intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng ở trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng về vốn từ của trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non; Tìm ra các biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triển vốn từ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng ở trường mầm non

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó.” Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong công tác giáo dục trẻ mầm non, ngôn ngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng điều đó giúp trẻ hoà nhập với mọi người. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “số vốn từ” đó một cách thành thạo. 1/28
  2. Thực tế trong xã hội hiện nay, thời buổi kinh tế thị trường, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ còn ít. Do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh…chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn. Trong năm học 2016- 2017, ở lớp tôi phụ trách, lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi, qua khảo sát, tiếp xúc thực tế, tôi thấy vốn từ của trẻ còn rất hạn chế: Số lượng trẻ nói được trên 200 từ rất ít, đa số cháu có số lượng từ dưới 200, số cháu hiểu nghĩa của từ cũng rất hạn chế. Đứng trước thực trạng như vậy, bản thân tôi là một giáo viên dạy trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng với mong muốn trẻ lớp mình có vốn từ phong phú đạt yêu cầu độ tuổi, hiểu được ý nghĩa của từ và sử dụng từ hiệu quả trong giao tiếp. Tôi đã nghiên cứu đề tài sáng kiến kiên nghiệm: “Một số biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng ở trường mầm non”. * Mục đích của đề tài: - Đánh giá thực trạng về vốn từ của trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non. - Tìm ra các biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triển vốn từ. * Đối tượng nghiên cứu: - Các biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triển vốn từ. * Phạm vi áp dụng: - Trẻ 24 – 36 tháng tuổi, trong trường mầm non, năm học 2016 – 2017. 2/28
  3. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong trường mầm non, nhà trẻ là lứa tuổi nhỏ nhất nên cần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt. Trẻ bắt đầu được học ăn học nói, ngôn ngữ nói là cơ sở đầu tiên giúp trẻ giao tiếp với mọi người, mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh và giúp trẻ diễn đạt ý muốn của mình bằng những câu đơn giản. Hàng ngày, qua quan sát và thông qua hoạt động của trẻ tôi nhận thấy một số hạn chế ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ như: Về tâm lý: Trẻ mới đi học còn đang quen được bao bọc trong môi trường của gia đình. Các mối quan hệ của trẻ chủ yếu là những người thân trong gia đình. Trẻ vẫn còn lạ lẫm với thế giới xung quanh, với nhiều quan hệ mới. Vì vậy, lần đầu đến lớp trẻ sẽ cảm thấy sợ sệt, lo sợ, tất cả trở nên hoàn toàn mới lạ với trẻ. Môi trường mới, lớp mới, cô giáo mới, bạn bè mới. Lúc đầu đến lớp hay khóc nhè (khóc nhiều hơn nói), khi đã quen cô một số trẻ lại quá nhút nhát thường hay thu mình lại chỉ thích chơi một mình, khả năng giao lưu bằng ngôn ngữ kém. Về sinh lý: lứa tuổi này cơ quan phát âm chưa hoàn thiện, trẻ hay bị nói ngọng, các câu nói của trẻ thường hay thiếu thành phần hoặc chủ ngữ hoặc vị ngữ. Trẻ hay bị hụt hơi, chưa nói được cả câu dài. Số vốn từ: trẻ 2- 3 tuổi có số lượng từ tăng nhanh. Đặc biệt ở trẻ 22 tháng, trẻ 30 tháng. trong vốn từ của trẻ, phần lớn là các danh từ, động từ. Các từ loại khác như tính từ, đại từ, trạng từ…được xuất hiện với số lượng ít và được tăng dần theo tháng tuổi của trẻ. – Với những đặc điểm phát triển vốn từ trên, chúng ta cần hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ . + Làm giàu vốn từ cho trẻ: Phát triển vốn từ về chiều rộng (tăng số lượng từ trong vốn từ của trẻ); cung cấp thêm các từ tên gọi của các sự vật, hiện tượng, các hoạt động, trạng thái; các tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. + Nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ ở trẻ; dạy trẻ dùng từ chính xác; phát triển vốn từ đồng nghĩa, trái nghĩa; điều này giúp trẻ khả năng lựa chọn và sử dụng từ chính xác. + Tích cực hóa vốn từ cho trẻ: Từ phải được sử dụng đúng trong cấu trúc câu. Một từ có thể sử dụng trong nhiều câu khác nhau, được tích cực hóa trong hoạt động giao tiếp. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 3/28
  4. 2.1. Mô tả thực trạng: - Trường mầm non của chúng tôi nằm ở khu vực ngoại thành. Năm học 2011 - 2012, trường đã được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Năm học 2015 - 2016 kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường đã đạt cấp độ 3. Trường có khung cảnh sư phạm xanh - sạch - đẹp, khang trang, rộng rãi. Nằm ở vị trí trung tâm khu dân cư thuận tiện cho phụ huynh đưa đón con đến trường. - Năm học 2016- 2017, Ban giám hiệu nhà trường phân công tôi cùng 3 giáo viên phụ trách lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Trong đó 2 cô đạt trình độ trên chuẩn, 1 cô đang tham gia lớp đại học sư phạm, 1 cô đạt trình độ chuẩn sư phạm mầm non. - Lớp tôi có 44 trẻ trong đó có 27 bé trai và 17 bé gái. - Phụ huynh lớp rất quan tâm và nhiệt tình. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những điều kiện thuận lợi và một số khó khăn sau: 2.2. Thuận lợi: - Trẻ được phân chia học theo đúng độ tuổi. - Bản thân tôi là một giáo viên có 6 năm kinh nghiệm luôn yêu nghề mến trẻ và thích sáng tạo. Tôi luôn có tinh thần trách nhiệm, luôn có ý thức hăng hái học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Đồng nghiệp được phân công cùng lớp là một cô giáo có hơn 20 năm kinh nghiệm dạy lớp nhà trẻ. Các giáo viên trong lớp luôn đoàn kết phối hợp tốt trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ. - Phụ huynh rất tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ, có tinh thần phối kết hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, tôi luôn được sự ủng hộ của phụ huynh. - Lớp học thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. 2.3. Khó khăn: - Vốn từ của trẻ còn hạn chế nên trẻ gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động và hòa nhập với các bạn cùng lứa tuổi. Các cháu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt, các hoạt động ở lớp. Nhiều cháu hay ốm vặt, nghỉ học nhiều. - Phụ huynh làm nhiều nghề khác nhau vì công việc chiếm nhiều thời gian nên nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ còn hạn chế. Một số phụ huynh do bận rộn công việc kiếm sống nên chưa thực sự quan tâm đến việc dạy dỗ con cái mà giao phó hoàn toàn cho cô giáo ở trường. Xuất phát từ một số điều kiện khó khăn, thuận lợi trên, tôi đã áp dụng và phát huy một số biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng ở lớp tôi. 4/28
  5. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1. Biện pháp 1: Giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường lớp học. Trẻ bắt đầu đi học chính là sự thay đổi môi trường mới từ gia đình đến với trường mầm non. Trẻ không được ở trong môi trường quen thuộc, bên cạnh ông bà bố mẹ hay những người quen thuộc mà trẻ bước sang một môi trường mới, trẻ sẽ thấy trống vắng, bất an, thiếu hụt về tình cảm. Để trẻ đỡ hụt hẫng cô giáo cần phải gần gũi trẻ, tạo tình cảm thân thiện, tạo được lòng tin với trẻ nhờ đó trẻ mới thể hiện và bộc lộ hết được khả năng về ngôn ngữ của mình. Cách làm: - Xây dựng môi trường học tập thân thiện, thu hút sự chú ý của trẻ: + Từ trước khi khai giảng năm học mới 1 tháng, tôi và các chị em giáo viên cùng lớp đã cùng nhau thống nhất, lên ý tưởng trang trí môi trường lớp học của mình, sao cho vừa đẹp mắt, hấp dẫn, phù hợp với trẻ đảm bảo tính khoa học, sư phạm, mang ý nghĩa giáo dục trẻ nhưng vẫn tạo được sự gần gũi, thân quen như gia đình. Ví dụ: Góc "Văn học" Lựa chọn hình ảnh: Một số con vật gần gũi trong các câu chuyện và các cảnh vật minh họa cho câu chuyện. Giá đựng sách chuyện tôi bày các cuốn truyện phù hợp với lứa tuổi của trẻ, nội dung các câu chuyện đa dạng phong phú. Ngoài ra tôi còn tạo các cuốn sách, tranh ảnh tự tạo cho trẻ xem. Tôi làm các nhân vật rối như rối tay, rối que, rối dẹt… minh họa cho các câu chuyện đang học cho trẻ tập diễn rối. Từ các vật liệu như lốp xe, dây thừng,… tôi đã làm thành bộ bàn cho trẻ ngồi đọc sách. Ví dụ: Góc "Bế em" Lựa chọn đồ chơi: Một số dụng cụ gần gũi an toàn với trẻ như bát, đĩa, thìa,…. Giá bầy đồ chơi phù hợp với chiều cao, đồ chơi phong phú, đa dạng, ngoài ra tôi còn làm các món ăn tự làm. Bàn để trưng bày các món ăn tôi sử dụng lốp xe và vải vụn. + Trong năm học mới 2016 - 2017, được sự nhất trí của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện, Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đã mạnh dạn cải tạo khu vườn cổ tích và khu thiên nhiên phía sau của các lớp, cải tạo sân bê tông và tạo các ô đất trồng thêm nhiều hoa và cây xanh. Tạo nên một môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện với trẻ mầm non. - Tạo sự gần gũi thân thiện với trẻ: 5/28
  6. + Sau khi nhận danh sách trẻ, tôi đã xin phép Ban giám hiệu nhà trường tổ chức buổi họp phụ huynh lớp. Qua buổi họp này tôi sẽ tuyên truyền cho các phụ huynh những tác dụng của việc cho con đi lớp, sau đó tôi phổ biến các hoạt động trong một ngày của trẻ tại lớp học, các thực đơn trẻ ăn ở trường để phụ huynh về cho con làm quen dần với các loại thức ăn mới tạo tâm lý trước cho trẻ. Khuyến khích phụ huynh cho trẻ đến làm quen cô, quen bạn trước ngày nhập học, cho trẻ quan sát bạn học, bạn chơi. Để từ đó trẻ thấy thích và mong muốn được đi học như các bạn. + Khi đón trẻ vào lớp tôi luôn có tác phong nhẹ nhàng, thái độ ân cần, niềm nở âu yếm trẻ. Nếu trẻ không khóc tôi cho trẻ chơi cùng các bạn. Đối với trẻ khóc nhè tôi dỗ dành trẻ, bế trẻ kết hợp trò chuyện gọi tên trẻ, xưng tên cô. Qua những câu trò chuyện xưng tên cô giáo giúp trẻ nhớ tên cô và tạo tình cảm giữa cô và trẻ. Tôi cho trẻ đi dạo quanh lớp gợi hỏi trẻ tên các đồ vật, đồ chơi này tên là gì? Để trẻ trả lời từ đó đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ quen việc khóc nhè. + Trong các hoạt động hàng ngày tôi luôn quan tâm, gần gũi, âu yếm trẻ. Với trẻ lứa tuổi này có đặc điểm ưa nịnh, thích khen ngoan nên tôi luôn dùng các lời ngọt ngào, âu yếm để khen trẻ, hay chỉ đơn giản là cái vuốt má, một cái ôm nhẹ nhàng cũng đủ làm trẻ phấn khởi, sung sướng và cảm thấy an tâm hơn khi ở bên cô cũng nhờ vậy mà trẻ đã trò chuyên nhiều hơn với cô. Từ đó tôi có thể đánh giá chính xác và khách quan hơn về vốn từ và khả năng giao tiếp của trẻ Ví dụ: Cháu Hương Giang lớp tôi khi mới đi học khóc rất nhiều và cả ngày không nói câu nào. Sau đó tôi trao đổi với phụ huynh của cháu và đươc biết cháu ở nhà nói rất nhiều, thuộc nhiều bài hát. Và tôi hiểu ra rằng cháu còn chưa quen với các cô và các bạn. Từ đó tôi luôn hỏi han, vỗ về cháu. Xuất phát từ tình thương cử chỉ âu yếm, việc làm gần gũi tạo sự thân thiện nên cháu đã trò chuyện với các cô, các bạn và thể hiện những bài hát mà cháu yêu thích. * Kết quả đạt được: - Với những cách làm như trên tôi đã tạo được cho trẻ tâm lý thoải mái khi đi lớp. Các bé nhanh chóng quen với trường, lớp, cô giáo và các bạn. - Tình cảm của cô và trẻ gần gũi, thân thiết hơn. Trẻ luôn yêu quý và gọi tôi là mẹ. Nhiều phụ huynh kể lại về nhà trẻ hay kể chuyện cô giáo của con, hay nhắc đến cô. - Đánh giá chính xác hơn về vốn từ của trẻ. 6/28
  7. Bàn để trưng bày góc bế em 2. Biện pháp 2: Khảo sát đánh giá trẻ. Khảo sát đánh giá trẻ là một việc làm rất quan trọng của mỗi lớp học ngay từ đầu năm học. Thông qua việc làm này các giáo viên sẽ nắm được đặc điểm của từng cháu, mức độ phát triển vốn từ của cháu đến đâu. Từ đó có phương pháp, kế hoạch phù hợp để phát triển vốn từ cho trẻ, phù hợp với từng cá nhân trẻ. * Cách làm: Ngay từ đầu năm học (tháng 9) tôi và các giáo viên cùng lớp đã chia trẻ làm 4 nhóm, mỗi cô sẽ phụ trách 1 nhóm. Tôi tổ chức các hoạt động học và vui chơi rồi thông qua các hoạt động trong ngày để đánh giá vốn từ của trẻ. Sau đó chúng tôi sẽ ghi chép lại cẩn thận kết quả từng cháu theo nhóm và tổng hợp lại với nhau để đánh giá chung. * Kết quả đạt được: Bảng khảo sát đánh giá sự phát triển vốn từ của trẻ : Số lượng từ Tổng số trẻ Hiểu nghĩa của từ Tích cực hóa vốn từ (243 – 486 từ) 44 4/44 6/44 5/44 % 9.09% 13.6% 11.36% 3. Biện pháp 3: Sưu tầm các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng. Đối với trẻ mầm non nói chung, đăc biệt với trẻ nhà trẻ nói riêng thì câu khẩu hiệu “Học bằng chơi - Chơi bằng học” hoàn toàn chính xác. Trong mỗi tiết học các con không bị khô cứng, gò bó với những kiến thức các cô cung cấp mà các con còn được kết hợp những trò chơi tạo cảm giác thoải mái tiếp thu bài một cách dễ dàng. Khi chơi tưởng chừng các con chỉ chơi theo thói quen được nhìn 7/28
  8. thấy nhưng thực tế trong quá trình chơi các con đang được trau dồi những kỹ năng, phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên. Hiểu được vấn đề đó tôi luôn tìm tòi và sưu tầm những hoạt động, trò chơi thích hợp để trẻ có thể phát triển ngôn ngữ mọi lúc, mọi nơi. Sau đây là một số hoạt động mà tôi đã sưu tầm được trong quá trình tìm kiếm trên mạng Internet, đọc qua sách báo, trong hoạt động thực tiễn, đi kiến tập, qua trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp như: 1. Nói chuyện điện thoại Mục đích: Sử dụng từ 1 đến 10 từ mới. Chuẩn bị: Đặt một vài chiếc điện thoại đồ chơi trên một chiếc kệ thấp. Tiến hành: Trong lớp học. Để cho trẻ chơi tự do với điện thoại. Khi trẻ cầm điện thoại, bạn nhấc 1 chiếc khác và nói chuyện với trẻ. Sử dụng nhiều từ và hỏi trẻ một vài câu hỏi đơn giản để dạy trẻ các từ mới. Con có cái gì vậy? Một chiếc điện thoại. A lô, tôi là Lan. Tôi đang nói chuyện qua điện thoại với ai đấy? 2. Gọi tên quần áo và các bộ phận của cơ thể người Mục đích: Gọi tên 1 đến 5 bộ phận của cơ thể và có thể gọi tên các đồ vật quen thuộc. Tiến hành: Trong hoặc ngoài lớp học. Khi trẻ đang chơi với các trang phục, đồ dùng, giáo viên đặt câu hỏi để trẻ nói tên trang phục đang mặc hoặc tên các đồ dùng. Hỏi trẻ những câu hỏi như: - Cái gì trên đầu của con? Mũ của con đội ở đâu? Khuyến khích trẻ sử dụng các từ có thể để gọi tên các bộ phận của cơ thể kết hợp với quần áo, đồ dùng (mũ, giày, dép, balô,..). Nếu trẻ không biết từ nào, cô giáo nói rõ ràng cho trẻ biết và giúp trẻ thực hành chúng. Để một cái gương cạnh đố để trẻ có thể soi gương. 3. Bắt chước tiếng kêu con vật Mục đích: Bắt chước một số âm thanh. Chuẩn bị: Một số con vật đồ chơi và hát bài hát về các con vật. Tiến hành: Hát đến con vật nào thì giơ con vật đó lên và bắt chước tiếng kêu của nó. Để cho trẻ chạm và cầm vào các con vật khi cô hát. Cố gắng để trẻ bắt chước tiếng kêu và động tác của một vài con vật cùng với cô. Đúng rồi đấy. Con mèo nó kêu meo, meo… Mèo đi rón rén để rình bắt chuột đấy. 4. Gọi tên Mục đích: Tập cho trẻ nói một số từ. Chuẩn bị: Một con rối. 8/28
  9. Tiến hành: Dùng rối để nói chuyện cùng trẻ. Cho rối hỏi trẻ. Chơi một cách vui vẻ và làm như con rối ngờ nghệch khi hỏi về tên của trẻ, quần áo, các bộ phận cơ thể, đồ chơi, thức ăn hay những thứ khác quen thuộc với trẻ. - Xin chào, tên bạn là gì? Còn minh, mình tên là Tít. Bạn đi cái gì ở chân vậy? Mình thích cái đó lắm. Chúng là cái gì đấy? (Đôi giầy). 5. Nói xem vật gì, ở đâu? Mục đích: Tập cho trẻ sử dụng một, hai từ để nói về “địa điểm” (trên, dưới, trong, ngoài) Chuẩn bị: Các bức tranh có các con vật, người hoặc các đồ đạc ở trên, dưới, trong, ngoài những đồ vật khác. Ví dụ, một bé gái đang che ô hoặc một con mèo nhỏ đang nằm trong chiếc hộp. Tiến hành: Cùng trẻ xem tranh. Yêu cầu trẻ tự nói những vật gì trong bức tranh nằm ở đâu. Nếu trẻ muốn chỉ vào bức tranh thay vì sử dụng lời nói, hãy cứ để trẻ làm như vậy. Sau đó, cô hãy nói thay trẻ những từ ngữ để mô tả những gì trẻ muốn nói. - Bạn gái đang ở đâu? Đúng rồi, bạn ấy đang ở dưới cái ô. Trời đang mưa và bạn ấy phải đứng ở dưới cái ô đấy. Nếu trẻ có vẻ không hiểu từ “ ở đâu” (trong ngữ cảnh này), hãy cho trẻ chơi một trò chơi định hướng và nói trẻ đang ở đâu. 6. Cái này của ai? Mục đích: Tập cho trẻ nói cái gì đó của ai như “áo của mẹ” “mũ của bố” và sử dụng từ “con” và “của con”. Chuẩn bị: Một số đồ vật quen thuộc của các trẻ. Tiến hành: Cất tất cả các đồ vật vào một nơi mà trẻ có thể lấy được. Lấy một vật ra. Co hỏi: “Cái áo khoác này của ai?”. Chú ý xem trẻ có áo có trả lời được không. Xem các trẻ khác có nói được tên của trẻ có cái áo đó hay không. Để trẻ ngồi vòng tròn và hỏi trẻ về một chiếc giày, hay một cái áo,… hoặc có thể cho trẻ ra sân chơi và tiến hành hoạt động này. Hãy nhìn đây, cô có một chiếc giày của bạn nào đó. Cô chẳng biết nó là của ai cả. Các con có thể cho cô biết chiếc giày này của bạn nào không? Chiếc giày màu nâu có dây buộc màu vàng là của ai thế nhỉ? Đúng rồi, đó là của bạn Kim. Nhìn nó giống với chiếc giày kia ở chân của Kim, nó đúng là của Kim rồi. 7. Con đã làm gì? Mục đích: Giúp trẻ nói được một số từ về những hành động của ai đó đã làm. 9/28
  10. Tiến hành: Đặt những câu hỏi cho trẻ về những việc trẻ đã làm. Chú ý xem trẻ có nhớ và nói được hay không. Giúp trẻ sử dụng những từ để mô tả những hành động. Con đã làm gì với quả chuối đó hả Tâm? Con đã ăn chuối? Đúng rồi. Con đã ăn quả chuối. Cô thất chuối rất ngon, đúng không? 8. Kể chuyện Mục đích: Hướng dẫn trẻ cách kể chuyện. Tiến hành: Đọc và kể một mẩu chuyện quen thuộc mà trẻ thích cho trẻ nghe. Đến những phần mà cô thấy trẻ có thể tự kể được, hãy nói: “và điều gì sắp xảy ra nhỉ?”. Đợi khoảng 10 giây để xem trẻ có thể kể được hay không. Sử dụng các câu hỏi khác để giúp trẻ để được chuyện đó. Ngày xửa ngày xưa, có ba chú gấu. Ba chú gấu đó là những ai? Đúng rồi – gấu bố, gấu mẹ và gấu con. Một buổi sáng, các chú gấu ăn sáng. Họ ăn những gì nhỉ? 9. Những đồ dùng cần khi ăn. Mục đích: Gọi được tên những đồ dùng quen thuộc khi người lớn nói về công dụng của chúng. Tiến hành: Chuẩn bị các bức tranh có nội dung về những đồ dùng như yếm, khăn ăn, thìa, bát, chén, bình đựng nước, bát đựng thức ăn hoặc những đồ dùng khác mà trẻ sử dụng trong khi ăn. Treo thấp để trẻ có thể nhìn và chạm tay vào được. Chỉ vào bức tranh có các đồ dùng trẻ hay sử sụng hằng ngày và nói chuyện với trẻ về bức tranh đó. Gọi tên các đồ vật và công dụng của chúng. Sau đó, chơi trò chơi gọi tên đồ dùng. Nói với trẻ về công dụng của đồ vật đó. Chú ý xem trẻ có thể gọi tên được các đồ dùng vừa nói đến hay không. Hãy nhìn tất cả các bức tranh này. Vật gì để rót sữa? không, không phải là cái cốc. Cái cốc để đựng sữa và chúng ta dùng cốc để uống sữa. Hãy nhìn lại xem nào. Chỉ vào tranh một lần nữa nếu cần thiết và đặt những câu hỏi tương tự cho mỗi đồ dùng. Đây là cái thìa. Chúng ta có dùng thìa để rót sữa không? Không. Đây là cái bình đựng sữa. Chúng ta có dùng bình để rót sữa không? Có. 10. Tranh vui/buồn Mục đích: Tập cho trẻ sử dụng các từ để nói về cảm xúc của con người. Chuẩn bị: Chọn những bức tranh về nhiều người: già – trẻ; trai – gái gắn với các nét mặt khác nhau thể hiện hạnh phúc hoặc buồn bã… Tiến hành: Cùng trẻ xem tranh. Xem trẻ có thể nói bức tranh nào vui, bức tranh nào buồn không. 10/28
  11. Cho trẻ xem tranh kĩ hơn. Cố gắng giúp trẻ nói được một số từ mô tả về những người trong bức tranh như thế nào. Đây là bức tranh về một cụ già. Bà đang vui hay buồn? Bà đang rất vui. Thảo nói đúng rồi. Bà đang mỉm cười sung sướng, đôi mắt sáng lên. Tóc bà hoa râm. Con có biết bà đang mặc quần áo gì không hả Kim? 11. Cuốn sách của bé Mục đích: Tập cho trẻ nói được tên đầy đủ của mình khi được hỏi. Tiến hành: Chuẩn bị một cuốn sách bìa cứng trong đó dành một trang để hình của trẻ. Ngồi cũng với một trẻ khi bạn viết những câu giới thiệu ngắn gọn về trẻ đó. Các trẻ khác có thể cũng muốn được ngồi cùng để xem cô viết và nghe cô nói. Hãy viết tên đầy đủ, tuổi, giới tính của trẻ và cả về sở thích của trẻ nữa. Chú ý xem trẻ có thể nhắc cô những chi tiết mà cô đang viết không. Kèm theo một bức tranh của trẻ, hoặc vẽ một bức tranh đơn giản và có chú thích ở dưới. Để cuốn sách vào góc sách truyện để trẻ luôn nhìn thấy nó. Đọc cả cuốn sách đó cho trẻ trong nhóm cùng nghe. 12. Bức tranh về các hoạt động của người lớn. Mục đích: Tập cho trẻ nói những từ mô tả về hành động của người khác. Chuẩn bị: Những bức tranh bìa cứng có nội dung về những hoạt động của người lớn mà quen thuộc với trẻ. Trong những bức tranh này, nên có những cảnh người lớn đang hoạt động như rửa bát đĩa, quét nhà, bán hàng, nấu nướng, lái xe… Chú ý đừng thể hiện sự phân biệt về giới tính đối với những hoạt động này, có thể có những bức tranh về một người đàn ông đang chăm sóc một đứa bé, người phụ nữ đang đóng bàn ghế,… Tiến hành: Cùng xem tranh với trẻ. Xem trẻ có thể nói với cô về hoạt động của mọi người trong tranh hay không. Chỉ cho trẻ thấy những điểm chi tiết trên bức tranh. Nói chuyện về những bức tranh đó một cách cụ thể hơn. Cô kia đang đóng bàn ghế. Cô ấy đang xây nhà. Hãy nhìn những cái đinh mà cô ấy cầm kìa. Những cái đinh đó sắp được đóng lên tường đấy. Chú này đang làm thế, Tú? Đúng rồi, chú đang chơ với em bé. Em bé rất vui. 13. Ai mặc cái gì? Mục đích: Trẻ có thể gọi tên một vài bộ quần áo mà cô gọi tên; trả lời câu hỏi “ ai”. 11/28
  12. Tiến hành: Ngồi thành vòng tròn. Trò chuyện về một người trong số trẻ mặc cái gì. Kể về máu sắc những bộ quần áo của trẻ và những thông tin khác về chúng. Hãy xem trẻ có quan sát cả nhóm và chỉ ra trẻ mà bạn nói đến không. Cô đang nhìn một cậu bé mặc chiếc áo có con gấu và chiếc quần màu đỏ. Cậu ta có một đôi giày thật êm giúp cậu chạy rất nhanh khi chơi ở ngoài trời.Ai có thể tìm được cậu bé mặc chiếc áo có con gấu nhỉ? 14. Tiếng kêu của các con vật. Mục đích: Trẻ tập phát âm theo tiếng kêu của các con vật. Chuẩn bị: Tranh hình các con vật. Tiến hành: Cho trẻ xem những bức tranh lớn có hình các con vật. Nói chuyện với trẻ về những con vật đó. Xem liệu trẻ có thể bắt chước tiếng kêu của những con vật đó hay k? có thể nói cho trẻ về nơi sống và nói những điều xung quanh về những con vật đó mà trẻ tỏ ra hứng thú hơn cả. Đặt những câu hỏi đơn giản để kiểm tra xem trẻ nhận biết được tới đâu. Đây là con gì? Đúng rồi, đó là con chó Con chó kêu ntn? Nó đang làm gì? Đây là con chó to hay con chó nhỏ? 15. Các con vật đồ chơi. Mục đích: Trẻ có thể nhận biết một vài tên gọi các con vật. Tiến hành: Trong lớp Chuẩn bị nhiều loại đồ chơi các con vật. Trưng bày như một trang trại hoặc sở thú. Ngoài ra đặt một vài đồ chơi các con vật và những tranh phù hợp gần đó và những câu đố về các con vật cần đơn giản. Để trẻ sử dụng những con vật này theo cách riêng của chúng, khi trẻ chơi cô trò chuyện về những con vật và đố trẻ. Con hãy đặt con bò vào trong chuồng. Con đặt con gà ở đâu hả Phong? 16. Cuốn sách cỡ to/nhỏ Mục đích: Tập cho trẻ sử dụng các từ ngữ chỉ kích cỡ như: to/nhỏ, cao/thấp Chuẩn bị: Các cuốn sách có nội dung thể hiện sự khác nhau về kích cỡ to nhỏ. Tiến hành: Có thể cho trẻ xem các cuốn sách có nội dung thể hiện sự khác nhau về kích cỡ to nhỏ. Thử những cuốn sách có nội dung nói về những con vật có kích thước khác nhau như con thú lớn, con thú nhỏ, con,… hoặc những cuốn sách có những bức tranh thể hiện những đồ vật nhỏ và những đồ vật lớn hơn. Có thể tìm mua những cuốn sách này hoặc tự làm ra nó, tùy vào khả 12/28
  13. năng của cô. Gợi ý cho trẻ trò chuyện về những đồ vật trong sách, đồ vật nào lớn hơn, đồ vật nào nhỏ hơn. Đây là con bò mẹ. Nó rất to, đúng không? Và đây là một chú nghé con. Nó có to như mẹ của nó không? Không, nó nhỏ. Đúng rồi, chú nghé nhỏ. Những bức tranh to nhỏ khác nhau cũng có thể sử dụng cho trẻ chơi trong trò chơi này. 17. Ai đang làm gì? Mục đích: Giúp trẻ nhận ra được những từ nói về các hành động của mọi người. Tiến hành: Ôm một, hai trẻ vào lòng và cùng trẻ xem những trẻ khác chơi. Nói chuyện với trẻ về các hành động mà những trẻ kia đang làm. Đặt những câu hỏi để xem trẻ có thể nói từ chỉ các hành động mà trẻ đang theo dõi không. Chú ý tăng vốn từ cho trẻ. Ngọc Anh làm gì thế hả Lan? Đang chơi? Bạn ấy đang chơi gì? Đúng rồi, đó là khối gỗ. Ban ấy đang chơi xếp nhà. Bạn ấy đang chồng những khối gỗ lên nhau đúng không? Đúng rồi, bạn ấy xây nhà đấy. Khi bạn nói chuyện với trẻ về các hành động mà trẻ đang xem, chú ý sử dụng những từ ngữ thật rõ ràng và chính xác. 18. Ở đâu? Mục đích: Tập cho trẻ sử dụng một số từ chỉ địa điểm: “Ở đâu” như: trong, trên, dưới. Tiến hành: Thường xuyên đặt các câu hỏi “ở đâu” và yêu cầu trẻ trả lời. Chú ý xem liệu trẻ có thể trả lời được những câu hỏi đó bằng những từ như: trong, ngoài, trên, dưới hay không. Nên ghi lại những từ mà trẻ chưa sử dụng được. Sau đó tập cho trẻ sử dụng các từ đó một cách thường xuyên. Suy nghĩ về những câu trả lời của trẻ. Những trẻ nào có thể sử dụng được những từ này? Con có nhìn thấy con voi đồ chơi kia không? Nó đang ở đâu? Nó đang ở bên cạnh con hươu cao cổ. Cô rất vui chúng ta đã tìm thấy cái áo lên của con. Nó ở dưới cái chăn, phải không nhỉ? 19. Cảm thấy thế nào? Mục đích: Giúp trẻ sử dụng được các từ thể hiện cảm xúc khác nhau. Tiến hành: Khi trẻ cảm thấy sợ người lạ hoặc đồ vật lạ, hãy dạy chúng cách nói về những cảm xúc đó và thể hiện cho trẻ thấy rằng người lớn rất hiều chúng. Giúp trẻ luôn cảm thấy an toàn. Hãy để trẻ tự làm gì đó để có cảm giác an toàn. 13/28
  14. Cô biết là con sợ, đúng không Tâm. Đây là mẹ của Nam, Cô ấy sẽ giúp chúng ta hôm nay. Con có muốn cùng cô chơi nặn đồ chơi không? Cô chắc rằng con sẽ cảm thấy rất vui cho mà xem. Khi trẻ có những cảm giác khác, hãy hướng trẻ biết sử dụng những từ để thể hiện những cảm giác đó. Ồ, hãy nhìn Hà cười kìa. Bạn ấy đang rất vui. 20. Nên làm gì Mục đích: Tập cho trẻ biết cách nói khi bị đói, khát hoặc buồn ngủ. Tiến hành: Có thể tiến hành trong lớp hoặc ngoài trời. Trước các bữa ăn, nghỉ trưa hay các hoạt động trong ngày, hãy nói chuyện với trẻ về cảm giác của trẻ - đói, khát, buồn ngủ,… Chú ý xem trẻ có thể nói nên làm gì bây giờ không. Chúng ta vừa chơi ngoài trời nóng. Các con có khát nước không? Chúng ta nên làm gì bây giờ? Uống nước? Đúng rồi! Chúng ta khát nước quá! Nào chúng ta cùng đi uống nước nào! Khi trẻ chơi búp bê, nói với trẻ rằng: cần phải cho búp bê ăn bởi vì nó rất đói và cho búp bê đi ngủ bởi vì nó buồn ngủ. 21. To hay nhỏ? Mục đích: Giúp trẻ sử dụng các từ chỉ kích cỡ như: to, nhỏ, lớn, bé. Tiến hành: Đặt các câu hỏi để trẻ nói về kích cỡ bất kì khi nào có thể. Cung cấp cho trẻ những từ mới mà trẻ có thể sử dụng để nói kĩ hơn về kích cỡ của vật. Con gì đây, Vân? Đúng rồi, đó là con kiến. Con kiến bé hay to? Đúng rồi, bé. Nó bé đến nỗi mà chúng ta khó có thể nhìn thấy được. Con kiến này nhỏ! Nhưng nó rất nhanh, đúng không? 22. Nghe và nói Mục đích: Giúp trẻ gọi tên những âm thanh quen thuộc. Tiến hành: Cùng trẻ nghe những âm thanh quen thuộc, chẳng hạn như tiếng nước chảy, tiếng chim hót, tiếng trẻ con khóc, tiếng xoong, chảo đập vào nhau, tiếng các khối kim loại chạm nhau… Yêu cầu trẻ im lặng, lắng nghe sau đó hỏi trẻ nghe thấy gì? Hãy im lặng. Không động đậy, không nói chuyện. Nào hãy lắng nghe xem chúng ta nghe thấy gì nào? (im lặng 15 giây) thật im lặng, các con có nghe thấy tiếng gì không? 14/28
  15. * Kết quả đạt được: - Số lượng từ tăng nhanh về danh từ, đại từ, khả năng hiểu ý nghĩa của từ và diễn đạt từ tốt hơn. - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn trò chuyện cùng cô và các bạn. Cô và trẻ đang trò chuyện với con rối 4. Biện pháp 4: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các hoạt động học: Hoạt động học là một hoạt động chủ đạo trong công tác giáo dục trẻ ở các trường mầm non. Thông qua các hoạt động này trẻ sẽ tiếp thu được rất nhiều các kiến thức, kỹ năng khác nhau. Đặc biệt với trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng đây là các hoạt động mà có thể cung cấp cho trẻ nhiều vốn từ nhất và phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất. * Cách làm: a. Thông qua hoạt động nhận biết : Đây là hoạt động học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ vựng cho trẻ. Trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong tiết dạy tôi luôn chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó tôi chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn, trong khi trẻ trả lời tôi hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc. Ví dụ: Hoạt động nhận biết: “Con cá” tôi cung cấp từ “ đuôi cá ” cho trẻ nên tôi phải chuẩn bị một con cá thật. Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn…nhằm phát huy tính tích cực của tư duy. - Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát tôi đưa ra hệ thống câu hỏi: 15/28
  16. + Đây là con gì? (Con cá ạ) + Các con nhìn xem cá muốn bơi được là nhờ cái gì? (Cái đuôi ạ) + Cá đang nhìn chúng mình đấy thế mắt cá nằm ở đâu nhỉ? (Nằm ở trên đầu con cá) + Đố các con biết cá sống ở đâu? (Sống ở dưới nước) + Trên mình cá có gì mà lấp lánh thế ? (Có vẩy) - Khi trẻ trả lời tôi chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói được cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói cộc lốc , thiếu từ tôi sửa ngay cho trẻ. Ví dụ: Hoạt động nhận biết: Bài nhận biết “ xe đạp” Khi vào bài tôi đặt câu đố: “ Xe gì hai bánh Đạp chạy bon bon Chuông kêu kính koong Đứng yên thì đỗ Đố bé xe gì ?” - Trẻ trả lời đó là xe đạp tôi đưa chiếc xe đạp cho trẻ xem và hỏi: + Xe gì đây? (Xe đạp ạ ) + Xe đạp có màu gì? ( Màu xanh ạ ) + Xe đạp đi ở đâu? (Xe đạp đi ở trên đường ạ) + Xe đạp dùng để làm gì? (Dùng để đi ạ) + Còi xe đạp kêu như thế nào? (kính koong..) + Đây là cái gì? (Cô hỏi từng bộ phận của xe đạp và yêu cầu trẻ trả lời) - Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lời nhằm kích thích trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ, qua đó lồng liên hệ thực tế giáo dục trẻ về an toàn giao thông khi đi trên đường. b. Thông qua hoạt động làm quen văn học: Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc. Muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện. Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như cung cấp cho trẻ thêm nhiều vốn từ mới thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo : Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho trẻ. Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện. Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng, giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật. Ví dụ: Hoạt động làm quen văn học: Truyện “Thỏ con ăn gì ?” 16/28
  17. Tôi chuẩn bị hình ảnh trên màn hình ti vi để trẻ quan sát trực tiếp trên màn hình. Thiết lập hệ thống câu hỏi, trẻ vừa được quan sát các hình ảnh cử động cụ thể, rõ nét, qua đó trẻ trả lời được câu hỏi cô nêu : Hỏi trẻ: + Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Thỏ đi lang thang trong rừng gặp những ai? + Các bạn đã mời thỏ ăn những gì? + Thỏ con ăn được củ gì? + Khi các bạn gặp khó khăn các con phải làm gì? - Như vậy qua câu chuyện ngoài những từ ngữ trẻ đã biết lại cung cấp thêm vốn từ mới cho trẻ để vốn từ của trẻ thêm phong phú. - Ngoài việc cung cấp cho trẻ vốn từ mới thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói lắp cũng vô cùng quan trọng khi trẻ giao tiếp. Khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chú trọng đến điều này và đã kịp thời sửa sai cho trẻ ngay tại chỗ. c. Thông qua hoạt động phát triển vận động : Qua hoạt động này trẻ được rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các kỹ năng vận động, từ đó phát triển thể lực, sự khéo léo nhanh nhẹn của trẻ. Ví dụ : Tôi cung cấp cho trẻ thêm các vốn từ về màu sắc. Tôi cho trẻ phân loại màu xanh, đỏ, vàng của những quả vòng để khi trẻ phân biệt màu không bị nhầm lẫn. Khi trẻ chơi với vòng tôi có thể hỏi trẻ giúp ngôn ngữ của trẻ thêm mạch lạc, rõ ràng hơn: + Vòng này có màu gì hả con? ( Màu đỏ ạ) + Thế còn vòng này có màu gì đây? ( Màu xanh ạ) + Vòng để làm gì con có biết không? ( để học , để chơi trò chơi ạ) + Con sẽ chơi gì với vòng ? ( Bước vào vòng ạ) d. Thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc: Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển vốn từ được tốt hơn thôi thúc tôi phải nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp dạy học tốt nhất có hiệu quả với trẻ. Đối với hoạt động âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật : Trống, lắc, phách tre, mõ, xắc xô…… và nhiều chất liệu khác. Trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp với các loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng. Để làm được như vậy đó là nhờ sự hiểu biết, nhận thức vốn từ, kỹ năng nhất là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ được tích luỹ và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc. Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã 17/28
  18. học thêm được nhiều từ, hiểu ý nghĩa của từ và biết dùng từ chính xác để miêu tả các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc, những hình ảnh đẹp của bài hát. Ví dụ: Hoạt động giáo dục âm nhạc: Hát và vận động bài “con gà trống” + Câu đầu tiên : Con gà … mào đỏ ( Trẻ đưa tay lên đầu giả làm mào, giậm chân tại chỗ) + Câu thứ hai : Chân có cựa ( Vỗ tay và giậm chân tại chỗ) + Câu thứ ba : Gà trống gáy ( Hai tay đưa sang hai bên và hạ xuống) + Câu cuối : Ò ó o (Đưa hai tay lên miệng giả làm gà gáy) - Qua hoạt động này tôi cung cấp thêm cho trẻ nhiều từ như: mào, chân, cựa…Trẻ lại nắm nắm được giai điệu, lời ca của bài hát, biết vận động theo lời ca giai điệu của bái hát. e. Thông qua hoạt động tạo hình: Hoạt động tạo hình cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi gồm các kỹ năng như: tô, vẽ, dán, xâu, nặn…các hình ảnh, đối tượng đơn giản, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ở lứa tuổi này các thao tác của tay trẻ còn non nớt, chưa được khéo léo nên tôi luôn chú ý chuẩn bị các hình ảnh, vật mẫu đẹp, rõ ràng để cho trẻ quan sát. Qua các hoạt động này tôi cung cấp cho trẻ được nhiều vốn từ như: Về màu sắc, hình dạng, kỹ năng (màu xanh, màu đỏ, màu vàng, di màu, xoay tròn, ấn dẹt…) Ví dụ: Hoạt động “Tạo hình” : Nặn quả tròn (Dài) - Tôi cho trẻ chơi trò chơi đơn giản với các từ. - Mục đích: Giúp trẻ sử dụng được một số từ: Cong cong, tròn tròn, dài dài, xinh xinh. - Tiến hành: Khi nói chuyện với trẻ phải tạo cho trẻ hứng thú với các từ, tôi đọc thật vần, thêm giai điệu.... Hãy nhìn quả táo (chuối) mà cô vừa nặn đây, Các con! Quả táo tròn tròn, quả táo xinh xinh. Quả chuối dài dài, quả chuối cong cong... * Kết quả đạt được: 18/28
  19. - 100% các bài giảng của các hoạt động giáo dục, tôi đều sử dụng vật thật, tranh, hình ảnh minh họa cụ thể. Soạn được nhiều giáo án hay, đạt hiệu quả khi tổ chức hoạt động trên trẻ. (Giáo án minh họa ở phần phụ lục ) - Trẻ rất hứng thú tham gia trả lời câu hỏi cô nêu, hiệu quả trên tiết dạy rất tốt. - Vốn từ được tích lũy: danh từ, động từ, tính từ, đại từ...Cấu trúc ngữ pháp của lời nói được lĩnh hội; vốn từ bị động dần dần được tích cực hóa (biến thành chủ động). Hình ảnh trẻ tham gia hoạt động học 5. Biện pháp 5: Phát triển vốn từ thông qua việc hướng dẫn trẻ vui chơi. Giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ.Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau. Thông qua hoạt động vui chơi, ngôn ngữ của trẻ dần được hình thành và phát triển. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, trao đổi ý đồ chơi, giao lưu tình cảm trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của 19/28
  20. trẻ. Song song với ngôn ngữ phát triển chính là sự kéo theo từ phát triển. Vậy tổ chức vui chơi như thế nào để đạt được hiệu quả đó. * Cách làm: a. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động góc: Tôi bắt đầu dạy trẻ quan sát bạn chơi, sau đó từ từ đưa trẻ tham gia vào trò chơi. Từ đó xuất hiện khả năng chuyển trò chơi từ độc lập sang hợp tác cùng nhau. Trong quá trình chơi tôi bao quát, giúp đỡ, tạo tình huống cho trẻ trong khi chơi thì giữa trẻ hình thành sự giao tiếp ngôn ngữ của nội dung đầy đủ. VD1: Trẻ chơi trong góc “ Bế em” : - Trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. + Bác đã cho búp bê ăn chưa? (Chưa ạ) + Khi ăn bác nhớ đeo yếm để bột không dây ra áo của búp bê nhé! (Vâng ạ) + Ngoan nào mẹ cho búp bê ăn nhé! + Bột vẫn còn nóng lắm để mẹ thổi cho nguội đã ! (Giả vờ thổi cho nguội) + Búp bê của mẹ ăn ngoan rồi mẹ cho búp bê đi chơi nhé!! (Âu yếm em búp bê) - Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương , gắn bó của con người. VD2: Trẻ chơi trong góc “Bé hoạt động với đồ vật”: Trong tháng 2 với chủ đề sự kiện lồng ghép là “ Những con vật đáng yêu”, tôi đã sử dụng những quả bóng đã dán dáp dính và trang trí hình những con vật ngộ nghĩnh sau đó tôi đã cho trẻ lấy lấy những quả bóng dính lại với nhau và hỏi trẻ: + Con đang dính gì vậy? ( Con đang dính bóng ạ) + Con dính bóng thanh con gì đây? (Con mèo ạ) + Con mèo này đã đứng được chưa? ( Chưa đứng được ạ) + Muốn con mèo đứng được phải làm thế nào? ( Dính thêm đế ạ) + Khi dính xong con để sản phẩm của mình nhẹ nhàng vào khay nhé! (Vâng) b. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời: - Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như : Đu quay, cầu trượt , bập bênh….Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trường và hỏi trẻ: + Đây là cây gì? ( Cây hoa hồng) + Cây hoa hồng có những bộ phận nào? ( Lá, thân, hoa…) + Hoa hồng có màu gì? ( Trẻ trả lời màu đỏ) + Thân có gì? ( Gai ạ) 20/28
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2