intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn ở trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ lớp mình nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn ở trường mầm non; Chỉ ra các biện pháp nhằm giúp trẻ nhận biết những nguy hiểm và biết cách tránh những nguy hiểm đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn ở trường mầm non

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON QUỲNH ĐÔ XÃ VĨNH QUỲNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ KHÔNG AN TOÀN Ở TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Giáo dục nhà trẻ Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Nguyễn Thị Hà Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường mầm non Quỳnh Đô
  2. 2 Năm học: 2021-2022
  3. 3 MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................3 1. Đặc điểm tình hình:........................................................................................... 4 2. Thuận lợi:.......................................................................................................... 4 3. Khó khăn: ......................................................................................................... 4
  4. 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới có hơn 900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong do thương tích, trong đó 90% là thương tích không chủ ý. Ở Việt Nam, trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng cũng là yếu tố làm cho vấn đề tai nạn thương tích ngày càng nghiêm trọng và là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong và tàn tật ở trẻ em. Tai nạn thương tích đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Tai nạn xảy ra là những sự kiện bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài gây nên thương tích cho cơ thể. Các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em là: ngã, hóc, sặc, vật sắc nhọn đâm, cắt, đánh nhau, đuối nước, bỏng, điện giật, ngộ độc do hóa chất, thực phẩm, động vật cắn, tai nạn giao thông… Phần lớn những nguyên nhân gây tai nạn là do sự bất cẩn và do sự thiếu hiểu biết, xử lí chưa kịp thời khi tình huống xảy ra để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, do đó nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và hoạt động thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích. Một trong số đó là quy định của bộ y tế về triển khai cộng đồng an toàn trên toàn quốc. Ngày 31/12/2021 bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành thông tư Số: 45/2021/TT-BGDĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Thông tư đã được phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì triển khai và đưa nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào đánh giá tiêu chí thi đua của các nhà trường. Với trẻ 24-36 tháng, đang trên đà phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý, trẻ thích khám phá về thế giới xung quanh mà chưa biết tự bảo vệ mình trước các mối nguy hiểm luôn rình rập. Chính bởi vậy, trẻ cần được đặc biệt quan tâm, chú ý sát sao. Việc dạy trẻ nhận biết những nguy cơ không an toàn và trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản về cách phòng tránh cũng là việc làm cần thiết. Thực tế ở trường mầm non nơi tôi công tác nói chung, lớp nhà trẻ D1 tôi giảng dạy nói riêng, việc giúp trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh còn nhiều hạn chế như: giáo viên còn chưa có nhiều kiến thức về nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, các kiến thức lĩnh hội được chỉ qua sách vở mà ít được thực hành. Chính vì vậy, khi tai nạn xảy ra chưa biết xử lý kịp thời, còn lúng túng, có khi làm tai nạn thương tích nặng hơn. Hơn nữa số học sinh trong lớp đông nên sự theo dõi giám sát của giáo viên còn chưa chặt chẽ. 80% số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường, trẻ chưa có kiến thức hiểu biết về nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh như bỏng,
  5. 2 ngã, ngộ độc, động vật cắn, đuối nước, điện giật, thương tích do tai nạn giao thông hoặc do vật sắc nhọn gây ra. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, với lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, tinh thần trách nhiệm trong công việc cao. Tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối về tinh thần và thân thể trẻ. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và áp dụng: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn ở trường mầm non” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường đạt kết quả tốt. * Mục đích nghiên cứu đề tài: - Bản thân được nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy được kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ lớp mình nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn ở trường mầm non. - Chỉ ra các biện pháp nhằm giúp trẻ nhận biết những nguy hiểm và biết cách tránh những nguy hiểm đó. - Trẻ có kĩ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn. * Đối tượng nghiên cứu của đề tài: - Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn ở trường mầm non. * Thời gian nghiên cứu: - Từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023. * Phạm vi áp dụng: - Lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non nơi tôi công tác năm học 2022 - 2023.
  6. 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm tuổi 15 – 19 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5 – 14 chiếm 36,9%, thấp nhất là nhóm tuổi 0 – 4 chiếm 19,5%. Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm tỉ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Cứ 100.000 trẻ có 24 trẻ tử vong do tai nạn thương tích hay tương đương 18 trẻ tử vong do tai nạn thương tích mỗi ngày. Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta, nó có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi mầm non. Vì ở độ tuổi này cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, sở thích của trẻ là hay tò mò, hiếu động nên việc phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non nếu được thực hiện thường xuyên và bắt đầu ngay ở lứa tuổi nhà trẻ sẽ tạo được nề nếp, thói quen và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mà còn hình thành kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi chập trững bước vào đời. Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích là một việc làm rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Trước hết giáo viên cần trang bị cho bản thân những hiểu biết chính xác về tai nạn thương tích (khái niệm, nguyên nhân, cách phòng tránh, cách xử lý…) và khi có những hiểu biết rõ ràng thì giáo viên cần tích hợp, lồng ghép một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động (học tập, vui chơi…) cho trẻ đúng lúc, đúng cách và đúng yêu cầu. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhằm bảo đảm sức khỏe cũng như trang bị ý thức bảo vệ sức khỏe của trẻ em. Nguy cơ không an toàn ở trẻ em có thể phòng tránh nếu được quan tâm và có chiến lược, giải pháp hành động cụ thể. Đối với trẻ em việc giáo dục trẻ nhận biết nguy cơ không an toàn và phòng tránh cho trẻ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, các ban ngành đoàn thể và cả cộng đồng xã hội. Ở trường mầm non cô giáo là người chăm sóc trẻ hàng ngày từng bữa ăn đến giấc ngủ, để trẻ được an toàn tuyệt đối với về tính mạng và tinh thần thì giáo viên phải có sự hiểu biết sâu rộng, nắm chắc các kiến thức và nguyên nhân, cách phòng tránh, cách xử lí một số nguy cơ không an toàn để chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó giáo viên phải cung cấp kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích phù hợp với từng lứa tuổi. Với trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng, giáo viên cần cung cấp cho trẻ biết: Một số vật dụng gây nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần, biết hành động nguy hiểm và phòng tránh.
  7. 4 Muốn thực hiện được tốt điều đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và các bậc phụ huynh trong việc tuyên truyền, giáo dục trẻ, nâng cao nhận thức cho trẻ về kiến thức, các kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ mình để trẻ có sức khỏe thật tốt, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm tình hình: Trường mầm non tôi công tác được thành lập từ ngày 7/8/2014. Trường có 2 cơ sở. Trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 và được công nhận lại chuẩn quốc gia mức độ I vào tháng 12/2019. Năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, lớp có 3 cô giáo phụ trách, với tổng số 27 cháu. Trong đó có 16 học sinh nữ và 11 học sinh nam. 2. Thuận lợi: - Được ban giám hiệu nhà trường cung cấp đầy đủ tài liệu, và tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ giáo viên nhân viên về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. - Lớp có 3 giáo viên phụ trách trình độ đạt chuẩn, chuyên môn vững vàng, nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ. - Trẻ ngoan, có nề nếp, một số trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, nghe lời cô giáo. Phụ huynh quan tâm phối hợp cùng cô trong công tác chăm sóc giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trẻ. 3. Khó khăn: - Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm về nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích và cách phòng chống, xử lý cho trẻ. Phần lớn tìm hiểu các tai nạn thương tích và cách xử lý chỉ là trên lý thuyết mà chưa được thông qua tập huấn, thực hành. - 2/3 giáo viên trong lớp tuổi đời còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, chưa linh hoạt lồng ghép tích hợp nội dung phòng chống gây tai nạn thương tích cho trẻ. - Số học sinh lớp đông. Việc quan sát, bao quát, giám sát trẻ còn chưa chặt chẽ. - Trẻ còn bé rất hiếu động, thích làm theo ý của mình. Trẻ chưa nhận thức được nguy cơ gây tai nạn thương tích và cách phòng chống để tự bảo vệ mình. - Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, buôn bán do tính chất công việc chiếm nhiều thời gian nên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng về việc dạy trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn cho trẻ. - Một số phụ huynh do bận rộn công việc kiếm sống nên chưa thực sự quan tâm đến việc dạy dỗ con cái mà giao phó hoàn toàn cho cô giáo ở trường.
  8. 5 Với những thuận lợi khó khăn trên tôi đã nghiên cứu đưa ra những biện pháp cụ thể giúp trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh như sau: III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP. 1. Biệ n phá p 1: Tự bồi dưỡng nâng cao hiểu biết về một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh cho trẻ Bồi dưỡng nâng cao hiểu biết về một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh cho trẻ có tầm quan trọng đặc biệt. Có rất nhiều tai nạn thương tích ở trẻ em có thể phòng tránh được và khi tai nạn thương tích xảy ra nếu biết cách xử lý đúng, kịp thời thì hậu quả của nó sẽ giảm nhẹ rất nhiều. Đối với trẻ mầm non thì thời gian ở trường với cô còn nhiều hơn ở nhà với cha mẹ. Hơn ai hết cô giáo mầm non là người có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường. Giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Giáo viên phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lí các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ để thực hiện tốt công tác của mình. Nếu giáo viên không được bồi dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống khi xảy ra tai nạn với trẻ. * Cách thực hiện: Nhận thức được vấn đề này, tôi đã thường xuyên bồi dưỡng nâng cao hiểu biết cho mình về một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh cho trẻ bằng các hình thức sau: - Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ do nhà trường, y tế xã, phòng giáo dục tổ chức. - Tham khảo đọc sách, báo, tìm hiểu tài liệu về chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Tìm kiếm thông tin trên mạng về những nguyên nhân nào dễ dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ em và cách phòng tránh cũng như những kỹ năng sơ cứu ban đầu khi có tai nạn xảy ra với trẻ. - Bản thân tôi cũng luôn học hỏi kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp trong phương pháp giáo dục trẻ về nhận biết về nguy cơ không an toàn và phòng tránh. * Kết quả đạt được: Qua việc tự bồi dưỡng nâng cao hiểu biết về một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh cho trẻ, bản thân tôi đã hiểu rõ hơn những kiến thức, kĩ năng cơ bản về chăm sóc sức khỏe phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Đặc biệt là tôi đã tìm hiểu những kiến thức cần thiết để cung cấp và giáo dục trẻ trong các hoạt động ở trường một cách phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
  9. 6 2. Biệ n phá p 2: Sáng tạo trò chơi, sáng tác sưu tầm thơ ca, bài vè có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn: a. Sáng tác thơ ca, bài vè có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn: Nội dung giáo dục trẻ nhận biết nguy cơ không an toàn là vấn đề rất thiết thực. Bên cạnh việc giáo dục lồng ghép trong các giờ hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, để có kết quả tốt hơn, tôi đã sáng tác, sưu tầm một số bài thơ, bài vè có vần, có điệu, dễ nhớ dễ thuộc để dạy cho trẻ đọc trong các hoạt động. Thông qua các thơ, bài vè sẽ trẻ giúp trẻ hiểu rõ kiến thức và nhớ lâu hơn. * Cách thực hiện: Tôi đã sáng tác những bài thơ với nội dung giáo dục trẻ kĩ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn với nội dung về các nguy cơ gây mất an toàn và cách phòng tránh nhớ dễ thuộc, câu từ ngắn gọn đơn giản, có vần điệu phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ. Bài thơ giáo dục trẻ kĩ năng tự bảo vệ mình như: Xuống cầu thang, nhắc nhở, bé ơi, cô dạy...(Phụ lục). Thông qua nội dung bài thơ trẻ được nghe, được đọc cùng với sự giảng giải của cô trẻ hiểu được ý nghĩa và dần hình thành cho trẻ những kĩ năng nhận biết nguy cơ không an toàn và kinh nghiệm phong tránh cho bản thân. * Kết quả đạt được: Tôi đã sáng tác được 18 bài thơ, 10 bài vè và sưu tầm được nhiều bài với nội dung giáo dục trẻ kĩ năng nhận biết và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Với những bài thơ này trẻ dễ nhớ dễ thuộc tôi đưa vào dạy trẻ thông qua giờ học, giờ chơi, tôi cho trẻ đọc nhiều lần giúp trẻ nhớ được bài thơ bước đầu trẻ hiểu và biết cách phòng tránh những nguy cơ gây tai nạn thương tích cho tích cho bản thân. b. Sáng tạo trò chơi giúp trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn: Từ thực tiễn tôi nhận thấy nếu dạy trẻ nhận biết và phòng tránh về các nguy cơ không an toàn chỉ bằng “thực hành miệng” thì nhiều khi trẻ sẽ không hình dung ra được. Và tôi nhận thấy các trò chơi đem lại hiệu quả rất tốt trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết một cách dễ dàng nhất, dễ hiểu nhất, giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi truyền đạt kiến thức. Từ đó tôi đã sáng tạo các trò chơi để tổ chức các nội dung giáo dục kỹ năng cho trẻ. * Cách thực hiện: Tôi tổ chức các trò chơi này trong phần trò chơi ôn luyện các giờ học nhận biết tập nói giờ hoạt động chiều để góp phần giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất.
  10. 7 Để có trò chơi sáng tạo, hấp dẫn, thu hút trẻ tham gia hoạt động tôi nghiên cứu sáng tạo trò chơi căn cứ theo tiêu chí sau: Đặt tên trò chơi có nội hàm rõ ý gây hứng thú cho trẻ. Trò chơi 1: “Bước nhảy thông minh” Cách chơi: Cô cho trẻ đứng tự do quanh lớp, khi cô giơ hình ảnh về các loại đồ dùng thì trẻ phải quan sát, gọi tên đồ dùng đó. Nếu là đồ dùng không an toàn thì trẻ phải nhảy vào ô màu đỏ, nếu là đồ dùng an toàn thì trẻ nhảy vào ô màu xanh. Luật chơi: Trẻ nào nhận biết sai và nhảy nhầm ô sẽ là người thua cuộc. Trẻ chơi hứng thú, biết chơi trò chơi, chơi kỷ luật qua đó giáo dục trẻ không được lại gần những địa điểm không an toàn. Kết quả: 98% trẻ nhận biết được các đồ vật: cái kéo, con dao, cái dĩa, que nhọn… là đồ dùng gây nguy hiểm cho trẻ. Trò chơi 2: “Sự lựa chọn hoàn hảo” Cách chơi: Cô cho trẻ đứng tự do quanh lớp, trên tay cầm 1-2 lô tô bất kì về các địa điểm. Khi cô đọc câu thơ “Nơi nào được đến - Mặt cười bé ơi” trẻ sẽ phải tìm lô tô có hình ảnh địa điểm mà trẻ có thể được chơi, được hoạt động và gắn về bảng có khuôn mặt cười. Khi cô đọc “Nơi nào nên tránh - Bé ơi mếu rồi”. Trẻ sẽ phải tìm lô tô có địa điểm mà trẻ không được lại gần vì có nguy cơ không an toàn với trẻ và gắn về bảng có mặt mếu. Luật chơi: Trẻ nào chọn sai và gắn nhầm bảng sẽ là người thua cuộc, sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp. Kết quả: 100% trẻ nhận biết được các nơi an toàn, và không an toàn. Trò chơi 3: “Gắn nhanh gắn đúng”. Mục đích: Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được đồ dùng an toàn và không an toàn đối với trẻ. Chuẩn bị: - Mặt cười, mặt mếu - Các đồ dùng, đồ chơi quanh lớp. Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội, các thành viên mỗi đội sẽ cầm các hình mặt cười trên tay. Khi có nhạc trẻ sẽ đi tìm quanh lớp các đồ dùng, đồ chơi an toàn dánmặt cười, đồ chơi đồ dùng không an toàn dán mặt mếu. Luật chơi: Bản nhạc kết thúc, đội nào dán đúng và nhiều đồ dùng hơn đội đó là đội dành chiến thắng. Kết quả: 96 % trẻ dán đúng Trò chơi 4: “Ai thông minh hơn”
  11. 8 Cách chơi: Trên màn hình xuất hình hành vi đúng sai nhiệm vụ của trẻ là phải quan sát và phân biệt đồ dùng, địa điểm, hành vi an toàn và không an toàn đối với trẻ. Thời gian là kết thúc trẻ sẽ nhanh trả lời câu hỏi. Luật chơi: Bạn chọn đúng sẽ thưởng mặt cười sai mặt mếu Kết quả: 100% trẻ nhận biết và chọn đúng Trò chơi 5: “Bé hành động đúng” Mục đích: Giúp trẻ nhận biết và chọn đúng một số hành vi gây nguy hiểm cho trẻ: leo trèo bàn ghế, leo lan can, đẩy nhau, nghịch các vật sắc nhọn… Chuẩn bị: Trò chơi trên máy tính, nhạc, xắc xô. Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi theo 3 đội và giới thiệu cách chơi, luật chơi. Mỗi nhóm sẽ có hình ảnh một số hành vi an toàn và không an toàn với trẻ. Nhiệm vụ của các đội là quan sát, suy nghĩ trong thời gian 1 bản nhạc. Đội nào hoàn thành đúng xong trước là đội chiến thắng Luật chơi: Đội thắng sẽ được thưởng hoa Kết quả: 100% trẻ nhận biết đúng hành vi gây nguy hiểm cho trẻ * Kết quả đạt được: Trẻ lớp tôi rất hứng thú tham gia các hoạt động lồng ghép trò chơi giáo dục trẻ nhận biết nguy cơ không an toàn và bước đầu đã có một số kĩ năng phòng tránh. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức hoạt động, giờ học trở nên nhẹ nhàng sôi nổi hơn phát huy được tính tích cực của trẻ. 3. Biệ n phá p 3: Lồng ghép nội dung giáo dục trẻ biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh thông qua các hoạt động. Một ngày ở trường của trẻ diễn ra rất nhiều hoạt động nhưng chương trình chăm sóc giáo dục trẻ lại không có đề tài nào riêng, cụ thể để giáo dục trẻ biết 1 số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh. Vì vậy tôi đã nghiên cứu, sáng tạo lồng ghép nội dung đó thông qua các hoạt động giáo dục trong ngày. Tôi đã lồng ghép thông qua hoạt động như sau: * Cách thực hiện: - Lồng ghép qua hoạt động đón trả trẻ: Buổi sáng khi đến lớp cô trò chuyện đàm thoại với trẻ giúp trẻ hiểu nguyên nhân, cách phòng tránh một số nguy cơ nguy hiểm, có thể đàm thoại theo nội dung từng chủ đề. Ví dụ chủ đề: “Bé đi khắp nơi bằng phương tiện gì?” tôi hỏi trẻ: - Sáng nay ai đưa con đi học? - Bố mẹ đưa con đi học bằng phương tiện giao thông gì? - Khi ngồi trên xe sẽ như thế nào? - Các con phải ngồi như thế nào để tránh bị ngã?
  12. 9 Qua buổi trò chuyện sáng gần gũi tôi giáo dục trẻ khi được bố mẹ đèo bằng các phương tiện giao thông phải ngồi ngoan, bám chắc lấy bố mẹ, Không đùa nghịch, thò đầu, thò tay, ra ngoài. Khi đi bộ thì phải đi cùng với bố mẹ, đi sát vào lề đường bên tay phải, không được tự ý chạy nhảy lung tung một mình để đảm bảo an toàn. -Lồng ghép qua hoạt động học: Đây là hoạt động mà cô giáo phải lồng ghép cung cấp kiến thức cho trẻ một cách cơ bản nhất, giúp trẻ hiểu rõ các vấn đề cần thiết diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Nhưng lồng ghép như thế nào cho phù hợp để trẻ nắm bắt được kiến thức nhẹ nhàng không gò bó áp đặt, mà không làm mất đi nội dung chính của bài học, sau đây là một số ví dụ tôi đã áp dụng lồng ghép trong các hoạt động học. Hoạt động: Nhận biết tập nói Chủ đề: Những con vật đáng yêu Đề tài: Chú mèo con Tôi chuẩn bị con mèo thật để trẻ quan sát và đàm thoại: + Đây là con gì? Con mèo có đặc điểm gì? + Con mèo kêu như thế nào? Nuôi chó để làm gì? + Các con có được lại gần trêu mèo không? Vì sao? + Để không bị mèo cào chúng ta phải làm gì? Mở rộng: Cho trẻ kể tên một số con vật trong gia đình khác mà trẻ biết. Con vật nào gây nguy hiểm? Vì sao? Giáo dục trẻ không được lại gần, trêu mèo để không bị mèo cào, cắn vào tay vào chân. Qua hoạt động này sau khi học xong trẻ sẽ nhận biết được một số con vật nuôi gây nguy hiểm và không nên đến gần chêu chọc. Hoạt động: Nhận biết tập nói Đề tài: “Đồ dùng trong lớp bé” Tôi cho trẻ quan sát ti vi, quạt treo tường để trẻ quan sát và đàm thoại: -Đây là cái gì? Ti vi có đặc điểm gì? - Ti vi dùng để làm gì? - Để hoạt động được ti vi cần phải làm gì? (Phải cắm vào ổ điện ạ!) - Các con có được sờ vào ổ điện không? Vì sao? - Với quạt treo tường tôi hỏi trẻ hệ thống câu hỏi tương tự. - Mở rộng: Cho trẻ kể tên một số đồ dùng trong lớp khác mà trẻ biết. - Giáo dục trẻ: không được lại gần, thò tay sờ ổ điện để không bị điện giật.
  13. 10 - Với hoạt động này sau khi học xong trẻ sẽ nhận biết được ổ điện là nơi rất nguyhiểm, không nên đến gần, không được sờ tay vào ổ điện. Hoạt động: Làm quen với văn học Chủ đề: “Bác đầu bếp tài ba” Đề tài:Thơ: “Ấm và chảo” Tôi cho trẻ quan sát hình ảnh minh hoạ thơ: Bác cấp dưỡng đang dùng ấm để đun nước nóng và nấu ăn bằng chảo mỡ nóng trên bếp. Cô giáo cùng trẻ quan sát hình ảnh minh họa thơ và đàm thoại: + Bác cấp dưỡng đang làm gì? + Bác dùng gì để đun nước? + Ấm đã nói gì? + Bác rán cá bằng gì? + Chảo đã nói gì? Thông qua bài thơ tôi đã giáo dục trẻ: Không được sờ vào ấm nước nóng, nồi cơm, nồi canh, chảo mỡ khi còn nóng để không bị bỏng. Hình ảnh: Cô giáo dục trẻ không sờ vào đồ vật nguy hiểm Lồng ghép qua hoạt động ngoài trời: Chủ đề: “Lớp học của bé” Quan sát: Các khu vực trong trường Trẻ em rất hiếu động nên khi chơi tự do ngoài trời trẻ có thể dễ gặp các tai nạn thương tích. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, trẻ chạy nhảy va vào bậc thềm hay trẻ hiếu động leo trèo lan can. Vì vậy tôi đã
  14. 11 cho trẻ đi tham quan bếp ăn, phòng y tế của trường, đồ chơi trong sân trường và trò chuyện hỏi trẻ. Ví dụ tôi cho trẻ quan sát đu quay và hỏi trẻ: . + Đây là cái gì? + Dùng để làm gì? + Trước khi chơi các con phải làm gì? + Khi chơi đu quay các con phải chơi như thế nào? + Vì sao các con không được xô đẩy bạn? Qua buổi hoạt động ngoài trời này. Tôi đã giáo dục trẻ biết thêm về các khu vực, các đồ chơi trong trường, khi chơi không đùa nghịch xô đẩy bạn, không leo trèo lại gần lan can, không thò đầu nhìn xuống dưới tầng, không bắc ghế trèo qua lan can để đảm bảo an toàn. Đặc biệt đối với trẻ 24-36 tháng còn rất nhỏ, mặc dù tôi đã thường xuyên giáo dục trẻ để đảm bảo an toàn nhưng hơn lúc nào hết cô giáo phải luôn bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi. Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cô giáo cần chú ý không cho trẻ leo trèo lan can, không chơi ở khu vực bếp ăn. Khi chơi đồ chơi ngoài trời không được tranh giành đồ chơi, không xô đẩy bạn. Hình ảnh: Cô giáo dục trẻ xếp hàng lần lượt khi chơi Chủ đề: “Bác đầu bếp tài ba” Hoạt động: Thăm quan bếp ăn trong trường Tôi dẫn trẻ thăm quan bếp ăn trong trường và hỏi trẻ: + Đây là đâu? + Đây là ai? (Bác cấp dưỡng ạ)
  15. 12 + Bác cấp dưỡng đang làm gì? + Bác dùng gì để thái rau, thái thịt? + Vì sao các con không được nghịch dao kéo? + Con có được chạy nhảy trong bếp không? + Con có được sờ vào nồi canh, nồi cơm nóng không? Vì sao? Dựa vào câu trả lời của trẻ tôi giúp trẻ hiểu được nguyên nhân gây bỏng, ngoài ra tôi cung cấp cho trẻ biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị bỏng như: Do chơi gần bếp đang đun, do nghịch phích nước nóng, do sờ vào xoong cơm, xoong canh khi còn nóng. Qua đó giáo dục trẻ: ở nhà cũng như ở trường, các con không được chạy nhảy chơi trong bếp, không sờ vào xoong cơm, xoong canh khi còn nóng kẻo bị bỏng. Không nghịch dao kéo để tránh bị đứt tay. Hình ảnh: Cô và trẻ thăm quan bếp ăn của trường Lồng ghép thông qua hoạt động góc: Khi chơi trong nhóm trẻ có thể gặp các tai nạn như: Dị vật vào mũi, vào tai do trẻ tự nhét đồ chơi, đất nặn, bút sáp màu, phấn…vào mũi, vào tai mình hoặc nhét vào mũi vào tai bạn. Trẻ hay ngậm đồ chơi vào miệng hoặc tranh giành đồ dùng, đồ chơi, đùng đồ chơi đánh bạn, cào bạn rất nguy hiểm. Vì vậy khi tổ chức cho trẻ hoạt động góc tôi thường xuyên lồng ghép vào các nội dung chơi ví dụ: Góc tạo hình Đề tài: “Tô màu con chim” Tôi hướng dẫn trẻ di màu và đàm thoại cùng trẻ:
  16. 13 + Các con đang làm gì? (Di màu con chim ạ!) + Con tô con chim màu gì? + Con tô màu như thế nào? + Con thấy bút sáp màu như thế nào? (Nhỏ ạ) + Các con có được ngậm bút vào miệng không? Vì sao? + Các con có được nhét bút vào mũi, vào tai không? Vì sao? Qua đó tôi giáo dục trẻ phải gìn giữ đồ dùng, đồ chơi. Không tự cho đồ chơi, đất nặn, bút sáp màu, phấn…vào mũi, vào tai mình hoặc nhét vào mũi vào tai bạn. Hình ảnh: Cô giáo dục trẻ không cho bút vào mũi, tai. Góc hoạt động với đồ vật Chủ đề : “Các bạn của bé” Đề tài: Xếp ngôi nhà Tôi hướng dẫn trẻ chơi và trò chuyện cùng trẻ: + Các con đang làm gì? (Xếp hình ạ!) + Con xếp như thế nào? + Khi chơi các con phải làm gì? (Phải chơi ngoan, nhường nhịn bạn, không tranh giành, không đánh bạn.) + Vì sao các con không được dùng đồ chơi đánh bạn? + Các con có được ngậm đồ chơi vào miệng không? Vì sao? Qua đó tôi giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết, nhường nhịn bạn bè, không tranh giành đồ chơi, dùng đồ, không đánh bạn, cào bạn, không được ngậm đồ chơi vào miệng rất nguy hiểm.
  17. 14 Thông qua giờ ăn: Cho trẻ đọc cùng cô bài: “Giờ ăn” và đàm thoại: + Các con vừa đọc bài thơ có tên là gì? + Bài thơ nói về điều gì? + Đến giờ ăn các con phải làm gì? + Tại sao đến giờ ăn chúng mình phải im lặng không nói chuyện riêng? + Vì sao không khua thìa bát? Thông qua việc trò chuyện đàm thoại với trẻ giáo viên sẽ giúp trẻ nhận ra một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở: không cười đùa trong khi ăn, uống kẻo bị hóc sặc hoặc khi ăn các loại quả có hạt phải nhớ bỏ hạt để không bị hóc. Thông qua hoạt động chiều: Trong giờ hoạt động chiều tôi thường kể những mẩu chuyện nhỏ sáng tạo theo tranh vẽ để giúp trẻ hình dung ra những nguy cơ không an toàn xung quanh ta là những gì. Muốn tránh những tình huống đó nên làm gì? Ví dụ truyện: “Khỉ con ăn chuối” Câu chuyện kể về một chú khỉ con khi được mẹ mua về cho 1 nải chuối, khỉ con đã ngồi ăn chuối bên cửa sổ. Ăn xong khỉ con vứt luôn vỏ chuối qua cửa sổ xuống sân. Đến chiều, chó cún sang rủ khi con đi chơi. Khỉ con đã bị ngã rất đau do dẫm phải vỏ chuối mà lúc sáng chú ta đã vứt bừa bãi ra sân. Chó cún đã giúp khỉ con nhặt bỏ chuối bỏ vào thùng rác. Sau khi kể tôi cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại: + Khỉ con đã ăn gì? + Khỉ con đã ném vỏ chuối ra đâu? + Khỉ con đã bị làm sao? + Vì sao Khỉ con bị ngã? + Để không bị ngã như vậy chúng ta phải làm gì? Qua câu chuyện trẻ hiểu được nguyên nhân có thể gây ngã và biết cách phòng tránh.
  18. 15 Hình ảnh: Cô và trẻ trong giờ hoạt động chiều 4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu trên Internet để giúp trẻ nhận biết nguy cơ không an toàn và phòng tránh Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn trên Internet. Khi tìm kiếm tư liệu để giúp trẻ nhận biết nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh tôi tham khảo tư liệu sẵn có trên các kênh, các trang Website giáo dục biến những tư liệu hay đó thành bài giảng của mình thông qua khả năng tư duy, thiết kế sáng tạo. Những tư liệu được lựa chọn sẽ làm cho bài giảng trở nên phong phú, sống động, hấp dẫn hơn, trẻ dễ tiếp thu bài giảng một cách hứng thú hơn. Điều đó giúp cho việc giúp trẻ nhận biết nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh đạt hiệu quả mà không tốn quá nhiều thời gian. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm khai thác nguồn tư liệu hiệu quả như sau: * Cách thực hiện Tìm kiếm thông tin bằng Google: Trước tiên tôi xác định đề tài cần làm là gì và liệt kê những tài liệu cần tìm kiếm. Sau đó sử dụng trình duyệt Internet Explorer và gõ vào địa chỉ: http://www.google.com.vn (trang Google Việt Nam). Đầu tiên tôi truy cập vào trang này: (Chú ý khi gõ thông tin vào trang Web, nếu để gõ địa chỉ nên tắt chế độ tiếng Việt ở phông chữ, còn khi muốn gõ chữ Việt có dấu thì chuyển từ phông chữ TCVN3 sang Unicode). Khi đã truy cập vào Google, để tìm kiếm tư
  19. 16 liệu phục vụ cho dạy và học thì tôi quan tâm đến chức năng : tìm kiếm trang Web và tìm kiếm hình ảnh, video. VD1: Khi dạy trẻ đề tài những đồ vật gây nguy hiểm tôi lên Google seach: “Những đồ vật gây nguy hiểm cho trẻ” vậy là Google đã đưa ra rất nhiều thông tin về tài liệu, hình ảnh, video gợi ý để người dùng tham khảo đưa vào bài giảng. Tôi chỉ cần lựa chọn hình ảnh, video đẹp mắt rõ nét phù hợp với bài giảng sau đó lưu về máy và tiến hành thiết kế bài giảng. Hình ảnh: Tìm kiếm thông tin trên Google Khai thác bài giảng video clip trên Youtube Youtube là một nền tảng mạng xã hội Video rất nổi tiếng hiện nay với nội dung vô cùng phong phú thì Youtube đã trở thành một địa chỉ vô cùng quen thuộc đối với rất nhiều giáo viên mầm non nói chung và bản thân tôi. Youtube giúp tôi rất nhiều trong quá trình tìm kiếm thông tin, kiến thức vô cùng hữu ích với nội dung giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích đặc biệt là các kỹ năng giúp trẻ nhận biết nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh. Việc tìm kiếm đúng, nhanh và chính xác những thông tin mà mình mong muốn trên Youtube đã giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức. Ví dụ tôi muốn tham khảo bài giảng để dạy trẻ kĩ năng sống: “không chơi ở những nơi nguy hiểm” tôi lên Youtube và gõ vào thanh Seach: “Giáo dục trẻ những nơi gây nguy hiểm” là trang sẽ hiện ra rất nhiều Video gợi ý với nội dung cần tìm. Vậy là chỉ bằng những thao tác đơn giản tôi đã có thể tìm kiếm thông tin trên Youtube một cách chính xác nhất mà không tốn nhiều thời gian.
  20. 17 Hình ảnh: Tìm kiếm thông tin trên Youtube Khai thác tư liệu trên trang Web & kênh truyền hình Hiện nay có rất nhiều kênh thông tin giáo dục trẻ nhận biết nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh rất hay trong số đó có thể kể đến những kênh giáo dục trẻ như: VTV7 Kids, Popkids, phần mềm Youtube Kids, Kisdmart, Happy kisd…Và các nguồn tài nguyên trực tuyến như thư viện số, cơ sở dữ liệu và các kho dữ liệu khác cung cấp cho người dùng nhiều tài liệu học tập và nghiên cứu. Tôi tham khảo những bài giảng hay, những video phù hợp với nội dung cần giáo dục trẻ sau đó cắt ghép chỉnh sửa cho phù hợp đề tài. Đặc biệt các phần mềm, video đó tôi còn sử dụng để thiết kế bài giảng dạy trẻ nhận biết nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh và trong các hoạt động chơi góc, hoạt động chiều. Trang Web hay giúp tôi tìm kiếm tư liệu cho bài giảng: http://violet.vn; http://tailieu.vn; http://123docz.net;http://vndoc; http://download.vn; http://hanoistudy.vn ; http://www.edu.net.vn. Để lấy và sử dụng tư liệu tôi đăng ký là thành viên của trang và làm theo hướng dẫn của nhà quản trị. Thông thường chúng ta chỉ cần có địa chỉ email để nhà quản trị xác nhận thông tin đăng ký là có thể tham khảo tải tài liệu. Ví dụ: Tôi đã sử dụng video trên VTV7 KIDS với nội dung: “Không vừa ăn vừa chơi” để tạo thành bài giảng dạy trẻ biết hành động vừa ăn vừa chạy nhảy vui chơi là hành động không tốt cho dạ dày và có thể gây nguy hiểm cho bản thân, dễ bị hóc sặc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2