Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh giúp trẻ mẫu giáo hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử
lượt xem 17
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh giúp trẻ mẫu giáo hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử" nhằm mục đích giúp các con sử dụng các thiết bị điện tử đúng cách và khoa học hơn; Đồng thời đưa ra các giải pháp mới nhằm phối hợp với phụ huynh “cai nghiện” cho trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh giúp trẻ mẫu giáo hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Ninh Bình Tỷ lệ % Trình đóng Ngày, Đơn vị độ góp vào TT Họ và tên tháng, Chức vụ công tác chuyê việc tạo năm sinh n môn ra sáng kiến Trường Đại 1 Phạm Thị Mai 07/8/1986 Mầm non Giáo viên 100% học Trung Sơn I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG “MỘT SỐ BIỆP PHÁP PHỐI HỢP CÙNG PHỤ HUYNH GIÚP TRẺ MẪU GIÁO HẠN CHẾ THỜI GIAN SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ” II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN Như chúng ta đã biết xã hội ngày càng phát triển, công nghệ đóng một vai trò lớn trong công việc, giải trí của mỗi người. Và tất nhiên trẻ em sẽ rất dễ bị ảnh hưởng sâu sắc khi hằng ngày bên cạnh chúng lúc nào cũng có những thiết bị điện tử như: điện thoại di động, máy nghe nhạc Ipod, Ipad, truyền hình cáp, Internet, video game hay bất kỳ một thiết bị công nghệ điện tử nào khác. Ngày nay, chiếc điện thoại hay tivi được xem là "cứu tinh" của nhiều bậc phụ huynh. Mỗi khi cho trẻ ăn, khi người lớn muốn giặt giũ, nấu ăn... họ bật tivi để có thể an tâm làm việc, vì đứa trẻ sẽ ngồi lì với chiếc điện thoại hay trước tivi mà chẳng đi đâu. Một số người biện hộ rằng trẻ xem tivi cũng tốt, vì chúng không chơi các trò mất an toàn khác, lại học được nhiều thứ hay. Điện thoại thông minh hay còn gọi là smartphone, là thiết bị di động không chỉ dùng để liên lạc gọi điện hay nhắn tin mà còn chứa nhiều ứng dụng trò chơi giải trí khác nhau. Nghiện sử dụng điện thoại thông minh là hiện tượng con người bỏ quá nhiều thời gian để tiếp xúc với điện thoại mà quên đi những hoạt động thực tế ngoài cuộc sống. Đặc biệt hơn, hiện tượng này đang bùng phát ở trẻ nhỏ. Các
- 2 công nghệ này dần dần trở thành một chất “gây nghiện” vô hình ở trẻ. Nhiều trẻ không được bố mẹ hoặc người lớn chỉ dẫn đã trở thành nạn nhân của “kẻ săn mồi” internet và một số trẻ khác thì nghiện video game, làm cho chúng không có thời gian để tiếp xúc, kết thân, vui chơi với các trẻ khác, điều này thật sự nguy hiểm vì sẽ làm ngày càng tăng tỷ lệ các trẻ bị mất tập trung, chậm nói hay trầm cảm, cô đơn và tự ti khi trẻ giao tiếp với bên ngoài. Thiết bị điện tử hiện nay không chỉ phổ biến cho giới trẻ từ 18 đến 35 tuổi mà đối tượng sử dụng đang ngày càng trẻ hóa. Có những gia đình để trẻ sử dụng điện thoại từ khi rất nhỏ, khoảng 2-3 tuổi. Theo Viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo về thời gian xem tivi, điện thoại cho trẻ nhỏ: “Các bé dưới 2 tuổi không nên cho xem tivi hoặc bất kì thiết bị điện tử nào. Kể cả là các video hay chương trình giáo dục. Các bé trên 2 tuổi không được xem trên 2 tiếng/ngày” Khi được trò chuyện, trao đổi với các phụ huynh trong lớp, có rất nhiều phụ huynh đã chia sẻ rằng gia đình vì quá bận rộn với công việc mà quăng cho con mình chiếc điện thoại hay Ipad để trẻ tự chơi đùa mà không quấy khóc. Hay cho con mượn điện thoại khi cha mẹ đang có khách, đi làm đẹp, hay cả trong những shoping, siêu thị, cửa hàng,.. Điều này thực sự gây ra những hậu quả không nhỏ tới sự phát triển những kỹ năng sống của trẻ, khả năng giao tiếp và sự tập trung chú ý. Tiến sĩ Devra Davis, một trong những người được có uy tín và kinh nghiệm lâu năm nghiên cứu về sự nguy hiểm của điện thoại di động cho biết: “Việc tiếp xúc với bức xạ từ điện thoại có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe như: Làm thay đổi AND, thay đổi tuần hoàn não, tổn thương dây cột sống, ảnh hưởng tới khả năng học hỏi,… Nếu bạn không cai nghiện điện thoại cho trẻ sớm, bé nhà bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư não gấp 4-5 lần so với những đứa trẻ khác không sử dụng điện thoại hay máy tính bảng. Ngoài ra, trẻ nghiện điện thoại thông minh còn có thể bị tử kỷ chỉ vì giao tiếp một chiều, không gần gũi với cha mẹ, hạn chế khả năng giao tiếp và học hỏi, mất ngủ, dễ béo phì. Tính cách của trẻ cũng hung hăng hơn, dễ nổi cáu và thậm chí đãn tới bệnh tâm thần nếu bạn không cai nghiện điện thoại cho trẻ kịp thời” Theo thống kê cho thấy những ứng dụng trẻ em hay xem như Youtube- Mạng xã hội chia sẻ video từ hàng triệu người sáng tạo trên toàn thế giới đăng tải. Hiện nay có rất nhiều trường hợp những người đăng tải lên nền tảng này mà không để ý quá nhiều về nội dung, trẻ xem dễ làm theo điều không tốt. Ví dụ: Thử thách “cá voi xanh” đã gây ra đau đớn cho hàng trăm đứa trẻ trên toàn thế giới và để lại dư chấn cho nhiều bé. Hay trường hợp một bé trai 6 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh suýt mất mạng, nhập viện trong tình trạng hôn mê vì học theo trò thắt cổ nhưng vẫn thở được. Hay cũng có trường hợp trẻ nghĩ mình là siêu nhân nên đạp
- 3 tay vào cửa kính dẫn tới bị đứt mạch máu. Ngoài ra, một số trò chơi có yếu tố bạo lực, nghiêm cấm trẻ em dưới 18 tuổi cũng có thể tải xuống, khiến các cháu bị nhiễm các nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển trong tương lai. Điều này rất đáng lo sợ, khiến tôi thực sự băn khoăn và lo lắng rằng các bé nếu không được bố mẹ kiểm soát khi xem điện thoại, ti vi rồi sẽ như thế nào? Hiện nay ở nhiều gia đình, có nhiều trường hợp ghi nhận tình trạng “ nghiện sử dụng điện thoại thông minh”, “nghiện tivi”. Mỗi khi các cháu đi lớp thì không sao, cứ ngày nghỉ ở nhà hoặc giờ đi học về là các cháu chỉ làm bạn với “tivi, điện thoại” cha mẹ không có cách nào ngăn cản được. Đây là vấn đề cực kỳ nguy hiểm cho các bé và sự phát triển của chúng trong tương lai không chỉ về sức khỏe như mắt, thể chất mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý. Vì vậy câu hỏi đặt ra cho các bậc phụ huynh là làm thế nào để cai nghiện Smartphone, cai nghiện ti vi cho trẻ? Bản thân tôi là một giáo viên mầm non trẻ, với gần 15 năm trong nghề, qua quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trên lớp đã nhận thấy sự khác thường trong việc tập trung chú ý của trẻ trong hoạt động. Và đặc biệt qua sự trao đổi, chia sẻ với các bậc phụ huynh, tôi cảm thấy rất băn khoăn, trăn trở rằng mình cần làm gì, có biện pháp nào để giúp các bậc phụ huynh trong việc đồng hành cùng con tại nhà mà hạn chế tối đa việc lạm dụng thiết bị điện tử. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh giúp trẻ mẫu giáo hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử” nhằm mục đích giúp các con sử dụng các thiết bị điện tử đúng cách và khoa học hơn. 1. Giải pháp cũ thường làm Qua trao đổi với đồng nghiệp trong trường và qua nhiều năm đứng lớp mẫu giáo. Năm học 2020-2021 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 3TB2, ngay từ đầu năm học nhận cháu vào lớp, bản thân tôi đã tích cực trò chuyện với các cháu và trao đổi với các bậc phụ huynh để hiểu về nhận thức cũng như đặc điểm tâm sinh lý của từng cháu. Khi đó tôi biết rằng, rất nhiều các bạn trong lớp 3TB2 đã biết sử dụng một số các ứng dụng trên điện thoại như youtube hoặc các ứng dụng trò chơi khác nhau. Nhiều bạn chỉ cần có chiếc điện thoại trong tay, hay được mở ti vi là trẻ sẵn sàng ngồi một góc xem cả ngày không biết chán. Chỉ cần rời điện thoại ra hay tắt ti vi đi là khóc mếu đòi bố mẹ lấy lại ngay. Vì thế mà
- 4 phương pháp bố mẹ dỗ con cái bằng cách đưa điện thoại đang khá phổ biến tại các gia đình phụ huynh lớp 3TB2. Mỗi khi trẻ chơi điện thoại hay xem ti vi quá nhiều, cha mẹ đã có những cách làm như sau: * Về phía phụ huynh: - Đột ngột tịch thu điện thoại: Nhiều bố mẹ nghĩ rằng trẻ con “không biết gì” nên chỉ cần tịch thu điện thoại là có thể bỏ được thói quen nghiện “smart phone” của trẻ. - Quát mắng, dùng đòn roi để bắt bé không xem điện thoại Phương pháp này khá phổ biến và được rất nhiều phụ huynh áp dụng với quan niệm rằng: “Thương cho roi cho vọt”, nếu không nghiêm khắc trẻ sẽ không sợ mà thay đổi, tiến bộ. - Cài đặt hình nền ma quỷ, vẽ quầng thâm mắt…để dọa bé sợ để tránh xa điện thoại Để chấm dứt tình trạng cứ về đến nhà là đòi điện thoại, khi ăn là điện thoại, một số mẹ đã tải các hình nền có khuôn mặt ma quỷ đáng sợ trên mạng hoặc mua ốp điện thoại hình con vật mà bé rất sợ như: gián, chuột, rắn,.. Nguy hiểm hơn nữa, một số mẹ khi bé ngủ còn vẽ quầng thâm vào mắt bé, nói dối con là do con xem nhiều điện thoại nên bị như thế để hù dọa trẻ. Nhiều người nghĩ rằng, với “độc chiêu” này, bé sẽ sợ hãi, lâu dần từ bỏ việc xem các video trên điện thoại. Một cách nữa mà phụ huynh nào cũng áp dụng đó là lấy cô giáo ra hù dọa các con. Ba mẹ thường nói với con rằng: Mẹ gọi cho cô giáo đấy, mai mẹ đến mẹ bảo cô giáo là ở nhà con chưa ngoan… * Về phía giáo viên:
- 5 Khi trao đổi được ba mẹ phản ánh về tình trạng các con ở nhà cô giáo đã có cách giải quyết như sau: - Giáo dục, nêu gương: Thông thường khi được phụ huynh nhờ “ nhắc cháu” vì đối với phụ huynh trong mắt các con “ cô là tất cả”. Chính vì vậy cô cũng gọi học sinh đến âu yếm và nhắc nhở trẻ không được đòi bố mẹ điện thoại, cô giáo dục trẻ như thế là chưa ngoan rồi sau đó cô nhắc nhở trước lớp để “răn đe” cả những trẻ khác. - Thưởng, phạt bé ngoan: Sau khi cô quán triệt và nhắc nhở trước lớp, cô tiếp tục trao đổi và trò chuyện với phụ huynh về tình trạng cải thiện ở nhà như thế nào? Nếu trẻ nào ngoan hơn, biết nghe lời cô thì cô sẽ thưởng bé ngoan cuối tuần, và ngược lại, nếu bạn nào cô được biết về nhà chưa ngoan thì trẻ sẽ bị phạt “Không được” bé ngoan của tuần đó. Tôi đã có bảng khảo sát đầu năm trước khi áp dụng biện pháp như sau: Số trẻ được khảo sát: 25 trẻ Thường xuyên Ít khi STT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Trẻ sử dụng ti vi, điện 1 thoại xem Youtube/ 22/25 88% 3/25 12% hoạt hình Cha mẹ sử dụng tivi, 2 điện thoại cho trẻ ăn/ 20/25 80% 5/25 20% khi làm việc riêng Cha mẹ xem điện thoại 3 25/25 100% 0 trước mặt con Dành thời gian trò 4 10/25 40% 15/25 60% chuyện/ chơi cùng con 5 Trẻ chủ động tham gia 8/25 32% 17/25 68% một công việc được giao/ các hoạt động ở
- 6 trường lớp Qua bảng khảo sát và qua những cách làm trên của cô giáo và phụ huynh tôi nhận thấy được những mặt ưu điểm và hạn chế sau: * Về ưu điểm: Trước mắt cha mẹ các con không xem ti vi hay điện thoại, giúp hạ hỏa cơn giận của cha mẹ. Trẻ nghe lời cô giáo, bố mẹ một cách tạm thời. Đạt được mục tiêu giáo dục của cô giáo. * Về hạn chế: Tâm lý trẻ em rất nhạy cảm, việc bố mẹ tịch thu đột ngột mà không có sự giải thích hay dành thời gian quan tâm đến bé đã khiến một số bạn có hành động cực đoan. Thực tế có rất nhiều bạn tự hành hạ bản thân khi bị bố mẹ “cách ly” điện thoại, các bạn ấy sẵn sàng gào khóc, khi, dỗi cả tiếng đồng hồ. Theo các chuyên gia giáo dục, việc quát mắng, phạt bé bằng đòn roi có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý non nớt của bé, lâu dần sẽ dẫn đến nhưng sang chấn tâm lý và tồn tại lâu dài trong trí nhớ của trẻ. Hay một số trẻ bị ám ảnh trong trí nhớ hình những con vật đáng sợ. Khi các bé đã quen và phát hiện “các con vật” trên điện thoại không gây hại cho bản thân như bố mẹ nói, đã dẫn đến tình trạng “nghiện” điện thoại càng nặng hơn. Thêm nữa, việc hù dọa không phải là cách tốt nhất để bỏ thói quen xấu cho các con. Sự tập trung chú ý của trẻ vào một vấn đề nào đó bị hạn chế. Giáo viên đã nhắc nhở trẻ với các hình thức. Tuy nhiên chỉ được một thời gian, hiệu quả giáo dục không cao. Việc cô giáo thưởng phạt bé ngoan cũng thế, lâu dần tạo cho trẻ thói quen “chẳng cần” bé ngoan, làm mất đi tính giáo dục lễ giáo, nêu gương mỗi cuối tuần. Từ những ưu điểm và hạn chế trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp mới nhằm phối hợp với phụ huynh “cai nghiện” cho trẻ như sau: 2. Giải pháp mới cải tiến 2.1 Giải pháp 1: Tuyên truyền sâu rộng đến các các phụ huynh về lợi ích và tác hại của việc cho con xem ti vi, điện thoại quá nhiều. Thực tế cho thấy rằng, nhiều phụ huynh không hề nhận ra được rằng, con mình đang bị nghiện các thiết bị điện tử. Bởi bản thân cha mẹ cũng đang có điện thoại làm bạn khi đi làm, khi về nhà. Chỉ cần đáp ứng cho con để yên chuyện, để con hết mè nheo cho cha mẹ làm việc. Từ khi nhận lớp, tôi đã lập nhóm zalo của lớp để thông báo tình hình chung của lớp và thông báo các nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và gia đình cần phối hợp. Nhóm zalo này mỗi gia đình một người và hai giáo viên chủ nhiệm lớp. Ở đây
- 7 cô sẽ cài đặt quyền trưởng nhóm để phê duyệt thành viên và chỉ cô giáo là trưởng, phó nhóm thông báo thông tin và phụ huynh lĩnh hội cùng thực hiện chứ không bình luận. Sau khi đầy đủ các thành viên của lớp ở nhóm này, tôi sẽ gửi link để các cha mẹ tham gia nhóm zalo thứ hai. Một nhóm zalo thứ hai, gồm các cô giáo trong lớp và các bậc phụ huynh trong lớp, kể cả bố và mẹ đều tham gia, ở nhóm này tôi đã đặt tên nhóm là “3TB2 – Hiểu mình, hiểu con”. Đây là nhóm trao đổi giữa cô giáo và phụ huynh về các cách chăm sóc giáo dục cháu, cô giáo và cha mẹ thỏa sức chia sẻ những kinh nghiệm dạy con, những cuốn sách hay để đọc cho con nghe hay những mẩu chuyện thú vị cho bé mỗi giờ đi ngủ. Hay đơn giản, khi con gặp một vấn đề gì đó như trẻ biết nói một từ lạ, trẻ có một biểu hiện mới không tốt,…cha mẹ có thể lên đó chia sẻ và nhờ các mẹ khác tư vấn, giúp đỡ. Điều này dễ dàng giúp cô giáo và phụ huynh hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn và cùng nuôi dạy con tốt hơn. Cũng chính từ nhóm zalo “3TB2 – Hiểu mình hiểu con” này tôi cũng gửi các đường link chia sẻ về tác hại của việc cho trẻ xem ti vi điện thoại quá nhiều, về lợi ích của việc cha mẹ đồng hành cùng con mỗi ngày hay chia sẻ những cảnh tỉnh đối với phụ huynh khi để con tự ý xem điện thoại, ti vi mà không có sự kiểm soát của cha mẹ,… Những đường link cô gửi được cha mẹ xem và chia sẻ lan tỏa rất mạnh, có mẹ còn copy link và đăng tải lên zalo, facebook để chia sẻ đến nhiều ba mẹ khác có con trong độ tuổi. Mặt khác, tôi đã dành thời gian thảo luận sau buổi họp phụ huynh cùng các bậc phụ huynh trong lớp để trò chuyện về việc có nên hay không nên cho trẻ xem tivi, điện thoại. Có rất nhiều ý kiến trái chiều đưa ra trong cuộc thảo luận đó. Một số phụ huynh cho rằng, mình xem được thì con cũng xem được, cứ cho trẻ xem ti vi vì vẫn có những chương trình dành cho trẻ em, còn xem điện thoại khi bố mẹ bận rộn, chẳng sao cả. Số phụ huynh khác lại cho rằng xem tivi không phải là hoàn toàn có ích, nhưng nó không hoàn toàn là vô ích. Điều này là hoàn toàn đúng, và qua các buổi chia sẻ, thảo luận chúng tôi đã đưa ra một số điểm kết luận như sau * Lợi ích của việc cho trẻ xem ti vi đúng cách: Khi các bé xem ti vi hay điện thoại ta có thể thấy một số mặt tích cực từ trẻ như trẻ “ ngoan hiền” hơn, ba mẹ làm được việc hơn mà không có ai quậy phá. Nhiều trẻ em dễ dàng ghi nhớ các đoạn quảng cáo với lời thoại thu hút. Vì những hình ảnh động trên tivi, điện thoại rất rõ ràng, sinh động giúp trẻ dễ hiểu, trẻ dễ nhớ bằng hình ảnh hơn là lời nói. Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng trẻ em khi xem các kênh khoa học và giáo dục thì trình độ phát triển ngôn ngữ của chúng sẽ được cải thiện đáng kể. Học ngoại ngữ bằng cách xem tivi hay qua các sản phẩm công nghệ sẽ tốt hơn là không sử dụng chúng. Một số chương trình dành cho trẻ em được sản xuất cũng góp phần làm cho hành vi và thói quen của trẻ tốt hơn.
- 8 Khi còn nhỏ, trẻ chưa thể đi khắp nơi. Vì vậy chúng ta có thể cho trẻ tìm hiểu về các loài động vật trên thế giới bằng cách xem "Thế giới động vật", hay đơn giản là học các phương pháp gấp giấy origami khác nhau. Nhiều phim hoạt hình kinh điển có tác dụng trong việc tạo nền tảng cho việc học kiến thức mới ở trường. Do đó, cha mẹ có thể cho trẻ xem các chương trình khoa học và chương trình thiếu nhi có ý nghĩa. Khi trẻ được cha mẹ đồng hành lúc học, chơi giúp con phát triển ngôn ngữ và tư duy rất tốt. Có nhiều ứng dụng trên điện thoại, ti vi phù hợp với lứa tuổi của trẻ, sẽ kích thích não bộ của trẻ nếu sử dụng đúng cách. * Tác hại của việc xem ti vi, điện thoại mà không có sự kiểm soát của bố mẹ: Đương nhiên xem tivi lẫn sử dụng các thiết bị điện tử công nghệ có những tác hại dễ nhận thấy nếu cha mẹ không khống chế thời gian sử dụng hoặc không kiểm soát được nội dung các con truy cập vào. Cụ thể như sau: Làm giảm khả năng tập trung, chú ý: Khi trẻ xem tivi, trông chúng có vẻ chăm chú, tập trung, nhưng trên thực tế, chúng lại không tích cực vận động các nhóm cơ kiểm soát sự tập trung. Đó đơn thuần là trạng thái kích thích quá mức, sẽ phá hủy sự hình thành khả năng tập trung. Ngoài ra xem tivi, điện thoại quá nhiều có thể cản trở khả năng giao tiếp của trẻ. Các chuyên gia cảnh báo rằng việc tiếp xúc quá nhiều với tiếng ồn của tivi, điện thoại có thể ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt của trẻ. Nếu trẻ tiếp xúc quá nhiều với các âm thanh phát ra từ tivi, điện thoại, bé sẽ khó tiếp nhận những âm thanh khác. Điều này cản trở khả năng diễn đạt và ảnh hưởng đến việc giao tiếp của trẻ. Gây tổn hại đến cấu trúc não: Xem tivi hay điện thoại quá nhiều có thể làm tổn hại cấu trúc năo. Những đứa trẻ dành hầu hết thời gian để xem tivi, điện thoại có số lượng chất xám trong các vùng xung quanh vỏ não trước trán, khu vực phía trước thùy trán, nhiều hơn. Tuy nhiên, phần tăng lên này là tiêu cực vì nó liên kết với khả năng hiểu biết về ngôn ngữ kém hơn. Nhiều người cho rằng việc cho trẻ xem tivi có thể giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức hơn từ các chương trình giáo dục. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tiếp nhận kiến thức quá nhiều chưa chắc tốt vì não của trẻ vẫn chưa hoàn thiện để chứa hết. Điều này có thể gây tổn hạn đến chức năng nhận thức của trẻ. Khi trẻ tiếp xúc tivi quá nhiều, khả năng suy nghĩ sáng tạo của trẻ có thể bị tê liệt. Một số chương trình truyền hình có thể dạy cho trẻ kiến thức nhưng nó làm giới hạn khả năng tư duy của trẻ. Các chương trình truyền hình thường đưa ra các hoạt động và các ý tưởng đã được chuẩn bị trước. Do đó, trẻ sẽ không thể chủ động tự suy nghĩ hoặc làm điều gì đó Hành vi bất thường: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em xem tivi, smartphone... trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những nội dung truyền hình không tốt nên đã bắt chước một cách vô thức những hành động đó. Mặt khác, do trẻ em thiếu sự giáo dục và giám sát của cha mẹ nên chúng có những hành vi bất thường, hay cáu bẳn, gào thét vô cớ hoặc khi không được xem ti vi, điện thoại (Hình ảnh 1)
- 9 Giảm thời gian vận động, dễ béo phì: Trẻ ngồi yên khi xem tivi, điện thoại vô tình sẽ giảm thời gian vận động rất nhiều. Nếu trẻ không chịu vận động trong một thời gian dài dẫn đến tiêu thụ ít calo, cơ thể ì trệ. Điều này dễ ảnh hưởng xấu đến cân nặng của trẻ. Đa số trẻ sẽ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì rất cao. Xem tivi nhiều sẽ khiến trẻ không có nhiều thời gian để tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể thao. ( Hình ảnh 2) Thị giác ảnh hưởng: Một số trẻ ngửa cổ khi xem ti vi, nằm nghiêng xem điện thoại điều này dễ gây ra hiện tượng lác mắt. Ánh sáng của tivi, điện thoại và hình ảnh thay đổi quá nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến thị giác của trẻ. Nhiều bé bị ngứa mắt, mỏi mắt và hay chảy nước mắt.( Hình ảnh 3) * Biếng ăn trầm trọng Rất nhiều người thấy khi mở những video quảng cáo, ca nhạc… Là con đã tự động ngồi yên lặng, nín khóc, chăm chú xem và ăn ngoan ngoãn. Lâu dần, hình thành một thói quen khó bỏ. Khi dỗ trẻ ăn bằng điện thoại, việc ăn của trẻ diễn da không tự nguyện. Tạo ra phản xạ có điều kiện. Trẻ chỉ ăn khi được xem vô tuyến hoặc điện thoại. Cảm giác thèm ăn, ăn ngon và vị giác của trẻ mất dần. Cũng giống như một sự nhàm chán với một thói quen. Việc cho trẻ xem điện thoại nhiều khi ăn cũng đã không tạo sự hứng thú ăn uống của trẻ. Trẻ có dấu hiệu lười ăn hơn kể cả khi được xem điện thoại. Khóc lóc ăn vạ nếu không được xem những chương trình chúng muốn. Trẻ sẽ chỉ tập trung xem mà không chịu ăn. Kết quả trẻ càng ngày càng biếng ăn. ( Hình ảnh 4) Từ việc nhận thức được việc “lợi bất cập hại” trên, câu hỏi đặt ra với các bậc phụ huynh và cô giáo là làm thế nào để hướng dẫn các con hạn chế thời gian sử dụng những thiết bị điện tử đó phù hợp với độ tuổi của trẻ trong một ngày, sao cho vừa giúp thỏa mãn nhu cầu của các con vừa giúp các con phát triển toàn diện? Để làm được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và cô giáo để giúp trẻ sử dụng có hiệu quả với nội dung lành mạnh, có tác dụng tới nhận thức của trẻ mẫu giáo. 2.2 Giải pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh một số cách “cai nghiện” cho con mà không ảnh hưởng đến tâm lý trẻ Trẻ em cũng giống như người lớn, để từ bỏ một thói quen là một điều không hề dễ dàng và cũng cần có một quá trình. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là cần sự kiên trì, cố gắng và quyết tâm thật cao của bố mẹ và những người thân khác trong gia đình. Để làm tốt được điều này, tôi đã đề xuất cho phụ huynh các cách như sau: * Người lớn cần làm gương, hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với điện thoại hay ti vi. Dẫu biết rằng việc dùng các thiết bị điện tử quá nhiều sẽ có ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ nhưng khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, phát triển không ngừng, chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng dường như vẫn trở thành “vật
- 10 bất ly thân’ đối với đa số ba mẹ. Có những mẹ chia sẻ rằng, cứ lên giường là cầm điện thoại, mắt mờ đi rất nhiều cũng vì điện thoại. Hầu hết các bậc phụ huynh đều hiểu rõ tác hại của việc cho con dùng điện thoại thông minh sớm và tìm cách “lấy điện thoại khỏi tay con”, thế nhưng họ lại quên rằng chính mình cũng phải bỏ thói quen dùng điện thoại trước mặt các con, Bởi lẽ việc hạn chế sử dụng điện thoại hay các thiết bị di động trong việc giao tiếp với con cái, đặc biệt là những trẻ có độ tuổi nhỏ, các bậc phụ huynh có thể giúp tăng khả năng học từ của con. Muốn các con cai nghiện được tivi, điện thoại thì người lớn cũng cần từ bỏ thói quen xấu này, hạn chế tối đa việc lạm dụng các thiết bị điện tử smartphone,.. Kể cả cô giáo và bố mẹ, tuyệt đối tránh việc sử dụng điện thoại làm việc riêng khi ở gần các con, nếu cần hãy ra khỏi phòng nơi có bé mới sử dụng. Hay cho trẻ thấy rằng cha mẹ muốn được đọc sách, chơi trò chơi hoặc trò chuyện cùng con hơn là xem tivi, điện thoại. Trẻ nhỏ học hỏi từ hành động hơn là từ lời nói của người lớn. Khoa học đã chứng minh rằng: Bố mẹ ít dùng điện thoại, nói chuyện nhiều với con sẽ giúp trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn. Chính vì vậy, người lớn cần hạn chế sử dụng điện thoại hay các thiết bị di động trong khi giao tiếp với con cái Đối với các bé, việc đầu tiên là cha mẹ nên hạn chế tối đa trong việc cho trẻ tiếp xúc với điện thoại trong những khoảng thời gian không cần thiết như giờ ăn, lúc đi lại hay về nhà vào buổi chiều tối. Cha mẹ nên cài đặt điện thoại ở chế độ rung và tắt hết thông báo ở các nhóm đã tham gia tránh gây chú ý cho trẻ. Và cũng nên thiết lập một số khu vực trong nhà mà không được dùng điện thoại như phòng ăn, phòng ngủ,..để không ảnh hưởng đến việc ăn uống, nghỉ ngơi của các bé. ( Hình ảnh 5) * Gỡ hết các ứng dụng Youtube, trò chơi, trang quảng cáo tự động trên máy Thông thường khi có điện thoại hay tivi trẻ thường vào Youtube để xem các nội dung phim hoạt hình, ca nhạc hoặc những quảng cáo ngộ nghĩnh, một số trẻ sành hơn có thể chơi game. Bố mẹ nên quản lý và giới hạn các nội dung con được phép vào xem bằng cách tải sẵn về máy những video có tính giáo dục, nhân văn như: truyện cổ tích, trang thơ hay, câu chuyện tiềm thức, thế giới động vật,.. đồng thời gỡ bỏ hết các ứng dụng game, youtube trên điện thoại * Quy định thời gian trẻ được phép xem điện thoại, tivi Cha mẹ nên quy định một khoảng thời gian cụ thể cho con được phép xem điện thoại hay tivi phù hợp với độ tuổi và nhận thức, sự chú ý của trẻ để không ảnh hưởng đến thị giác và tâm lý trẻ. Ban đầu có thể là giới hạn tối đa cho trẻ xem khoảng 1 tiếng ngày, sau đó giảm dần trong các ngày tiếp theo. Đến khi hết thời gian, cha mẹ cũng phải dứt khoát cất điện thoại hay tắt tivi đi. Tránh việc dừng đột ngột có thể gây ảnh hưởng xấu đến trẻ. Thời gian cho trẻ xem điện thoại hay ti vi có thể là một giờ cố định nào đó trong ngày như khung giờ sau khi cả nhà ăn tối xong. Hoặc có thể ngoại lệ một chút để “thưởng” kích thích cho các con mỗi khi con làm được một việc gì tốt hoặc con ngoan hơn mọi ngày.
- 11 Vấn đề đặt ra ở đây là các bậc phụ huynh sẽ cho con xem cái gì hay học như thế nào trên điện thoại, ti vi? Đây là một vấn đề tôi băn khoăn, trăn trở và tìm tòi để phối hợp các bậc phụ huynh đồng hành cùng con của mình. Bản thân tôi đã tham gia vào rất nhiều các trang nhóm cộng đồng trên mạng xã hội facebook hay zalo để học hỏi kinh nghiệm từ các bạn bè, đồng nghiệp. Ví dụ như trang: Hội cha mẹ yêu giáo dục sớm, hội bà mẹ bỉm sữa đồng hành cùng con, cộng đồng cha mẹ muốn chơi cùng con… Tôi được rất nhiều người chia sẻ những ứng dụng hay để giúp bé học trên điện thoại, ipad hay ti vi như Monkey, monkey junior, ABC, bé vui học toán,… nhưng tôi cảm thấy ấn tượng và tâm đắc nhất là một ứng dụng giáo dục sớm song ngữ Kids up của công ty cổ phần công nghệ giáo dục Kids Sun Việt Nam và đã giới thiệu với phụ huynh đồng hành cùng con tại nhà. Mới đầu có thể có người nghĩ rằng nó đang mâu thuẫn bởi cô giáo đang phối hợp giúp bố mẹ hạn chế thời lượng xem điện thoại hay tivi cho con mà lại giới thiệu phụ huynh cho con học trên điện thoại. Điều này cũng dễ trả lời, bởi sẽ không thể tuyệt đối cấm đoán các con trong thời buổi công nghệ hiện đại này, thay vì cho con xem các nội dung vô bổ trên Youtube, hoạt hình thì thời gian con xem điện thoại ấy giúp con phát triển tư duy, ngôn ngữ. Kids up là một ứng dụng giáo dục sớm dành cho trẻ từ 2-7 tuổi đã được Viện phát triển công nghệ và giáo dục Việt Nam chứng nhận là ứng dụng phát triển tư duy cho trẻ mầm non. ( Hình ảnh 6,7) Những người cố vấn cho Kids up là những chuyên gia hàng đầu về giáo dục sớm và giáo dục mầm non trong nước nước ngoài, đã được tin tưởng và giới thiệu trên các kênh truyền thông như VTV, VTC, QPVN, VOV, Vnexpress. Nội dung trong Kids up rất phong phú và đa dạng, được thiết kế chương trình học theo phương pháp Montessori- giáo dục sớm mà các trường Quốc tế đang sử dụng dạy trẻ Mầm non. Các bạn sẽ học được cả tiếng Việt, tiếng Anh, Toán, Âm nhạc, Mĩ thuật thông qua các trò chơi hấp dẫn, trẻ rất hứng thú và không nhàm chán. Đặc biệt là phần trò chơi phát triển hai bán cầu não trái, phải sẽ giúp cha mẹ biết được mặt mạnh và hạn chế của con để bồi dưỡng và phát huy ( Hình ảnh 8,9) Kids up sử dụng trên nhiều thiết bị như điện thoại, ipad, ti vi, máy tính và đã kích hoạt vào thiết bị rồi không cần mạng Internet các con cũng có thể học. Vì vậy khi các con học ba mẹ có thể tắt wifi hay ngắt kết nối mạng Internet thì chúng ta sẽ không lo con tự ý bỏ học và đi truy cập vào các ứng dụng khác. Một ưu điểm nữa của Kids up mà tôi thấy được nó khác với các ứng dụng khác là chương trình được xây dựng bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, tức là nó tự động điều chỉnh lộ trình của bài học phù hợp với khả năng của từng bé. Cùng một độ tuổi nhưng chưa hẳn hai bé đã có hai bài học giống nhau. Bởi sau mỗi bài học chương trình sẽ tăng dần độ khó và đáp án, đưa ra sự đánh giá mức độ hoàn thành của từng bé, bé hoàn thành tốt hơn thì chương trình sẽ tăng thêm độ khó cho con và ngược lại. Và cái lý do quan trọng của Kids up có mà tôi muốn phụ huynh sử dụng ứng dụng này để cho bé “cai nghiện” thiết bị điện tử đó chính là Kids up có giới hạn
- 12 thời gian học của bé. Mỗi một ngày chương trình chỉ cho các con học 15-20 phút, cứ hết giờ chương trình sẽ đưa ra lời cảnh báo cho các con rất rõ ràng là “ Đã hết giờ học rồi, con hãy tắt máy để mắt được nghỉ ngơi nhé. Hẹn gặp con vào buổi học ngày hôm sau”. ( Hình ảnh 10) Việc quy định thời lượng bài học của Kids up vừa giúp bảo vệ mắt cho bé, vừa giúp các con sử dụng thiết bị điện tử một cách khoa học. Khi nghe lời cảnh báo các con vui vẻ tắt máy và hào hứng mong chờ đến buổi học tiếp theo. Thực hiện “kỷ luật không nước mắt”: Ngoài việc quy định thời gian cho trẻ được xem tivi, điện thoại trong một ngày, cha mẹ cũng nên đưa ra những hình thức khi con mắc lỗi bằng cách hạn chế hoặc không được mượn điện thoại hoặc xem ti vi trong ngày hôm đó. Ví dụ, con chơi xong không dọn đồ chơi thì con không được xem điện thoại, ti vi trong buổi tối hoặc không chào hỏi người lớn sẽ không được xem trong ba giờ và tuyệt đối không được đòi, khóc,… Bằng cách này, cha mẹ sẽ từ từ cách ly thiết bị điện tử khỏi trẻ. * Dành thời gian đồng hành bên con mỗi ngày: Duy trì việc quản lý giờ giấc của con thật sự cần kiên trì. Vì đôi lúc bận bịu công việc, các bậc cha mẹ thường “quên” đi một vài ngày và thế là mọi việc lại bắt đầu lại. 2.3 Giải pháp 3: Tổ chức một số hoạt động trên lớp nhằm giáo dục trẻ về tác hại của việc xem ti vi hay điện thoại nhiều và giúp trẻ tích cực tham gia các trò chơi. 2.3.1 Tổ chức hoạt động học: Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp kiến thức cho trẻ bằng cách xây dựng các tiết học lồng ghép kỹ năng sống vào trong các hoạt động dạy trẻ trên lớp. Ví dụ 1: Trong chủ đề “Một số đồ dùng gia đình” tôi cho trẻ khám phá khoa học “Một số đồ dùng sử dụng điện”. * Mục đích: - Trẻ biết tên công dụng và lợi ích của 1 số đồ dùng sử dụng điện trong gia đình như bàn là, nồi sơm điện, quạt điện, ti vi – Trẻ biết sử dụng các đồ dùng điện một cách an toàn, tiết kiệm. * Kỹ năng: – Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ định cho trẻ. – Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu. – Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm. * Thái độ: – Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện, biết xem ti vi đúng cách và hợp lý. * Tiến hành: - Ổn định tổ chức: + Cho trẻ hát bài “ đồ dùng bé yêu” + Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về những đồ dùng gì?
- 13 + Những đồ dùng đó để làm gì? - Nội dung: + Trò chuyện về một số đồ dùng sử dụng điện: Trò chuyện về một số đồ dùng sử dụng điện bằng những cách khác nhau như: Chia trẻ về các nhóm để khám phá, tạo tình huống hay giải câu đố để đoán đồ dùng và tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng an toàn của từng loại đồ dùng. + Trò chuyện xem ti vi như thế nào cho đúng cách: Tôi cho trẻ về các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến. Các cháu rất sôi nổi nêu lên ý kiến của mình Để giữ gìn sức khỏe khi xem tivi, các bé cần cần chú ý các chỉ dẫn sau: + Nên ngồi cách tivi một khoảng cách xa, không nên ngồi quá sát vào màn hình. ( Hình ảnh 11) + Không nên nằm bò hoặc nằm ngửa xem tivi,dễ bị cận thị. Tốt nhất hãy ngồi thẳng trước tivi. + Nên xem cùng bố mẹ hoặc khi được sự cho phép của bố mẹ. Không xem thời gian quá dài, chỉ xem những chương trình dành cho thiếu nhi. + Không nên vừa xem tivi vừa ăn cơm, như vậy ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn; thậm chí bị hóc nghẹn. + Nên ăn nhiều thức ăn giàu Vitamin A để bổ mắt, ví dụ: cà rốt, rau bó xôi,cam.. + Khái quát, mở rộng: Ngoài bàn là, nồi cơm điện, quạt điện, ti vi còn có rất nhiều các đồ dùng khác cũng phải có điện thì mới sử dụng được ( Cô cho trẻ xem một số hình ảnh trên màn hình) - Giáo dục: Tất cả các đồ dùng trên đều là đồ dùng sử dụng điện trong gia đình, các đồ dùng đó đều rất cần thiets đối với cuộc sống của mỗi người. Nếu không có điện thì sẽ không sử dụng được các đồ dùng đó. Vì vậy, điện rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Nếu sử đụng diện lãng phí thì nguồn năng lượng sẽ dần bị cạn kiệt, như vậy rất ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, nên chúng ta phải biết sử dụng điện tiết kiệm như tắt điện, quạt khi ra khỏi phòng. Khi thấy người nào sử dụng không tiết kiệm thì chúng ta nên nhắc nhở để người đó có ý thức hơn. + Trò chơi củng cố Trò chơi 1: Đội nào nhanh nhất + Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội, nhiệm vụ của các đội sẽ phải chạy lên, chọn những hình ảnh về đồ dùng sử dụng điện ở trên bàn và gắn lên bảng, đội nào tìm được nhiều hình ảnh đúng nhất sẽ là đội chiến thắng. + Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, trò chơi bắt đầu và kết thúc bằng một bản nhạc. Trò chơi 2: Ai giỏi nhất + Cô và trẻ về bàn ngồi
- 14 + Mỗi bạn sẽ được phát một bài tập, trong bài sẽ có hình ảnh về các hành vi biết sử dụng đồ dùng điện tiết kiệm, không tiết kiệm; hình ảnh về các bạn xem tivi đúng cách và không đúng cách. Nhiệm vụ của các con sẽ phải khoanh tròn hành vi tiết kiệm, tô mầu đỏ vào bông hoa bạn nào ngồi xem tivi đúng cách. Bạn nào khoanh đúng nhiều nhất và tô mầu đẹp nhất sẽ là bạn giỏi nhất. + Cô tổ chức cho trẻ chơi => Giáo dục trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm, xem ti vi đúng thời gian và đúng khoảng cách để giữ gìn và bảo vệ mắt. Bên cạnh đó, trong những giờ đón, trả trẻ hay hoạt động chiều, tôi thường xuyên tạo tình hướng cho trẻ phán đoán, thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Bên cạnh đó, trong những giờ đón, trả trẻ hay hoạt động chiều, tôi thường xuyên tạo tình huống cho trẻ phán đoán, thảo luận và đưa ra ý kiến của mình 2.3.2 Trò chuyện thông qua hoạt động chiều, trò chuyện, tạo tình huống Ví dụ 1: Trong giờ hoạt động chiều chủ đề gia đình. Cô xây dựng giờ hoạt động chiều “ Ngày nghỉ cuối tuần của bé” * Mục đích: Cháu được trò chuyện cùng cô về hai ngày nghỉ cuối tuần. Cháu kể được công việc của mình đã giúp bố, mẹ trong ngày nghỉ. Phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng cho trẻ Giáo dục trẻ biết quan tâm, giúp đỡ mọi người. GD cháu có ý thức thực hiện công việc được giao * Chuẩn bị: Cô chuẩn bị câu chuyện kể cho cháu nghe về ngày cuối tuần của cô Đề ra tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần * Tiến hành: Cô cho trẻ hát “Sáng thứ hai” và hỏi trẻ cháu vừa hát bài hát nói về thứ mấy? Thứ hai là ngày đầu tuần. Chúng mình hãy cùng nhau trò chuyện về ngày nghỉ nhé. Cô hỏi trẻ: Hai ngày nghỉ vừa rồi ở nhà các chau đã làm được những việc gì giúp bố mẹ nào? ( Cô lần lượt cho trẻ kể). Những bạn nào cuối tuần nghỉ đã xem ti vi, điện thoại? Con đã xem ti vi khi nào? Lúc con xem tivi bố mẹ làm gì? Khi cháu kể cô chú ý lắng nghe và gợi ý giúp trẻ hoàn thiện câu chuyện hơn. Cô nhận xét, tuyên dương trẻ đã biết giúp đỡ bố mẹ nhưng công việc vừa sức như quét nhà, nhặt rau, gấp quần áo,… Cô kể cho cháu nghe hai ngày nghỉ của cô như cô đi chợ, lau nhà, giặt quần áo hay làm đồ chơi để dạy các cháu,… TC: Thi xem ai nhanh
- 15 Cho trẻ chọn hình ảnh bạn đã có những hành động đúng ngày cuối tuần gắn vào ô khuôn mặt cười. Ngược lại, chọn những hình ảnh bạn chưa ngoan trong ngày cuối tuần ( Khóc, mếu, ngồi sát xem tivi,…) gắn vào ô có khuôn mặt mếu. => Giáo dục trẻ biết quan tâm, giúp đỡ bố mẹ nhưng công việc vừa sức của mình. Vâng lời ông bà bố mẹ, không được tự ý xem ti vi điện thoại khi chưa được bố mẹ cho phép. Từ đó cô cháu thống nhất đề ra tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần như bé ngoan chào cô, bé ngoan đi học đều, bé ngoan biết giúp đỡ mẹ, bé ngoan không khóc nhè, bé ngoan không tự ý xem tivi hay điện thoại,… để động viên khích lệ trẻ. ( Hình ảnh 12,13) Trong những giờ đón, trả trẻ tôi thường xuyên dành thời gian để trò chuyện với trẻ. Đơn giản chỉ là những câu hỏi nhỏ quan tâm đến bé như hôm qua về nhà con đã có gì vui? Con đã giúp mẹ làm gì? Hôm nay về nhà con thích được làm gì nhất?... Trẻ sẽ thỏa sức bộc lộ những mong muốn hay khoe những thành tích của mình với cô. Đồng thời tôi cũng tạo ra những tình huống có vấn đề cho trẻ đưa ra nhận xét và nêu cách giải quyết của mình Ví dụ 2: Tạo hình huống bằng cách cô kể cho trẻ nghe một câu chuyện “Ngày chủ nhật gia đình bạn An có bác Mai bạn mẹ đến chơi, mẹ bận chuẩn bị nấu cơm đón tiếp khách. Mẹ có bảo An là thu dọn đồ chơi gọn gàng và sắp xếp lại bàn ghế giúp mẹ. Nhưng khi bác Mai đến, đồ chơi An vẫn đang để ngổn ngang trên nền nhà và nằm xem tivi. Đến bữa ăn cơm, mẹ gọi An vào ngồi bàn ăn nhiều lần An mới chịu đứng dậy, An lại cứ khóc mếu đòi mẹ cho mượn điện thoại xem mới chịu ăn” *Mục đích: Trẻ lắng nghe, nhận xét được việc làm ngoan và chưa ngoan của các bạn trong tình huống, cụ thể trẻ nhận xét được việc làm của bạn An là chưa ngoan (vì bạn An chưa nghe lời mẹ nói, chưa hoàn thành công việc mẹ giao là cất đồ chơi gọn gàng và bạn An còn xem ti vi, điện thoại nhiều, khi có khách đến nhà bạn An chưa tự giác xúc cơm ăn). Tăng vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Giáo dục trẻ cần phải biết nghe lời người lớn, hoàn thành công việc được giao đặc biệt là khi có khách đến nhà. * Chuẩn bị Một số ảnh bé xem tivi, điện thoại khi ăn cơm, hình ảnh bé phụ giúp mẹ nhặt rau, thu dọn đồ chơi Video kỹ năng sống: Lịch sự khi khách đến nhà * Tiến hành: Cô hỏi trẻ cô vừa kể câu chuyện về bạn gì? Nhà bạn An có ai đến chơi? Mẹ đã bảo An làm gì giúp mẹ? An có làm không? Vì sao? ( Cho trẻ xem hình ảnh bạn nhỏ đang ngồi xem ti vi, đồ chơi bừa bãi) Bạn An trong câu chuyện như thế nào? Vì sao bạn chưa ngoan?
- 16 Cháu sẽ làm gì khi ở nhà? ( Cho trẻ xem hình ảnh bé nhặt rau, gấp quần áo, cất đồ chơi,..) Cháu chỉ xem điện thoại, ti vi khi nào? ( Khi được bố mẹ cho phép) Khi bố mẹ hay người lớn giao nhiệm vụ, cháu phải làm ra sao? => Giáo dục trẻ cần phải biết nghe lời người lớn, hoàn thành công việc được giao, đặc biệt là khi có khách đến nhà phải ngoan, tự giác xúc ăn, không mè nheo - Cho trẻ xem video kỹ năng sống: Lịch sự khi khách đến nhà Bên cạnh việc trò chuyện, cuối ngày và cuối tuần tôi đều giao nhiệm vụ đơn giản cho trẻ. Đồng thời nhắc zalo tới các bậc phụ huynh về yêu cầu của mình đối với các con, gửi những nội dung đó cho phụ huynh để bố mẹ kiểm tra xem con đọc thơ đã đúng chưa. Những nhiệm vụ tôi giao cho trẻ đều gắn với nội dung bài học trên lớp. Đơn giản như con hãy về hát/ đọc cho ông nghe bài hát/ bài thơ cô dạy hôm nay, hay con hãy cùng chơi với mẹ trò chơi với bóng hôm nay cô dạy nhé,… Điều đó sẽ giúp cho phụ huynh dễ dàng biết được nội dung bài dạy của cô giáo trên lớp để ôn bài cho con và biết nhận thức của con mình. Điều này tôi đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của phụ huynh và sự hào hứng của các cháu trong lớp ( Hình ảnh 14, 15) 2.3.3 Thông qua trò chơi vận động: Như chúng ta đã biết, một cơ thể khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn cần những hoạt động thể chất. Đặc biệt các trẻ ở lứa tuổi mầm non lại cần điều này hơn ai hết. Những trò chơi vận động không chỉ giúp cho trẻ phát triển thể chất mà còn nâng cao trí thông minh một cách hiệu quả. Phát triển vận động góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe. Các bài tập vận động vừa sức giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích hoạt động của của các hệ cơ quan. Đặc biệt khi trẻ luyện tập với các yếu tố tự nhiên như nước, ánh nắng mặt trời, không khí … sẽ giúp cho trẻ dễ thích nghi hơn với môi trường sống bên ngoài và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tôi luôn lồng ghép tổ chức các trò chơi vận động trong lớp, ngoài trời hay trong và ngoài tiết học một cách hợp lý, khiến trẻ hứng thú hơn. ( Hình ảnh 16) Tôi nhận thấy rằng bất kỳ một trò chơi vận động nào cũng khiến trẻ thích thú, đơn giản chỉ là đuổi theo những quả bóng tròn đang lăn trên sân hay trò chơi cùng những chiếc dây thừng cũng khiến trẻ đam mê cả buổi ngoài trời mà không hề nhàm chán. ( Hình ảnh 17,18 ) Một điều tuyệt vời thu được là khi tham gia các trò chơi vận động sẽ giúp trẻ ngày càng tự tin hơn khi đạt được những thành quả của mình. Sẽ giúp trẻ mạnh dạn giao tiếp, hòa đồng với mọi người, vượt qua bao sự rụt dè và khó khăn ban đầu. 2.3.4 Thông qua dạo chơi ngoài trời: Không chỉ sinh động các trò chơi trong lớp tôi còn đặc biệt chú ý quan tâm đến các hoạt động trải nghiệm ngoài trời nhằm kích thích sự tìm tòi, khám phá sáng tạo của trẻ. Dạo chơi ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ được hít thở không khí trong lành, được quan sát và ngắm nhìn thế giới xung quanh mà trẻ hứng thú nhất. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm những gì xảy ra ở cuộc
- 17 sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời, trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá của bản thân. Hoạt động dạo chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn, phấn khởi, vui nhộn, tâm lý thoải mái và hứng thú với môi trường tự nhiên. Đồng thời giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn. ( Hình ảnh 19) Chính vì vậy, thật tiếc nếu chúng ta không cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên. Tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ được khám phá những điều mới lạ ngoài thiên nhiên diệu kỳ như: bé cùng quan sát chiếc mầm mới nhú lên, nhặt chiếc lá vàng hay cánh hoa vừa rụng, hay chơi cùng những viên sỏi ngộ nghĩnh dưới gốc cây,… Tất cả đều có hồn trong mắt trẻ nếu có sự định hướng của giáo viên hay cha mẹ. ( Hình ảnh 20,21) 2.3.5 Lồng ghép đa dạng, linh hoạt một số trò chơi của ứng dụng Kids up vào các hoạt động giáo dục trên lớp. Nội dung trong Kids up đa dạng, rất bài học phù hợp với chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục đang ban hành. Tôi luôn kích thích các bé sự hứng thú với kids up bằng cách lựa chọn các nội dung phù hợp của Kids up để ứng dụng vào bài giảng của mình một cách linh hoạt. Ví dụ như trong chủ đề “gia đình của bé” bé được học bài học nhận biết hình vuông hình chữ nhật. Sau khi các cháu làm quen, nhận biết và gọi tên các hình xong. Tôi đưa trò chơi “Nối hình” trong kids up vào làm một trò chơi củng cố. Hay tôi lựa chọn trò chơi “quy luật đơn giản” để củng cố bài học sắp xếp theo quy tắc cho các bé ( Hình ảnh 22) Hay ví dụ khác trong chủ đề Nghề nghiệp, bài học khám phá xã hội về một số nghề trong xã hội, tôi lại sử dụng phần tráo thẻ trong kids up và đưa vào phần gợi hứng thú nhằm tạo sự tò mò cho trẻ khi khám phá về các nghề. Hoặc trong giờ giáo dục âm nhạc, tôi đã giúp trẻ cảm thụ âm nhạc bằng cách cho trẻ nghe các giai điệu của các bài hát trong chủ đề với những âm thanh nhạc cụ khác nhau. Kids up liên tục cập nhật các bài học theo chủ đề sự kiện như giáng sinh, tết Trung thu, tết Nguyên đán giúp các bé tiếp cận lượng kiến thức vô cùng phong phú. Ví dụ như chủ đề tết Trung thu, tôi sử dụng các bài học của chủ đề sự kiện vào hoạt động khám phá xã hội về một số đồ chơi và hoạt động trong ngày tết trung thu. Hay chủ đề giáng sinh, trẻ thỏa sức được quan sát, tìm hiểu về các nhân vật bí ẩn trong ngày giáng sinh, một số đồ vật đặc trưng trong ngày đó. Bên cạnh việc ứng dụng kids up vào hoạt động học, trong giờ hoạt động chiều, tôi cũng lên kế hoạch đưa trò chơi Kids up để trẻ luyện tập các bài tập tổng hợp. Phần thưởng sticker ngộ nghĩnh sau mỗi bài học trẻ thu được giúp trẻ thích thú, dễ học và dễ tiếp cận hơn. (Hình ảnh 23) Với những nội dung Kids up mà cô cho trẻ học trên lớp, tôi thường quay lại sự hứng thú của trẻ để gửi cho các cha mẹ kèm lời nhắn “ bố mẹ thấy các con học nhận biết hình học qua kids up vui chưa này”, hay “Gửi bố mẹ bài học tìm đúng quy luật của các con cùng Kids up” hôm nay con thấy được cái hay, cái hữu ích của ứng dụng và yên tâm, tin tưởng lựa chọn Kids up làm phương tiện đồng hành cho các con sử dụng. Đồng thời hướng dẫn nội dung để ba mẹ đồng hành cùng con tại nhà với Kids up ( Hình ảnh 24, 25 )
- 18 2.4 Giải pháp 4: Làm đồ dùng đồ chơi, hướng dẫn một số trò chơi đơn giản giúp cha mẹ đồng hành cùng con tại nhà. Dù bận đến mấy các bậc cha mẹ cũng nên sắp xếp thời gian để chơi đùa cùng con. Đây là cách tốt nhất để loại bỏ thói quen xem điện thoại, ti vi của trẻ. Cuộc sống hiện đại khiến các bậc cha mẹ ít thời gian dành cho con, điều này khiến trẻ cảm thấy cô đơn, không biết làm gì và chúng sẽ có xu hướng giải tỏa cảm xúc bằng việc xem các video trên Youtube. Chính vì vậy, thay vì bỏ mặc con cha mẹ cần dành nhiều thời gian chơi và quan tâm tới trẻ. Đơn giản như khi về đến nhà, cha mẹ có thể rủ con cùng vào bếp, cùng nhặt rau hay cùng dọn dẹp nhà cửa, trò chuyện và hỏi han các hoạt động trong ngày của con. Mỗi ngày, các bố mẹ có thể có những hoạt động, trò chơi để tạo sự hứng thú cho trẻ, ví dụ, cùng con vẽ một bức tranh, xếp hình, tô màu hay đọc truyện,… ( Hình ảnh 26, 27) Để đồng hành cùng phụ huynh, tôi thường xuyên thiết kế chia sẻ các file tô mầu, cắt dán hay file học toán như hình dạng, kích thước… theo các chủ đề bé học, dôi khi kèm theo những video làm mẫu để phụ huynh dễ dàng hướng dẫn con học tại nhà. Điều này phụ huynh rất phấn khởi và không gặp trở ngại trong việc dạy con tại nhà.. (Hình ảnh 28,29, 30, 31) Đối với trẻ mầm non đang tuổi thích khám phá tìm tòi và trải nghiệm, việc đồng hành cùng con sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi cha mẹ có đồ chơi chơi cùng con. Chính vì vậy tôi đã thiết kế những trò chơi để giúp ba mẹ khơi dậy sự hào hứng của trẻ qua những ý tưởng đơn giản, thú vị mà ngay cả những ông bố, bà mẹ bận rộn nhất hay những bảo mẫu chăm sóc trẻ đều có thể thực hiện được, kể cả trong nhà hay ngoài trời, mùa hè hay mùa đông, lúc yên tĩnh hay bận rộn. Bản thân tôi trong năm học rất tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có, góp phần làm phong phú đa dạng hơn các loại đồ chơi trong lớp học của mình và hơn nữa là giảm chi phí mua sắm nhờ vào việc tận dụng những nguồn nguyên liệu sẵn có như chai lọ, bìa catton, cốc đĩa giấy, hộp giầy cũ, nắp chai nhựa, sỏi đá… ( Hình ảnh 32) * Một số trò chơi cha mẹ dễ dàng chơi tại nhà cùng con Tôi luôn tìm tòi để tạo ra những trò chơi, sáng tạo đồ dùng đồ chơi mang tính mở để kích thích được sự tò mò, khám phá và tạo nhiều hứng thú cho trẻ hơn so với các đồ chơi đã có sẵn trong lớp mình. Những đồ chơi đó nhìn sẽ thấy rất đơn giản nhưng lại vô cùng hấp dẫn đối với trẻ. Trò chơi 1: Những chiếc cốc vui nhộn Bất kỳ một trò chơi mới lạ nào cũng đều hấp dẫn đối với trẻ. Kể cả những chiếc cốc giấy đã dùng xong tưởng chừng bỏ đi. Mục đích: Trẻ biết chơi những trò chơi thú vị cùng các chiếc cốc như: xếp tháp bằng cốc, lăn bóng chụp cốc, hay tung bóng hứng cốc. Rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhạy, phát triển vận động cho trẻ Chuẩn bị: 20 chiếc cốc giấy ( Có thể thay thế bằng hộp sữa tươi, rửa sạch, cắt miệng)
- 19 5 quả bóng bàn cũ 2 chiếc quạt nhựa ( có thể dùng bằng bìa cattong cứng) Tiến hành Cho trẻ xếp những cốc bằng hình tháp, vừa xếp vừa đếm hoặc có thể nâng cao xếp theo mầu yêu cầu. Sau khi xếp có thể cho trẻ dùng những quả bóng lăn làm đổ tháp. Mỗi mẹ con ngồi một đầu bàn, một người lăn bóng một người cầm cốc úp lên bóng đang lăn và ngược lại. Hoặc có thể chơi một người lăn bóng từ đầu bàn, người ngồi cuối bàn định hướng hướng bóng lăn và hứng cốc để đỡ bóng. Mẹ ngồi tung bóng lên cao sang phía con đang cầm cốc ngồi đối diện, cách nhau 1-2 mét, con hai tay hai cốc đón để đỡ bóng bằng cốc Dính hai đáy chiếc cốc lại với nhau, hai mẹ con cùng thi nhau dùng quạt quạt cho chiếc cốc lăn xem ai về đích trước Dung cốc để chơi đồ vật nào ở đâu bằng cách một người nhắm mắt, người kia dùng cốc úp lên trên đồ vật để người còn lại đoán và đổi ngược lại. (Hình ảnh 33) Trò chơi 2: Trái bóng tròn ngộ nghĩnh Trẻ nhỏ rất thích được chơi với các loại bóng. Ở nhà thay vì dùng bóng thật, mẹ có thể thay thế bằng những đôi tất cuộn tròn hay giấy báo cuộn tròn và lấy băng dính dính lại để hình thành quả bóng. Bé sẽ tha hồ vui chơi với những quả bóng này trong nhà hoặc ngoài trời. * Mục đích: Trẻ hứng thú với trái bóng tròn, có thể chơi cùng mẹ những trò chơi với bóng như ném bóng vào giỏ, lăn bóng,… và nghĩ ra một số cách chơi đơn giản khác từ bóng. Rèn phản xạ nhanh nhạy ở trẻ, phát triển vận động tinh, vận động thô cho trẻ. Tăng khả năng tập trung chú ý ở trẻ. * Chuẩn bị: Quả bóng nhựa hoặc bóng nảy mềm Hộp giấy hoặc giỏ đựng quần áo Ván trượt hoặc cái bảng * Tiến hành Có thể có những cách chơi với quả bóng như sau: Ngồi dang chân đối diện với bé và hai mẹ con lần lượt đẩy bóng cho nhau Đặt hộp hoặc giỏ đựng quần áo ở tư thế nằm và hướng dẫn bé cách ngồi và lăn bóng vào giỏ. Đặt giỏ hoặc hộp trên nền nhà, cách bé 1-1,5m để cho bé ném bóng vào rổ Đặt giỏ lên nóc tủ quần áo, hoặc treo lên tường để hai mẹ con cùng chơi trò chơi ném bóng rổ trong nhà
- 20 Đặt tấm ván trượt hoặc tấm bảng tự vào ghế hoặc cầu thang. Sau đó hướng dẫn cho bé cách thả bóng lăn tròn từ trên xuống. Tiếp tục hướng dẫn bé lăn quả bóng từ dưới lên trên tấm bảng. Dính băng dính lên cánh tủ hoặc tường và cha mẹ bế bé lên dính, xếp và đếm bóng hay chọn bóng theo đúng yêu cầu. ( Hình ảnh 34,35) Trò chơi 3: Những chiếc hộp diệu kỳ Xung quanh chúng ta hằng ngày có rất nhiều các hộp bỏ đi. Tại sao lại không tận dụng chúng làm những đồ chơi cho bé nhỉ? Mục đích: Bé biết thu gom các hộp giấy cũ. Mẹ và bé biết tận dụng các hộp để sáng tạo trò chơi chơi cùng nhau. Luyện tập cổ tay và các ngón tay phản xạ khéo léo, linh hoạt. Phát triển trí óc, tư duy logic. Cách chơi: Với những chiếc hộp bé có thể chơi được rất nhiều trò chơi khác nhau như Trò chơi tìm hình và bóng, trò chơi đoán đồ vật, trò chơi học các hình dạng cơ bản hay nhận biết mầu sắc. Hộp còn giúp các bé hứng thú tham gia vào trò chơi. Đơn giản như mẹ làm một chiếc hộp được bịt kín các mặt, chỉ có duy nhất một mặt của hộp được làm trong suốt, mặt phía trên mẹ khoét một lỗ tròn để cho bé có thể thò tay vào trong hộp. Các bé sẽ rất hào hứng bắt đầu đi tìm một món đồ chơi nào đó bị mẹ giấu mất. Điều này cũng giúp bé phát triển và hoàn thiện khả năng nhận thức của mình. Cũng từ các hộp bìa catton như hộp giầy, mẹ có thể tạo ra một số trò chơi như chong chóng mặt trời rất đơn giản, trò chơi ai khéo léo…( Hình 36, 37, 38) Ngoài việc cho con chơi các trò chơi cùng bố mẹ, tôi luôn động viên phụ huynh hãy “thả” bé vui đùa cùng các bạn, cho các bé tập chơi thể thao đơn giản như đạp xe, đi xe thăng bằng, chơi với cát, nước, sáng tạo cùng mầu nước, hay cho bé hòa mình vào với thiên nhiên. ( Hình ảnh 39,40,41) Điều này không chỉ tăng thêm sự gắn kết gia đình, mà các trò chơi trên còn kích thích sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng của các con. Đặc biệt trẻ cũng sẽ không còn thời gian “rảnh” mà nghĩ đến ti vi hay điện thoại. Đồng thời vào các dịp cuối tuần, cha mẹ cũng nên đăng kí cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa ở cung văn hóa thiếu nhi hay câu lạc bộ như vẽ, đàn, nhảy múa để giúp trẻ tự tin và rèn luyện các kỹ năng của mình Qua việc đồng hành cùng phụ huynh dạy trẻ tại nhà và giúp các cháu sử dụng thiết bị điện tử một cách khoa học tôi thấy các cháu tiến bộ hơn rất nhiều so với đầu năm, cháu vui vẻ và tích cực hơn, vâng lời người lớn hơn ( Hình ảnh 41, 42) * Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp - Tính mới
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 191 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 162 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 104 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 102 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn