Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ Mầm Non
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ Mầm Non" nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh; cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về phòng chống dịch bệnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ Mầm Non
- 1 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2.1.Thuận lợi 3 2.2.2. Khó khăn 3 2.2.3. Khảo sát thực trạng 4 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.3.1. Tạo môi trường trong và ngoài lớp học an toàn, trang bị đồ dùng 4 phòng chống dịch bệnh covid-19 2.3.2. Giáo dục học sinh nâng cao nhận thức và ý thức phòng chống 5 dịch covid- 19 2.2.3. Rèn học sinh một số kỹ năng phòng tránh dịch bệnh covid-19 7 2.3.4. Phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ trong việc nâng 10 cao ý thức phòng chống dịch bệnh covid- 19 2.3.5. Áp dụng công nghệ thông tin phối hợp với phụ huynh vào việc 10 nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh covid-19. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 11 3.1. Kết luận 11 3.2. Bài học kinh nghiệm 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 Danh mục các đề tài SKKN đã được cấp Phòng và cấp Sở xếp loại
- 2 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mà Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm gọi là 2019-nCoVcó trình tự gen giốngvới SARS- CoV2 trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%. Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 01 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng. Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu". Như cha ông ta xưa nay vẫn nói “Sức khỏe là vàng” đúng và cho đến bây giờ cũng vậy câu nói đó vẫn luôn luôn đúng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhất là trong thời kỳ hiện nay với tốc độ phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đã làm cho không khí, nguồn nước của chúng ta đang dần bị ô nhiễm bởi những hóa chất, rác thải công nghiệp càng nhiều lại càng đe dọa đến sức khỏecủa con người càng cao chính vì vậy mà trong những năm gần đây tỉ lệ mắc bệnh hiểm nghèo tăng cao. Trước đây tỉ lệ mắc bệnh thường là tuổi trung niên cao hơn so với trẻ em nhưng bây giờ thì ngược lại, do môi trường bị ô nhiễm đồng thời hóa chất sử dụng được đưa vào trong cuộc sống lại càng nhiều. Vì vậy đây cũng chính là yếu tố làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người nói chung và sức khỏe trẻ em nói riêng Không có gì hạnh phúc bằng khi bạn có một sức khỏe tốt! Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội. Khoẻ về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Khỏe về tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước.Trẻ em đến trường giáo viên không chỉ chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực mà còn giáo dục kĩ năng sống và sức khỏe cho các con.Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, học sinh có khoẻ thì học hành mới hiệu quả. Mọi hoạt động của học sinh tham gia có tốt hay không đều nhờ vào sức khỏe. Muốn vậy thì giáo viên cần xây dựng một môi trường lành mạnh, an toàn . Đặc biệt là chú trọng đến sức khỏe, phòng chống
- 3 dịch bệnh nhất là dịch covid- 19, nâng cao sức đề kháng cho học sinh, trang bị những kĩ năng cần thiết để học sinh tự bảo vệ sức khỏe bản thân, Hiện nay, môi trường sống đang bị ô nhiễm bởi khói, bụi, hóa chất. Con người phải đối mặt với nhiều loại vi khuẩn, vi rút, ...đặc biệt là sự bùng nổ của dịch covid -19 trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Trước tình hình dịch bệnh lây lan, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đã đề ra nhiều biện pháp phòng chống. Tuy nhiên Người lớn chúng ta luôn có ý thức trong việc nhận thức rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh và có biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình.Song đối với học sinh mầm non, các con còn nhỏ nên chưa ý thức được sự nghiêm trọng của dịch bệnh covid -19. Vì vậy ngành giáo dục Mầm non chúng ta có nhiệm vụ hết sức quan trọng là chú trọng sức khỏe cho học sinh. Đặc biệt là các biện pháp phòng chống dịch . Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid - 19 cho trẻ Mầm Non” 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra các biện pháp nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh Covid -19. Cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về phòng chống dịch bệnh Covid-19. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp phòng dịch Covid -19 cho trẻ Mầm non( tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi B trường Mầm non Xuân Khang) 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế Phương pháp thu thập thông tin . Phương pháp so sánh, phân tích đánh giá. Phương pháp phân tích tổng hợp 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận Sức khoẻ là vốn qúy của con người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh là một vấn đề cấp thiết hiện nay.Có được sức khỏe tốt sẽ giúp học sinh học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường học. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho học sinh hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội.Đặc biệt đối với học sinh Mầm non, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của học sinh sau này. Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển về mọimặt. Vì vậy, để học sinh có sức khỏe vui chơi và học tập thì người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc cho học sinh và có những biện pháp giữ gìn vệ cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Đối với học sinh Mầm non, cơ thể còn non nớt, sức đề kháng yếu, rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ tử vong cao.Hiện nay, những biến đổi khí
- 4 hậu tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh. Môi trường tự nhiên: Đất, nước, ánh sáng, khí hậu, thời tiết,...Khi khí hậu thời tiết thay đổi, tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi.Có những bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp nhiều vào mùa hè. Cũng có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ hơn,...Tất cả những điều đó liên quan tới việc cần phải phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho học sinh. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Thực trạng: Năm học 2021-2022 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi B1 khu Đồng Hơn trường mầm non xuân khang với tổng số trẻ 36 cháu trong thời gian đứng lớp tôi thấy mình có những thuận lợi và khó khăn sau. a. Thuận lợi: Được sự chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh các cấp, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trường Mầm non Xuân Khang và sự quan tâm đặc biệt của PGD&ĐT huyện Như Thanh trong công tác phòng chống dịch bệnh covid - 19. Bản thân tôi là một giáo viên ham học hỏi, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo tìm ra các biện pháp giúp trẻ phòng chống dịch bệnh covit 19.Luôn yêu nghề, mến trẻ coi trẻ như con em của mình. Nhận được sự giúp đỡ về vật chất như: Máy đo thân nhiệt, khẩu trang, nước sát khuẩn...của phụ huynh học sinh ,gia đình.doanh nghiệp b. Khó khăn: Trẻ mầm non là lứa tuổi bé nhất trong các cấp học, vì vậy mà chúng tôi gặp phải những khó khăn bước đầu trong việc dạy trẻ các biện pháp phong chống dịch bênh Covid – 19.. Nhiều phụ huynh còn chưa hiểu được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh covid -19 và các biện pháp phòng chống.Còn 1 số phụ huynh chưa phối hợp cùng cô trong công tác phòng chống dịch bệnh covid - 19 cho trẻ.- Đa số phụ huynh bận công việc nên chưa thật sự quan tâm nhiều đến học sinh trong thời gian dịch bệnh covid -19. Giáo viên chưa trao đổi kỹ hơn với phụ huynh về kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid -19 cho học sinh khi học sinh ở nhà. Học sinh nhỏ tuổi chưa có ý thức trong việc phòng bệnh, đặc biệt là học sinh chưa hiểu được mối nguy hiểm của dịch bệnh covid-19 đang diễn ra trên toàn thế giới.Chưa hiểu được tầm trọng của việc vệ sinh phòng bệnh cho học sinh như: Rửa tay, súc miệng bằng nước muối, ra ngoài phải đeo khẩu trang, không khạc nhổ bừa bãi, ho, hắt hơi phải che miệng và phải tắm gội thường xuyên.Các con còn nhỏ kỹ năng phòng tránh dịch bệnh covid -19 có nhiều hạn chế. 2.2.2. Thực trạng vấn đề Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ về những kiến thức về phòng chống dịch bệnh Covid- 19
- 5 Bảng khảo sát đầu năm. Kết quả trước khi khảo sát STT Nội dung Đạt Chưa đạt Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượn % g 1 Trẻ rửa tay đúng cách 20 56 16 44 2 Biết xúc miệng bằng nước muối 22 61 14 39 3 Không đưa tay lên mắt mũi miệng 23 64 13 36 4 Trẻ biết đeo KT đúng cách 19 53 17 47 5 Thực hiện 5K 18 50 18 50 3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Năm học 2021-2022 này thực sự là một năm đầy khó khăn đối với ngành giáo dục, đặc biệt đối với trẻ mầm non, vì vậy tôi đã nhận thức đúng đắn và đánh giá việc chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Xác định được sự nguy hại của dịch bệnh, theo kinh nghiệm là “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tôi đã tăng cường, triển khai hiệu quả một số biện pháp phòng, chống dịch. Mục tiêu là đảm bảo an toàn tối đa cho học sinh của lớp tôi. Dưới đây là một số biện pháp mà tôi đã và đang áp dụng tại lớp mình *Biện pháp 1: Tạo môi trường trong và ngoài lớp học an toàn, trang bị đồ dùng phòng chống dịch bệnh covid – 19. Vệ sinh môi trường là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình chăm sóc học sinh. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh covid 19 gây ra. Để đảm bảo an toàn cho học sinh và đẩy lùi được dịch bệnh, chúng ta cần chủ động, tích cực lao động vệ sinh khuôn viên trường học, phối hợp cùng nhà trường tiến hành phun khử trùng, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học, kệ tủ, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi, xốp, chiếu được giặt sạch và sắp xếp gọn gàng. Lớp học luôn đảm bảo ánh sáng, kiểm tra đèn điện, mở cửa sổ để lưu thông không khí.Trồng thêm cây xanh, cây hoa, tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp. Đối với thiết bị, đồ dùng: Chuẩn bị nước sát khuẩn, khăn lau tay, máy đo thân nhiệt,.. Vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ ở lớp theo lịch để phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Để làm tốt điều này tôi đã thực hiện thường xuyên, liên tục công tác vệ sinh của lớp như: Vệ sinh giờ ăn, ngủ của trẻ. Tôi cũng đã hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trong công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ nên đã thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả như: Hàng tuần lau rửa đồ dùng đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn Cloramin B, định kỳ
- 6 giặt chăn chiếu đúng 1lần/ tuần.Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến lớp, ngay từ trước thềm năm học mới, nhà trường đã thực hiện phun khử khuẩn và dọn dẹp vệ sinh toàn bộ khuôn viên trường lớp học. Để đảm bảo môi trường xung quanh trường luôn sạch tôi thường xuyên lao động dọn dẹp vệ sinh, giữ cho quang cảnh môi trường luôn sạch sẽ ở các khu vực quanh trường. Duy trì hoạt động tổng vệ sinh lớp bằng hóa chất khử khuẩn (chloramine B 0,5%) vào 2 ngày cuối tuần cho đến khi được thông báo hết dịch bệnh; Duy trì tần suất vệ sinh bề mặt tại các lớp học: ít nhất 1lần/ngày và khi bẩn; Vệ sinh khu vực chung: ít nhất 2 lần/ngày và khi bẩn; Mở cửa phòng học thông thoáng vào buổi sáng và cuối ngày (khi học sinh không còn trên lớp). Ảnh: Lau dọn vệ sinh đồ dùng * Biện pháp 2. Giáo dục học sinh nâng cao nhận thức và ý thức phòng chống dịch bệnh covid – 19. Tôi đã tiến hành treo khẩu hiện 5K, trang trí lớp học. Cung cấp một số thông tin về dịch bệnh covid-19 cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi để các con nhận thức được là để tránh được dịch bệnh chúng ta cần thực hiện các yêu cầu sau: + Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp (sốt, ho, khó thở); Luôn luôn phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc. + Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. + Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay
- 7 có chứa cồn (ít nhất 70% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh. + Cần che miệng và mùi khi họ hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. +Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. + Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao. - Để giúp học sinh biết được đây là bệnh dịch nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh, phổ biến, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân của học sinh, nâng cao sức khỏe và luôn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Học sinh đến lớp cũng phải thực hiện đeo khẩu trang trong giờ đón học sinh và trả học sinh. Ngồi giãn cách mỗi cháu cách nhau một mét, khi ăn cơm cô kể bàn cho hai cháu một bàn đảm bảo cách nhau mộtmét, khi ngủ cũng thực hiện giãn cách để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh. Liên tục nhắc học sinh rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Uống nhiều nước ấm, súc miệng bằng nước muối pha loãng để khoang miệng hầu họng luôn sạch sẽ. Nhắc học sinh không khạc nhổ bừa bãi đi vệ sinh đúng nơi quy định... Đặc biệt là cô tuyên truyền Thông điệp 5K của Bộ Y Tế cho học sinh ghi nhớ, đó là: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế". Đeo khẩu trang là một biện pháp thiết thực nhất nhằm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, bảo vệ cho bản thân. Hiện nay có hai loại khẩu trang đó là khẩu trang vải và khẩu trang y tế. Để đeo khẩu trang đúng cách, tôi đã hướng dẫn trẻ qua các bước như sau: + Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay bằng nước sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang. + Bước 2:Xác định phần phía trên phía dưới khẩu trang (có gọng hay không gọng đối với khẩu trang y tế). + Bước 3: Xác định mặt trong mặt ngoài theo màu sắc, đường may hoặc phần lồi lõm (khẩu trang vải). + Bước 4: Cầm 2 quai khẩu trang bằng 2 tay sau đó đeo 2 quai vào 2 tai. + Bước 5: Chỉnh khẩu trang mép phía dưới sao cho ôm trọn căm. +Bước 6: Bóp phần gọng sắt ở phía trên làm sao cho ôm trọn sống mũi. Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. - Sau khi sử dụng khẩu trang thì hướng dẫn học sinh cách tháo khẩu trang: + Bước 1: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang). + Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần. + Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau: mỗi lần sử dụng
- 8 hoặc khi bị bẩn. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần. Tái sử dụng khẩu trang (Khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn): Giặt bằng tay, giặt riêng, phơi tự nhiên, sấy hoặc là khô. Dạy học sinh một số kỹ năng khác: Cần che miệng và mũi khi họ hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.Việc này giúp cho trẻ giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Ảnh: Cô dạy trẻ cách đeo khẩu trang đúng cách. * Biện pháp 3: Rèn cho học sinh một số kỹ năng phòng tránh dịch bệnh covid - 19. Huấn luyện cho học sinh những kỹ năng bảo vệ an toàn khi đi học trong thời điểm covid - 19 là một việc làm vô cùng quan trọng. Tôi tiến hành rèn cho học sinh một số kỹ năng phòng chống dịch Covid - 19 như sau: *Kỹ năng súc miệng bằng nước muối. Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày giúp loại bỏ hết vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, amidan, họng. Từ xưa ông cha ta đã truyền miệng nhau rằng súc miệng bằng nước muối giúp răng chắc khỏe. Đối với học sinh nhỏ, nên cho học sinh súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên.Độtuổi để áp dụng phương pháp này là học sinh từ 3 - 4 tuổi trở lên, tức học sinh có khả năng súc miệng mà không nuốt phải nước muối. Vì vậy học sinh lớp 5 – 6 tuổi của tôi các con đã thực hiện rất thành thạo. - Các bước súc miệng bằng nước muối:
- 9 Chuẩn bị : Nước muối tự pha hoặc nước muối trong chai, khăn, giấy lau, ca cốc, nước sát khuẩn hoặc xà phòng. + Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn. + Bước 2: Rót nước vào ca.( 1 lượng khoảng 60 - 90ml) + Bước 3: Tiến hành súc miệng. (Mim chặt môi đẩy nước muối làm sạch khoang miệng trong khoảng 30 giây). + Bước 4: súc vòm họng (Ngửa cổ ra sau khoảng 30 phút, khép chặt cuống họng, cho nước muối chạm thành họng, dùng hơi đầy nước muối ra tạo tiếng kêu “khỏ khò” đều đặn trong khoảng 30 giây). + Bước 5: Nhổ nước muối vào bồn rửa mặt, hoặc vào bộ có nắp đậy) . + Bước 6: Lấy khăn hoặc giấy rồi lau miệng. Trong quá trình rèn cho học sinh kỹ năng súc miệng tôi sẽ giáo dục cho học sinh biết tác dụng của việc súc miệng bằng nước muối và luôn thực hiện đều đặn vào các thời điểm như sau khi ăn trưa, trước và khi ngủ dậy, sau khi ăn quà chiều...ở nhà cũng như ở lớp. Qua đó học sinh có ý thức súc miệng hàng ngày, để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân hơn nữa có giáo dục học sinh súc miệng và kết hợp với việc đánh răng hàng ngày khi học sinh ở nhà. Ảnh trẻ súc miệng nước muối - Kỹ năng rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô
- 10 Học sinh mầm non hoạt động liên tục trong ngày, học sinh thường xuyên tiếp xúc với các đồ dùng, dụng cụ học tập, hay môi trường xung quanh. Các tác nhân trên vô tình khiến bàn tay học sinh bị bẩn. Học sinh mầm non còn nhỏ nên nhiều khi học sinh đưa tay lên mắt, mũi, miệng khi học sinh đang hoạt động, điều này cũng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của học sinh. Do vậy việc rửa tay thường xuyên sau khi hoạt động là vô cùng cần thiết. Ảnh trẻ rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn khô - Rửa tay theo quy trình 6 bước Để việc rửa tay đạt kết quả cao tôi đặc biệt quan tâm hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách qua 6 bước cụ thể như sau:
- 11 Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay dưới vòi nước. Cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay. Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. Bước 6: Tráng sạch tay dưới vòi nước. Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn sử dụng một lần * Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ trong việc nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh Covid- 19 Kết hợp chặt chẽ, phối hợp với y tế nhà trường và phụ huynh để thực hiện tốt công tác phòng tránh dịch bệnh cho học sinh tại trường và tại nhà đạt kết quả tốt. +Đối với biện pháp này thì vai trò của phụ huynh là hết sức quan trọng, vì chúng ta cần phải có những biện pháp phòng tránh dịch bệnh ngay cả ở lớp và ở nhà. + Đo thân nhiệt cho trẻ trước khi vào lớp và trao đổi với phụ huynh về tình hình dịch bệnh + Trò chuyện với phụ huynh về tình hình dịch bệnh và đưa ra biện pháp chăm sóc trẻ + Phụ huynh quan tâm tặng nước rửa tay khô cho các cháu
- 12 Ảnh cô đo thân nhiệt trẻ * Biện pháp 5: Áp dụng công nghệ thông tin phối hợp với phụ huynh vào việc nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh Covid- 19. - Giáo viên lập nhóm zalo để trao đổi với phụ huynh tình hình dịch bệnh Covid -19,cách phòng tránh tốt nhất cho trẻ ở gia đình và nhà trường.Mặc dù vậy nhưng cũng không tránh được tình trạng trẻ mắc covid -19. -Lý do đa số phụ huynh là công nhân công ty khi phụ huynh đi làm mang mầm bệnh về nhà lây lan vào gia đình và học sinh. - Giáo viên tuyên truyền nhắc nhở phụ huynh tuân thủ việc cách ly tại nhà một cách tốt nhất an toàn nhất.đặc biệt tuân thủ 5k. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm vào việc sử dụng biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19đối với bản thân giáo viên, học sinh ,phụ huynh và nhà trường. Sau khi áp dụng sáng kiến, các biện pháp đã tác động đến giáo viên, phụ huynh và học sinh *Bảng khảo sát sau khi áp dụng các biện pháp STT Nội KQ dung trước khi KQ sau khi thực hiện thực hiện Đạt Chưa Đạt Chưa đạt đạt
- 13 Tỉ Tỉ Tỉ Số Số Tỉ lệ Số Số lệ lệ lệ trẻ trẻ % trẻ trẻ % % % 1 Trẻ rửa tay đúng cách 20 56 16 44 34 94 2 6 Biết xúc miệng bằng 2 22 61 14 39 35 97 1 3 nước muối Không đưa tay lên 3 23 64 13 36 35 97 0 3 mắt mũi miệng Trẻ biết đeo khẩu 4 19 53 17 47 35 97 1 3 trang đúng cách 5 Thực hiện 5K 18 50 18 50 36 100 0 0 a. Đối với phụ huynh: Mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường ngày càng gần gũi hơn, Phụ huynh nhận thức đúng đắn về dịch bệnh covid - 19, tích cực tham gia các biện pháp phòng chống dịch bệnh. b. Đối với học sinh: Trẻ đã có ý thức, nhận thức được tác hại của dịch bệnh. Từ đó hình thành được cho học sinh một số nề nếp, thói quen cũng như các kĩ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19 như: + Trẻ có thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, rửa tay sát khuẩn sau mỗi hoạt động. + Biết súc miệng bằng nước muối, nước ấm. + Biết đeo khẩu trang đúng cách. + Rửa tay thường xuyên và đúng cách. c. Đối với giáo viên: Có thêm kĩ năng phòng dịch cho học sinh, có thêm thói quen vệ sinh trong, ngoài lớp học; mối quan hệ giữagia đình - giáo viên ngày càng nâng cao, phụ huynh tin tưởng gửi gắm con. 3. Kết luận và bài học kinh nghiệm. 3.1. Kết luận Việc phòng chống dịch bệnh cho học sinh trong trường Mầm non là công việc rất cần thiết và không được chủ quan trong thời điểm hiện nay, đòi hỏi mỗi giáo viên, phụ huynh phải đặc biệt quan tâm, theo dõi sức khỏe cho học sinh một cách thường xuyên. Vì nguy cơ xảy ra dịch bệnh với học sinh có thể xảy ra bất kì lúc nào, nếu chúng ta không chủ động phòng tránh.Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, sẽ giúp học sinh có một cơ thể khoẻ mạnh, để học sinh tích cực tham gia các hoạt động.Góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Để có được kết quả trên, là một giáo viên, tôi đã nhận thức về bệnh, hiểu được ý nghĩa, lợi ích việc phòng chống dịch bệnh xảy ra.Đồng thời tận dụng mọi.nguồn lực để chăm sóc sức khỏe tốt cho học sinh nhằm ngăn chặn dịch bệnh cho trẻ mầm non.
- 14 3.2. Bài học kinh nghiệm: Từ những biện pháp cụ thể và những kết quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch của nhà trường tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Nhà trường phải luôn chủ động bám sát chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh các cấp đểcó kế hoạch cụ thể trong công tác phòng, chống dịch bệnh. - Phải triển khai, tuyên truyền sâu rộng kế hoạch tới cán bộ giáo viên - phụ huynh và học sinh trong nhà trường. - Kết hợp chặt chẽ cùng phụ huynh để làm tốt công tác phòng dịch. Giáo viên phải thực sự có ý thức trách nhiệm, nâng cao nhận thức của mình để tuyên truyền đến phụ huynh đến trẻ trong việc phòng, chống đại dịch Covid – 19 trong mọi tình huống. Môi trường học tập, hoạt động của trẻ phải luôn sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh... Nhà trường luôn làm tốt việc tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị cho trường học như: Máy đo thân nhiệt, buồng khử khuẩn, nước sát khuẩn, bồn rửa tay di động... Trên đây là một số biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid – 19 trong năm học 2021 – 2022 mà bản thân đã áp dụng, thực hiện thực sự có hiệu quả tại Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi B trường Mầm non Xuân Khang. Kính mong được sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp để công tác phòng chống dịch bệnh trong trường Mầm non được tốt hơn./. Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA Xuân Khang, ngày 02 tháng 04 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ năm 2022 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Bùi Thị Huyền
- 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÊN TÀI LIỆU TÊN TÁC GIẢ Trung tâm phòng chống dịch Hướng dẫn Phòng chống dịch bệnh Covid-19 bệnh coVid-19. Qua mạng internet,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 75 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 58 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
21 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 33 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn