intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:27

90
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến này là giúp giáo viên thực hiện tốt kế hoạch năm học, những nhiệm vụ mà nhà trường đã đề ra và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Đồng thời giúp hoàn thành các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo kế hoạch đã đề ra và đạt kết quả cao trong việc thực hiện chuyên đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

  1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến Đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ  công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa  trong bối cảnh chính trị ­ xã hội  ổn định. Sự  nghiệp “Công nghiệp hóa ­ hiện  đại hóa” đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có lòng yêu nước, có  trình độ  khoa học công nghệ  cao cùng với các phẩm chất nhân cách phù hợp.   Con người đó phải là con người có sức khỏe, con người công nghệ, con người   tri thức là mô hình nhân cách con người Việt Nam mà giáo dục phải đào tạo ra.  Như vậy, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới của xã hội   phải xây dựng con người có phẩm chất, năng lực, vừa “hồng” vừa “chuyên”   như lời Bác Hồ đã căn dặn. Đặc biệt giáo dục mầm non là nấc thang khởi đầu  trong hệ  thống giáo dục  quốc dân với mục tiêu: “Giúp trẻ  em phát triển thể  chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố  đầu tiên của nhân  cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là  niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng   vào tương lai. Chính vì thế muốn xây dựng đất nước phồn vinh gia đình hạnh  phúc không thể  không nói đến việc xây dựng tính cách con người mới xã hội  chủ  nghĩa có đầy đủ  phẩm chất tư  cách đạo đức tốt và đặc biệt có một sức   khỏe để phục vụ cho đất nước ­ xã hội. Qua đó cho thấy, giáo dục phát triển thể chất là một bộ phận quan trọng  của giáo dục phát triển toàn diện, đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể  trẻ  "thông qua việc rèn luyện cơ  thể  và hình thành, phát triển các kỹ  năng và   kỹ xảo vận động", tổ chức sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh nhằm làm cho cơ  thể  phát triển cân đối hài hoà, sức khoẻ  được tăng cường làm cơ  sở  cho sự  phát   triển toàn diện nhân cách, thông qua giáo dục thể chất giúp trẻ phát triển chiều  cao, cân nặng làm tiền đề vật chất cho việc phát triển toàn diện, đồng thời đây  cũng là mục tiêu nhằm đào tạo thế  hệ  trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường   tráng về  thể  chất, phong phú về  tinh thần và trong sáng về  đạo đức.   Muốn  thực hiện được điều đó, trước hết người người giáo viên Mầm non ngoài việc   hướng dẫn cho trẻ  vui chơi, cho trẻ  ăn, cho trẻ  ngủ, giáo dục trẻ  trở  thành   những đứa trẻ  lễ  phép ngoan ngoãn chưa đủ, mà nhiệm vụ  của người giáo  viên Mầm non còn phải trang bị  cho trẻ  những kiến thức ban đầu thông qua  các hoạt động học như làm quen với chữ viết, văn học, làm quen với tạo hình,  toán, âm nhạc, đặc biệt là phát triển vận động cho trẻ  càng có ý nghĩa quan   trọng.  Năm học 2017 – 2018 trường mầm non Quảng Khê được phòng Giáo dục  huyện Ba Bể chỉ đạo tiếp tục thực hiện chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo   dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. Với trách nhiệm của   người giáo viên đứng lớp, chúng tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất  1
  2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi lượng giáo dục về  phát triển vận động cho trẻ  được tốt và  sẽ  làm như  thế  nào để thực hiện có hiệu quả chuyên đề của bậc học mầm non.  Đây là nhiệm  vụ  quan trọng và cần phải có sự  nỗ  lực phấn đấu hết mình của mỗi người.  Cần phải chú trọng công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ  nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi   lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay.   Chính vì vậy mà chúng tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu sáng kiến: “Một  số  biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ  mẫu giáo 3­4 tuổi” 2. Điểm mới trong sáng kiến Theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay, giáo dục phát triển vận  động nhằm giúp trẻ có một thể lực tốt, cân đối, hài hòa, khỏe mạnh, cân nặng  và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận  động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. Có khả năng phối hợp các giác   quan và vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Có kĩ năng  trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi bàn tay…Vì vậy việc giúp trẻ  3­4 tuổi phát triển vận động là một vấn đề  quan trọng trong toàn xã hội hiện  nay. ­ Thông qua các biện pháp được đề  xuất trong sáng kiến “ Nâng cao chất  lượng giáo dục phát triển  vận động  cho trẻ  mẫu giáo 3­4 tuổi  trong trường  mầm non” sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt kế hoạch năm học, những nhiệm vụ  mà nhà trường đã đề  ra và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.  Đồng  thời giúp hoàn thành các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo kế hoạch đã đề  ra và đạt kết quả cao trong việc thực hiện chuyên đề.  ­ Sáng kiến không trùng với nội dung các giải pháp đã đăng ký và được  công nhận trước đây tại trường. ­ Chưa  từng  được áp dụng, chưa được đưa vào kế  hoạch áp dụng tại   trường.  PHẦN II. NỘI DUNG Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ  NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động với mục đích góp phần  củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức  năng của cơ thể của trẻ. Rèn luyện tư thế vận động cơ  bản; phát triển các tố  chất nhanh, mạnh, khéo, bền; Phát triển khả  năng định hướng trong không  gian. Góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận  cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư  thế, sự  hứng thú đối  với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực,  2
  3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi tính tổ  chức kỷ  luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự  tin và khả  năng tự  quản, tự  lập cho trẻ. Hình thành cho trẻ  những thói quen vận động cần thiết  cho trẻ  ngay từ khi còn nhỏ. Trong quá trình giáo dục phát triển cho trẻ  mầm   non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác  nhau. Hình thức giáo dục phát triển vận động  ở  trường mầm non là sự  tổng  hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là   tính tích cực vận động của chúng. Sự  tổng hợp những hình thức đó tạo nên  một chế  độ  vận động nhất định, cần thiết cho sự  phát triển đầy đủ  về  thể  chất và củng cố  sức khỏe cho trẻ. Với nhiệm vụ  là giáo viên đứng lớp, chịu  trách nhiệm chính về  khâu chăm sóc giáo dục trẻ  hàng ngày, chúng tôi đã xây  dựng kế hoạch dựa trên đặc điểm, nhu cầu hứng thú của trẻ và thực hiện theo   kế  hoạch đã đề  ra một cách nghiêm túc, đánh giá sự  phát triển thể  chất của   trẻ, thực hiện tốt chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động  cho trẻ trong trường mầm non đạt hiệu quả cao. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.1. Vài nét về đặc điểm của nhà trường  Trường Mầm non Quảng Khê cách trung tâm huyện 28km về  Phía Tây.  Trường được thành lập từ  năm 2002, được sự  quan tâm của Đảng và Nhà  nước, sự  quan tâm của chính quyền địa phương đến năm 2012 trường Mầm  non Quảng Khê được xây dựng khang trang, sạch đẹp và đã được công nhận là   Trường chuẩn Quốc gia mức độ  I. Trường có 1 điểm chính và 1 điểm lẻ  là  điểm trường Quảng Sơn. Tổng số cán bộ, giáo viên nhân viên trong trường là  20 người và 245 trẻ đang theo học tại trường. Xã Quảng Khê là 1 trong những   xã có tỉ lệ hộ nghèo cao, 99% người dân làm nghề  nông, trình độ  dân trí thấp,  đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu, nên việc học của trẻ chưa  thật sự được quan tâm và chú trọng.  Năm học 2017 – 2018 trường mầm non Quảng Khê được phòng Giáo dục  huyện Ba Bể chỉ đạo tiếp tục thực hiện chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo  dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” . Đây được coi là một  trong những nhiệm vụ  trọng tâm của nhà trường cũng như  của hệ thống giáo  dục mầm non nói chung vì có  ảnh hưởng rất lớn đến sự  phát triển của trẻ.   Đối với trẻ  3­4 tuổi,    các con đang  ở  độ  tuổi thích vận động, luôn tràn đầy  năng lượng, hoạt động luôn tay luôn chân, chính vì vậy  chúng  tôi luôn mong  muốn mang lại cho các con những điều kiện và những cơ hội để rèn luyện thể  lực qua các trải nghiệm trong vận động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ  năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Để  thực hiện được điều đó, ngay  từ  đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của  trẻ  3­4 tuổi điểm  trường chính, chúng tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:  * Thuận lợi: 3
  4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi ­ Trường Mầm non Quảng Khê được xây dựng khang trang, sạch đẹp, đồ  chơi ngoài trời được trang bị đầy đủ, có phòng phát triển thể chất, có khu phát  triển vận động tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ vui chơi và học tập. ­ Lớp học có diện tích rộng rãi, thoáng mát. ­ Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi. ­ Đội ngũ cán bộ  giáo viên, nhân viên trong trường luôn nhiệt tình, tận  tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi   công việc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Thường xuyên học hỏi  bạn bè đồng nghiệp, tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn  nghiệp vụ và năng lực sư phạm. ­  Giáo viên  hàng năm được học các chuyên đề  để  nâng cao chất lượng  giảng dạy. ­ Các nhóm lớp luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, tận tình của bộ  phận chuyên môn nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường trong các hoạt   động, đặc biệt là trong quá trình thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng   phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” mà phòng Giaó dục chỉ  đạo thực hiện. ­ Đa số  phụ  huynh của lớp luôn quan tâm, chăm lo đến việc học tập   của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. * Khó khăn:  ­ Xã Quảng Khê là 1 xã thuần nông, kinh tế  chủ  yếu dựa vào nông   nghiệp, điều kiện kinh tế  chưa đồng đều, nhận thức của 1 số  phụ  huynh   còn hạn chế chưa có sự phối hợp với nhà trường.  ­ Kinh phí dành cho việc sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho các hoạt  động của trường còn ít, dẫn đến trang thiết bị dụng cụ tập luyện cho trẻ chưa   phong phú.  ­ Các đồ dùng trực quan để thực hành giảng dạy chưa phong phú. ­ Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất  còn hạn chế, chưa  thật sự chú trọng đến môn học. ­ Việc giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chưa cao. ­ Chưa có sự đổi mới sáng tạo trong công tác dạy và học. ­ Đồ dùng đồ chơi tự tạo còn ít, chưa thực sự hấp dẫn trẻ. 2.2. Thực trạng của trẻ trước khi thực hiện sáng kiến Từ  những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá  đúng khả năng của trẻ  để  có phương hướng phấn đấu đạt được kết quả  cao  trong giảng dạy. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá  28  4
  5. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi cháu lớp mẫu giáo 3­4 tuổi B trường chính và xếp loại khả năng vận động của  trẻ qua số liệu sau: Bảng A : Đánh giá đầu năm học 2017 – 2018 Nội  Tốt Khá  TB Yếu dung Tỉ  Tỉ  Tỉ  Tỉ  Số  Số  Số  Số  lệ lệ tr lệ tr lệ trẻ trẻ % % ẻ % ẻ % Sự tập chung chú ý, tham gia hứng thú  10  35,7  8 28,6  8 28,6  2 7,1   của trẻ khi tham gia vận động. Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 11 39,3  9 32,1  5 17,9  3 10,7  Trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, thể lực  15 53,6 10 35,7  3 10,7  0 0 tố t Trẻ có kỹ năng , kỹ xảo vận động tốt. 10 35,7  8 28,6  7 25  3 10,7  Với bảng khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy kết quả  về  lĩnh vực phát  triển thể chất và kết quả chăm sóc sức khỏe ở các nhóm lớp mà chúng tôi phụ  trách vẫn còn có trẻ chưa đạt về lĩnh vực phát triển thể chất, còn nhiều trẻ ở  lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động,  chưa thực hiện được các bài tập đúng theo yêu cầu, kỹ  năng, đặc biệt là hoạt  động phát triển vận động. Chính vì những lý do đó, với lòng yêu nghề mến trẻ  chúng tôi đã tự nghiên cứu tài liệu, tham khảo qua các buổi tập huấn, hội nghị  về chuyên đề giáo dục phát triển vận động của các trường bạn ở trong huyện   và các huyện bạn, đồng thời qua quá trình thực tế thực hiện chuyên đề tại lớp  nên chúng  tôi mạnh dạn  đưa ra sáng kiến “Một số  biện pháp nâng cao chất   lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ  mẫu giáo 3­4 tuổi ” trong trường  mầm non. CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO  TRẺ MẪU GIÁO 3­4 TUỔI 1. Nghiên cứu tài liệu để  nắm vững phương pháp tổ  chức các hoạt  động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4 tuổi Muốn chất lượng giáo dục mầm non có được kết quả như mong đợi theo  chương trình giáo dục mầm non hiện nay thì đòi hỏi người giáo viên phải tự  tìm tòi bồi dưỡng chuyên môn, tích lũy kiến thức kinh nghiệm, giảng dạy sáng  tạo trong thực hiện các hoạt động để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục,   nâng cao sức khỏe cho trẻ trong hoạt động giáo dục phát triển vận động ngày   một tốt hơn. Chúng tôi đã nghiên cứu, vận dụng những kiến thức trong sách  5
  6. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi hưỡng dẫn chương trình giáo dục mầm non hiện nay vào giảng dạy, tham  khảo thêm các tài liệu về  giáo dục vận động để  chọn đề  tài cho phù hợp.  Đồng thời tiếp thu bồi dưỡng chuyên đề do phòng tổ chức. Từ việc nắm vững  phương pháp để  tiến hành xây dựng cụ  thể  các hoạt động vừa sức, phù hợp,   phát huy tính tích cực của trẻ  trong hoạt động giáo dục phát triển vận động.  Bên cạnh đó chúng tôi luôn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp để  lựa chọn   phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động nhằm cung  cấp kỹ  năng đúng. Qua những tìm tòi nghiên cứu đã giúp chúng tôi có thêm   kiến thức và hiểu biết về hình thức tổ chức cũng như phương pháp tiến hành  các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Bước đầu chúng tôi nhận thấy  mình bình tĩnh tự  tin hơn khi đứng trước trẻ  và kiến thức kỹ  thuật vận động   chính xác hơn trong các hoạt động. Cách sử  dụng khẩu lệnh rõ ràng hơn, lời  nói ngắn gọn, dễ hiểu hơn, luôn chủ động trong các tình huống, biết phát huy   tính tích cực của trẻ nhiều hơn sau mỗi bài tập. Kỹ năng kỹ thuật của trẻ tập  chính xác hơn, có tác dụng rõ rệt trong mọi hoạt động mà trẻ  thực hiện. Trẻ  nhanh nhẹn khỏe mạnh thì có sức dẻo dai, bền bỉ hơn, trẻ yếu cũng có sự tiến   triển rõ rệt về  sức khỏe. Từ  những kiến thức bước đầu mang lại cho trẻ,   chúng tôi lựa chọn biện pháp tiếp theo là lập kế hoạch tổ chức các hoạt động  giáo dục phát triển vận động theo chủ đề. 2. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động  cho trẻ theo chủ đề Dựa trên kế  hoạch năm học của nhà trường xây dựng,  căn cứ  vào nội  dung trong chương trình theo độ  tuổi, căn cứ  vào thời gian, thời điểm thực   hiện bài tập  ở  vào giai đoạn nào của chương trình năm học, căn cứ  vào mức  độ  phát triển, khả năng thực tế  của trẻ, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, nội  dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp  xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm   bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ  đã biết, đồng thời chuẩn bị  cho  những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình  bày theo từng loại vận động và theo mức độ  tăng dần từ  dễ  đến khó, đồng  thời phù hợp với từng chủ đề, chủ  điểm, phù hợp với các hoạt động khác và  các sự    kiện. Khi lập được kế  hoạch tổ  chức  chúng  tôi thấy rất yên tâm và  thực hiện rất hiệu quả.  VD: Kế  hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục  phát triển vận động chủ  đề  Trường mầm non STT Nội dung Yêu cầu cần đạt ­ Trẻ  biết lăn bóng bằng 2 tay  1 Lăn bóng với cô về   phía   trước   cho   cô   và   biết  đón bóng. 6
  7. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi ­ Trẻ  biết đi đúng theo đường  2 Đi trong đường hẹp hẹp, không dẫm vào vạch ­ Trẻ biết bò bằng bàn tay cẳng  3 Bò theo hướng thẳng chân theo hướng thẳng về  phía  trước. 3. Xây dựng môi trường vận động và chuẩn bị  đồ  dùng trước tổ  chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ  Như chúng ta đã biết, hiện nay xu hướng của giáo dục mầm non dựa trên   việc thiết kế môi trường cho trẻ tự học, tự khám phá một cách chủ động, tích   cực, sáng tạo và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Vì vậy, cơ  sở vật chất, thiết bị  đồ  dùng, đồ  chơi có vai trò rất quan tr ọng đối với hoạt  động chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và nội dung phát triển vận động cho trẻ  nói riêng. Vào đầu năm học chúng tôi cùng nhau rà soát các loại đồ  dùng, đồ  chơi phục vụ cho hoạt động phát triển vận động cho trẻ, những đồ  dùng nào  đã có, đồ  dùng nào chưa có hoặc đã hỏng để  có kế  hoạch tham mưu với Ban  giám hiệu mua sắm hoặc sửa chữa để  phục vụ  cho các hoạt động của trẻ  trong suốt năm học. Đặc biệt là các loại thiết bị đồ  chơi trong nhóm lớp cần  đảm bảo mua sắm theo yêu cầu của danh mục đồ  dùng đồ  chơi thiết bị  tối  thiểu và theo nội dung phát triển vận động trong  chương trình giáo dục mầm  non.  Chính vì vậy, để  một hoạt động phát triển vận động đạt kết quả  cao,   chúng tôi rất chú trọng trong việc xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận  động trong và ngoài lớp cho trẻ, và có sự chuẩn bị đồ  dùng trước khi lên lớp,   với   mục   đích   là   tạo   cho   trẻ  cảm   giác   thân   thiện,   tích   cực,   hứng   thú   với  các hoạt động phát triển vận động.   3.1. Môi trường vận động trong và ngoài lớp học Môi trường luôn đặt ra cho trẻ  những thử  thách, tìm tòi, khám phá trong   các  hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ  tích cực  hứng thú tham gia vận động một cách tự  nguyện và tự  giác. Môi trường cần  cung cấp cho trẻ  em nhiều cơ  hội để  thực hiện các hoạt động phát triển vận   động phù hợp. Môi trường học tập tốt sẽ  khuyến khích trẻ  hoạt động,  kích  thích nhu cầu trải nghiệm và thử  thách khả  năng vận động của trẻ.  Vì vậy,  việc xây dựng môi trường học tập phù hợp, hấp dẫn trẻ  là điều vô cùng cần   thiết và quan trọng. Vậy làm thế nào giáo viên có thể tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực  vận động hiệu quả?  Ngay từ  đầu năm học tôi đã sắp xếp môi trường lớp  học theo một định  hướng cụ  thể: Xây dựng các góc hoạt động phù hợp với chủ  đề, sắp xếp bố  7
  8. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi trí các góc khoa học, thuận tiện dễ  lấy cho trẻ như:  Góc vận động bao gồm  các đồ  dùng phục vụ  cho phát triển vận động như: Bóng, vòng, gậy thể  dục,   túi cát, đích ném, cổng chui,....được sắp xếp  ở  vị  trí trước cửa lớp để  thuận  tiện cho trẻ  sử  dụng và dễ  dàng tuyên truyền đến tất cả  các bậc phụ  huynh.  Các giá để đồ dùng cho trẻ vận động đều được sắp xếp hợp lý, có ký hiệu và  quy định rõ ràng cho trẻ dễ lấy, dễ cất. Đến mỗi hoạt động như thể dục sáng,  giờ  học thể dục, hoạt động ngoài trời, trẻ có thể  tự  lấy đồ  dùng đồ  chơi phù   hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Những đồ  dùng vận động to như:  Đích thẳng đứng, cổng chui, bục gỗ... được tôi sắp xếp riêng  ở  một góc để  đảm bảo an toàn cho trẻ  Không chỉ tạo môi trường vận động trong góc vận động của lớp mình, tôi  còn tận dụng những vị trí phù hợp  ở lớp để  cho trẻ  có nhiều hơn cơ  hội vận   động hơn như: Vẽ sơ đồ những bài tập đơn giản ở hành lang trước lớp, cắt đề  can dán hình bước chân để trẻ đi vào lớp đúng chiều, thẳng hàng...    Trang trí góc vận động trong lớp, trang trí hành lang lớp học Khi xây dựng môi trường vận động hợp lý, chúng tôi nhận thấy trẻ tiến  bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự  nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ  huynh thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể  chất, họ  quan tâm  hơn  đến sự  phát triển  vận động của con mình, xem với vận động này, vận  động kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có  mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng không,… 3.2. Chuẩn bị đồ dùng trước khi tổ chức hoạt động  Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy  việc sử  dụng đồ  dùng trực quan là một biện pháp rất quan trọng trong hoạt  động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Có đồ  dùng trực quan đẹp, hấp   dẫn, đa dạng phong phú sẽ làm cho hoạt động thêm sinh động, hấp dẫn, khiến   trẻ hứng thú hơn. Chính vì vậy, trước mỗi tiết học chúng tôi dành thời gian suy  8
  9. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi nghĩ xem mình cần chuẩn bị đồ dùng gì, làm thế nào để không mất nhiều thời   gian chuẩn bị  mà đồ  dùng có hiệu quả, sáng tạo, đảm bảo thẩm mỹ, thu hút   trẻ. Với các tiết học phát triển thể chất như: Bật  xa, bật tiến về phía trước,   bò(đi) theo đường dích dắc, bò theo hướng thẳng, đi trong đường hẹp. Thông   thường giáo viên sẽ vẽ sơ đồ cho trẻ tập lên sàn nhà hoặc dán đề can lên sân,   xốp để đánh dấu vị trí tập cho trẻ. Cách làm đó vừa mất thời gian, tốn đồ dùng   mà không đảm bảo tính thẩm mỹ  cho sàn nhà hoặc sân trường. Tôi đã tận  dụng những tấm thảm nhựa trải sàn nhà đã qua sử  dụng cắt thành những tấm  có kích thước 1mx 3m và dán đề can hình sơ đồ tập lên đó. Như vậy tôi có thể  linh động trong việc thay đổi vị trí tập của trẻ( có thể mang ra ngoài sân hoặc   trải  ở  trong lớp cho trẻ  tập), hết buổi tập tôi lại cuộn tròn lại cất đi để  đến  những buổi sau lại mang ra sử  dụng. Cách làm này giáo viên chỉ  phải đầu tư  làm đồ dùng một lần mà có thể sử dụng trong nhiều năm đồng thời không gây   mất thẩm mỹ cho cảnh quan trường lớp.  Bên cạnh đó, chúng tôi còn tận dụng  những nguyên vật liệu sẵn có hoặc các đồ dùng đã qua sử dụng như vỏ lon, vỏ  hộp, lốp xe cũ, ... để tạo ra những đồ dùng để  vận dụng vào các hoạt động thể  chất hàng ngày của trẻ, vừa tiết kiệm được kinh phí vừa góp phần vào việc   bảo vệ môi trường . Ví dụ: Với bài: “Bò thấp chui qua cổng” tôi đã tái sử  dụng những chiếc  lốp xe máy cũ không còn dùng được tạo thành những chiếc cổng chui ngộ  nghĩnh.  Trẻ học tiết "Bò thấp chui qua cổng" với cổng làm bằng lốp xe Với những chiếc lốp xe cũ được phun sơn với nhiều màu khác nhau để  cho trẻ vận dụng thực hiện các bài tập trong giờ học thể dục, để chơi các  trò chơi vận động. 9
  10. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi Trẻ chơi với đồ chơi tự tạo bằng lốp xe ô tô 4. Tổ chức tốt giờ học thể dục. Giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ  chức hoat đ ̣ ộng giáo dục   phát  triển vận động cho trẻ  mẫu giáo  ở  trường mầm non. Bởi trong giờ  thể  dục là thời điểm tốt nhất mà giáo viên cung cấp (rèn luyện) cho trẻ những kĩ  năng, kĩ xảo vận động có mục đích, có tổ chức, có hệ thống, có kế hoach, qua ̣   đó phát triển các tố  chất vận động cho trẻ. Vì vậy khi thực hiện giờ học thể  dục trước hết tôi xác định đúng mục tiêu của bài day, xác đ ̣ ịnh đúng nội dung  trọng tâm của giờ thể dục và chuẩn bị  đầy đủ  đồ dung, d ̀ ụng cụ cho trẻ học.  Sau đó tôi hướng dẫn trẻ  giờ  học thể  dục gồm 3 phần :  Khởi động, trọng  động, hồi tĩnh; giữa các phần có sự chuyển tiếp tự nhiên, liên tục. a. Khởi động: (Thực hiện 3­5 phút) Cô cho trẻ đi, chay nhe nhàng theo đ ̣ ̣ ội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu đi  khác nhau với tốc độ khác nhau trên nền nhac (đi th ̣ ường, đi băng mũi bàn chân, ̀   đi thường, đi băng gót chân, đi th ̀ ường, chay ch ̣ ậm, chay nhanh, ̣ ̣  chay chậm…) b. Trọng động: (Thực hiện 10 ­ 15 phút) Đây là phần trọng tâm của giờ thể dục, nó có tác dụng nhiều nhất đến sự  phát triển của cơ  thể trẻ.  Ở phần này gồm có: Bài tập phát triển chung, vận  động cơ bản, trò chơi vận động. * Bài tập phát triển chung:  Tuy vào m ̀ ức độ  yêu cầu của bài tập vận động cơ  bản để  lựa chọn các  động tác cũ và mới phu h̀ ợp, thứ tự thực hiện các động tác là: Tay­vai; bụng­  lườn; chân­bật. Trong đó động tác hỗ trợ cho vận động cơ bản với số lần tăng  thêm từ 1­ 2 lần. Ví dụ: Vận động cơ bản “Bật qua vật cản”, lựa chọn động tác:  10
  11. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi ­ Tay ­ vai 1: Tay đưa ra phía trước, lên cao.(4lx2n)  ­  Bụng­   lườn   1:   Đứng   cúi   gập   người   về   trước,   tay   cham ̣   ngón   chân. (4lx2n)  ­ Chân ­ Bật 1: Bật về phía trước. ( 6l x 2n) Với bài tập phát triển chung cô có thể hô cho trẻ tự tập hoặc cho trẻ tập  theo bài hát. Khi tập cô cho trẻ  tập kết hợp với vòng, gậy, bông,... để  tao s ̣ ự  hứng thú cho trẻ, các dụng cụ  đó phải tao cho tr ̣ ẻ lượng vận động chính xác,  được sắp xếp sao cho trẻ dễ lấy không mất thời gian. * Vận động cơ bản:  Tuy theo v ̀ ận động mới hoặc cũ để hướng dẫn trẻ tập. Đối với vận động  cũ cô tổ  chức cho trẻ  nhắc lai cách th ̣ ực hiện và tập thử, sau đó cả  lớp tiến   hành tập. Đối với  vận động mới cô hướng dẫn trẻ  thật ti mi, ti ̉ ̉ ến hành theo các  bước: ­ Bước 1: Cô thực hiện mẫu + Lần 1: Cô làm chậm rãi, không giải thích động tác. + Lần 2: Cô làm kết hợp giải thích động tác ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. ­ Bước 2: Cho 1­2 trẻ tập thử. ­ Bước 3: Trẻ thực hiện  + Lần 1:  Cô cho lần lượt lên thực hiện 2 trẻ/1 lần. Trong khi   trẻ  thực  hiện cô khuyến khích trẻ quan sát, nhận xét ban làm nh ̣ ư thế nào và sau đó trẻ  ̣ ̣ manh dan lên thực hiện một cách linh hoat và đat hi ̣ ̣ ệu quả cao hơn. + Lần 2: Cô có thể tăng dần độ khó ( vật cản cao hơn, tăng thêm 1­2 vật  cản) và cho 2 đội thi đua nhau lên thực hiện. Cô chú ý sửa sai cho trẻ (nếu có) * Trò chơi vận động: Đây là một hình thức rèn luyện, củng cố  những kĩ   năng  vận động đã được hình thành  ở  các giờ  thể  dục trước.  Cô yêu cầu  trẻ  nhắc lai cách ch ̣ ơi và luật chơi, cô có thể  cho trẻ  tự  chơi nhưng cô  là người  hướng dẫn. c. Hồi tĩnh: (Thực hiện 3­5 phút) Cô cho trẻ  đi vòng tròn, vừa đi vừa hát nhe nhàng ho ̣ ặc đi theo một bản  nhac̣  nhe, v ̣ ừa đi vừa vươn vai, hít thở những hơi dài… Nhận xét giờ học:  Trong giờ học thể dục cô cần phải khen trẻ công băng, đúng lúc và đ ̀ ộng  viên trẻ kịp thời băng cách t ̀ ặng quà, nổ tràng pháo tay…tránh tình trang chê bai ̣   trẻ, điều đó sẽ làm trẻ buồn, mất tự tin, không hứng thú học… 11
  12. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi Ngoài ra chúng tôi cũng đề xuất với Ban giám hiệu cho trẻ thường xuyên  tập thể  dục sáng đồng diễn cung nhau, n ̀ ếu thời tiết thuận lợi một tuần tập   đồng diễn 3­4 lần, mỗi động tác tập được lựa chọn dựa theo chương trình và  đặc điểm phát triển của lứa tuổi. Ví dụ: Trẻ 5­6 tuổi tập 4 lần x 8 nhịp; Trẻ 4­5 tuổi tập 4 lần x 4 nhịp; Trẻ  3 tuổi tập 4 lần x 2 nhịp.   Ảnh minh họa: Cho trẻ toàn trường tập thể dục tập trung 5. Tổ chức phát triển vận động cho trẻ một cách thường xuyên, liên  tục thông qua các hoạt động. 5.1. Phát triển vận động qua thể dục sáng. Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng  ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ  em, đặc biệt là trẻ   ở  lứa tuổi mẫu giáo và mầm non. Tập thể dục thường xuyên giúp trẻ hít thở sâu,  điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ  thể, giúp các khớp, dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt , đồng thời hỗ trợ cho  những hoạt động trong ngày của trẻ  thêm nhịp nhàng nhanh nhẹn, giảm tác  động thừa và tạo cho trẻ  tâm trạng sảng khoái vui tươi đón ngày hoạt động  mới, thúc đẩy sự  phát triển những kỹ  năng vận động cần thiết, củng cố  các  nhóm cơ, hình thành tư thế đúng.    Chúng tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định   sau giờ  đón trẻ. Thời gian tập khoảng 8 ­ 10 phút, trang bị  dụng cụ  như  gậy,   nơ, vòng, hoa tua, cờ …thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ  tập. Khi trẻ tập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và  đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân,  tay cử  động thoải mái, không cúi đầu. Giữ  cho trẻ  tư  thế  đứng ngay cả  khi  nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ  thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như  trình độ  thể  lực của trẻ. Lồng   ghép các bài hát, bản nhạc hay vào làm nền cho trẻ tập thể dục sáng cũng đem   12
  13. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi lại hiệu quả rõ nét cho các buổi tập thể dục của trẻ. Trẻ vừa tập thể dục với   dụng cụ thể dục vừa nhẩm theo tiếng nhạc nên các động tác cũng dứt khoát và   đều hơn. Không những thế tôi còn thường xuyên lựa chọn trên internet những   bài hát, các bài dân vũ tập thể để cho trẻ luân phiên tập trong các giờ thể dục   sáng như: “Trời nắng, trời mưa”, “Mèo con đi học”, “Gà trống thổi kèn”…và   được trẻ rất thích thú tham gia. Giờ tập thể dục sáng cũng là thời gian lý tưởng  để trẻ được tham gia các trò chơi vận động tập thể như: Bóng tròn to, sóng xô,  Con thỏ, Bốn mùa....Những trò chơi vận động này không chỉ  giúp trẻ  tăng  cường thể lực mà còn cho trẻ nhiều kỹ năng hoạt động tập thể . Ảnh minh họa: Giờ thể dục sáng của trẻ 5.2. Phát triển vận động thông qua buổi giao lưu các trò chơi vận  động. Giao lưu các trò chơi vận động là hình thức tổ chức cho trẻ giao lưu các  trò chơi vận động với các trẻ khác trong khối. Khi trẻ đến trường học trẻ  được tham gia học tập, vui chơi với các bạn trong lớp của mình và cùng khối,  cùng tuổi. Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với  bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong  giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực  tiếp tham gia hoạt động. Qua buổi giao lưu giữa các trò chơi vận động chúng  tôi nhận thấy trẻ nhanh nhẹn hơn, hòa đồng hơn, thực hiện tốt hơn các hoạt  động mang tính tập thể đặc biệt là trẻ khỏe mạnh hơn, thoải mái hơn, tiếp thu  tốt hơn. 13
  14. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi Trẻ chơi trò chơi “Kéo co” giao lưu với các nhóm lớp khác 5.3. Phát triển vận động cho trẻ thông qua tổ chức các ngày hội, ngày  lễ Như chúng ta đã biết một trong những nội dung về chương trình chăm sóc  giáo dục trẻ  trong trường mầm non là tổ  chức các ngày hội, ngày lễ  cho trẻ,   đây là một nội dung  có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thẩm   mĩ và chính là nội dung của việc giáo dục thể  chất cho trẻ, và trong năm học  2017 – 2018 , trường chúng tôi đã tổ chức một số ngày hội, ngày lễ: Ngày hội  đến trường của bé; Bé vui Tết trung thu; Ngày hội mừng xuân; Bé vui tết thiếu  nhi,...  cùng với các hội thi: Bé khỏe, bé đẹp; Tuần lễ  sức khỏe,....nhằm   gây  không khí náo nức cho trẻ  vì trẻ  được tham gia biểu diễn, thi tài của tập thể  nhóm, lớp mình cho các bạn ở nhóm, lớp khác xem, trong quá trình hoạt động  tập thể  như vậy sẽ phát triển  ở trẻ tính linh hoạt, mạnh dạn tự tin, tinh thần   tập thể và để lại cho trẻ ấn tượng cảm xúc vui vẻ, phấn khởi.  ­ Hội thi “Tuần lễ sức khỏe” được tổ  chức cho trẻ 2 lần /năm, nhăm tao ̀ ̣   điều kiện cho trẻ  được vuichơi thoải mái ngoài trời, bổ  sung thêm nhiều trò  chơi, bài tập vận động khác nhau trong các hoat đ ̣ ộng của trẻ. Hình thành cho  trẻ  những hiểu biết cơ  bản về  đặc điểm cấu tao và ch ̣ ức năng của cơ  thể  mình. Từ đó có sự chuẩn bị tâm lí cần thiết cho hoaṭ  động về sức khỏe.  ­ Tổ chức hội thi “Bé khỏe bé đẹp” cho trẻ 1 lần /năm vào tháng 2. Trong  ngày hội cô chuẩn bị  địa điểm, dụng cụ  tập luyện, trang trí băng cờ, khẩu  hiệu,... Khi vào ngày hội, trẻ được tham gia qua 3 phần thi gồm: Thể dục nhịp   điệu, Bài tập phát triển chung và phần thi Biểu diễn hình thể. Qua ngày hội  nhăm rèn ̀  luyện cơ thể trẻ, khích lệ lòng yêu thích thể dục, thể thao, góp phần  củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận động ở trẻ. Ví dụ: Trong chương trình "Bé vui tết trung thu" các bé trong lớp được  tham gia rước đèn vui vẻ hòa theo tiếng nhạc và tiếng trống tùng rinh rinh...,  14
  15. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi Các bé vui Tết trung thu Tổ  chức các ngày lễ, hội  ở  trường mầm non là để  khuyến khích phong   trào về thể dục thể thao, chơi các trò chơi dân gian, trò chơi vận động giúp trẻ  rèn luyện cơ thể, khích lệ trẻ lòng yêu thích thể thao, sự  vận động, góp phần  cho việc củng cố và hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động ở trẻ, đồng thời tạo  điều kiện cho trẻ có cơ hội thể hiện tính chủ động, tích cực, sáng tạo và độc   lập trong việc thực hiện các kỹ năng vận động một cách tự giác và hình thành  cho trẻ phẩm chất nhân cách như tính kiên trì, bền bỉ, biết vượt qua khó khăn,  cố gắng đạt mục đích thực hiện được các bài tập và các quy định trong các trò  chơi, kích thích trẻ say mê hứng thú, giáo dục tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau.  5.4. Phát triển vận động cho trẻ thông qua các buổi hoạt động ngoài  trời, hoạt động góc, giờ đón trả trẻ và sau giờ ngủ trưa. Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập   trước và  duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời cũng cố  sự  bền vững cho những thói quen này trong cơ thể. Để vận dụng biện pháp này trong phát triển vận động cho trẻ. Giáo viên   cần cho trẻ tập đi, tập lại động tác thật nhiều lần để  trẻ  hình thành phản xạ  có điều kiện với động tác đó. Nhờ  việc cũng cố  những biểu tượng vận động  này, trẻ sẽ có những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao.  Sau đó tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi. * Phát triển vận động qua giờ đón trẻ. Giờ đón trẻ, ở lứa tuổi 3 tuổi, có thể trẻ đang khóc khi bố mẹ vừa về tôi  thu hút trẻ  bằng cách cho trẻ  chơi các trò chơi đơn giản mang tính tập thể  hoặc cá nhân phù hợp với từng độ tuổi. Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi: “Chi chi chành chành”, nhằm rèn sự phản xạ  nhanh nhạy của đôi tay. 15
  16. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi Trẻ cùng chơi trò chơi “ Chi chi chành chành” trong giờ đón trẻ * Phát triển vận động qua các buổi hoạt động ngoài trời Hoạt động ngoài trời là một nội dung không thể thiếu trong các hoạt động  chăm sóc giáo dục trẻ, với nội dung này trẻ  được ra ngoài trời hít thở  không   khí trong lành,  được vui chơi khám phá thế  giới xung quanh và đặc biệt trẻ  được vận động một cách thoải mái. Đặc điểm của trường tôi là xung quanh có đồng ruộng, bãi ngô không khí  trong lành và thoáng mát rất tốt cho sức khỏe và sự  phát triển của trẻ. Tận  dụng điều đó tôi thường xuyên cho trẻ  đi tham quan, quan sát cánh đồng lúa,  bãi ngô, quan sát các bác nông dân cấy lúa, gặt lúa qua đó để trẻ hít thở không   khí trong lành, thỏa mãn nhu cầu khám phá, tìm hiểu về  thế  giới xung quanh  của trẻ.  Cho trẻ đi dạo chơi, thăm cánh đồng lúa. Thông   thường   giáo   viên   khi   tổ   chức   hoạt   động   ngoài   trời   cho   trẻ  thường chọn những trò chơi vận động, chơi tự chọn đơn giản, dễ thực hiện  như: Mèo đuổi chuột; Cáo và thỏ; Chuyền bóng qua đầu, qua chân; lộn cầu  vồng... Cách làm này nếu cứ lặp lại qua các chủ  đề, các lứa tuổi thì sẽ  gây  16
  17. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi cho trẻ  sự  lặp lại, nhàm chán. Chính bởi vậy nên tôi thường xuyên tham   khảo qua sách báo, tài liệu, các chương trình truyền hình cho trẻ em để  tìm  ra những trò chơi mới lạ, kích thích sự  hứng thú của trẻ  khi ra ngoài trời.  Đặc biệt tôi thường tìm những trò chơi có liên quan xuyên suốt đến chủ đề  trẻ đang học. VD:  Ở  chủ  đề  “ Thế  giới thực vật”   cho trẻ  chơi các trò chơi vận  động: Bịt mắt hái quả; Chuyển quả; Tìm lá cho hoa; Bỏ lá, Chọn rau...  VD:  Ở  chủ  đề: “Nước và các hiện tượng tự  nhiên” cho trẻ  chơi các  trò chơi vận động: Sóng xô; chèo thuyền; Trời mưa; Nhảy qua suối nhỏ...  Ngoài ra trong phần hoạt động chơi theo ý thích tôi hay cho trẻ  chơi   các trò chơi giúp phát triển vận động tinh cho trẻ  như  các trò chơi: "Phân  loại các loại hột hạt" "Xếp hình các con vật bằng hột hạt" .   Trong giờ  hoạt động ngoài trời tôi thấy trẻ  rất hào hứng, thích thú   tham gia.  * Phát triển vận động qua hoạt động góc. Hoạt động góc là hoạt động trẻ  được trải nghiệm với cuộc sống bằng   các vai chơi  khác nhau, trẻ  được thử  làm người lớn với các hoạt động của  người lớn để trẻ có thể hiểu biết hơn về cuộc sống người lớn. Tôi luôn chú ý   khai thác triệt để nội dung này để phát triển vận động cho trẻ. Ví dụ: Ở Góc nghệ thuật: Cho trẻ vẽ, nặn, vận động theo nhạc để rèn sự  khéo léo của đôi bàn tay, sự phối hợp nhanh nhạy giữa các nhóm cơ của trẻ. Trẻ vận động theo nhạc ở góc nghệ thuật * Phát triển vận động qua phút thể dục sau giờ ngủ trưa. Giờ ngủ trưa dậy, các nhóm cơ của trẻ đang ở trạng thái tĩnh, chúng tôi đã  tận dụng thời gian này để  giúp trẻ  chuyển từ  trạng thái tĩnh sang động bằng  các bài tập đơn giản như: Nằm xuống đưa từng chân từng tay lên và hạ xuống,  17
  18. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi sau đó cho trẻ ngồi dậy từ từ và đi bộ cùng cô một vòng xung quanh phòng ngủ  bằng điệu nhạc nhẹ nhàng.  Trẻ tập thể dục sau giấc ngủ trưa * Phát triển vận động qua giờ trả trẻ. Vào giờ trả trẻ  chúng tôi cho trẻ chơi các trò chơi rèn luyện các kỹ  năng  vận động trẻ được học ở các hoạt động khác. Trong giờ này cô có thể cùng trẻ  rửa tay với điệu dân vũ vui nhộn, trẻ  vừa nhảy múa vừa minh họa các bước   rửa tay, trẻ sẽ thoải mái hơn, khắc sâu các bước rửa tay mà trẻ đã được học. 6. Đưa yếu tố  âm nhạc và trò chơi vào bài tập giúp trẻ  thêm hứng  thú  Theo chương trình giáo dục trẻ  mầm non, cấu trúc một tiết học giáo  dục thể  chất bao gồm 3 phần: Phần khởi  động, trọng động và hồi tĩnh.   Thường thì các giáo viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài “một đoàn   tàu” đi các kiểu chân sau đó về hàng tập bài tập phát triển chung là các động  tác tay  ­ bụng ­ chân ­  bật với nhịp hô của cô,… nếu tiết thể  dục nào tôi  cũng cho trẻ tập như  vậy thì trẻ  sẽ  chán, uể  oải trong giờ  học, không phát  huy tính tích cực vận động  ở  trẻ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa yếu tố  âm   nhạc vào trong giờ dạy thể dục.  Cụ  thể: Với phần khởi động tôi dẫn dắt hoặc kể câu chuyện phù hợp  với chủ đề cho trẻ hát một bài hát phù hợp với chủ đề  và đi khởi động kết  hợp các kiểu chân. Sau đó cho trẻ về đội hình hàng dọc, tách hàng để tập bài   tập phát triển chung. Bài tập phát triển chung tôi lựa chọn là bài tập e arobic  có động tác phù hợp với bài tập vận động cơ bản đầy đủ các động tác tay  ­  bụng ­ chân ­ bật có nhịp đầy đủ, có động tác nhấn mạnh cho vận động. Và  khi tập vận động cơ  bản, quá trình trẻ  tập tôi cho trẻ  tập cùng nhạc là  những bài hát phù hợp với chủ đề, khi tập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực   hiện bài tập của mình. Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ  vận động nhẹ  nhàng   như: Tập dưỡng sinh, yoga... kết hợp với nhạc du dương, nhẹ  nhàng tạo  cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập. Khi đưa biện pháp này  18
  19. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi vào dạy trẻ trong tiết học giáo dục thể chất tôi thấy trẻ  học tốt hơn, hứng   thú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ  đạo của trẻ tuổi mẫu giáo, trong đó trò chơi vận động có vai trò to lớn trong   việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ  vận động tích cực hơn, tự  nhiên, thoải mái, có tác dụng củng cố  và rèn   luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động phát triển tố  chất vận động. Vì vậy, việc  đưa yếu tố chơi vào bài tập cũng là 1 biện pháp có tác dụng nhằm gây hứng  thú cho trẻ  đến bài tập vận động, giúp trẻ  thực hiện nhiều lần mà không  nhàm chán, đánh giá được tương đối khách quan kết quả vận động của trẻ.   Biện pháp này tiến hành dưới hai dạng:  * Đưa yếu tố chơi vào bài tập.  Ví dụ: “Trườn sấp” giống như các chú bộ  đội,“vươn thở” cho trẻ  bắt   chước gà gáy, thổi bóng, ngửi hoa, “bò” như  chuột, nhảy qua rãnh nước,   nhảy như thỏ.  * Sử dụng trò chơi vận động để tiến hành bài tập.  Ví dụ: Trò chơi “đuổi bắt” vận động chạy, “Chuông reo  ở  đâu?” rèn  luyện khả năng định hướng âm thanh, không gian cho trẻ. Trong khi trẻ chơi   trò chơi vận động tránh để trẻ hò hét cổ vũ quá sức làm ảnh hưởng đến sức  khỏe của trẻ. Khi tổ  chức cho trẻ thi đua cần quan tâm động viên khích lệ  đối với những trẻ nhút nhát kém vận động, linh hoạt thay đổi điều chỉnh 2   đội sao cho cả 2 đội đều có cơ hội chiến thắng, tránh để một đội luôn giành  chiến thắng sẽ làm ảnh hưởng tinh thần đội thua, mất tự tin vào bản thân.  Trò chơi vận động cho trẻ có thể tổ chức cả trong và ngoài tiết học với   nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên với trẻ  mẫu giáo bé ,  tôi nhận thấy  rằng những trò chơi vận động quen thuộc như: Mèo đuổi chuột, kéo co, cáo  và thỏ, mèo và chim sẻ...do được tổ  chức thường xuyên nên đã dần nhàm  chán với trẻ. Chính điều đó đã kích thích tôi tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi để  thiết kế ra những trò chơi mới hấp dẫn hơn với trẻ, kích thích trẻ vận động  tích cực hơn. Trò chơi dưới đây đã được tôi thiết kế và áp dụng tại lớp để  mang lại niềm vui và sự  phát triển toàn diện cho trẻ  và giảm gánh nặng   công việc cho giáo viên mầm non. Đây là những trò chơi kết hợp phát triển  được nhiều kỹ năng và tố chất của trẻ trong một lần chơi. Có thể  tổ chức những trò chơi này trong nhà hay ngoài trời và phù hợp với trẻ mẫu   giáo bé.  * Trò chơi: “Chuyển bóng” + Chuẩn bị: 20 quả bóng, Đài, nhạc.  + Cách chơi: Mỗi đội sẽ  có 5 bạn với nhiệm vụ: 2 bạn đầu hàng của  mỗi đội sẽ đứng sát vào nhau kẹp quả bóng vào giữa phần ngực của 2 bạn,  19
  20. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3­4   tuổi sau đó di chuyển đến đích và cho bóng vào rổ  và chạy nhanh về cuối hàng.  Bạn tiếp theo sẽ xuất phát. + Luật chơi: Trò chơi diễn ra theo luật tiếp sức, không được dùng tay  giữ  bóng, nếu để rơi bóng sẽ  bị  loại. Hết thời gian một bản nhạc, đội nào   chuyển được nhiều bóng hơn là thắng cuộc.  + Tổ chức: Trò chơi này có thể tổ chức cả trong và ngoài tiết học và có  thể  áp dụng được rất nhiều chủ  đề. VD:   Chủ  đề  “Thực vật” thì có thể  chuyển rau, củ, quả; Chủ đề “ Nước và các hiện tượng tự nhiên” thì cho trẻ  chuyền chai nước, mũ...  7.  Phối hợp với cha mẹ, cộng đồng trong  giáo dục  phát triển vận  động. Sinh thời bác Hồ  thường nhắc nhở  các nhà giáo phải mật thiết liên hệ  với gia đình học trò: Gia đình, nhà trường, xã hội là 3 yếu tố  không thể  thiếu  rời nhau. Bởi vì giáo dục nhà trường chỉ  là một phần, còn cần có sự  giáo dục  ngoài xã hội và trong gia đình sẽ giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được  tốt hơn. Hàng ngày trẻ tới lớp được cô giáo chăm sóc từ  bữa ăn giấc ngủ cho   tới các hoạt động học tập, vui chơi. Vì vậy việc tuyên truyền trao đổi với phụ  huynh là một trong những thành phần quan trọng giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ  chăm sóc và giáo dục trẻ, cũng như phát triển vận động cho trẻ. Giáo viên cần  tích cực tuyên truyền về  tầm quan trọng của sự  phát triển toàn diện của trẻ  trong những năm đầu đời.  Để  đạt hiệu quả  tốt trong việc tuyên truyền  giáo  viên có thể tuyên truyền bằng nhiều hình thức, cụ thể như sau: * Xây dựng góc tuyên truyền: Ngay từ  đầu năm học  chúng  tôi đã lên kế  hoạch cho mình về  nội dung  phát triển vận động cho trẻ   ở  góc tuyên truyền với phụ  huynh như  nội dung  phát triển vận động  thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ: Hoạt động  học, dạo chơi ngoài trời, hoạt động góc… Ví dụ: Ở góc tuyên truyền tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng đối với sự  phát  triển của trẻ, phụ  huynh hãy luôn quan tâm đến việc cho trẻ  vận động   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2