intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Yên Lạc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Yên Lạc" nhằm đánh giá thực trạng giáo dục biến đổi khí hậu tại khối mẫu giáo Trường Mầm non Yên Lạc; Tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở các lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi và 5 - 6 tuổi; Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo và ý thức giữ gìn môi trường cho trẻ; Giúp trẻ có một số kiến thức về biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường Mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Yên Lạc

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁCH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON YÊN LẠC Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Yên Lạc SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý 1
  2. THANH HÓA, NĂM 2022 MỤC LỤC STT NỘI DUNG SỐ TRANG 1 1. Mở đầu 1 2 1.1. Lý do chọn đề tài 1 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 6 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. 2 7 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. 3 8 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh 9 4 nghiệm 10 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên dạy trẻ 11 5 ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai: Biện pháp 2. Chỉ đạo giáo viên Tích hợp, lồng ghép nội 12 7 dung biến đổi khí hậu trong một số hoạt động học. Biện pháp 3. Chỉ đạo giáo viên dạy trẻ Mẫu giáo hình thành 13 những kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu , phòng chống 10 thiên tai theo chủ đề Biện pháp 4. Chỉ đạo giáo viên sưu tầm , sáng tác trò chơi, 14 14 bài thơ , hò vè, câu đố về biến đổi khí hậu và cách ứng phó. Biện pháp 5. Chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những 15 16 kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và cách ứng phó ở mọi lúc, mọi nơi: 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động 16 18 giáo dục ,với bản thân ,đồng nghiệp và nhà trường 17 3. Kết luận, kiến nghị 19 18 3.1 Kết luận 19 19 3.2 Kiến nghị 20 2
  3. 1.Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài: Biến đổi khí hậu hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu. Mặc dù con người có công lao to lớn trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho lợi ích của mình, nhưng đồng thời con người cũng là thủ phạm chính gây nên biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng như nhiều nước khác chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng do sự gia tăng dân số, do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá…Trên toàn cầu, Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, các diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự báo trước được gây ra tỷ lệ tử vong và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng rất cao, chẳng hạn như trường học và trung tâm y tế, và tác động xấu đến sinh kế của nhóm dân số thiệt thòi ở thành thị và nông thôn. Trẻ em đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những thảm họa thiên nhiên này. Tiếp cận với thực phẩm, nước sạch, giáo dục và chăm sóc sức khỏe đang bị đe dọa và áp lực lên cộng đồng - do mất nguồn thu nhập và tài sản - điều này làm tăng sự tiếp xúc của trẻ với bạo lực, bóc lột và lạm dụng. Phụ nữ cũng có xu hướng bị ảnh hưởng không nhỏ, làm tăng thêm các tác động tiêu cực đối với trẻ em, vì các em sẽ ít được cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc chăm sóc[1] Với tỷ lệ trẻ em chiếm gần một phần ba dân số Việt Nam, cường độ thiên tai cao hơn và biến đổi khí hậu đang có những tác động mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của các em. Trẻ em luôn là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai do tính dễ tổn thương về thể chất và tâm lý xã hội, việc không được tiếp cận tới các dịch vụ cơ bản sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới sự phát triển của các em, do các em phải phụ thuộc nhiều vào cha mẹ và những người chăm sóc khác nên tiếng nói và sự hiện diện rất hạn chế. Giáo dục mầm non đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, do đó Giáo dục mầm non có vị trí quan trọng đặc biệt trong chiến lược giáo dục bảo vệ môi trường, phòng ngừa và giảm nhẹ thảm hoạ của Biến đổi khí hậu. Trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo nói riêng rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ tiếp thu và hình thành những nền nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này. Trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu Môi trường sống của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ từ ngày hôm nay. Vì vậy việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của Biến đổi khí hậu phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Đây là vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách của trẻ. Ngày nay dưới sự tác động trực tiếp của con người vào môi trường đã dẫn đến hiện tượng hệ sinh thái tự nhiên dần dần bị tác động chuyển thành hệ 1
  4. sinh thái nhân tạo, thậm chí dẫn tới mất cân bằng suy thái gây ra biến đổi khí hậu. Việc hình thành cho trẻ từ khi còn nhỏ tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên quan tâm tới thế giới xung quanh, có lối sống vệ sinh ngăn nắp phụ thuộc vào rất nhiều nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta. Do đó việc giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục mầm non là hoàn toàn đúng và phù hợp. Để trẻ có tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh trong mỗi con người, hình thành thói quen, kỹ năng để bảo vệ chính mình. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Yên Lạc” 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng giáo dục biến đổi khí hậu tại khối mẫu giáo Trường Mầm non Yên Lạc - Tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở các lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi. và 5 - 6 tuổi - Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo và ý thức giữ gìn môi trường cho trẻ. - Giúp trẻ có một số kiến thức về biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường Mầm non 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo ở các độ tuổi 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi, 5 - 6 tuổi tại trường Mầm Yên Lạc 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp thống kê toán học 1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm ( Không) 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hổi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống kinh tế – xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người. * Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. 2
  5. Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển[2] * Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu: - Hiệu ứng nhà kính. - Mưa axit. - Thủng tầng ôzôn. - Cháy rừng. - Lũ lụt. - Hạn hán. - Sa mạc hóa. - Hiện tượng sương khói[3]. Giáo dục biến đổi khí hậu có vai trò đặc biệt quan trọng vì sự phát triển bền vững của đất nước ta nói riêng và toàn thế giới nói chung Mục tiêu và định hướng cơ bản của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là giúp người học quan tâm về vấn đề khí hậu, hiểu rõ nguyên nhân và hiệu quả của biến đổi khí hậu, giúp cá nhân và cộng đồng tiếp cận với những giải pháp bảo vệ và ứng phó với biến đổi khí hậu chứ không đơn giản là kiến thức, kỹ năng liên quan đến biến đổi khí hậu và cách ứng phó. Nâng cao ý thức về biến đổi khí hậu cần phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, từ khi trẻ còn nhỏ và bắt đầu bằng những việc nhỏ, gần gũi, giúp các em biết bảo vệ môi trường, tôn trọng môi trường thiên nhiên, các nguồn thiên nhiên để bảo vệ khí hậu. Đơn giản như việc tắt đèn khi không cần thiết, hoạt động kiệm nước, bảo vệ cây xanh, không vứt rác ra đường,…, tất cả những điều thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên và các nguồn lực có hạn mà chúng ra có, điều đó sẽ giúp giảm thải các tác nhân có hại cho khí hậu. Những kiến thức đó sẽ ăn sâu và tạo thành ý thức cho trẻ trong suốt cuộc đời. Với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi, 5 - 6 tuổi khả năng chú ý, ghi nhớ đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ thích tìm tòi khám phá và luôn tò mò. Đặc biệt là thích được trải nghiệm trực tiếp. Điều đó cũng có nghĩa là chỉ cần giáo viên biết tích hợp nội dung một cách phù hợp về ứng phó với biến đổi khí hậu trong các hoạt động hàng ngày của trẻ thì chắc chắn sẽ đạt được kết quả như mong muốn. 3
  6. 2.2. Thực trạng vấn đề của trường Mầm non Yên Lạc trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Việc xây dựng ứng dụng những biện pháp tích hợp giáo dục và cách ứng phó với biến đổi khí hậu sao cho phù hợp với nội dung trong Chương trình giáo dục mầm non và khả năng nhận thức của trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo để có kết quả cao trên lý thuyết thì đơn giản, nhưng khi vào thực hiện thì đó là cả một vấn đề không hề dễ dàng. Xét thực tế tại trường, lớp và năng lực của giáo viên dạy khối Mẫu giáo, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.2.1. Thuận lợi. Trường mầm non Yên Lạc đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. + Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang phòng học rộng rãi, môi trường lớp học được trang trí sạch đẹp. + Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt công việc của mình. + Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu, học liệu về biến đổi khí hậu cho giáo viên. + Nhà trường đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như: ti vi, máy vi tính, đầu đĩa, loa phục vụ cho việc giảng dạy. + Nhà trường đã nối mạng internet, mạng nội bộ cho 13/13 máy vi tính phục vụ cho công tác dạy và học. + 28/28 giáo viên trên lớp có trình độ chuẩn và trên chuẩn. + Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh 2.2.2. Khó khăn. Một số giáo viên còn hạn chế kiến thức về biến đổi khí hậu, hiểu về biến đổi khí hậu chưa đầy đủ. Giáo viên còn hạn chế về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ về ứng phó với biến đổi khí hậu và cách ứng phó. Tài liệu về giáo dục biến đổi khí hậu còn ít. Một số gia đình phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu vì vậy đang còn xem nhẹ và chưa chú trọng đến việc giáo dục biến đổi khí hậu cho con em mình. 2.2.3. Kết quả của thực trạng. ĐỘ TUỔI NỘI DUNG Trẻ thể hiện Trẻ có ý thức tuân Trẻ thể hiện ý Trẻ yêu thiên tình cảm, sự thủ sự chỉ dẫn của thức hoạt động nhiên và ứng xử quan tâm, chia người lớn khi kiệm, và biết bảo thân thiện với môi sẻ với các bạn thiên tai xảy ra vệ bản thân khi có trường xung quanh và những thiên tai xảy ra người xung quanh khi thiên tai xảy ra 4
  7. Cháu Cháu Cháu Cháu Cháu Cháu Cháu Cháu chưa chưa chưa chưa đạt đạt đạt đạt đạt đạt đạt đạt 3-4 tuổi 45 28 47 26 48 25 49 24 73 cháu 61.6 38.4 35,7 64,3% 65,7% 34,3% 67,1% 32,6% % % % 4-5 tuổi 49 25 51 23 52 22 52 22 74 cháu 65.3 34.7 68,9% 31,1% 70.2% 29.8% 70.2% 29.8% % % 5-6 tuổi 64 37 69 32 71 30 75 26 101 63,3 36,7 68.3% 31.7% 70.2% 29,8% 74,2% 25,8% cháu % % Tổng số: 248 126 72 135 63 139 59 144 54 cháu Tỷ lệ % 63,8 36.2 67,3 32,7 70 30 71 29 Từ những kết quả khảo sát như trên tôi luôn suy nghĩ xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ đồng thời chỉ đạo cho chuyên môn hướng dẫn giáo viên day khối Mẫu giáo có kiến thức để dạy trẻ, đồng thời nhắc nhở phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức về khí hậu xung quanh, hãy sống cho mình và cả tương lai của con em mình sau này. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây để các đồng nghiệp cùng tham khảo 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Giải Pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho chuyên môn hướng dẫn giáo viên dạy trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. Việc đưa giáo dục biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai vào trường lớp mầm non là cần thiết ,do đó người giáo viên mầm non để làm được việc này, mỗi CBGV,NV trong nhà trường cần phải nắm vững nội dung và phương pháp giáo dục biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mẫu giáo của nhà trường. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch triển khai cho chuyên môn hướng dẫn giáo viên dạy mẫu giáo để thực hiện. * Đối với Ban giám hiệu. Nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của ngành đưa chương trình Giáo dục, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai vào trong hoạt động của trường mầm non. Nghiên cứu kỹ mục đích, yêu cầu, nội dung của chuyên đề Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai. Chỉ đạo tốt cho CBGV, NV thực hiện. * Đối với Giáo viên, nhân viên. Tham gia các lớp bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, hình thức Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai vào trong các hoạt động của trẻ. Tổ chức nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai thông 5
  8. qua các chủ đề, chuyên đề để giáo dục trẻ, tuyên truyền cho các bậc phụ huynh có ý thức trong việc ứng phó và phòng chống. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để tổ chức tốt chuyên đề này dưới nhiều hình thức. Nội dung cụ thể: * Đối với Ban giám hiệu. Tham gia các lớp bồi dưỡng do Phòng Giáo dục - Đào tạo tổ chức. Nghiên cứu kỹ nội dung chuyên đề. Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung, kế hoạch thực hiện chuyên đề cho CBGV, NV trong nhà trường. Tổ chức và bồi dưỡng thường xuyên chuyên đề cho đội ngũ CBG, NV trước khi triển khai thực hiện. Xây dựng các hoạt động dạy có tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho giáo viên dự. Chỉ đạo cho CBGV, NV làm tốt công tác tuyên truyền về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai đến phụ huynh học sinh lồng vào các nội dung cuộc họp trong năm học. Đưa tiêu chí thực hiện chuyên đề vào nội dung thi đua của CBGV, NV. * Đối với Giáo viên, nhân viên. Không đưa vào từng đề tài riêng mà chỉ lồng ghép vào trong các hoạt động sao cho phù hợp, tránh gượng ép, nên tập trung lồng ghép vào các hoạt động vui chơi, múa hát, vẽ, kể chuyện,… ngoài hoạt động học. Việc lồng ghép phải nhẹ nhàng, đơn giản, hấp dẫn, không gượng ép và thật gần gũi với đời sống xung quanh trẻ, bảo đảm tính vừa sức, phù hợp từng độ tuổi. Giúp trẻ nhận biết được vai trò của môi trường, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai đối với đời sống con người và những tác động của con người đối với môi trường.Thúc đẩy được tính tò mò, lòng ham thích được tiếp xúc với môi trường xung quanh, khám phá thiên nhiên của trẻ. Hình thức thực hiện chuyên đề Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai - Nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai được tích hợp thông qua các chủ đề lớn. - Nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai được tích hợp vào nội dung các thời điểm trong một ngày ở trường mầm non như: (giờ đón, vệ sinh, hoạt động có chủ đích, hoạt động ngoài trời, nêu gương, hoạt động chiều, giờ trả trẻ). - Tổ chức giao lưu Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai phòng ngừa, ứng phó giảm nhẹ thiên tai. * Công tác chỉ đạo thực hiện. - Tôi luôn nhắc nhở, kiểm tra đưa nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai phòng ngừa, ứng phó giảm nhẹ thiên tai trong trường học. 6
  9. -Chỉ đạo mỗi nhóm, lớp xây dựng nội dung tuyên truyền ở góc phụ huynh. - Trang trí, lồng ghép tuyên truyền như: hình ảnh, thơ, ca, hò,vè. - Trường xây dựng nội dung hội thi phù hợp, mang tính chất giáo dục. - Giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch, lồng ghép nội dung thực hiện trong mỗi nhóm, lớp mình về chuyên đề này. - Đánh giá thực chất kết quả thực hiện chuyên đề qua những lần dự giờ, kiểm tra của Ban giám hiệu, Ban thanh tra nhân dân. Kết quả: 100% cán bộ giáo viên thực hiện tốt kế hoạch chỉ đạo đề ra và đạt kết quả tốt. Giải pháp 2: Chỉ đạo cho chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp, lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu trong một số hoạt động học. Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: Như Khám phá khoa học, Âm nhạc, làm quen tác phẩm Văn học, Tạo hình... mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi..... với trẻ để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng – hành động không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với thiên nhiên, với môi trường sống.. *Thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc. Tôi luôn chỉ đạo cho chuyên môn hướng dẫn giáo viên ở khối mẫu giáo chú trọng trong việc chọn bài hát dạy trẻ ở từng độ tuổi, những bài hát có nội dung về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về biến đổi khí hậu thông qua báo, đài, qua các trang web chuyên biệt về môi trường, về biến đổi khí hậu. - Chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung sưu tầm bài hát về biến đổi khí hậu bao gồm nhiều nội dung khác, cung cấp cho trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng. Chính vì vậy, biện pháp này giúp giáo viên sàng lọc, lựa chọn nội dung giáo dục biến đổi khí hậu sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Ví dụ: Khi dạy hoạt động âm nhạc ở chủ đề “Bản thân” cho trẻ Mẫu giáo 3 - 4 tuổi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nghe hát, hát, vận động minh họa các bài hát liên quan đến thời tiết, biến đổi khí hậu như bài hát “Trời nắng, trời mưa”, “Cho tôi đi làm mưa với”, “Âm thanh của tôi”… Ví dụ: Khi dạy hoạt động Âm nhạc ở chủ đề “Bản thân” cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nghe hát, hát, vận động theo nhạc các bài hát có nội dung về thời tiết , trái đất, môi trường, biến đổi khí hậu như bài hát “Bốn mùa của bé”, “Giai điệu của mưa”, “Đêm và ngày”… Ví dụ : Khi dạy hoạt động Âm nhạc ở chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi, giáo viên cần dạy trẻ hát, nghe hát, vận động theo nhạc các bài hát có nội dung về Trái đất, Biến đổi khí hậu và cách ứng phó như bài hát “Trái đất này là của chúng mình”, “Em yêu cây xanh”.. *Thông qua hoạt động Tạo hình. Tôi luôn chỉ đạo giáo viên khối mẫu giáo lồng ghép tích hợp vào hoạt động học như ngoài những yêu cầu trong sách tôi chỉ đạo giáo viên yêu cầu trẻ vẽ, cắt, dán, nối tranh ảnh về trái đất, các nguồn nước, sử dụng năng lượng tiết kiệm, lựa chọn trang phục, đồ ăn thức uống phù 7
  10. hợp với thời tiết. Tô màu tranh vẽ bạn có hành vi đúng trong tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu. Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động học Tạo hình ở chủ đề Bản thân cho trẻ mẫu giáo ở độ tuổi 3 - 4 tuổi tôi chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ tô màu và nối những hành vi đúng trong tranh vẽ có nội dung về bảo vệ môi trường (Bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây….). Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động Tạo hình ở chủ đề “Trường Mầm non” cho trẻ mẫu giáo độ tuổi 4 - 5 tuổi, chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ vẽ, tô màu, cắt dán tranh ảnh về trái đất, vệ sinh cá nhân trẻ, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm…. Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động tạo hình ở chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” cho trẻ mẫu giáo đội tuổi 5-6 tuổi, chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ vẽ các vật chứa nước, vẽ mưa, giếng, ao, hồ, sông, suối. Vẽ mặt trời, những tia nắng, vẽ những vật dụng cần dùng khi ra ngoài trời (Ô, mũ, nón, ủng..) Hướng dẫn trẻ sưu tầm tranh ảnh có nội dung về hậu quả của bão, lốc xoáy, hạn hán, sạt lở đất… làm an bum. Làm sách tranh về biến đổi khí hậu , cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. *Thông qua hoạt động Khám phá khoa học. Thông qua hoạt động này cho trẻ tìm hiểu về trái đất, trẻ được xem tranh, thảo luận về trái đất, trái đất có nước, không khí, trên trái đất có con người, động vật và cây cối sinh sống. Cho trẻ tìm hiểu về đất, nước, không khí trẻ thảo luận về lợi ích của đất nước, cách bảo vệ nguồn nước sạch như sử dụng tiết kiệm , không xả rác, thả xuống nguồn nước... Cách giữ không khí trong lành như trồng cây, biết thu gom, phân loại và đổ rác đúng nơi quy định, không đốt củi, rơm, rạ, đi vệ sinh đúng nơi quy định.. Cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình và thảo luận tìm hiểu về thời tiết, khí hậu, biểu hiện của biến đổi khí hậu. tham quan thực tế, thảo luận để tìm hiểu về một số nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu. Tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu gây ra bão lốc, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng.. Cho trẻ quan sát môi trường sống xung quang trẻ, tìm hiểu nơi nào an toàn, không an toàn để trú ẩn hoặc tránh xa nơi nguy hiểm khi có thiên tai xảy ra. Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động Khám phá khoa học ở chủ đề “Bản thân” cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 3 - 4 tuổi .Tôi đã chỉ đạo cho chuyên môn hướng dẫn giáo viên hướng trẻ nhận biết đặc điểm an toàn, không an toàn và cách đi đến nơi an toàn nhanh nhất để phòng chống tai nạn thương tích khi có thiên tai xảy ra (Bão, lũ, lụt, sạt lở đất, cháy…). Nhận biết một số tác nhân gây nguy hiểm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, nắng nóng kéo dài làm cho người mệt mỏi.. khát nước, mất nước, dễ bị say nắng ốm đau… Rét kéo dài làm trẻ dễ bị cảm lạnh, ho, viêm phổi. Lũ lụt làm ô nhiễm môi trường, trẻ dễ bị tiêu chảy, đau mắt.. bị đuối nước và một số bệnh khác. Dạy trẻ biết khi trời nắng nóng trẻ cần uống đủ nước, không đi ra ngoài trời nắng to khi không cần thiết, nếu đi cần phải đội mũ, nón, đeo khẩu trang. Trời rét đậm trẻ phải mặc đủ ấm, quàng khăn, đội mũ, đi tất, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để chống rét, trời mưa, bão trẻ phải ở trong nhà, tuyệt đối không được ra ngoài trời, không đứng dưới cây to, tránh xa 8
  11. các cột điện và dây điện. Nếu có lũ lụt, triều cường, trẻ phải tuân thủ sự hướng dẫn của người lớn di chuyển lên cao, tránh xa các vùng, hố nước sâu có dấu hiệu, cảnh báo nguy hiểm. Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động Khám phá khoa học ở chủ đề ‘Trường Mầm non’ cho trẻ mẫu giáo độ tuổi 4 - 5 tuổi. Tôi đã chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ nhận biết hiện tượng thời tiết đang diễn ra tại trường như nắng, mưa, mây, gió, nóng, lạnh ở các thời điểm khác nhau trong ngày, trong tuần, trẻ nhận biết các mùa trong năm mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đối với miền Bắc, mùa mưa, mùa khô đối với Miền Nam. Trẻ biết một số biểu hiện của biến đổi khí hậu như nắng nóng kéo dài, mưa bão bất thường và hay xảy ra, dông tố, lốc xoáy, lũ lụt kéo dài , rét đậm, rét hại, trẻ biết được hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với việc học tập và sức khỏe của trẻ, mưa nhiều gây lũ lụt, nắng nóng kéo dài gây hạn hán, rét đậm , rét hại kéo dài trẻ phải nghỉ học, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng.. Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động khám phá khoa học ở chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi . Tôi đã chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ xem tranh, băng hình, trao đổi, trò chuyện về nước, biết nước có từ đâu? Nước giúp gì cho chúng ta? Vì sao ô nhiễm nước. Do con người vứt rác thải bừa bãi, nhà máy thải nước bẩn. Trẻ tìm hiểu về các trạng thái và ích lợi của nước, nước bốc hơi, nước nóng và nước lạnh, nước đá.. Cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình, trao đổi, trò chuyện về mưa. Mưa có từ đâu? Nếu mưa nhiều, mưa to điều gì sẽ xảy ra? Trẻ cần làm gì? Không nên làm gì khi trời mưa? Trẻ xem tranh, băng hình, trao đổi, trò chuyện về gió, gió có từ đâu? Chúng ta có thể nhìn thấy gió không? Làm thế nào để biết có gió hay không? *Thông qua hoạt động làm quen Văn học: Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong đó kho tàng văn học thiếu nhi là bất tận do đó mỗi khi chọn đề tài tôi luôn chú ý đến nội dung của bài thơ, câu chuyện, các câu tục ngữ, ca dao như chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ nghe, kể chuyện, tự kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về thời tiết, biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động Làm quen Văn học ở chủ đề “Bản Thân” cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi , tôi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nghe kể chuyện, đọc thơ có nội dung về giáo dục bảo vệ sức khỏe và an toàn khi có hiện tượng thời tiết bất thường như câu chuyện “Chuyện của Chép con”, “Biết đi đâu”, các bài thơ như “Thỏ Bông bị ốm”, “Kiến con học nhảy dù”, “ Con heo”.. Ví dụ : Khi hướng dẫn hoạt động Làm quen với Văn học ở chủ đề “Trường Mầm non” cho trẻ Mẫu giáo ở độ tuổi 4 - 5 tuổi, tôi đã chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nghe, kể chuyện, đọc thơ, ca dao về biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu như câu chuyện “Nỗi đau của lá”, “Ước mơ của Hươu Sao”, “Gấu trắng và Vẹt con biết lặn”…, những bài thơ “Cầu vồng”, “Dông chiều”, “Có mưa”…Hướng dẫn trẻ làm sách tranh về biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Ví dụ : Khi hướng dẫn hoạt động Làm quen Văn học ở chủ đề “Nước và các hiện tượng Tự nhiên” cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, Giáo viên dạy trẻ nghe, kể 9
  12. chuyện, kể chuyện sáng tạo, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về thời tiết, về biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu như câu chuyện “Cóc kiện trời”, “Tiếng kêu cứu của rừng xanh”, “Thần gió và mặt trời”. Các bài thơ “Bão”, “Cả nhà chống bão”, “Rét về”. Như vậy việc lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ thông qua các hoạt động quả thật rất phong phú, đa dạng khi chúng ta biết lồng ghép tích hợp để giúp trẻ có những kiến thức hiểu biết về môi trường ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống đến thiên tai, bệnh tật của con người, động vật và cây cỏ, hoa lá… Kết quả: Việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu cách ứng phó và giảm nhẹ thiên tai vào hoạt động học đã đạt hiệu quả cao khi thực hiện. Cụ thể: Trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động học trẻ hiểu về biến đổi khí hậu, thiên tai từ đó trẻ có ý thức về phòng tránh thiên tai là bảo vệ môi trường xung quanh trẻ. Có ý thức được việc bỏ rác đúng nơi đúng loại, biết bảo vệ thiên nhiên cây hoa lá. Ý thức được hành vi đúng, sai khi chăm sóc bản thân và môi trường, cách xử lý khi thời tiết thay đổi. có một số kiến thức, hành vi, thái độ của mình về tác hại của thiên tai (biết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, biết bỏ rác và phân loại rác). Giải pháp 3: Chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo viên Dạy trẻ Mẫu giáo hình thành những kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai theo chủ đề. Như chúng ta đã biết trẻ ở lứa tuổi Mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh dễ tiếp thu và hình thành những nề nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển nhân cách sau này. Đồng thời trẻ cũng rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu. Tôi đã chỉ đạo giáo viên hiểu rõ nội dung giáo dục trẻ Mẫu giáo về biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trong trường mầm non cần phù hợp với mức độ phát triển của trẻ. Được tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục trong các chủ đề., đó là giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, giáo dục phát triển thẩm mỹ.Được đưa vào các hoạt động từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ, không gây quá tải. Ví dụ: Ở chủ đề “Trường Mầm non” Với các cháu độ tuổi 3 - 4 tuổi .Tôi chỉ đạo giáo viên trò chuyện với trẻ về trường Mầm non, nơi trường học được xây dựng, hãy cho trẻ liên hệ, xác định những vị trí khu vực, địa điểm an toàn mà trẻ có thể di chuyển đến đó khi có thiên tai. Xác định những vật dụng có sẵn ở trường cần thiết phải sử dụng khi có thiên tai. Khi có thảm họa thiên tai nhắc trẻ không được sợ hãi, không hoảng loạn, bình tĩnh thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của cô giáo, giúp cô giáo đóng cửa nếu cần thiết, không tự ý ra khỏi 10
  13. lớp, hoặc ra khỏi nơi sơ tán khi không có người lớn bên cạnh, cần biết tìm nơi trú ẩn an toàn, biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm. Ví dụ: Với chủ đề “Bản thân” Với các cháu mẫu giáo độ tuổi 4 - 5 tuổi Tôi chỉ đạo giáo viên giúp trẻ nhận biết một số hiện tượng. *Giáo dục cho trẻ cần làm gì khi trời mưa, giông, sấm, sét: Ví dụ: Khi có hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa, giông, sấm, sét… Trẻ phải chạy ngay vào nhà, lớp học, không được chơi đùa ngoài trời. Nếu ở trong nhà trẻ phải tắt ti vi, máy tính, quạt điện… và tránh xa các thiết bị điện. Đồng thời tránh những chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước. Nếu đang ở ngoài trời trẻ hãy nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn để ẩn nấp, tuyệt đói không được nấp dưới những cây to, cột điện và những vật dụng bằng kim loại để đề phòng sét đánh và biết gọi cho người lớn khi gặp nguy hiểm. Hình ảnh mưa giông, sấm sét * Giáo dục trẻ cần làm gì khi có bão, lốc xoáy: Ví dụ: Khi có hiện tượng này nếu ở trong nhà trẻ cần tìm nơi trú ẩn an toàn có vị trí sát mặt đất nhất. Nếu ở ngoài trời hãy chạy về nhà ngay đóng cửa lại hoặc tìm bãi đất trống hay rãnh, mương, hố không có nước nằm xuống thật sát mặt đất, che kín đầu để khỏi bị thương do đất đá, cành cây rơi xuống. Không núp dưới bóng cây to dưới những ngôi nhà không chắc chắn hoặc quá lớn vì đó là những nơi rất dễ bị sụp đổ. Dạy trẻ tuyệt đối không được trú ẩn trong ô tô, tránh bị lốc xoáy cuốn đi, không chơi ngoài trời, không tắm mưa, tránh xa các hố ga, đoạn dây điện bị đứt. 11
  14. Hình ảnh lốc xoáy * Giáo dục trẻ cần làm gì khi có lũ, sạt lở đất, triều cường: Khi xảy mưa lũ, để đảm bảo an toàn trẻ tuyệt đối không được tùy ý đi chơi khi không có người lớn đi kèm. Dạy trẻ không chơi ở triền đồi, triền núi sau các đợt mưa lũ kéo dài vì rất dễ bị sạt lở đất, không được tự bơi lội hoặc chơi đùa ở bờ sông, bờ ao tránh đuối nước và sạt lở đất, tránh xa dây điện, miệng cống , trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm. Trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, không sử dụng nước nhiễm bẩn trong mưa lũ để tránh dịch bệnh. 12
  15. Hình ảnh khi có lũ, sạt lở đất * Giáo dục trẻ cần làm gì khi có cháy, hỏa hoạn: Dạy trẻ khi có cháy phải hét thật to để báo cho người lớn và mọi người xung quanh biết. Nếu cháy ở trong phòng hãy dùng khăn ướt bịt mũi để hạn chế hít phải khói độc, bò bằng đầu gối dưới đám khói và thoát ra ngoài càng nhanh, càng tốt, nếu quần áo bị cháy hãy nằm ngay xuống đất che mặt và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa tắt, không được chạy vì lửa sẽ càng cháy nhanh hơn, không được nấp dưới gầm giường, tủ hãy luôn tạo ra tiếng động để mọi người biết nơi ẩn nấp. Hình ảnh khi cháy + Ví dụ: Chủ đề: “Nước và một số hiện tượng tự nhiên” ở độ tuổi 5 - 6 tuổi tôi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nhận biết một số dấu hiệu và tận dụng các cơ hội để trẻ được quan sát các hiện tượng tự nhiên đang hoặc sắp xảy ra, quan sát sự thay đổi của cảnh vật, sự thay đổi của các hoạt động của con người, con vật, trước những thay đổi của hiện tượng tự nhiên. Đối với chủ đề này giáo viên cần dạy trẻ biết sự cần thiết của nước đối với đời sống của con người và động thực vật trên trái đất, các loại nguồn nước (Nước biển, sông, suối, hố, giếng, thác nước). Các dấu hiệu để nhận biết thế nào là nước sạch, nước bẩn. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Vì sao phải bảo vệ nguồn nước? cần làm gì để bảo vệ nguồn nước. Tìm hiểu về ích lợi và tác hại của mưa biết trong mùa mưa hay xảy ra hiện 13
  16. tượng các cơn giông, sấm sét. Trẻ biết hiện tượng sét và cách phòng chống bị sét đánh không nên trú ẩn dưới các gốc cây to, trẻ biết được một số đồ dùng có thể sử dụng khi trời mưa, bão như ô, áo mưa, ủng… Trẻ biết được thời tiết là các hiện tượng nắng, mưa, gió, bão, nóng, lạnh, độ ẩm.. diễn ra trong một thời gian rất ngắn như sáng, trưa, chiều, tối, ở một khoảng không gian hẹp như xã, huyện, tỉnh, vùng. Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi giáo viên cần giải thích và phân biệt thời tiết và khí hậu. Khí hậu cũng là nắng, mưa, gió bão, lạnh, nóng, độ ẩm nhưng xảy ra trong một thời gian dài, mang tính lặp lại. Biết các mùa trong năm ở hai miền Bắc và miền Nam, sự thay đổi thời tiết. Các dấu hiệu để nhận biết lũ, lụt, dông tố, lốc, sấm sét, hạn hán, hỏa hoạn. Trẻ biết được hậu quả của biến đổi khí hậu nắng kéo dài sẽ xảy ra hạn hán, hỏa hoạn, dịch bệnh. Rét hậu quả của rét kéo dài sẽ ảnh hưởng đến đời sống con người và động thực vật. Kết quả: Thông qua các chủ đề thực hiện trong chương trình giáo dục mầm non, có 96% trẻ mẫu giáo Trẻ thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với các bạn và những người xung quanh khi thiên tai xảy ra. Có ý thức tuân thủ sự chỉ dẫn của người lớn khi thiên tai xảy ra. Giải pháp 4: Chỉ đạo cho chuyên môn hướng dẫn giáo viên sưu tầm, sáng tác trò chơi, bài thơ, hò vè, câu đố về biến đổi khí hậu và cách ứng phó. Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, bởi vui chơi đã gây ra những biến đổi về chất, có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ và là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” luôn được quán triệt trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Trong hoạt động vui chơi, bên cạnh đó các bài thơ, ca dao, hò vè, tục ngữ cũng là nguồn giá trị để trẻ được nghe, được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm dần ý nghĩa của lời ca, từ đó tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, ngoài ra thông qua những nội dung những câu ca dao, hò vè, tục ngữ trẻ biết về thời hoạt động của ông cha ta để lại. Trong các hoạt động của trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng tôi đã chỉ đạo giáo viên lồng ghép các trò chơi theo hướng tích hợp nhằm giúp trẻ rèn luyện kiến thức và vận động cơ bắp, giác quan, tạo sự thoải mái trong hoạt động nhận thức từ đó giúp hoạt động học thêm sinh động. Tôi đã sưu tầm và sáng tác một số trò chơi có nội dung về biến đổi khí hậu và cách ứng phó để triển khai cho giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện. *Trò chơi sưu tầm: Trò chơi 1: Đô Mi no về biến đổi khí hậu Giúp trẻ ghi nhớ, nhận biết các hình ảnh về biến đổi khí hậu và các hành động để giảm nhẹ biến đổi khí hậu. (Hướng dẫn cách chơi ở phần phụ lục 1). Trò chơi 2: Ai đúng, ai sai Giúp trẻ củng cố hiểu biết của trẻ về những nguyên nhân tác hại của hạn hán và cách ứng phó có lợi nhất(Hướng dẫn cách chơi ở phần phụ lục 2). 14
  17. Trò chơi 3: Phản ứng dây chuyền Giúp trẻ ghi nhớ cách sử lý tình huống khi đi ngoài đường gặp mưa dông, sấm sét (Hướng dẫn cách chơi ở phần phụ lục 3). Trò chơi 4: Bé cần làm gì khi có cháy Giúp trẻ nhận biết kí hiệu của cửa thoát hiểm, cầu thang thoát hiểm, trẻ biết cách xử lí khi xảy ra hỏa hoạn, trẻ biết tuân thủ sự hướng dẫn của người lớn khi xảy ra hỏa hoạn (Hướng dẫn cách chơi ở phần phụ lục 4). *Trò chơi sáng tác: Trò chơi 1: Thời tiết và khí hậu: Giúp trẻ nhận biết đặc điểm của một số hiện tượng thời tiết. (Hướng dẫn cách chơi ở phần phụ lục 5). Trò chơi 2: Nước biển dâng Cung cấp cho trẻ biết biến đổi khí hậu làm băng tan, nước biển dâng lên làm ngập, mất nơi sinh sống của con người và các loài vật. (Hướng dẫn cách chơi ở phần phụ lục 6). Trò chơi 3: Phân loại: Giúp trẻ nhận biết và phân biệt các hành động góp phần gây ra biến đổi khí hậu và các hành động có tác dụng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trẻ biết được đâu là hành động nên hay không nên. (Hướng dẫn cách chơi ở phần phụ lục 7). Trò chơi 4: Mưa to, mưa nhỏ: Luyện phản xạ nhanh cho trẻ (Hướng dẫn cách chơi ở phần phụ lục 8) *Sưu tầm, sáng tác thơ, hò vè, tục ngữ, ca dao, câu đố có nội dung về biến đổi khí hậu và cách ứng phó giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc. Tôi đã sưu tầm một số bài thơ có nội dung biến đổi hí hậu và cách ứng phó giúp trẻ dễ nhớ chóng thuộc như “Cả nhà chống bão”, “Khi cơn bão đến”, “Rét về không sợ”, “Mưa rào”[4].(Nội dung các bài thơ ở phần phụ lục 9). Sáng tác một số bài thơ “Lời cô bé nhớ”, “Bé tự bảo vệ sức khỏe” (Nội dung các bài thơ ở phần phụ lục 10). Bên cạnh đó các bài ca dao, tục ngữ cũng là nguồn giá trị để trẻ nghe thường xuyên. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước. Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão. Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa. Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy Cơn đằng nam, vừa làm vừa chơi. Gió bắc hiu hiu, sếu kêu trời rét. Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống. Sấm động gió tan 15
  18. Cầu vồng móng cụt, không lụt thì mưa. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn. Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật. Đêm trời tối, trăng sao không tỏ Ấy là điềm mưa gió tới nơi Đêm nào sao sáng xanh trời Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày Những ai chăm việc cấy cày Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm. Hoặc dạy trẻ câu tục ngữ về cữ gây gió bão như: Mùng mười tháng ba giỗ cha cô còi Hai mốt lê lai, hai hai lê lợi[5] Kết quả: Với những bài thơ, câu chuyện, ca dao, tục ngữ, các trò chơi có nội dung về biến đổi khí hậu, cách ứng phó do tôi sưu tầm và sáng tác đã giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, dễ nhớ, nhanh thuộc và khắc sâu được kiến thức về biến đổi khí hậu, có kỹ năng tốt khi ứng phó với biến đổi khí hậu , có nhận thức về các hiện tượng tự nhiên, biết cách phòng và chống khí có thiên tai xảy ra. Bản thân đã sáng tác được 4 trò chơi và 2 bài thơ có nội dung về biến đổi khí hậu và cách ứng phó. Giải pháp 5: Chỉ đạo cho chuyên môn hướng dẫn giáo viên Tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và cách ứng phó ở mọi lúc, mọi nơi. Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng, tôi đã chỉ đạo cho chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp các nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu, cần chú ý tận dụng cơ hội để trẻ được quan sát các hiện tượng tự nhiên đang hoặc sắp xảy ra, quan sát sự thay đổi của cảnh vật, sự thay đổi của con người, con vật, sự thay đổi bất thường của thời tiết. Các hoạt động này được đưa vào kế hoạch giáo dục trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng và tổ chức thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu trong các tình huống, thời điểm sinh hoạt một ngày của trẻ một cách phù hợp: *Đón trẻ. Ví dụ: Ở chủ đề Bản thân đối với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Giáo viên trò chuyện hoặc cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình về thời tiết, khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu, cho trẻ tự liên hệ thực tế về thời tiết và trang phục của trẻ, hướng dẫn trẻ chăm sóc góc thiên nhiên. Ví dụ: Ở chủ đề Trường Mầm non đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Giáo viên trò chuyện với trẻ về thời tiết hôm nay (Nắng, gió, mưa..), hôm nay trẻ mặc trang phục có phù hợp với thời tiết không? Nhắc nhở trẻ cách chọn trang phục phù hợp với thời tiết và cách sắp xếp giày, dép, đồ dùng, ba lô gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định. 16
  19. Ví dụ: Ở chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Giáo viên cùng trẻ trò chuyện về thời tiết hiện tại Nắng, gió, mưa. Quan sát xem trẻ mặc có phù hợp với thời tiết không? Thảo luận với trẻ nên mặc quần áo như thế nào cho phù hợp với thời tiết hiện tại. Trẻ cần phải sử dụng đồ dùng, phương tiện gì để hạn chế những tác động, ảnh hưởng không mong muốn của thời tiết. Trẻ biết đội mũ, mặc áo chống nắng, đeo kính khi trời nắng, biết mặc áo mưa, đội mũ khi trời mưa. *Hoạt động góc. Ví dụ: Ở chủ đề Bản thân đối với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Giáo viên hướng dẫn trẻ tô màu tranh trái đất, làm đồ chơi bằng vật liệu tái sử dụng, chơi trò chơi nghe dự báo thời tiết, chọn trang phục, đồ ăn, thức uống có lợi cho sức khỏe, phù hợp với thời tiết. Ví dụ: Ở chủ đề Trường mầm non đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Giáo viên hướng dẫn trẻ tô màu tranh về các hiện tượng biến đổi khí hậu, những hoạt động bảo vệ môi trường ở trường mầm non. Hướng dẫn trẻ làm sách tranh, truyện tranh liên quan đến trái đất, các hiện tượng biến đổi khí hậu, các hoạt động bảo vệ môi trường., cho trẻ xem tranh, quan sát thực tế và thảo luận về cách đi đến trường an toàn trong mùa mưa lũ. Ví dụ: Ở chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Giáo viên hướng dẫn trẻ vẽ tranh, làm đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm về nước và gió. Làm sách tranh về mặt trời, mặt trăng, mưa, bão, các hiện tượng thời tiết , kể chuyện, xem sách truyện tranh liên quan đến hiện tượng tự nhiên và tác động của chúng tới môi trường. hướng dẫn trẻ làm chong chóng, quạt, kính dâm.. *Hoạt động ngoài trời. Ví dụ: Ở chủ đề Bản thân đối với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát, trò chuyện, thảo luận về sự thay đổi của thời tiết, biểu hiện của biến đổi khí hậu. Hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi thực hành kỹ năng tự bảo vệ khi có hiện tượng bất thường do biến đổi khí hậu. Ví dụ: Ở chủ đề Trường mầm non đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Giáo viên hướng dẫn trẻ khi cho trẻ dạo chơi nên kết hợp cho trẻ quan sát thời tiết, cây cối. Nếu có thể cho trẻ quan sát, vườn cây, đồng ruộng, quan sát quang cảnh xung quanh trường, lớp, xác định nơi có thể di chuyển đến nơi an toàn khi có bão lũ. Hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi rèn luyện kỹ năng, xử lí tình huống xảy ra khi có thiên tai. Hướng dẫn trẻ gom và phân loại rác, trồng cây, chăm sóc, tưới cây. 17
  20. Ví dụ: Ở chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên đối với trẻ 5 - 6 tuổi. Giáo viên tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm về nước: Nước sạch, nước bẩn, nước chảy từ trên cao xuống, tạo các thác nước làm nước chảy mạnh, chảy yếu và hướng dẫn trẻ quan sát xem điều gì xảy ra? Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Bé chọn đồ dùng và trang phục nào”. Hướng dẫn trẻ gom rác và phân loại, chăm sóc góc thiên nhiên. * Hoạt động chiều. Ví dụ: Ở chủ đề Bản thân đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi: Giáo viên hướng dẫn trẻ thực hành các tình huống, các trò chơi rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng xử lí tình huống khi có mưa, bão, cháy, lũ, lụt. Trẻ nghe cô giáo kể chuyện, đọc thơ có nội dung giáo dục liên quan đến biến đổi khí hậu. Ví dụ: Ở chủ đề Trường Mầm non đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Giáo viên tổ chức các hoạt động: đọc thơ, kể chuyện, vẽ, làm an bum có nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu, hướng dẫn trẻ chơi nhiều trò chơi khác nhau như trò chơi vận động, trò chơi học tập thể hiện sự hiểu biết có phản ứng phù hợp với những trường hợp cụ thể như trò chơi “Bé đi lối nào”, “Ai nhanh nhất”, “Tự hành động đúng”.. Ví dụ: Ở chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động đọc thơ, kể chuyện, vẽ, làm anbum có nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu, tổ chức cho trẻ chơi nhiều trò chơi khác nhau. Việc thay đổi các trò chơi là cần thiết để tăng sự hấp dẫn của trò chơi cũng như tăng hứng thú và tính tích cực tham gia của trẻ. Hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi vận động, học tập thể hiện sự hiểu biết, sự nhanh nhạy của trẻ để thích ứng với các tình huống: Mưa to, mưa nhỏ, bão, giông, nắng to, lũ, lụt, cháy..Thể hiện qua việc trẻ có hành động và những phản ứng thích hợp khi có tình huống cụ thể: Kết quả: 100% trẻ mẫu giáo có kiến thức và kỹ năng về biến đổi khí hậu, cách ứng phó, có những hành vi đúng về bảo vệ môi trường và bảo sức khỏe cho bản thân trẻ. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Trên đây là một số biện pháp tôi đã mạnh dạn thực hiện trong năm học tuy rằng thời gian chưa nhiều, nhưng trong quá trình thực hiện tôi đã thu được kết quả sau: Đối với hoạt động giáo dục: ĐỘ TUỔI NỘI DUNG 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2