intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen với văn học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen với văn học" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực trạng về việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen với văn học

  1. SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗigia đình mà còn là tương lai của đất nước, của xã hội. Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”… Non sông Việt Nam có được lớn mạnh hay không, xã hội Việt Nam có trở nên phồn vinh hay không, điều đó phụ thuộc phần lớn vào sự nghiệp giáo dụccủa nước nhà. Trẻ em là người trực tiếp được giáo dục, là những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, sự nghiệp giáo dục đã và đang được Đảng và nước ta quan tâm, coi trọnghàng đầu. Giáo dục Mầmnon là khâu đầutiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Hơn ai hết, bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, tôi hiểu vai trò, trách nhiệm của mình trong việcchăm sóc giáo dục trẻ là giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về mọi mặt“ Đức - Trí - Thể - Mỹ…” Hoạt động cho trẻ làm quen văn học đã đóng góp một phần không nhỏ vào việcthực hiện mục tiêu giáo dục. Cho trẻ tham gia vào hoạt động văn học là chúng ta đã giúp cho trẻ hình thành, phát triển nhân cách toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, đặc biệt là chúng ta đã giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Vậy phát triển ngôn ngữ mạch lạc là gì? Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là phát triển khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày lôgíc, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp cho trẻ.Làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc?Đó là điều tôi phảibăn khoăn, suy nghĩ tìm ra những giải pháp,cách làm để giúp trẻ phát triển ngônngữ của mình. Hoạt động cho trẻ làm quen văn học là một lĩnh vực mà qua đó tôi có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc là một cách tốt nhất, có hiệu quả. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen với văn học”. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng về việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong trường mầm non. Từ đó giúp trẻ mở rộng vốn từ, sử dụng câu đúng ngữ pháp, đúng nghĩa diễn đạt, trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện và bày tỏ ý kiến, hiểu biết của mình. Đồng thời giúp giáo viên sử dụng linh hoạt một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
  2. Tìm hiểu thực trạng Sử dụng một số biện pháp nhằn kích thích và gây hứng thú cho trẻ phát triển ngôn ngữ, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Kết luận sư phạm và đề xuất ứng dụng thực tế. 4. Đối tượng nghiên cứu: “ Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen với văn học” 5. Khách thể nghiên cứu: Trẻ lớp 3TC4 trường mầm non Trung Lập. 6. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Tại trường mầm non Trung Lập Nghiên cứu chương trình tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi. Nghiên cứu sự hứng thú, khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ để thấy được sự cần thiết trong việc xây dựng một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thồn qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 7. Phương pháp nghiên cứu: Đọc tài liệu làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Quan sát, ghi chép hoạt động của cô và trẻ. Trò chuyện với trẻ để hiểu rõ thực trạng Phương pháp thực nghiệm đối chứng. PHẦN II: NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con người, thông qua ngôn ngữ con người có thể giao lưu để hiểu nhau và trao đổi những thông tin cần thiết. Đối với trẻ, ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập vào thế giới xung quanh, là cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách. Với trẻ 3-4 tuổi, vốn từ của trẻ tương đối phong phú về số lượng cũng như từ loại. Tư duy của trẻ phát triển hơn, có nội dung hơn. Trẻ biết phát biểu những nhận định của mình, trẻ kể lại được những chuyện mà trẻ trong thấy, nghe được. Trẻ có thể kể theo tranh, đồ chơi hoặc đồ vật mặc dù phần lớn còn bắt chước giọng kể của người lớn. Thông qua các tác phẩm văn học như truyện kể, thơ ca, hò, vè, câu đố, tục ngữ, ca dao…. Trẻ đã thực sự bị lôi cuốn vào các hoạt động khác một cách tích cực, có hiệu quả. Qua đó giáo viên có nhiều thuận lợi để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc một giờ dạy hay không chỉ dừng lại ở chổ trẻ hiểu được điều gì? Trẻ có hứng thú lắng nghe hay không? Mà người giáo viên mầm non cần phải giúp trẻ biết thể hiện những suy nghĩ của
  3. mình, giúp trẻ nhập vai cùng nhân vật, sống cùng nhân vật, đặc biệt trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để đánh giá nhân vật, trò chuyện, đàm thoại, biết diễn đạt nguyện vọng sự hiểu biết của mình một cách mạch lạc. Trẻ biết kể lại câu chuyện theo tranh, đồ chơi, kể chuyện sáng tạo, biết kể trình tự, diễn cảm, rõ ràng mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp. 2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua, việc cho trẻ làm quen với văn học là một chuyên đề đã được Bộ giáo dục, Sở giáo dục đào tạo Hải Phòng, Phòng GD- ĐT Vĩnh Bảo triển khai rộng rãi về các trường học, đến tận từng giáo viên với nhiều giải pháp tích cực và thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi được tăng trưởng đáng kể, môi trường trong và ngoài lớp phong phú lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động. Từ đó chất lượng trên trẻ tăng lên rõ rệt, nhiều trẻ có năng khiếu kể chuyện diễn cảm, trẻ biết nhập vai vào nhân vật, thể hiện đúng các tình tiết của câu chuyện…. Song để duy trì và nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, nhất là việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm hết sức khó khăn, vì vậy trong quá trình thực hiện đòi hỏi bản thân tôi phải linh hoạt sáng tạo, có những đổi mới trong giảng dạy để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ một cách tốt nhất. 3.Thực trạng của đề tài *Đặc điểm tình hình trường lớp: Trường mầm non Trung Lập là một ngôi trường có nhiều năm liền đạt danh hiệu trường lao động tiên tiến và có bề dày thành tích trong các phong trào văn hóa văn nghệ. Lớp 3TC4 tôi đang giảng dạy có 2 GVCN có trình độ trên chuẩn. Tổng số trẻ trong lớp: 28 trẻ. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng với trẻ 3-4 tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: a.Thuận lợi: Bản thân tôi được sự quan tâm tận tình, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và được cung cấp một số trang thiết bị phục vụ cho việc làm quen văn học như tranh ảnh, băng đĩa kể chuyện, truyện tranh minh họa và nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú hấp dẫn khác…. Được tham gia bồi dưỡng xây dựng chương trình, tự chọn những bài dạy phù hợp với nhóm lớp, tham gia dự giờ, chuyên đề cấp trường,các tiết dạy mẫu về chuyên đề làm quen văn học như: Kể chuyện, đọc thơ nên bản thân đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Hơn nữa chuyên đề “Làm quen văn học” đã được triển khai nhiều năm nên phụ huynh cũng có một phần nào nhận thức được tầm quan trọng của môn học và có quan tâm hơn đến việc học tập của các cháu. Mặt khác, bản thân tôi được sống trong tập thể chị em đoàn kết, yêu thương quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, cùng nhau học hỏi trao đổi kinh nghiệm…hơn nữa bản thân tôi cũng có thế mạnh của mình: ham tìm tòi học hỏi, thích
  4. khám phá những cái hay, cái lạ, say sưa nghiên cứu bài soạn, có ý thức phấn đấu vươn lên,có năng khiếu kể chuyện, đọc thơ, có trình độ chuyên môn và năng lực. 2. Khó khăn: Trường Mầm non Trung Lập là một trường nằm ở vùng nông thôn, người dân chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, cuộc sống còn nhiều vất vả lam lũ, khó khăn, việc chăm sóc giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế, nhất là việc phát triển ngôn ngữ của các cháu chưa được quan tâm đúng mức. Qua khảo sát tình hình đầu năm để nắm bắt được tâm lý, trình độ nhận thức của trẻ đối với chất lượng môn học cho thấy: * Tình hình thực tế ảnh hưởng đến chất lượng môn học của trẻ trong lớp: lớp có 28 cháu, trong đó 16 nam, 12 nữ. Có nhiều trẻ nói ngọng, nói lắp, phát âm chưa rõ. Có 01 cháu chậm nói, chỉ nói được câu ngắn khoảng 2, 3 từ. * Trình độ nhận thức của trẻ: - Trẻ hiểu được cô kể chuyện lần một: 35% từ TB trở lên. - Trẻ hiểu được cô kể chuyện lần hai: 45% từ TB trở lên. - Trẻ đọc thơ, kể chuyện rõ ràng, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, tỷ lệ đạt 65% Nhìn chung hoạt động của trẻ còn rất chậm, trẻ nhút nhát, sử dụng từ chưa đúng, nói chưa đủ câu. Trong các giờ hoạt động làm quen văn học,trẻ chưa thực sự hứng thú, tích cực tham gia. Với tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách như vậy, nên tôi rất băn khoăn lo lắng suy nghĩ tìm tòi “ Biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen văn học” và tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: PHẦN III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm, tình hình nhận thức của trẻ: Để giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thì trước hết giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm, sinh lý và hoàn cảnh của trẻ. Vào đầu năm học tôi đã tổ chức nhiều cuộc trò chuyện với trẻ, kể cho trẻ nghe vài câu chuyện ngắn tương đối dễ, sau đó đặt ra các câu hỏi như: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những ai? Hoặc cho trẻ kể về gia đình bé…. Trong quá trình đó tôi luôn chú ý quan sát đàm thoại với trẻ và tiến hành khảo sát khả năng cảm thụ văn học cũng như khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, từ đó đề ra phương hướng giáo dục cho từng các nhân và cho cả lớp một cách thích hợp. Mặt khác, gia đình là một yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Từ những lời ru của bà, câu chuyện kể của ông, lời trò chuyện của cha mẹ, anh chị là những bài học hiệu quả nhất để giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển hơn về ngôn ngữ tiếng việt. Đa số trẻ ở đây có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thường ít được quan tâm chăm sóc, nên khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ của các cháu còn gặp nhiều hạn chế….
  5. Từ hoàn cảnh và đặc điểm tình hình nhận thức của trẻ, qua đó giáo viên có kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng thích hợp cho trẻ. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch: Dựa vào tình hình của lớp, trên cơ sở kế hoạch năm, tháng của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch năm, tháng, ngày phù hợp với nhóm lớp. Được sự đồng ý phê duyệt của ban giám hiệu nhà trường, tôi phân công nội dung, phần thực hành công việc cho giáo viên cùng lớp và triển khai cụ thể kế hoạch trong từng chủ đề, chủ điểm, kết thúc chủ đề, chủ điểm tôi đánh giá lại những việc làm được và chưa làm được, từ đó rút kinh nghiệm cho chủ đề sau. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, tôi chú ý đến việc giáo dục trẻ về ngôn ngữ tiếng Việt và bồi dưỡng thêm cho trẻ kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo vào các buổi chiều hoặc mọi lúc mọi nơi. Lên kế hoạch trò chuyện với trẻ hàng ngày, chú ý quan tâm nội dung của các buổi trò chuyện đó. Khi thực hiện kế hoạch tôi luôn bám sát chương trình dạy, nhằm theo dõi rèn luyện những trẻ cá biệt…. Phối hợp, vận động phụ huynh để cùng thực hiện chương trình này. Ví dụ: Khi thực hiện chủ điểm “Bản thân” - Tuần 1: Chủ đề nhánh “Cơ thể tôi” + Thứ 2: Trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể trẻ. Sinh hoạt chiều: Cho trẻ làm quen câu chuyện “Cậu bé mũi dài” + Thứ 3: Hoạt động ngoài trời: Tôi cho trẻ tìm hiểu nội dung câu chuyện. + Thứ 4: Hoạt động chung: Dạy trẻ tập kể chuyện “Cậu bé mũi dài”. Hoạt động góc: Cho bé đóng kịch chuyện “Cậu bé mũi dài” Sinh hoạt chiều: Cho bé kể chuyện theo tranh “Cậu bé mũi dài”, bồi dưỡng trẻ yếu. Giờ đón trả trẻ: Tôi trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện, trò chuyện với phụ huynh để trao đổi về tình hình học tập của các cháu. Biện pháp 3: Chuẩn bị các dụng cụ trực quan đầy đủ, đẹp, sáng tạo: Lứa tuổi mầm non, là lứa tuổi tư duy trực quan hình tượng, trẻ thường bị hấp dẫn bởi đồ chơi, hành động chơi, màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh của đồ chơi… đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi. Khi cho trẻ làm quen với một câu chuyện thì việc sử dụng giáo cụ trực quanđể lôi cuốn trẻ, gây sự chú ý của trẻ vào vấn đề, nhằm giúp trẻ dễ nhớ, dễ nắmbắt câu chuyện một cách thoải mái, đem lại hiệu quả cao. Khi trẻ đã nhớ câu chuyện, nhớ bài thơ thì khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc hơn, diễn cảm hơn. Biện pháp 4: Dạy trẻ ngôn ngữ đối thoại: Ngôn ngữ đối thoại là sản phẩm của cuộc thoại có ít nhất 02 người tham gia. Trẻ tham gia đối thoại là tham gia vào quá trình xây dựng nội dung và diễn biến cuộc thoại. Trẻ luôn được thay đổi từ vai nói sang vai nghe hoặc từ vai nghe sang vai nói. Đối thoại đòi hỏi sự thích ứng nhanh, khi đối thoại các yếu tố phi ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười được sử dụng nhiều. Vì vậy bản thân tôi dạy trẻ đối thoại là dạy trẻ biết nghe,
  6. biết nói trong giao tiếp, biết sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ một cách tự nhiên. Dạy trẻ ngôn ngữ đối thoại được tôi tổ chức ở các hình thức dưới đây: * Trò chuyện với trẻ: Trò chuyện với trẻ để trao đổi thông tin, nhận biết về ý nghĩ của trẻ, trò chuyện với trẻ được tôi tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi và thường xuyên trong hoạt động, mọi hoàn cảnh, có khi tôi trò chuyện từng trẻ, từng nhóm, khi trò chuyện tôi chú ý đến ngôn ngữ, cử chỉ hành động của trẻ, nhắc trẻ nói tròn câu, nói mạch lạc, không ngắt quảng, không nói lắp, Ví dụ: Tôi hỏi trẻ: Cô vừa kể cho con nghe câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Câu chuyện nói về điều gì?... Khi trò chuyện với trẻ tôi đặc biệt chú ý đến những trẻ rụt rè, trẻ nhút nhát, chưa tích cực và đặc biệt là trẻ chậm nói…. Luôn có thái độ gần gũi với trẻ, yêu thương trẻ, động viên khuyến khích trẻ, tạo cho trẻ sự tự tin. Trong quá trình trò chuyện, tôi tìm cách để đưa trẻ vào cuộc trò chuyện một cách tự nhiên, không gò bó, áp đặt trẻ, để trẻ tự do suy nghĩ, tự do nói theo cách của trẻ. Ví dụ: Tôi cho trẻ xem củ cải trắng và hỏi trẻ: Củ cải trắng có trong câu chuyện gì mà cô đã kể cho lớp mình nghe? Trong câu chuyện ai đã tìm thấy củ cải trắng? nhưng Dê con có ăn hết củ cải trắng không mà nó đã làm gì nhỉ?.... * Đàm thoại: Đây là hình thức phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ mà tôi thường sử dụng dựa trên những sự hiểu biết của trẻ và các phương tiện trực quan, một mặt để cũng cố khắc sâu kiến thức, mặt khác giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Câu hỏi đàm thoại được tôi xây dựng có hệ thống, từ cụ thể đến khái quát hoặc từ khái quát đến cụ thể để nhằm giúp trẻ trình bày sự hiểu biết của mình và trẻ biết định hướng khi trả lời. Ví dụ: Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “Thỏ bông bị ốm”, tôi hỏi trẻ: Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về Thỏ bông như thế nào? (Bài thơ nói về Thỏ bông bị ốm) Vì sao Thỏ bông bị ốm nhỉ? (vì Thỏ bông ăn bậy nên bị ốm) Con có học theo Thỏ bông không? Con sẽ làm gì khi ăn uống nào? (con không học theo Thỏ bông, con sẽ giữ gìn vệ sinh khi ăn uống và ăn chín, uống sôi…). Khi đàm thoại với trẻ, tôi luôn luôn động viên khuyến khích trẻ, khen ngợi trẻ, tạo hứng thú cho trẻ say mê vào hoạt động ở các lần sau. * Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch, trò chơi phân vai: Chơi các trò này, giúp trẻ phát triển năng lực đối thoại phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, ngôn ngữ rất cần thiết giúp trẻ giao tiếp với nhau thông qua nhân vật. Qua đó trẻ biết sử dụng vốn ngôn ngữ của mình vào cuộc thoại. Khi cho trẻ chơi, tôi chú ý quan sát khả
  7. năng diễn đạt của trẻ, đồng thời tập cho trẻ nói trọn câu, nói rõ từ, những từ mà trẻ chưa nói được tôi cho trẻ nhắc lại, có thể tôi đọc trước cho trẻ nghe sau đó cho trẻ đọc theo. Bên cạnh đó, tôi giải thích cho trẻ nói trọn câu thì mới có ý nghĩa trọn vẹn, còn nếu mình nói không trọn câu, lời nói bị ngắt quảng thì lời nói không có ý nghĩa và không còn hay nữa để tạo cho trẻ có ý thức tập nói, chơi trò chơi đóng kịch hay chơi các trò chơi đóng vai theo chủ đề thì trẻ nắm bắt và thể hiện được ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của các nhân vật, trẻ nhập vai vào nhân vật, trẻ biết phân biệt được giọng kể của các nhân vật trong truyện. Ví dụ: Khi cho trẻ đóng kịch chuyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”, tôi cho trẻ tự chọn vai, khi trẻ tham gia đóng kịch, tôi luôn chú ý quan sát giọng điệu, cử chỉ, sắc thái của từng nhân vật. Đặc biệt nhắc trẻ chú ý nói trọn câu, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, chú ý đến chính tả, ngữ pháp của trẻ. Biện pháp 5: Dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại: Dạy ngôn ngữ độc thoại cho trẻ là cho trẻ giữ vai trò chủ đạo trong khi nói, trong khi lựa chọn nội dung, cách thức nói. Dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại được tôi thể hiện ở các hình thức như: Kể chuyện theo tranh, dạy trẻ kể chuyện theo trí nhớ, dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. * Dạy trẻ kể chuyện theo tranh: Thông qua các buổi sinh hoạt chiều, hoạt động ngoài trời tôi kể chuyện hoặc đọc thơ cho trẻ nghe, kết hợp với việc sử dụng hình ảnh trực quan, hệ thống câu hỏi. Sau đó yêu cầu trẻ kể lại cho cô và các bạn nghe. Trong khi thực hiện, tôi chú ý gọi những cháu có năng lực kể trước để làm trực quan cho những cháu kể sau. Trẻ kể được chuyện theo tranh thì giáo viên phải cung cấp các kiến thức khá kỹ càng về vấn đề mà trẻ sẽ trình bày. Những lúc ra chơi, tôi mở đĩa cho trẻ nghe để giúp trẻ nắm bắt được các giọng kể, cách diễn đạt câu chuyện, trẻ ghi nhớ và kể lại câu chuyện được tốt hơn. Ví dụ: Cho trẻ xem tranh “Tết nguyên đán”. Cô hỏi trẻ: Tranh vẽ gì? Con thấy có những gì? Bố đang làm gì? Mẹ đang làm gì? Hoa đào có màu gì? Cây quất có màu gì? Cháu còn thấy gì nữa?.... Cô kể chuyện cho trẻ nghe: “Ngày Tết thật là vui, mẹ gói bánh chưng, ba cắm hoa vào lọ… cả nhà cùng chuẩn bị đón tết vui vẻ” Cô cho trẻ kể và sửa sai, đặc biệt với những trẻ nói ngọng, trẻ chậm nói, nói lắp tôi thường xuyên quan tâm để có kế hoạch bồi dưỡng các cháu nhiều hơn các cháu khác. Tập cho các cháu nói những câu, những từ khó trước, sau đó mới tập dần cho trẻ nói trọn câu, cho trẻ tham gia kể chuyện, xem sách báo, qua máy chiếu, nghe băng đĩa, tạo sự yêu thích cho trẻ đối với môn học, đặc biệt để trẻ mạnh dạn tự tin vào chính bản thân mình, từ đó trẻ được phát triển ngôn ngữ hơn. * Kể chuyện theo trí nhớ:
  8. Khi cho trẻ kể chuyện theo trí nhớ, tôi lựa chọn những đề tài quen thuộc với trẻ, những câu chuyện trẻ đã biết, đã thuộc. Khi cho trẻ kể chuyện tôi chú ý đến cách sử dụng ngôn ngữ của trẻ, nhắc trẻ nói trọn câu, nói đúng ngữ pháp. Ví dụ: Cho trẻ kể lại một câu chuyện đã học, hoặc kể về bà, người thân của bé… khi trẻ kể tôi luôn luôn động viên, khuyến khích trẻ, với những trẻ nhút nhát, rụt rè tôi quan tâm chú ý nhiều hơn. Gợi ý cho trẻ tìm những ý, những từ khó để diễn đạt theo suy nghĩ của mình. * Kể chuyện sáng tạo: Nội dung này hơi khó hơn so với độ tuổi của trẻ, vì vậy ở nội này tôi thực hiện vào cuối năm và với những trẻ có năng khiếu. Khi cho trẻ kể chuyện sáng tạo, tôi luôn gợi mở cho trẻ, hướng cho trẻ những vấn đề để giúp trẻ nắm bắt được nội dung câu chuyện. Sau đó cho trẻ tiến hành kể chuyện, khi trẻ kể tôi chú ý đến cách dùng từ và lựa chọn ngôn ngữ để kịp thời sửa sai cho trẻ, Ví dụ: Tôi cho trẻ xem đàn gà đồ chơi, sau đó tôi gợi ý cho trẻ kể: “Gà mẹ dẫn 5 chú Gà con đi ăn, vừa đi Gà mẹ vừa kêu tục tục…tục”, để các chú gà con không bị đói Gà mẹ lo bới đất tìm giun, còn bầy gà con thì chạy nhảy từ nơi này sang nơi khác. Đến gần trưa Gà mẹ kiếm được nhiều mồi liền gọi bầy gà con đến ăn, Gà mẹ đếm “Ồ sao chỉ còn 4 gà con?, Gà út đi đâu rồi nhỉ? Điều gì đã xảy ra với Gà út?” các con hãy kể tiếp câu chuyện cho cô nghe với nào? Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh: Để việc giáo dục đem lại hiệu quả, công tác phối hợp với phụ huynh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Qua những lúc đón, trả trẻ, những buổi họp phụ huynh, tôi luôn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Mời phụ huynh dự những giờ dạy trẻ làm quen văn học từ đó nâng cao nhận thức của phụ huynh. Hiểu được ý nghĩa của môn học, phụ huynh sẻ tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà. Ở góc tuyên truyền “Những điều cha mẹ cần biết”, tôi dành riêng một mảng để tuyên truyền với phụ huynh những nội dung của giờ học. Trao đổi về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, những bài thơ, câu chuyện trong chủ đề, chủ điểm với phụ huynh. Để giúp trẻ phát triển tốt hơn nữa, tôi đã vận động phụ huynh mua thêm sách báo, truyện tranh đọc cho trẻ nghe ở nhà, tập cho trẻ kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc được tốt hơn PHẦN IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua quá trình thực hiện và áp dụng biện pháp trên, tôi đã thu được những kết quả đáng phấn khởi so với đầu năm học. * Đối với trẻ: Chất lượng môn làm quen văn học tăng lên rõ rệt: Tỷ lệ khá giỏi đạt 85%, trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc, nói trọn câu. Nhiều trẻ biết kể chuyện diễn cảm, biết thể hiện điệu bộ cử chỉ khi kể chuyện, đọc thơ, 75% trẻ biết kể chuyện sáng tạo, 90% trẻ hiểu được nội dung câu chuyện. Trẻ thích chơi đóng kịch, đóng vai theo chủ đề, trẻ nhập vai, thể hiện vai các nhân vật trong câu chuyện rất tốt.
  9. * Đối với giáo viên: Giáo viên đã nắm chắc phương pháp, tự tin, linh hoạt hơn trong các tiết dạy. Bản thân cũng đã biết lập kế hoạch thực hiện phù hợp với nhóm tuổi mình phụ trách, nắm vững được đặc điểm tâm lý, tình hình của từng trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp có phương hướng giáo dục trẻ thích hợp hơn. * Đối với phụ huynh: Từ những kết quả đạt được trên, bản thân tôi đã tạo được lòng tin với phụ huynh, làm cho phụ huynh càng tin tưởng, yên tâm đưa con đến trường. Qua đó bản thân cũng đã nâng cao nhận thức cho phụ huynh về việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là rất cần thiết. Phụ huynh rất quan tâm, phấn khởi, thường xuyên chăm lo, trao đổi hỏi thăm học lực của con mình. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm: Qua việc thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen văn học”, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Phải nắm vững đặc điểm tâm lý trẻ, để có phương pháp đúng cho từng trẻ. - Xây dựng kế hoạch thực hiện phải hợp lý, đầy đủ, chi tiết. - Cần chuẩn bị đầy đủ giáo cụ trực quan để lôi cuốn trẻ vào vấn đề, giúp trẻ nắm được vấn đề đó một cách dễ dàng hơn. - Tăng cường cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động làm quen văn học như kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch, đóng vai theo chủ đề, nghe băng đĩa, máy chiếu, xem sách báo… - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để giúp phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của môn học. Từ đó phụ huynh tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Giáo viên cần phải nắm chắc phương pháp, khả năng nhận thức của trẻ. Nghiên cứu, tìm tòi vận dụng các phương pháp hữu hiệu vào hoạt động phát triển ngôn ngữ để đạt được kết quả cao trong dạy trẻ. - Giáo viên phải thực sự thương yêu và tôn trọng trẻ, phải biết kiềm chế, kiên trì nhẫn nại, lấy tình cảm làm yếu tố quan trọng nhất để giáo dục trẻ. 2. Kết luận: Ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng, sự chậm trễ về ngôn ngữ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cho nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc và phù hợp với từng lứa tuổi là điều hết sức cần thiết. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là cái đích cuối cùng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đây là việc làm không phải dễ nhưng đầy lý thú. Vì vậy để trẻ đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần tổ chức hoạt động này một cách khéo léo, nhằm phát triển tư duy, trí tưởng tượng cũng như năng lực sử dụng ngôn ngữ cho trẻ.
  10. Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ cũng là dạy trẻ biết giao tiếp, cũng là dạy trẻ học làm người. Không chỉ về ngôn từ, cấu trúc câu mà cả học về cái tâm, cái tình, cái hồn, hay nói cách khác là học giá trị của người đó. Với trẻ thơ thì đây là sự khởi đầu nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Vì vậy khi gần trẻ người lớn phải có ý thức nói năng mẫu mực, không nói lắp, nói ngọng hay nhái giọng, lời nói phải có văn hóa, lịch thiệp để làm gương cho trẻ noi theo. Từ thực tế lớp tôi phụ trách với những khó khăn mà bản thân tôi gặp phải, tôi đưa ra những biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Mong rằng những biện pháp này sẻ áp dụng hiệu quả hơn khi được các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm và tích cực đổi mới trong quá trình vận dụng để giúp trẻ phát triển toàn diện đáp ứng với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 3. Khuyến nghị: Tôi xin được đề nghị với BGH nhà trường cho tôi được tiếp tục giảng dạy ở lớp 3 tuổi để tôi có kinh nghiệm hơn về việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Mong BGH nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi như thời gian, cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, tài liệu, nguyên học liệu để tôi có thể giáng dạy tố nhất về lĩnh vực mà mình đã nghiên cứu Tôi cũng mongnhà trường tổ chức nhiều chuyên đề về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ để tôi được họchỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Trung Lập, ngày 15 tháng 12 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG Người viết ………………………………………… ………………………………………… Vũ Thị Tho ………………………………………… ………………………………………… …………………………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2