intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non "Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non" với mục tiêu làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, vệ sinh trong ăn uống cho trẻ; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với cộng đồng và xã hội về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non

  1. SÁNG KIẾN Đề tài: “Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non” I. Đặt vấn đề Đất nước ta đang trong thời đại hiện nay. Việc phát triển kinh tế đang là một nhu cầu cấp thiết của mỗi Quốc gia trong đó có Việt Nam, việc phát triển kinh tế sau hồi phục từ dịch bệnh, trong việc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng chiến lược con người nói riêng, Đảng và nhà nước đã rất quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Sự quan tâm đó đã từng bước thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật, các chỉ thị, quy định và quy ước đó là Luật Giáo dục 2019 Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, trí, lao, thể, mỹ. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất và tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ phải là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất, vì sức khỏe là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với con người. Bên cạnh nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Trong thời gian gần đây đã xẩy ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương, làm 1
  2. ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người. Trường Mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động, có ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu đề xảy ra ngộ độc thực phẩm trong cơ sở giáo dục mầm non thì hậu quả khôn lường. Vì vậy, giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình thực phẩm sạch, đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng. Từ các cơ sở trên cho thấy tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc, nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường mầm non nói chung là hết sức cấp bách. Là một phó hiệu trưởng làm việc tại trường mầm non Bé ngoan – huyện Hóc Môn – Tp.HCM, tôi thật sự băn khoăn, trăn trở trước thực tế thị trường nhạy cảm, làm thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ tại trường mầm non, đặc biệt là an toàn thực phẩm. Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non Bé ngoan – huyện Hóc Môn – Tp.HCM”. II. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc phòng, tránh ngộ độc thực phẩm 1. Cơ sở lý luận Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu về việc hình thành nhân cách con người của chúng ta. Cho nên việc nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường Mầm non là vấn đề rất quan trọng. Với nhiệm vụ là một Phó Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo công tác bán trú trong nhà trường là phải đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp theo từng độ tuổi. Tình hình ngộ độc thực phẩm và nguy cơ ô nhiễm thực phẩm bẩn đang là vấn nạn hàng đầu, một trong những thách thức trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, đã và đang đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng trẻ từng ngày, từng giờ và ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế, an sinh xã hội trong nước nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế. Phòng tránh ngộ 2
  3. độc thực phẩm hiệu quả đang đòi hỏi sự nỗ lực, hợp tác chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành, địa phương và của cả cộng đồng. Trong quá trình duy trì và phát triển con người phải sử dụng đến thực phẩm nếu không may sử dụng thực phẩm bị ngộ độc làm cho chúng ta bị ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.nước uống bị nhiểm khuẩn.. nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng.... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi. 2. Cơ sở pháp lý Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 Của Ban Bí thư Về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành. Văn bản Số 4793/SGDĐT-CTTT ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. III. Thực trạng Trường Mầm non Bé Ngoan huyện Hóc Môn được thành lập theo Quyết định số 205/QĐ-UB ngày 03 tháng 7 năm 2001 của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn Trường được xây dựng mới 16 phòng học có quy mô 03 tầng và các khối phục vụ. Điểm chính đặt tại địa chỉ 594 đường Song Hành Quốc Lộ 22, Khu phố 1 Thị trấn Hóc Môn. Cơ sở vật chất nhà trường mới xây dựng khang trang, sạch sẽ; trang thiết bị đầy đủ đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Diện tích khuôn 3
  4. viên 4.502.4 m2; diện tích sân chơi 1.143.78 m2; diện tích xây dựng 4.371.06 m2; tỷ lệ bình quân 9 m2/trẻ. Số phòng học là 16, diện tích trung bình 70-80m2/ phòng, các phòng học đều có đủ ánh sáng, thoáng, sạch, được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi phù hợp lứa tuổi.  Thuận lợi Ban giám hiệu nhà trường có kinh nghiệm, nhiều năm làm công tác quản lý, đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đoàn kết tốt, đồng sức thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn nghiệp vụ, tích cực thực hiện phương pháp đổi mới công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ sở vật chất được ổn định, các công trình và nguồn nước sạch được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đầy đủ đồ dùng phục vụ bán trú, bếp được xây dựng bếp một chiều, công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn. Nhân viên y tế có trình độ trung cấp y sỹ.  Khó khăn Nhà bếp của trường không nằm trong khuôn viên nhà trường nên việc vận chuyển thức ăn cho các cháu rất dễ bị nhiễm khuẩn từ nhà bếp khi chuyển thức ăn đến lớp. Một số cấp dưỡng mới chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn thực phẩm Một số nhân viên cấp dưỡng và giáo viên còn lơ là chưa xem trọng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. IV. Giải quyết vần đề 1. Biện pháp 1: Lựa chọn thực phẩm Việc lựa chọn thực phẩm là khâu rất quan trọng tuy rằng nhà trường đã hợp đồng với công ty thực phẩm đạt tiêu chuẩn nhưng khâu tiếp phẩm phải là người có trách nhiệm và kiến thức hiểu biết đề có thể nhận biết được các loại thực phẩm nào đảm bảo chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn. Vì vây khi tiếp phẩm tôi và y tế trong nhà trường kết hợp với tổ trưởng tổ cấp dưỡng và cấp dưỡng mới tiếp phẩm hàng ngày để cấp dưỡng mới có học hỏi kinh nghiệm trong việc lựa chọn thực phẩm. 4
  5. Ví dụ: khi tiếp phẩm đối với thịt nên chọn loại có màu hồng tươi khi ấn vào thì có độ đàn hồi, đối với các loại thủy, hải sản, chọn các loại thực phẩm tươi, tôm, còn nguyên đầu, nguyên đuôi, mắt trong, thịt trong dính chặt vào vỏ ngoài, mực không có mùi hôi, thịt săn chắc còn nguyên vẹn Đối với rau lá phải xanh non, không có mùi thuốc trừ sâu, không dập úa với rau củ phải cầm chắc nặng tay, không có mùi lạ, lựa chọn được thực phẩm tươi ngon khi chế biến thức ăn sẽ thơm ngon giúp trẻ ăn ngon miệng đảm bảo an toàn thực phẩm. Đối với người giao hàng tôi yêu cầu từng loại thực phẩm như thơm, bún tươi, đậu hũ chiên …phải được đựng từng túi ny lon riêng biệt, phân loại thực phẩm tươi sống để riêng, thực phẩm đóng gói, thực phẩm đã qua chế biến để riêng từng túi lớn để tránh nhiễm khuẩn từ thực phẩm tươi sống qua thực thẩm đã sơ chế. Khâu lên thực đơn đối với tôi rất quan trọng vì phải lựa chọn thực phẩm theo mùa sẽ giảm lượng thuốc tăng trưởng và các loại hóa chất bảo vệ thực vật, mùa mưa sẽ dùng nhiều rau lá, mùa nắng sử dụng nhiều rau củ vừa phù hợp giá cả thị trường vừa đảm bảo được thực phẩm an toàn. Phối hợp rau củ, rau lá trong việc chế biến món ăn, món ăn bắt mắt tạo cảm giác ngon miệng trẻ sẽ ăn được nhiều loại rau trong ngày đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Cô Y tế tiếp phẩm 5
  6. 2. Biện pháp 2: Vệ sinh an toàn thực phẩm Để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao chất lượng bữa ăn, tôi yêu cầu cấp dưỡng phải sắp xếp dụng cụ sử dụng, chứa đựng thực phẩm sống để riêng, dụng cụ sử dụng cho thực phẩm chín để riêng, dụng cụ chứa thực phẩm dơ chưa qua làm sạch, dụng cụ đựng thực phẩm sạch riêng biệt, không được sử dụng lẫn lộn, bề mặt phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh bị nhiễm chéo khi thức ăn tiếp xúc với bề mặt bị bẩn và dụng cụ chứa đựng. Đồng thời việc làm sạch rau củ quả là điều quan trọng nhất, rau củ, quả được trồng và sử dụng rất nhiều loại phân bón, chất hóa học, thuốc trừ sâu, việc làm sạch rau, củ quả bằng cách ngâm rửa rau, rửa nhiều nước, rửa dưới vòi nước chảy là điều cần thiết cho rau sạch tránh không bị ngộ độc thực phẩm xảy ra, khi nấu không đậy nắp nồi để vi lượng thuốc bảo vệ thực vật thoát ra ngoài. Đối với đội ngũ nhân viên nhà bếp phải được bồi dưỡng, tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, được khiểm tra sức khỏe, tẩy giun định kỳ hàng năm vì vậy tôi đã tham mưu với hiệu trưởng cho cấp dưỡng được khám sức khỏe và tẩy giun đúng thời hạn. Tôi xây dựng nội quy cấp dưỡng không đeo nữ trang, không để móng tay dài, đầu tóc trang phục phải gọn gang, thực hiện nghiêm túc 10 nguyên tắc vàng để đảm bảo khi thực hiện nhiệm vụ tránh bị nhiễm khuẩn từ nguồn thực phẩm và người chế biến. Rửa rau dưới vòi nước 6
  7. Cấp dưỡng chế biến món ăn Đối với giáo viên tôi chỉ đạo phải thực hiện nghiêm quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rửa tay bằng xà phòng trước khi chia thức ăn, nếm thức ăn trước khi cho trẻ ăn để phát hiện món ăn có mùi vị lạ khác thường để tránh được rủi ro, giáo dục học sinh thực hiện trực nhật xong mới rửa tay, rửa tay xong phải đến lấy cơm ngay tránh ngồi lại chơi sẽ mất tác dụng của việc rửa tay trước khi ăn. Giáo viên, nhắc cha mẹ trẻ hàng tuần cắt móng tay, chân cho trẻ, không đem thức ăn từ ngoài vào trường và không mua thức ăn đường phố đem vào trường để phòng tránh rủi ro thức ăn ngoài nhiễm khuẩn, không đảm bảo thực phẩm sạch 3. Biện pháp 3: Nâng cao vai trò của người quản lý trong công tác phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Với vai trò là hiệu phó quản lý khâu nuôi, tôi đã xây dựng lịch vệ sinh đối với nhà bếp, nhà bếp phải sạch từ sàn nhà đến các đồ dùng, thiết bị vật dụng cho trẻ, chén muỗng của trẻ luôn được đảm bảo sấy khô nơi chia thức ăn phải đảm bảo vệ sinh: Trần, tường, sàn nhà, đèn, quạt... sạch sẽ. Thường xuyên theo dõi việc lưu mẫu thức ăn, việc kiểm tra ba bước của y tế, tham mưu với hiệu trưởng sửa chữa kịp thời các cửa lưới cho các cửa sổ nhà nhà bếp nhằm tránh ruồi nhặng chui vào bếp, trang bị máy bắt côn trùng, máy đo nhiệt độ trong tủ lạnh để điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh theo quy định để lưu giữ thực phẩm sơ chế được bảo đảm không bị ôi thiu, thức ăn lưu giữ được lâu. Đối với thực phẩm giao không đạt chất lượng theo 7
  8. yêu cầu tôi báo với hiệu trưởng có biện pháp thay thế thực phẩm khác tươi ngon, không sử dụng thực phẩm không đạt chất lượng. Hàng năm khi hợp đồng với công ty thực phẩm tôi tham mưu với hiệu trưởng yêu cầu công ty phải cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, giao thực phẩm theo đúng hợp đồng và giờ giất theo quy định. Cấp dưỡng lưu mẫu thức ăn 4. Biện pháp 4: Phối hợp với giáo viên tăng cường công tác kiểm tra giám sát để phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Để thức ăn đến được với trẻ được an toàn và đảm bảo chất lượng, thì người quản lý phải thường xuyên kiểm tra từ khâu tiếp phẩm đến khâu thải bỏ, làm sạch chế biến, phân phối khi đến lớp, nhất là đối với nguồn nước sạch đôi khi bị ô nhiễm khi công ty cấp nước sả thải, mỗi tháng một lần tôi đề nghị bảo vệ kiểm tra bồn chứa nước và xúc bồn theo lịch và đột xuất khi bồn nước có bợn. Đối với nhân viên cấp dưỡng tôi thường xuyên kiểm tra móng tay, và việc rửa tay trước khi vào bếp, thực hiện bếp một chiều, khâu rửa chén, phối hợp với ban kiểm tra của nhà trường dự giờ bữa ăn của trẻ, kiểm tra xem giáo viên thực hiện đúng quy định giờ ăn của trẻ không. 8
  9. Các Bé ăn trưa tại trường Đối với nguồn nước uống tại trường tôi thường xuyên kiểm tra các kệ để thùng nước, giấy kiểm nghiệm nước uống đóng bình xem còn thời hạn sử dụng, kiểm tra nguồn nước uống xem chất lượng có đảm bảo không, trẻ uống có nhiều không, trao đổi với giáo viên và trẻ về món ăn, nước uống hàng ngày, tạo rup giáo viên khi có vấn đề xảy ra đối với thức ăn hoặc nước uống của trẻ phải báo ngay với Ban giám hiệu để có biện pháp xử lý. Phối hợp với phụ huynh trong việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong nhà trường, mời phụ huynh cùng tham dự buổi kiểm tra nhà bếp, đến bữa ăn của trẻ giúp phụ huynh yên tâm gửi con trong nhà trường. Phó hiệu trưởng trao đổi với giáo viên 9
  10. Phụ huynh dự giờ ăn của Bé V. Kết quả Trong năm học vừa qua trong trường mầm non Bé ngoan – huyện Hóc Môn – Tp.HCM chúng tôi đã phối hợp rất tốt với giáo viên trên lớp. Trẻ hàng ngày ăn rất ngon miệng, hết xuất, các món ăn đã thay đổi rất phù hợp với trẻ, do đó trẻ sau mỗi đợt cân đo tỉ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì giảm rất nhiều và trẻ tăng cân đạt tỷ lệ cao. Cuối mỗi kỳ cân đo đều đạt kết quả phát triển rõ rệt. Hưởng ứng Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” năm 2022 nhà trường có mời phụ huynh đến dự các khâu chế biến của cấp dưỡng và đến lớp dự giờ ăn của bé. Về chất lượng công tác chăm sóc nuôi dưỡng tỷ lệ số trẻ đạt cân nặng bình thường là 480 bé đạt 86.8%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng là 08 bé đạt 1.4%, so đầu năm tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì đã giảm một cách rõ rệt. Cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường đã biết vận dụng quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đặc biệt chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Nhân viên nhà bếp thực hiện nghiêm túc công tác quy trình chế biến, chia thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm học vừa qua không có trường hợp ngộ độc thức ăn nào xảy ra trong nhà trường. 10
  11. - Đối với tập thể nhà trường Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm không xảy ra ngộ độc giáo viên áp dụng công thức an toàn thực phẩm vào trong công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao, hầu hết trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi… - Đối với trẻ Biết được một số lao động rửa tay trước khi ăn, giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định… và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khỏe con người. - Đối với các bậc cha mẹ học sinh Tất cả các bậc phụ huynh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và phòng tránh ngộ độc xảy ra trong nhà trường Trong năm học qua bản thân tôi và các cô nhân viên nấu ăn đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ, các món ăn được chế biến luôn đảm bảo thơm ngon bổ dưỡng, an toàn mọi lúc mọi nơi cho trẻ. Các món ăn khi chế biến ra rất hợp khẩu vị với trẻ, trẻ ăn rất ngon miệng ăn hết xuất. VI. Bài học kinh nghiệm Làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, vệ sinh trong ăn uống cho trẻ. Đầu từ đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, phục vụ cho việc tổ chức bán trú. Chú trọng công tác vệ sinh khu vực nhà bếp, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với cộng đồng và xã hội về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà trường. Bản thân nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc vệ sinh an toàn trong thực phẩm và nâng cao bữa ăn cho trẻ trên cơ sở triển khai xây dựng kế 11
  12. hoạch và nghiêm túc thực hiện quy chế chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. VII. Kết luận Việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm không chỉ riêng ở một bộ phận nào mà phải có sự phối hợp đồng bộ từ nhiều bộ phận trong nhà trường và sự kết hợp với phụ huynh các cơ quan ban ngành nhưng quan trọng là sự vận dụng các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm một cách chặt chẽ chẽ từ Ban giám hiệu nhà trường nhất là bản thân tôi phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở không để tình trạng ngộ độc xảy ra có như thế phụ huynh mới yên tâm gửi con vào trường, tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non. Chính vì vậy mà mỗi chúng ta cần phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ giúp trẻ có một sức khỏe tốt. Bản thân tôi đã không ngừng phát huy những thành tích đã đạt được, phát huy tốt vai trò lãnh đạo của mình để cùng nhau đưa chất lượng chăm sóc giáo dục đáp ứng với xã hội ngày càng phát triển trong đó có Giáo dục mầm non chúng ta./. Hóc Môn, ngày 15 tháng 12 năm 2022 Nhận xét đánh giá Người viết của thủ trưởng đơn vị Nguyễn Huỳnh Tú My 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1