Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi kỹ năng phòng chống dịch bệnh tại nhà
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Một số biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi kỹ năng phòng chống dịch bệnh tại nhà" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tuyền truyền cho phụ huynh nắm được những kỹ năng cần thiết cung cấp hướng dẫn trẻ tại nhà. Trẻ được bảo vệ trang bị những kiến thức cơ bản để phòng chống dịch bệnh, để có thể tiếp thu được tốt các kiến thức trong các hoạt động tiếp theo trong ngày, phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi kỹ năng phòng chống dịch bệnh tại nhà
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MẦM NON THUẦN MỸ ***===***===*** “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN TỚI PHỤ HUYNH DẠY TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID TẠI NHÀ” Lĩnh vực / môn: Giáo dục nhà trẻ Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Phạm Thị Hạnh Đơn vị công tác: Trường mầm non Thuần Mỹ Chức vụ: Giáo viên
- Năm học 2021 - 2022 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng khoa học ngành giáo dục huyện Ba Vì Ngày Trình độ Chức Họ và tên tháng nămNơi công tác chuyên Tên sáng kiến danh sinh môn “Một số biện pháp tuyên truyền tới phụ Trường Mầm Phạm Thị Giáo huynh dạy trẻ 24 – 36 23/07/1994 non Thuần Đại học Hạnh viên tháng tuổi kỹ năng Mỹ phòng chống dịch covid tại nhà” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giáo dục nhà trẻ . - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu, ngày 20/09/2021. - Mô tả bản chất của sáng kiến: Sáng kiến được đưa ra vào tình trạng thực tế của lớp nhà trẻ 24-36 tháng. Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, buôn bán tự do công việc chiếm nhiều thời gian, một số phụ huynh do bận rộn công việc kiếm sống nên chưa thực sự quan tâm đến con em mình, vì vậy phụ huynh nhờ cậy việc dạy dỗ con cái cho cô giáo ở trường và c có một số phụ huynh không quan tâm đến giáo dục kỹ năng phòng chống dịch covid tại nhà cho trẻ. Trẻ 24 – 36 tháng tuổi còn quá nhỏ, luôn tò mò thế giới xung quanh, sức đề kháng của trẻ còn kém và chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh. Trẻ chưa tự phục vụ được việc ăn uống, vệ sinh. Các cô phải chăm sóc các con mọi lúc mọi nơi rất là vất vả. Chúng ta cần coi trọng sức khỏe, mọi người có sức khỏe thì công tác sẽ tốt, trẻ có khỏe mạnh thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gửi các cháu để đi làm. Trường học là một nơi an toàn để trẻ vui chơi, học tập mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, trẻ khỏe mạnh sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được bệnh tật, tôi đã lên kế hoạch để đưa ra các biện pháp để thực hiện đề tài.
- Trước hết tôi xây dựng kế hoạch để làm đề tài: Tôi đã điều tra trên chính trẻ của mình và đưa ra bảng số liệu cụ thể, sau đó để thực hiện được đề tài “Một số biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi kỹ năng phòng chống dịch covid tại nhà” tôi đã thực hiện hướng trẻ vào các hoạt động ở lớp, mọi lúc, mọi nơi, cuối cùng tôi đưa ra bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện cũng như đưa ra được kết luận số trẻ đạt so với chỉ tiêu, từ đó chính bản thân cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong công cuộc giáo dục trẻ. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và đồng nghiệp + Sự phối hợp thực hiện của học sinh, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh Sau khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ” tôi thấy. * Đối với học sinh: + Trẻ mạnh dạn tự tin, vui vẻ khi đến lớp.. + Trẻ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh sẽ giúp các con có một cơ thể khỏe mạnh, để các con tích cực tham gia các hoạt động, góp phần phát triển nhân cách toàn diện. * Đối với phụ huynh: + Phụ huynh đã có những hiểu biết về kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ ở trường kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc rèn kỹ năng tìm tòi, sáng tạo cho trẻ thông qua các hoạt động ở lớp. + Trẻ khỏe mạnh, phụ huynh cũng yên tâm gửi con và quý mến cô giáo. + Phụ huynh rất vui khi con của mình đã ngoan và có nề nếp tốt. Với những chia sẻ của phụ huynh tôi thấy rằng các bậc phụ huynh thực sự yên tâm khi gửi gắm con của mình cho các cô chăm sóc. * Đối với giáo viên: Thật không có gì vui khi nhìn các con khỏe mạnh vô tư, hồn nhiên của trẻ tôi cảm thấy mình đang đi đúng khi đến với trẻ bằng cả tấm lòng. Mặc dù còn có nhiều thiếu sót nhưng tôi cảm thấy được mình đã gặt hái được những thành công như mong đợi, tôi tự hứa sẽ luôn yêu thương trẻ bằng con tim chứa chan tình cảm, tâm huyết với nghề. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ba vì, ngày tháng 04 năm 2022 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên)
- MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tên đề tài 1 1. Lý do chọn đề tài 1 a. Cơ sở lý luận 1 b. Cơ sở thực tiễn 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI 3 ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những nội dung lý luận đến nghiên cứu. 3 2. Khảo sát thực trạng. 4 2.1 Thuận lợi 4 2.2 Khó khăn 4 2.3 Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài. 5 3. Những biện pháp chủ yếu của đề tài 5 4. Biện pháp từng phần 5 4.1 Lập nhóm zalo nhóm lớp 5 4.2 Tuyên truyền phụ huynh trang bị những kiến thức cơ bản 6 cho trẻ về dịch covid - 19 4.3 Tuyên truyền phụ huynh dạy trẻ những kỹ năng cơ bản 6 phòng chống dịch covid – 19 cho trẻ khi ở nhà
- PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 10 1. Kết luận chung 10 2. Kết quả thực hiện và so sánh đối chứng 11 3. Bài học kinh nghiệm 11 4. Đề xuất khuyến nghị 12 PHẦN THỨ TƯ: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 PHẦN THỨ NĂM: MINH CHỨNG 14 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “Một số biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi kỹ năng phòng chống dịch covid tại nhà” 1. Lý do chọn đề tài: Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Ngay cả ở Việt Nam cũng vậy, tác hại mà covid – 19 gây ra cũng không hề nhỏ, tuy chúng ta đã có những biện pháp phòng chống covid – 19 hiệu quả nhưng hậu quả mà nó mang lại cũng không hề nhỏ như: số người nhiễm covid – 19 và số người cách ly do liên quan đến covid – 19 cũng với con số rất cao, nó còn gây ra rất nhiều tổn hại cho nền kinh tế, giáo dục... cũng như tất cả các lĩnh vực khác của đất nước. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, với khả năng lây lan cao và rất nhanh. Với các dòng biến chủng mới có tính kháng thuốc, kháng vacxin thì bệnh đang là một thử thách lớn cho ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Để thích ứng với tình hình dịch bệnh nguy hiểm và bảo vệ trẻ em- trẻ em mầm non một thành phần yếu thế, trẻ chưa đựơc tiêm vaccxin và sức đề kháng thấp. sở giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo tới tất cả các trường thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ ngay cả khi trẻ ở nhà hay ở trường. Vậy đối với các trẻ mầm non khi ở nhà thì bố mẹ cần phải chuẩn bị những kỹ năng gì và làm như thế nào để bảo vệ an toàn sức khỏe cho trẻ được tốt nhất. Đây được coi là một bài toán khó đối với mỗi giáo viên mầm non để thích ứng với tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp hiện nay. Chính vì thế, là một giáo viên mầm non, tôi cũng muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình để tuyên truyền cho các bậc phụ huynh dạy trẻ ở nhà những kỹ năng cần thiết để trẻ tự bảo vệ sức khỏe cho mình, phòng chống dịch covid môt cách tốt nhất. Nhằm phát huy công tác phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng nói chung và trong trường học nói riêng.
- Do vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi kỹ năng phòng chống dịch covid tại nhà” để làm đề tài nghiên cứu và thực hiện. a.Cơ sở lý luận: Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi nói tới giáo dục mầm non thì chúng ta thường nói tới quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ. Để trẻ mầm non được chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ tốt và đi đúng hướng thì chúng ta cần có một quá trình chăm sóc giáo dục tốt, tạo mọi điều kiện cho trẻ được phát triển tất cả các mặt như: Đức –Trí – Thể - Mỹ - TCXH tạo thành con người có ích cho xã hội hiện đại. Xã hội hiện đại mang đến cho con người chúng ta nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Điều này đòi hỏi trẻ giai đoạn này đều phải có những kỹ năng để phòng tránh và xử lý các tình huống có thể xảy ra cho chính bản thân trẻ. Như chúng ta đã biết hiện nay không chỉ đất nước ta mà trên toàn thế giới đang phải đối mặt với dịch bệnh viên dường hô hấp cấp mà người ta gọi tắt đó là covid – 19, dịch bệnh này xẩy ra vào đầu năm 2019, đất nước đầu tiên có dịch bệnh là Trung quốc, và ngay sau đó nó đã lan ra rất nhiều nước trên thế giới với tốc độ khủng khiếp, cho đến nay đã hơn 1 năm toàn thế giới vẫn đang phải oằn mình chống lại đại dịch này, tác hại mà đại dịch gây ra cho toàn cầu là rất lớn. Chính vì vậy mà cả thế giới đang phải chạy đua với thời gian để tìm cách khống chế lại dịch bệnh, tìm và điều chế ra vacxin phòng bệnh, điều chế ra thuốc chữa được covid – 19 nguy hiểm này. b. Cơ sở thực tiễn: Như chúng ta đã biết hiện nay không chỉ đất nước ta mà trên toàn thế giới đang phải đối mặt với dịch bệnh viêm dường hô hấp cấp mà người ta gọi tắt đó là covid – 19, dịch bệnh này xảy ra vào đầu năm 2019 và ngay sau đó nó đã lan ra rất nhiều nước trên thế giới với tốc độ khủng khiếp, Chính vì vậy mà cả thế giới đang phải chạy đua với thời gian để tìm cách khống chế lại dịch bệnh, tìm và điều chế ra vacxin phòng bệnh, điều chế ra thuốc chữa được covid – 19 này . Ngay cả ở Việt Nam cũng vậy, tác hại mà covid – 19 gây ra cũng không hề nhỏ, tuy chúng ta đã có những biện pháp phòng chống covid – 19 hiệu quả nhưng hậu quả mà nó mang lại cũng không hề nhỏ. Chúng ta không khỏi xót xa, đau lòng về đại dịch này. Ở đây câu hỏi đặt ra cho chúng ta là toàn cầu cần phải là gì để hạn chế tới mức tối đa và kiểm soát được đại dịch, và để trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia về y tế từ các nước trên thế giới đã đưa ra khuyến cáo cho người dân khi thực hiện các khuyến cáo này có thể hạn chế tới mức tối đa dịch bệnh covid- 19 đang lan tràn tới mức tróng mặt như hiện nay, đó là: Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn), Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế, Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo, Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh, Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và
- khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị, Nếu bạn từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ, Thực hiện khai báo y tế..... Đối với Việt Nam chúng ta đã và đang thực hiện rất hiệu quả những khuyến cáo từ các chuyên gia y tế. Đồng thời Đảng và nhà nước ta luôn đặt ra mục tiêu “chống dịch như chống giặc”, lấy mục tiêu này làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động phòng chống dịch bệnh COVID- 19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Năm học 2021 – 2022 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ – D2. Tôi nhận thấy do tình hình dịch bệnh rất nguy hiểm, với mục tiêu là giúp trẻ vừa có sức khỏe tốt vừa có kiến thức, kỹ năng trong phòng chống dịch bệnh. Nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi kỹ năng phòng chống dịch covid tại nhà” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2.Mục đích nghiên cứu: Khi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tuyên truyền với phụ huynh dạy trẻ kỹ năng phòng chống dịch covid tại nhà” mục đích của tôi là Tuyền truyền cho phụ huynh nắm được những kỹ năng cần thiết cung cấp hướng dẫn trẻ tại nhà. Trẻ được bảo vệ trang bị những kiến thức cơ bản để phòng chống dịch bệnh, để có thể tiếp thu được tốt các kiến thức trong các hoạt động tiếp theo trong ngày, phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu “Một số biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi kỹ năng phòng chống dịch covid tại nhà” lớp nhà trẻ – D2, nơi tôi công tác. 4.Đối tượng khảo sát thực nghiệm: - Lứa tuổi mầm non, trẻ 24 – 36 tháng tuổi, lớp nhà trẻ – D2, có tổng số 31 trẻ . 5.Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp tư duy - trừu tượng. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp phối hợp. -Phương pháp thực hành. - Phương pháp trao đổi trò chuyện. 6.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: -Đề tài được thực hiện tại lớp nhà trẻ – D2 trường mầm non Thuần Mỹ. -Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. PHẦN II: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- 1. Những nội dung lý luận nghiên cứu: Đứng trước tình hình dịch bệnh phức tạp như vậy, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ mầm non, nhà nước ta đã thực hiện rất nhiều các biện pháp để phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này, nhưng vấn đề đặt ra cho chúng ta những nhà giáo dục là để phòng chống dịch bệnh hiệu quả chúng ta cần chuẩn bị những gì và thực hiện ra sao để đảm bảo sức khỏe cho trẻ được tốt nhất khi đến trường cũng như khi trẻ ở nhà Nhưng để chăm sóc giáo dục trẻ đúng theo những gì chúng ta mong muốn thì trước hết chúng ta cần giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi theo nhiều hình thức khác nhau, có thể khi ở trường chúng ta chăm sóc giáo dục trẻ trong các hoạt động hàng ngày tại trường, hay khi về nhà cũng cần chăm sóc giáo dục trẻ trong các hoạt động tại gia đình. Vậy làm thế nào để các quá trình chăm sóc giáo dục ấy được xuyên suốt khi về với gia đình trẻ? Câu hỏi này luôn được các nhà giáo dục nói chung và các giáo viên mầm non nói riêng đặt ra và muốn thực hiện chúng. 2.Khảo sát thực trạng: Đầu năm 2021- 2022 tôi được nhà trường phân công đứng lớp nhà trẻ D2, 24 – 36 tháng tuổi lớp tôi gồm 31 học sinh trong quá trình thực hiện đề tài có một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi: *Đối với nhà trường: Nhà trường thường xuyên tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo viên phòng chống dịch bệnh covid - 19. Luôn quán triệt tới 100% cán bộ giáo viên , nhân viên thực hiện nghiêm túc và nâng cao được hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Ban giám hiệu thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, các văn bản chỉ đạo của cấp trên và biện pháp phòng dịch trong tình hình mới cùng giáo viên tuyên truyền tới phụ huynh học sinh. *Đối với giáo viên: Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động sáng tạo trong hoạt động.Giáo viên tích cực nghiên cứu tài liệu để nắm được nội dung, kiến thức để phòng chống dịch covid- 19 cho bản thân mình và tuyên truyền đến phụ huynh, để dạy trẻ kỹ năng phòng chống dịch cơ bản tại nhà. Giáo viên luôn thực hiện tốt công tác phòng chống dịch covid- 19. *Đối với trẻ: Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch bệnh covid – 19 mà cô muốn truyền tải tới trẻ.Trẻ được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, biết tự bảo vệ sức khỏe cho mình. 2.2 Khó khăn: *Đối với giáo viên: Giáo viên còn ít kinh nghiệm, kỹ năng hạn chế trong việc tuyên truyền qua video gửi phụ huynh.
- *Đối với phụ huynh: Nhận thức của các bậc phụ huynh về việc nâng cao chất lượng phòng chống COVID – 19 cho trẻ còn hạn chế, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con. Một số phụ huynh còn cho rằng: Trẻ còn quá nhỏ để tham gia vào các hoạt động tự bảo vệ và nâng học các biện pháp phòng chống COVID – 19. - Còn một số phụ huynh chưa phối hợp cùng cô trong công tác phòng chống dịch bệnh covid cho trẻ cũng như phối hợp với giáo viên trong việc hướng dẫn trẻ tự học ở nhà. *Đối với trẻ: - Trẻ mầm non là lứa tuổi bé nhất trong các cấp học, vì vậy mà chúng tôi gặp phải những khó khăn bước đầu trong việc dạy trẻ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, và càng khó khăn hơn trong viêc giáo dục khi trẻ không thể đến lớp. - Đặc biệt là học sinh chưa hiểu được mối nguy hiểm của dịch bệnh covid-19 đang diễn ra trên toàn thế giới. 2.3 Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài. Trước khi thực hiện đề tài tôi khảo sát 31 trẻ, lớp nhà trẻ – D2 trường mầm non Thuần Mỹ nơi tôi công tác đạt kết quả sau: Bảng khảo sát chất lượng của trẻ đầu năm học: STT Nội Tổng số Kết quả dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ đạt % chưa lệ % đạt 1 Rửa tay đúng cách 31 14 45,0 17 55,0 2 Biết súc miệng bằng nước 31 12 38,8 19 61,2 muối 3 Không đưa tay lên mắt 31 13 42,0 18 58,0 miệng 4 Trẻ biết đeo khẩu trang đúng 31 11 35,4 20 64,6 cách 5 Trẻ thực hiện 5K 31 10 32,2 21 67,8 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã suy nghĩ là phải làm thế nào để có thể tuyên truyền phụ huynh dạy trẻ những kỹ năng phòng chống dịch covid tại nhà một cách hiệu quả, giúp trẻ có được sức khỏe tốt, tự bảo vệ cho bản thân trước những nguy hiểm mà dịch bệnh mang lại , giúp cho phụ huynh hiểu và đồng hành cùng giáo viên trong việc trang bị các đều kiện cần thiết nâng cao chất lượng phòng chống COVID – 19 cho con em họ, bên cạnh đó cung cấp thêm kiến thức cho bản thân được tốt nhất. Với suy nghĩ đó đã giúp tôi đã đưa ra “Một số biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh dạy trẻ 24 36 tháng tuổi kỹ năng phòng chống dịch covid tại nhà”
- 3. Những biện pháp chủ yếu của đề tài: Biện pháp 1: Lập zalo nhóm lớp để liên hệ các phụ huynh trong lớp trao đổi tình hình sức khỏe trẻ tại nhà. Biện pháp 2 Tuyên truyền phụ huynh trang bị những kiến thức cơ bản cho trẻ về dịch covid-19. Biện pháp 3: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. 4. Biện pháp thực hiện từng phần: 4.1. Lập zalo nhóm lớp để liên hệ các phụ huynh trong lớp trao đổi tình hình sức khỏe trẻ tại nhà . Cách tốt nhất để gia đình và nhà trường có thể hợp tác chặt chẽ là giáo viên và phụ huynh nói chuyện trực tiếp với nhau. Tuy nhiên do tình hình dịch diễn biến phức tạp nên ngay từ đầu năm, tôi đã liên hệ với từng phụ huynh và lấy thông tin của trẻ như tính cách trẻ, sở thích, hoặc là đặc điểm riêng cần lưu ý của trẻ. Và sau đó thành lập một nhóm zalo lớp.. giữ liên lạc với phụ huynh cũng là một cách để duy trì mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường.Thường xuyên theo dõi, nắm bắt sức khỏe của trẻ tại nhà qua zalo với phụ huynh. Xây dựng video tuyên truyền phụ huynh dạy trẻ kỹ năng phòng chống dịch covid 19. Hình ảnh 1: Thông tin nhóm lớp zalo cô giáo trao đổi với phụ huynh. 4.2. Tuyên truyền phụ huynh trang bị những kiến thức cơ bản cho trẻ về dịch covid-19. Trang bị kiến thức cho trẻ về dịch bệnh covid: Mục tiêu của việc nâng cao chất lượng phòng chống COVID – 19 cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kiến thức, kỹ năng cơ bản khi nghỉ dịch ở nhà. Phụ huynh hãy tuyên truyền cho trẻ những nội dung cần thiết sau: 1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn). 2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế. 3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo. 4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh, uống nhiều nước ấm,súc miệng bằng nước muối pha loãng để khoang miệng hầu họng luôn sạch sẽ. 5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc. 6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị. 7. Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tỉnh (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc.
- 8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân. 9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID- 19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình. * Đặc biệt là phụ huynh tuyên truyền Thông điệp 5K của Bộ Y Tế cho học sinh ghi nhớ, đó là: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế". Hình ảnh 2: Thông điệp 5K của bộ y tế. 4.3 Tuyên truyền phụ huynh dạy trẻ những kỹ năng cơ bản phòng chống dịch covid – 19 cho trẻ khi ở nhà. Để giúp học sinh biết được đây là bệnh dịch nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh, phổ biến, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân của học sinh, nâng cao sức khỏe và luôn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Phụ huynh hướng dẫn trẻ những kỹ năng cần thiết như: *Đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang là một biện pháp thiết thực nhất nhằm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, bảo vệ cho bản thân. Hiện nay có hai loại khẩu trang đó là khẩu trang vải và khẩu trang y tế. Để đeo khẩu trang đúng cách, tôi đã hướng dẫn trẻ qua các bước như sau: + Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rữa tay nước sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang. + Bước 2:Xác định phần phía trên phía dưới khẩu trang (có gọng hay không gọng đối với khẩu trang y tế). + Bước 3: Xác định mặt trong mặt ngoài theo màu sắc, đường may hoặc phần lồi lõm (khẩu trang vải). + Bước 4: Cầm 2 quai khẩu trang bằng 2 tay sau đó đeo 2 quai vào 2 tai. + Bước 5: Chỉnh khẩu trang mép phía dưới sao cho ôm trọn cằm. +Bước 6: Bóp phần gọng sắt ở phía trên làm sao cho ôm trọn sống mũi. (Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn). - Sau khi sử dụng khẩu trang thì hướng dẫn học sinh cách tháo khẩu trang: + Bước 1: Khi thảo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang). + Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần. + Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau: mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần. Tái sử dụng khẩu trang 870 (Khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn): Giặt bằng tay, giặt riêng, phơi tự nhiên, sấy hoặc là khô.
- Hình ảnh 3: Bé đeo khẩu trang. *Kỹ năng rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước Virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan khi dịch nhầy hay dịch tiết đường hô hấp chứa virus xâm nhập cơ thể chúng ta từ mắt, mũi, họng qua giọt bắn khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc thông qua bàn tay chạm vào những vật dụng trung gian chứa virus rồi đưa lên mặt. Vì vậy, “Bàn tay không an toàn” cũng chính là “công cụ” phổ biến nhất khiến virus lây lan từ người này sang người khác. Do đó, chặn đứng con đường virus xâm nhập vào cơ thể bằng việc rửa tay thường xuyên và sạch sẽ là hết sức quan trọng.6 bước rửa tay được sạch được tôi hướng dẫn cho trẻ như sau Bước 1: làm ướt tay bằng nước và xà phòng, trà hai lòng bàn tay vào nhau. Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngon tay. Bước 4 Chà mặt ngoài các ngón tay này vào lòng bàn tay kia. Bước 5: Xoay ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại ( là sạch ngón tay cái) Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Làm sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô. Hình ảnh 4: Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch. Hình ảnh 5: 6 bước rửa tay của bộ y tế. *Kỹ năng súc miệng bằng nước muối. Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày giúp loại bỏ hết vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, amidan, họng. Từ xưa ông cha ta đã truyền miệng nhau rằng súc miệng bằng nước muối giúp răng chắc khỏe. Đối với học sinh nhỏ, nên cho học sinh súc miệng bằng nước muối ấm thường trước. Độ tuổi để áp dụng phương pháp này là học sinh từ 3 - 4 tuổi trở lên, tức học sinh có khả năng súc miệng mà không nuốt phải nước muối. - Các bước súc miệng bằng nước muối: Chuẩn bị : Nước muối tự pha hoặc nước muối trong chai, khăn, giấy lau, ca cốc, nước sát khuẩn hoặc xà phòng. + Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn. + Bước 2: Rót nước vào ca.( 1 lượng khoảng 6090ml) + Bước 3: Tiến hành súc miệng. (Mim chặt môi đẩy nước muối làm sạch khoang miệng trong khoảng 30 giây). + Bước 4: súc vòm họng (Ngữa cổ ra sau khoảng 30o, khép chặt cuống họng, cho nước muối chạm thành họng, dùng hơi đầy nước muối ra tạo tiếng kêu “khỏ khò” đều đặn trong khoảng 30 giây). + Bước 5: Nhổ nước muối vào bồn rửa mặt, hoặc vào bộ có nắp đậy) . + Bước 6: Lấy khăn hoặc giấy rồi lau miệng. Trong quá trình rèn cho học sinh kỹ năng súc miệng phụ huynh sẽ giáo dục cho học sinh biết tác dụng của việc súc miệng bằng nước muối và luôn thực hiện đều đặn vào các thời điểm
- như sau khi ăn trưa, trước và khi ngủ dậy, sau khi ăn quà chiều...ở nhà cũng như ở lớp. Qua đó học sinh có ý thức súc miệng hàng ngày, để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân hơn nữa phụ huynh giáo dục trẻ súc miệng và kết hợp với việc đánh răng hàng ngày khi học sinh ở nhà Hình ảnh 6: Bé xúc miệng bằng nước muối. * Kỹ năng rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô Học sinh mầm non hoạt động liên tục trong ngày, học sinh thường xuyên tiếp xúc với các đồ dùng, dụng cụ học tập, hay môi trường xung quanh. Các tác nhân trên vô tình khiến bàn tay học sinh bị bẩn. Học sinh mầm non còn nhỏ nên nhiều khi học sinh đưa tay lên mắt, mũi, miệng khi học sinh đang hoạt động, điều này cũng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của học sinh. Do vậy việc rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô thường xuyên sau khi hoạt động là vô cùng cần thiết. Hình ảnh 7: Rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô. *Dạy học sinh một số kỹ năng khác: Cần che miệng và mũi khi họ hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Việc này giúp cho trẻ giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Hình ảnh 8: Bé lấy khăn vải, giấy che miệng khi ho. * Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. Bên cạnh những kỹ năng dạy trẻ hàng ngày, phụ huynh cần quan tâm chăm sóc trẻ một cách khoa học và đúng cách: Phụ huynh sắp sếp phân bổ thời gian hợp lý - rèn nề nếp thói quen cho trẻ hàng ngày: + Dù ở nhà với bố mẹ hay gửi người thân chăm sóc trẻ, bố mẹ cũng phải lên lịch cho trẻ sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ; buổi tối không cho trẻ chơi quá muộn, buổi sáng tập cho trẻ dậy trước 7h, tránh cho trẻ ngủ dậy muộn, ăn sáng muộn, sẽ ảnh hưởng đến bữa ăn trưa, trẻ sẽ chán ăn; buổi trưa phụ huynh tập cho con có thói quen ngủ trưa. + Về chế độ ăn uống của trẻ, cần phải cho trẻ ăn uống điều độ, nhiều chất dinh dưỡng. Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và chia làm nhiều bữa nhỏ; đa dạng hoá bữa ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau, các thực phẩm hàng ngày đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, thay đổi cách chế biến và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn được nhiều; cho trẻ uống nhiều nước, nước ép quả tươi và ăn thêm quả chín, cung cấp thêm các vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C, để tăng sức đề kháng cho trẻ. Về các hoạt động chơi, học của trẻ, trẻ mầm non “học bằng chơi”. Ở nhà trẻ hay xem tivi, điện thoại, ipad nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến thị lực, nhiều gia đình, đồ chơi không phong phú, trẻ lại không có bạn chơi, trẻ ở trong nhà nhiều ngày trẻ sẽ nhàm chán với các đồ chơi nên sẽ dẫn đến thích tò mò, khám phá những đồ dùng trong nhà và trò chơi không an toàn; vì vậy phụ huynh cần phải
- gần gũi trò chuyện với trẻ, là một bạn chơi của trẻ, hướng dẫn cho trẻ biết các kỹ năng đơn giản thông qua các trò chơi. Hướng dẫn trẻ phụ giúp một số việc phù hợp: Gấp quần áo giúp mẹ, khi gấp quần áo cho trẻ cài cúc áo, quần, kéo xéc; xếp đồ chơi sau khi chơi xong; lau dọn bàn ghế, với hoạt động này giúp cho trẻ có các kỹ năng tự phục vụ và phát triển các kỹ năng vận động (các cơ bàn tay, ngón tay…), hình thành các thói quen ngăn nắp gọn gàng và giúp trẻ phát triển nhận thức. Trong sinh hoạt hằng ngày ở gia đình làm sao để trẻ có nề nếp thói quen tự giác thì phụ huynh cần phải chú ý giáo dục cho trẻ các kỹ năng trong vệ sinh, ăn, ngủ: Giờ ăn phụ huynh lên cho trẻ tự xúc ăn, ăn xong nhắc trẻ cất đồ dùng, đi súc miệng, đánh răng; Vệ sinh trước khi ăn, sau khi ăn; Vệ sinh trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, phụ huynh không nên làm hộ trẻ, nếu làm hộ trẻ tạo cho trẻ thói quen ỉ lại, không biết tự phục vụ, vụng về, chậm chạp trong các hoạt động. Hình ảnh 9: Bé uống nước và nước hoa quả. Hình ảnh 10: Bé di màu. Hình ảnh 11: Bé đang đánh răng. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 1.Kết luận chung: Trong quá trình thực hiện đề tài “Một số biện pháp chia sẻ tới phụ huynh dạy trẻ kỹ năng phòng chống dịch covid tại nhà” tôi đã rút ra kết luận rằng: Bản thân tôi được trao đổi kiến thức dạy trẻ qua các hoạt động được phụ huynh và đồng nghiệp quý mếm tin yêu.Việc tuyên truyền tới phụ huynh dạy trẻ kỹ năng phòng chống dịch covid tại nhà là công việc rất cần thiết và không được chủ quan trong thời điểm hiện nay, đòi hỏi mỗi giáo viên, phụ huynh phải đặc biệt quan tâm, theo dõi sức khỏe cho học sinh một cách thường xuyên. Vì nguy cơ xảy ra dịch bệnh với học sinh có thể xảy ra bất kì lúc nào, nếu chúng ta không chủ động phòng tránh. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, sẽ giúp các con có một cơ thể khoẻ mạnh, để các con tích cực tham gia các hoạt động. Góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Để có được kết quả trên, là một giáo viên, tôi đã nhận thức về sự nguy hiểm của dịch bệnh, hiểu được ý nghĩa, lợi ích việc phòng chống dịch bệnh xảy ra, và Tôi đã xây dựng video để tuyên tuyền đến phụ huynh, để phụ huynh có thể dạy trẻ ở nhà một cách có hiệu quả. Tôi tin rằng các bậc phụ huynh sẽ giúp
- trẻ phát triển toàn diện hơn trong thời gian trẻ nghỉ tại nhà, để khi trẻ đến trường trẻ dễ dàng hòa nhập và tham gia các hoạt động ở lớp một cách tích cực chủ động và có nề nếp. 2. Kết quả thực hiện và so sánh đối chứng: Sau một năm thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy với việc chuẩn bị cho trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch đã thu được rất nhiều kết quả đáng mừng, kết quả như sau: *Về phía trẻ: Qua khảo sát việc thực hiện các biện pháp tuyền truyền tới phụ huynh dạy trẻ kỹ năng phòng chống dịch bệnh vào đầu năm và cuối năm tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến rõ rệt, phụ huynh có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên hơn, trẻ nâng cao được cách phòng dịch bệnh covid - 19 một cách rõ ràng, và trẻ có sự chuyển biến tăng lên rõ rệt. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN TS Kết Kết quả cuối năm trẻ quả đầu Nội năm STT dung SL Tỷ SL Tỷ SL Tỷ SL Tỷ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ đạt % chưa % đạt % chưa % đạt đạt 1 Trẻ rửa tay đúng cách 31 14 45,0 17 55,0 28 90,3 3 9,7 2 Biết xúc miệng bằng nước 31 12 38,8 19 61,2 30 96,8 1 3,2 muối 3 Không đưa tay lên mắt, miệng 31 13 42,0 18 58,0 29 93,6 2 6,4 3 Trẻ biết đeo khẩu trang 31 11 35,4 20 64,6 29 93,6 2 6,4 đúng cách 3 Trẻ thực hiện 5K 31 10 32,2 21 67,8 30 96,8 1 3,2 Nhìn bảng số liệu trên cho thấy mức độ tăng dần về cuối năm . 90,3% Trẻ biết thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn. 96,8% Biết xúc miệng bằng nước muối. 93,6% Không đưa tay lên mắt, miệng .
- 93,6% Trẻ biết đeo khẩu trang đúng cách . 96,8% Trẻ thực hiện 5K. 3. Bài học kinh nghiệm: Từ những biện pháp cụ thể và những kết quả đã đạt được trong công tác tuyên truyền phụ huynh dạy trẻ kỹ năng phòng chống dịch tại nhà tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Nhà trường luôn chủ động kế hoạch trong công tác phòng, chống dịch bệnh. - Triển khai, tuyên truyền sâu rộng kế hoạch tới giáo viên- phụ huynh và học sinh hơn nữa. - Kết hợp chặt chẽ cùng phụ huynh để làm tốt công tác phòng dịch. - Giáo viên có ý thức trách nhiệm, nâng cao nhận thức của phụ huynh trong việc phòng, chống đại dịch
- * Qua tìm tòi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy “Một số biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh dạy trẻ 24 36 tháng tuổi kỹ năng phòng chống dịch covid tại nhà” là vô cùng cần thiết. 4 Đề xuất - khuyến nghị: *Đối với phòng giáo dục: Thường xuyên mở các hội thi giáo viên có nhiều cơ hội học tập và rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Mở nhiều đợt chuyên đề về cách chăm sóc , nuôi dưỡng giáo dục, các kỹ năng dạy trẻ phòng chống dịch tại nhà để các giáo viên trong trường có thể học hỏi lẫn nhau, để nâng cao trình độ cho bản thân mình. *Đối với ban giám hiệu nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với các cấp, các ngành, lãnh đạo địa phương để đầu tư thêm trang thiết bị dạy học như: máy tính… để các cô có thể thuận lợi trong việc dạy trẻ qua các zalo nhóm lớp. Tổ chức học tập nâng cao kiến thức cho giáo viên tạo điều kiện cho giáo viên trong trường thường xuyên được học tập kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môm của mình.Trên đây là đề tài “Một số biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh dạy trẻ 24 - 36 tháng tuổi kỹ năng phòng chống dịch covid tại nhà”được nghiên cứu và áp dụng vào lớp nhà trẻ D2 trong năm 2021 – 2022. Trong quá trình thực hiện đề tài này không tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp, các ngành, các nhà trường, bạn bè đồng nghiệp để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi xin cam đoan đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi do tôi tự nghiên cứu, xây dựng , không sao chép. Nếu sai sót gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn !
- PHẦN IV: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Chương trình giáo dục mầm non – NXB giáo dục Việt Nam. 2. Nguồn tư liệu tham khảo trên internet. 3Tạp chí mầm non. 4 Các công văn của bộ y tế. 5 Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non .
- PHẦN V: Hình ảnh minh chứng: Hình ảnh 1: Thông tin nhóm lớp zalo cô giáo trao đổi với phụ huynh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1799 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 74 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
21 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 30 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn