quả cụ thể như sau: * Hiệu quả về mặt kinh tế: Các biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là giải pháp hiệu quả góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ tại nhà trường, sẽ làm giảm chi phí bổ sung các trang thiết bị phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy trong nhà trường. Giảm chi phí dành cho công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng tránh tai nạn thương tích cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, kịp thời phòng ngừa, tránh lây lan dịch bệnh, vì vậy tiết kiệm được kinh phí cho công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ đều đạt, nhà trường được công nhận là “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ”. * Hiệu quả về mặt xã hội: Việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trong các cơ sở giáo dục mầm non góp phần đảm bảo sự an toàn tuyệt đối về thể chất cũng như tinh thần cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Các biện pháp đưa ra nhằm hạn chế tối đa những tai nạn, rủi ro đáng tiếc xảy ra với
  10. trẻ cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ tự phòng tránh, bảo vệ bản thân trước nguy cơ không an toàn. Bên cạnh đó, nâng cao ý thức trách nhiệm, kiến thức, kỹ năng phòng tránh và xử lý tai nạn thương tích xảy ra với trẻ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cũng như cha mẹ trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp, ở nhà. Tạo dựng niềm tin, sự an tâm và hài lòng của cha mẹ đối với chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường nói riêng cũng như sự tin tưởng, yên tâm đối với chất lượng giáo dục phát triển toàn diện trẻ mầm non nói chung. Từ đó, sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên: 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn phấn đấu học tập, rèn luyện kỹ năng chuyên môn để ngôi trường trở thành nơi học tập, vui chơi an toàn nhất cho trẻ; nghiêm túc thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong năm học đạt kết quả tốt. 100% cán bộ giáo viên đã nắm được các nội dung về phòng chống tai nạn thương tích, nội dung giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ, xử lý các tai nạn thương tích thường gặp ở trường, ở lớp. Đối với học sinh: 100% học sinh trong trường được đảm bảo an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần, trong năm học không có trường hợp tai nạn đáng tiếc nào xảy ra với trẻ ở lớp, ở trường. Trẻ mạnh dạn, tích cực chủ động tham gia hoạt động. 90% trở lên trẻ nhận biết được các đồ vật, địa điểm nguy hiểm có thể gây tai nạn thương tích. 88% trẻ nhận biết được hành động nguy hiểm và biết cách tránh xa các vật nguy hiểm. 75% trở lên trẻ nhận biết được số điện thoại khẩn cấp, nói được số điện thoại của bố mẹ. Trẻ bình tĩnh, tự tin biết tìm kiếm gọi sự giúp đỡ của người lớn trong các trường hợp nguy hiểm với bản thân. Đối với phụ huynh: Nâng cao nhận thức, ý nghĩa của việc phối kết hợp với nhà trường trong công tác đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Từ đó, phụ huynh thường xuyên, chủ động tham gia vào các hoạt động phối hợp với giáo viên, với nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Tích cực ủng hộ chậu hoa, cây cảnh, cây ăn quả cũng như một số đồ dùng, nguyên vật liệu, đóng góp ý kiến tích cực cùng với tập thể xây dựng “Trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc” là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, cảm xúc yêu thương tích cực, an toàn cho trẻ để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
  11. Đối với bản thân: Bản thân đúc rút, có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn trong nhà trường đặc biệt là công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường cũng như nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ tạo nên thương hiệu riêng “Trường học an toàn - hạnh phúc - Nơi ươm mầm nhân cách trẻ thơ” của nhà trường. 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: Nhà trường đã thực hiện hiệu quả môi trường giáo dục bám sát chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non xanh – an toàn – hạnh phúc” đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích theo Thông tư 13/2010 và Thông tư 51/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống, tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non với chi phí thấp nhờ sự huy động sức sáng tạo cũng như nguồn lực từ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, phụ huynh học sinh cũng như nhân dân trên địa bàn đã đóng góp chậu hoa, cây cảnh, cây ăn quả, đồ dùng, phương tiện, nguyên vật liệu phục vụ xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và hạnh phúc cho trẻ. 100% giáo viên trong trường đã nâng cao nhận thức của mình về vấn đề giáo dục trẻ nhận biết, phòng tránh nguy cơ không an toàn, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ và đã lập kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân phù hợp với lứa tuổi của trẻ; 95% trở lên giáo viên đưa các nội dung phòng chống tai nạn thương tích, kỹ năng tự bảo vệ bản thân lồng ghép vào dạy trẻ một cách linh hoạt, hiệu quả. 100% giáo viên nắm vững các kiến thức, kỹ năng sơ cứu và xử lý ban đầu với những tai nạn thương tích thường gặp với trẻ. Đa số trẻ có kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh các nguy cơ gây thương tích với bản thân và biết cách xử phù hợp với tình huống. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Trì, ngày 18 tháng 4 năm 2023 Người nộp đơn Nguyễn Thị Tình
  12. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu..................................................................... 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................................................ 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 4 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 5 1. Đặc điểm chung ............................................................................................... 5 a. Thuận lợi:......................................................................................................... 5 b. Khó khăn: ........................................................................................................ 7 2. Thực trạng ....................................................................................................... 7 III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN............................................................................ 9 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch “Trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ”. ..................................................................................... 9 2. Biện pháp 2: Tập huấn cho giáo viên kỹ năng phòng tránh, xử lý tai nạn thương tích và phương pháp giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ. ............................. 15 3. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. ......................................................................................................... 22 4. Biện pháp 4: Tạo môi trường xanh, an toàn, hạnh phúc và tổ chức tốt chuyên đề “Phòng chống tai nạn thương tích” nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. .................................................... 28 5. Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. ............................................................ 34 6. Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh và cộng đồng để phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. ........ 36 IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ................................................................... 39 1. Hiệu quả về mặt kinh tế: ................................................................................. 39 2. Hiệu quả về mặt xã hội:................................................................................... 40 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 44 I. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 44 II. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................ 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................
  13. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của xã hội. Chính vì vậy, trẻ em luôn là đối tượng được gia đình và toàn xã hội quan tâm, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ về Đức - Trí - Thể - Mỹ và được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, đó là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục mầm non nước ta. Nhưng hiện nay tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng, đó là vấn đề bức xúc không chỉ của nước ta mà còn nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tai nạn thương tích trẻ em cao hơn so với các nước Đông Nam Á và cao gấp 8 lần các nước phát triển. Thống kê gần đây nhất trong bản báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Việt Nam của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy bỏng, ngã, ngộ độc, động vật cắn, tai nạn giao thông, ngạt, đuối nước, điện giật...là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ. Theo thống kê của Cục quản lý môi trường (Bộ Y tế) cho thấy, mỗi năm ở Việt Nam có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó khoảng 6.600 trẻ em/năm bị tử vong do tai nạn thương tích chiếm tỷ lệ 35.5% trong đó số trẻ tử vong do tai nạn thương tích ở lứa tuổi từ 0-5 tuổi chiếm tỷ lệ đáng báo động cụ thể: Cả nước có 6.432 trẻ em bị xâm hại tình dục; có 106 vụ mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em, có 3.500 trẻ em bị tử vong do đuối nước, trong đó trẻ từ 0-5 tuổi chiểm tỷ lệ cao 36%. Bởi lứa tuổi mầm non trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, trẻ thụ động không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, tìm kiếm sự giúp đỡ... nên các nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao, để lại những hậu quả thật thương tâm và đáng tiếc ngày càng nhiều cho mọi gia đình, nhà trường và xã hội. Trong những năm gần đây, việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở độ tuổi mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đã được các cấp, các ngành, các trường mầm non trên địa huyện Thanh Trì quan tâm, chú trọng, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cấp học, của trường mầm non Tả Thanh Oai B, nơi tôi đang công tác. Nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ đã triển khai tới giáo viên các lớp lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại cho trẻ, xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc với Kế hoạch số 2869/KH-TTYT ngày 30/6/2022 của Trung tâm y tế huyện về kế
  14. 2 hoạch truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích cho cán bộ, giáo viên khối mầm non công lập trên địa bàn huyện; Kế hoạch số 175/KH-PGD&ĐT ngày 30 tháng 3 năm 2020 về thực hiện chuyên đề “Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN” trên địa bàn huyện; Đặc biệt là Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; Thông tư số 45/2021-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Dựa trên cơ sở Luật trẻ em 2016 ngày 5/2/2016 Thủ tướng Chính phủ đã Ban hành Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 về phê duyệt chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giao đoạn 2021-2030 nhằm góp phần hạn chế tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non. Tuy nhiên, giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích và biết tự bảo vệ mình là một việc làm không dễ dàng, bởi tâm lý trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau quên. Thực tế hàng ngày trẻ được tham gia nhiều hoạt động nhưng trẻ chỉ biết rằng mình học, ăn hoặc chơi theo ý thích của bản thân trẻ, điều này rất nguy hại bởi trẻ cũng là một thành viên tham gia vào cuộc chiến chống lại tai nạn thương tích. Vì vậy, giáo viên mầm non cần tích hợp một cách hợp lý, linh hoạt vào tất cả các hoạt động vui chơi, học tập... cho trẻ đúng lúc đúng yêu cầu và trang bị những kiến thức cần thiết đơn giản về phòng tránh tai nạn thương tích để trẻ biết tự bảo vệ mình khi cần thiết. Nhưng thực tế, nhiều giáo viên chưa linh hoạt, còn ngại trong việc lồng ghép nội dung dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, hình thức tổ chức chưa có tính sáng tạo nên không phát huy được tính tích cực của trẻ. Vậy làm thế nào để phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng tai nạn thương tích cho trẻ em lứa tuổi mầm non? Đó là câu hỏi làm tôi với cương vị là một người quản lý đã trăn trở suy nghĩ rất nhiều và làm như thế nào để thực hiện công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Với trách nhiệm, vai trò của phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn trong nhà trường, tôi luôn mong muốn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hạnh phúc để 100% trẻ đến trường không có tai nạn thương tích xảy ra, giúp trẻ có thể an toàn và tự tin hơn trước những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ như hiện nay. Vì vậy, năm học 2022 - 2023 tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” làm sáng kiến của mình và đã triển khai đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.
  15. 3 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường, lớp mầm non. Đánh giá đúng thực trạng việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường. Tạo môi trường sống xanh, an toàn, lành mạnh cho trẻ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. 3. Đối tượng nghiên cứu Nội dung, biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận, trao đổi trực tiếp qua thực tiễn. Phương pháp khảo sát điều tra thực trạng, hội thảo. Phương pháp quan sát sư phạm, dự giờ. Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Giáo viên và trẻ trường mầm non Tả Thanh Oai B. Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. Phạm vi ứng dụng: Với đề tài này có thể áp dụng ở các trường mầm non trên toàn Thành phố Hà Nội.
  16. 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các bệnh viện. Vấn đề đảm bảo an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong các trường mầm non. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra gây thương tích cho trẻ, thậm chí một số trường hợp gây tử vong. Vì vậy, trong sách Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non mới, vấn đề đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ đã được quan tâm hơn và đã được biên soạn trong phần chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm thực hiện tốt Chương trình Giáo dục mầm non ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT và Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 và Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT. Phần này cũng đã đề cập đến các tai nạn thường gặp đối với trẻ, cách phòng tránh và cách cấp cứu xử trí ban đầu. Đặc biệt ngày 15/4/2010, Bộ Giáo dục đã ban hành thông tư số 13/2010/TT- BGD&ĐT về Quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non và đến ngày 31/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 45/2021-BGDĐT Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ cơ sở giáo dục mầm non. Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn cũng như công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non cần phải có sự tham gia của trẻ, sự chung tay, góp sức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và phụ huynh phối hợp với nhau, cùng sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được phát triển toàn diện về mặt nhân cách sau này. Mặt khác, hàng năm trong Chỉ thị hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Thanh Trì đã chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện công tác quản
  17. 5 lý, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ em, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong đánh giá chất lượng và xếp loại thi đua của các cá nhân và đơn vị. Tai nạn thương tích có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi mầm non. Vì ở độ tuổi này trẻ chưa biết tự bảo vệ mình, cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, sở thích của trẻ hay tò mò, hiếu động nên việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non nếu được giáo dục thường xuyên sẽ tạo được nề nếp, thói quen và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Ngoài ra còn hình thành kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi chập chững bước vào đời. Tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua các biện pháp khác nhau, trong đó có nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích và tạo dựng môi trường học tập, vui chơi an toàn là không thể thiếu. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm chung Trường tôi được thành lập từ năm 2016, đạt chuẩn Quốc gia mức độ II vào tháng 12 năm 2021. Trường có 3 cơ sở với tổng diện tích đất xây dựng 8445.7m2. Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, sân chơi thoáng mát, đầy đủ các phòng chức năng, các khu vui chơi được thiết kế, sắp đặt hợp lý, tường rào bao quanh kiên cố. Năm học 2022-2023, trường có tổng số 20 lớp với 642 học sinh trong đó có 17 lớp mẫu giáo và 03 lớp nhà trẻ (24-36 tháng). Trung bình 32 trẻ/1 lớp học. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 65 đồng chí, cụ thể: 03 đồng chí cán bộ quản lý, 46 đồng chí giáo viên và 16 đồng chí nhân viên. Trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên: Đại học: 42/46 đồng chí đạt 91.3%, cao đẳng: 01/46 đồng chí đạt 2.2%, trung cấp: 3/46 đồng chí đạt 6.5%. Từ thực tế trên, khi đi vào thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, kiến tập về các chuyên đề kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, cách xử lý một số tai nạn thường xảy ra với trẻ cho cán bộ, giáo viên trong trường nhằm học hỏi kinh nghiệm.
  18. 6 Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, có hệ thống nhà bếp, các phòng chức năng, các khu vui chơi được thiết kế kiên cố, có hệ thống phòng cháy chữa cháy theo đúng quy chuẩn với đầy đủ đồ dùng trang thiết bị, phương án, kế hoạch phòng cháy chữa cháy đã được phê duyệt phù hợp điều kiện của nhà trường; Có hệ thống camera an ninh, an toàn trường học; Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, không trơn trượt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi tham gia các hoạt động ở trường, ở lớp. Có 3 phòng y tế riêng biệt tại 3 cơ sở đảm bảo theo chuẩn với những trang thiết bị đồng bộ, hiện đại và có đầy đủ danh mục thuốc theo qui định. 100% lớp học khang trang, sạch đẹp, có hiên chơi, phòng để đồ, diện tích đảm bảo số trẻ/ lớp, có hiên chơi, nhà vệ sinh khép kín sạch sẽ đúng quy định, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại kết nối internet, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo thông tư 01 phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có trình độ đạt chuẩn và 91.3% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Ban giám hiệu luôn đoàn kết thống nhất trong quản lý, chỉ đạo hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Hàng năm đều tổ chức và cử giáo viên, nhân viên tham gia tập huấn về công tác phòng tránh tai nạn thương tích, phòng cháy chữa cháy cho trẻ. Tạo điều kiện cho 100% giáo viên tham gia các buổi tập huấn, kiến tập giáo dục trẻ kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Bản thân là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy với nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, chiến sỹ thi đua cơ sở. Đã tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM, Montessori, chuyên đề “Phòng chống xâm hại bạo hành trẻ em”, “Phòng chống tai nạn thương tích”, “Phòng cháy, chữa cháy trong các cơ sở giáo dục mầm non do Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục tổ chức. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, đổi mới sáng tạo trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, có tinh thần ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, luôn nhận thức rõ phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ cấp thiết. Nhà trường 3 năm liền được Phòng Giáo dục giao làm điểm chuyên đề cấp huyện về “Phòng chống tại nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non”. Phụ huynh rất quan tâm và tích cực phối hợp với nhà trường trong mọi mặt hoạt động để nâng cao nội dung đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường.
  19. 7 b. Khó khăn: Trường có 3 cơ sở cách xa nhau 2-3 km nên khó khăn trong công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề tập trung về chuyên môn, nhất là các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, công tác phòng chống tai nạn thương tích. Trường không có nhân viên y tế chuyên trách cho nên việc quản lý, chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích, hướng dẫn kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu còn gặp một số khó khăn. Kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên đôi khi còn lung túng chưa linh hoạt và chưa có kinh nghiệm. Một số giáo viên chưa mạnh dạn ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào tổ chức hoạt động giáo dục trẻ nên một số hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ chưa thú hút được trẻ hứng thú tham gia. Đặc thù trẻ mầm non còn nhỏ dại, chưa nhận thức được việc phòng tránh tai nạn thương tích nên chưa có kỹ năng tự vệ bản thân khi có tình huống xảy ra. Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, bán hàng, làm nghề tự do nên ít có thời gian quan tâm đến con, hay để trẻ chơi tự do, chưa chú ý rèn kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. 2. Thực trạng Từ thực tế về tình hình cơ sở vật chất, thuận lợi, khó khăn trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ ở trường, ở lớp. Chính vì vậy, tôi đã tiến hành khảo sát kiến thức và cách xử lý của đội ngũ giáo viên về tai nạn thương tích xảy ra với trẻ, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ (Phụ lục I). Ngoài ra, tôi tiến hành xây dựng phiếu điều tra phỏng vấn trẻ về nhận biết nguy cơ không an toàn và kỹ năng tự bảo vệ trong tình huống cụ thể kèm theo hình ảnh để trẻ nhận biết dễ hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế phiếu điều tra, phỏng vấn trẻ trên Powerpoint dưới hình thức trò chơi và chỉ đạo giáo viên các lớp thực hiện khảo sát trẻ ở lớp, báo cáo kết quả về Ban giám hiệu. Phối hợp với phụ huynh xây dựng phiếu thăm dò kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ (Phụ lục II). Kết quả khảo sát kiến thức và cách xử lý của giáo viên về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ vào tháng 9/2022 Tổng Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ STT Nội dung khảo sát số Đạt % đạt % GV Hiểu biết về kiến thức, nắm được 1 nội dung phòng tránh tai nạn 46 25 54.3 21 45.7 thương tích cho trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2